Chương I Thông tư 204/2015/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 204/2015/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 21/12/2015 | Ngày hiệu lực: | 04/02/2016 |
Ngày công báo: | 21/01/2016 | Số công báo: | Từ số 87 đến số 88 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
02/07/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 204/2015/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế quy định việc quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế, gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định thuế, hoàn thuế,… được ban hành ngày 21/12/2015.
1. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo trình tự sau đây:
- Thông tư 204 quy định cơ quan thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng...“Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
- Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ TC ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); Định kỳ hàng quý rà soát cập nhật phù hợp thực tế.
- Cơ quan thuế căn cứ quy định pháp luật, quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.
- Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế tại khoản 3, Điều 5 Thông tư số 204/2015/BTC để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; …
- Cơ quan thuế theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 204 năm 2015 của Bộ tài chính; đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
- Cơ quan thuế quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro quản lý thuế.
2. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thuế
Cơ quan thuế áp dụng các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ: Đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế, theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC bao gồm:
- Áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, theo Thông tư 204/2015;
- Thu thập, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro;
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với người nộp thuế;
- Phân tích rủi ro, xác định trọng điểm rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
- Quản lý hồ sơ rủi ro đối với người nộp thuế phải giám sát trọng điểm trong công tác quản lý thuế có nguy cơ không tuân thủ pháp luật về thuế, gian lận thuế;
- Xây dựng, quản lý áp dụng danh sách người nộp thuế rủi ro, theo Thông tư số 204/2015 của Bộ Tài chính;
- Ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để xác định hình thức, mức độ quản lý, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra;
- Đo lường, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế trong hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả thực hiện các biện pháp đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và các biện pháp khác trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.
Thông tư 204 có hiệu lực từ ngày 04/02/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp để đánh giá việc tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế, gồm: Đăng ký thuế; khai thuế; nộp thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra; thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế và các nghiệp vụ quản lý thuế khác trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm:
1. Thu thập, xử lý, quản lý sử dụng thông tin, dữ liệu liên quan về người nộp thuế.
2. Ban hành bộ tiêu chí quản lý thuế và tổ chức đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
3. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế tương ứng với mức độ rủi ro của người nộp thuế.
1. Người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh (cá nhân kinh doanh gồm: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
d) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu;
- Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bao gồm:
- Người điều hành đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm.
- Công ty điều hành chung đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung.
- Doanh nghiệp liên doanh đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đối với trường hợp Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc các Tổng công ty, Công ty thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu thô, khí thiên nhiên.
2. Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Công chức thuế.
4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
5. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc trao đổi thông tin theo nội dung quy định tại Thông tư này.
6. Các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Rủi ro về thuế” là nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước trong quản lý thu thuế.
2. “Tiêu chí đánh giá rủi ro” là các tiêu chuẩn được ban hành làm cơ sở để đánh giá phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với người nộp thuế trong từng thời kỳ.
3. “Xác định rủi ro” là việc thu thập, phân tích thông tin để tìm ra nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
4. “Phân tích rủi ro” là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và ứng dụng công nghệ thông tin dựa theo tiêu chí quản lý rủi ro đã được xác định để dự đoán tần suất và hậu quả của rủi ro.
5. “Đánh giá rủi ro” là việc tổng hợp, đối chiếu kết quả xác định rủi ro, phân tích rủi ro với các chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro để phân loại mức độ rủi ro.
6. “Đo lường tuân thủ” là việc phân tích thông tin, dữ liệu theo các chỉ số để xác định mức độ tuân thủ trên từng lĩnh vực hoạt động quản lý thuế của người nộp thuế.
7. “Đánh giá tuân thủ” là việc thu thập, phân tích, xác minh đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
8. “Cảnh báo rủi ro” là việc thông báo và cung cấp thông tin về nguy cơ không tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
9. “Chỉ số đánh giá rủi ro” là các tham số phản ánh một tình huống rủi ro cụ thể.
10. “Thông tin nghiệp vụ thuế” là thông tin liên quan đến người nộp thuế đã được cơ quan thuế thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, phục vụ cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thuế.
11. “Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế” là hệ thống thông tin, dữ liệu do cơ quan thuế quản lý để thu thập, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin nghiệp vụ cho các hoạt động nghiệp vụ thuế.
12. “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” là hệ thống mà thông tin, dữ liệu được quản lý tập trung; hệ thống được kết nối và tiếp nhận thông tin từ các hệ thống thông tin dữ liệu liên quan trong và ngoài ngành Thuế; do Tổng cục Thuế xây dựng và quản lý để “Đánh giá tuân thủ”, “Đánh giá rủi ro”.
13. “Ấn chỉ thuế” bao gồm: các loại hóa đơn, biên lai thuế, biên lai phí, lệ phí, tem rượu, tem thuốc lá và các loại ấn chỉ thuế khác.
1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế.
2. Trong quản lý thuế người nộp thuế phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.
3. Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
4. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.
5. Cơ quan thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục.
Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Cơ quan thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến người nộp thuế. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng...“Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” của Tổng cục Thuế.
2. Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); Định kỳ hàng quý thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung đảm bảo tính cập nhật phù hợp thực tế.
3. Cơ quan thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.
4. Cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế tại khoản 3, Điều 5 Thông tư này để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tượng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với người nộp thuế.
5. Cơ quan thuế theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với người nộp thuế tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này; đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
6. Cơ quan thuế quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế.
Cơ quan thuế áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này đối với:
1. Quản lý đăng ký thuế;
2. Quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế;
3. Quản lý hoàn thuế;
4. Xác định, lựa chọn người nộp thuế để thực hiện đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật;
5. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
6. Phân loại người nộp thuế áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;
7. Thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế;
8. Cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for the application of risk management in tax management of the tax authorities at all levels to assess the compliance with the tax law from the taxpayers in tax management operations, including: Tax registration, declaration, payment, tax debt and enforcement of implementation of administrative decisions on tax, tax refund, tax verification and inspection, creation, printing, issue, management and use of printed matters of tax and other tax management operations during the implementation of operations, including:
1. Collecting, processing, managing and using information and data related to the taxpayer.
2. Issuing the criteria for tax management and assessing the risk and compliance with tax law from the taxpayers to meet the tax management requirements in each period.
3. The application of tax management operation measures to the taxpayers in proportion to their risk levels.
Article 2. Subjects of application
1. The taxpayers include:
a) Business organizations and individuals (Business individuals are: individuals, group of individual, households) paying taxes, fees, charges or other revenues of the state budget as prescribed by law;
b) Organizations and individuals are assigned duties to collect fees and charges of the state budget;
c) Organizations doing business in tax procedure services;
d) Organizations and individuals making tax deduction, including:
- Organizations and individuals as Vietnamese party signing contract with foreign organizations and individuals doing business in Vietnam or having income in Vietnam and paying VAT by the method of direct payment and paying the corporate income tax by the percentage over revenue.
- Organizations and individuals making tax deduction when making payment to the persons having income subject to payment of personal income;
dd) Organizations and individuals conducting the search, exploration and extraction of oil and gas, including:
- Operator for oil and gas contract signed in the form of production-sharing agreements.
- Joint operating company for the oil and gas contract signed in the form of joint operating agreement.
- Joint venture enterprises for oil and gas contract signed in the form of joint venture contract or international Treaty in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
- Vietnam Oil and Gas Group or Corporations and Companies of the Vietnam Oil and Gas Group in case the Vietnam Oil and Gas Group or Corporations and Companies of the Vietnam Oil and Gas Group carry out the search, exploration and extraction of crude oil and natural gas by themselves.
2. Tax authorities including: General Department of Taxation, Departments of Taxation and Branches of Taxation.
3. Tax officers.
4. Other organizations and individuals related to the compliance with tax laws.
5. Bodies and units of the Ministry of Finance in exchange of information according to the contents specified in this Circular.
6. Bodies and units of the relevant Ministries and sectors in coordinated implementation of contents specified in this Circular.
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the below terms are construed as follows:
1 “Tax risk” is the risk of non-compliance with tax laws and policies, charges, fees and other revenues of the state budget from the taxpayers resulting in loss of revenues of the state budget in tax management.
2. “Criteria for risk assessment” are the standards issued as a basis for assessment and classification of risk level, assessment of compliance with tax law to meet the tax management requirements to the taxpayers in each period.
3. “Risk identification” is the collection and analysis of information to find out the risk of non-compliance with tax laws from the taxpayers.
4. “Risk analysis” is the use of knowledge, experiences, skills and application of information technology based on the criteria for risk management defined to predict the frequency and consequences of risk.
5.”Risk assessment” is the aggregation, comparison of risk identification result, risk analysis with the indicators and criteria for risk assessment to classify the risk level.
6. “Compliance measurement” is the analysis of information and data by the indicator to define the compliance level in each field of tax management operation to the taxpayers.
7. “Compliance assessment” is the collection, analysis, verification and comparison of information on operation and law compliance with the indicator and criteria for assessment of compliance to classify the taxpayer’s level of compliance with law.
8. “Risk warning” is the notification and information provision on risk of non-compliance with tax law from the taxpayers.
9. “Risk assessment indicator” is the parameters reflecting a specific risk circumstance.
10. “Tax operation information” is the information related to the taxpayers which the tax authorities have collected, aggregated, analyzed, assessed in service of application of tax operation measures.
11. “Database system of tax operation information” is the system of information and data managed by the tax authorities to collect, process and provide the operation information products for tax operation activities.
12. “Database system on taxpayers” is the system whose information and data is centrally managed; the system is connected and receives information from the relevant data information systems in and outside the tax sector; is developed and managed by the General Department of Taxation for “Compliance assessment” and “Risk assessment”.
13. “Printed matters of tax” include types of invoice, tax receipt, fee or charge receipt, alcohol or tobacco stamp and other printed matters of tax.
Article 4. Principles to apply the risk management in tax management
1. The tax authorities apply the risk management to encourage and create favorable conditions for the taxpayers to properly comply with regulations of law simultaneously prevent, detect and promptly handle acts of violation of tax law in tax management to the taxpayers.
2. In tax management, the taxpayers whose risk must be assessed to apply the option for tax verification and inspection, classification of tax refund dossier, measures to enforce the administrative decision on tax, classification of case of creation, printing, issue, management and use of printed matters of tax and other necessary operation measures at appropriate level to ensure the compliance with tax law.
3. The assessment of risk and compliance with law of the taxpayers shall be based on the regulations of law, procedures and tax management operation measures and on the criteria for risk management, operation information and information and data on the “Database system on taxpayers” of the General Department of Taxation.
4. The tax authorities shall carry out their verification, inspection, monitoring and control on the basis of assessment and rating of high risk level and apply appropriate measures to the cases of assessment and rating of low risk level.
5. The tax authorities shall fully update information in the database system of tax operation information and the database system on taxpayers on the principle of electronicization and digitalization of relevant documents and information. The operational activities must be done on the system to ensure the management status update regularly and continuously.
Article 5. Order to apply risk management
Application of risk management in tax management is done in the order as follows:
1. The tax authorities shall collect and process information and data by the electronic mode related to the taxpayers; develop, operate, manage, use… the “Database system on taxpayers” of the General Department of Taxation.
2. The General Department of Taxation shall develop and submit the criteria for risk management to meet the tax management requirements in each period (03 years) to the Ministry of Finance; carry out the quarterly review, adjustment and addition to ensure the practical updates.
3. Based on the regulations of law, procedures, tax management operation measures, criteria for risk management, database system on taxpayers and application of database system of tax operation information, the tax authorities shall analyze, define and assess the risk level; assess the taxpayers’ compliance with law; manage the risk dossiers of key subjects in violation of tax law;
4. Based on the result of assessment of risk level and compliance with law of the taxpayers specified in Clause 3, Article 5 of this Circular, the tax authorities shall apply the measures: Management of tax registration; management and verification of tax declaration, payment; tax verification and inspection; classification of tax refund dossier; measures to enforce the administrative decision on tax; classification of subjects creating, printing, issuing, managing and using the printed matters of tax and other necessary operation measures to the taxpayers.
5. The tax authorities shall monitor, update, assess information and give feedback on result of implementation of tax management measures to the taxpayers specified in Clause 4, Article 5 of this Circular; measure the level of compliance with law of the taxpayers.
6. The tax authorities shall manage, store and provide information and data; direct and guide the modification and addition of application of risk management to ensure the effectiveness of tax management.
Article 6. Contents of applied risk management in tax management
The tax authorities shall apply the techniques of risk management specified in Article 7 and 8 of this Circular to:
1. Management of tax registration;
2. Management and verification of tax declaration and payment;
3. Management of tax refund;
4. Identification and selection of taxpayers to perform the tax verification and inspection plan as prescribed by law;
5. Management of tax debt and enforcement of administrative decisions on tax;
6. Classification of taxpayers by application of measures to manage the creation, printing, issue, management and use of printed matters of tax;
7. Collection, analysis of information and identification of prioritized monitoring to the taxpayers having signs of violation of tax law.
8. Provision of information and data and assistance to other operational activities in the tax management.