Chương III Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT: Hướng dẫn sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Số hiệu: | 20/2018/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 22/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2018 |
Ngày công báo: | 16/10/2018 | Số công báo: | Từ số 979 đến số 980 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ đối với giáo viên phổ thông
Nội dung này được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
Theo đó, tiêu chí sử dụng được ngoại ngữ (NN), hoặc tiếng dân tộc (DT) đối với giáo viên phổ thông đảm nhiệm vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT được chia thành các mức như sau:
Mức đạt: Sử dụng được từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng NN (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT;
Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, về giáo dục (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT;
Mức tốt: Viết và trình bày được đoạn văn đơn giản, quen thuộc hằng ngày, về giáo dục (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT.
Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
2. Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
3. Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
1. Giáo viên tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học.
3. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
b) Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này phải đạt mức tốt;
c) Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
d) Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
e) Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục phổ thông có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau: có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo; được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục; có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.
2. Quy trình lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn và đề xuất giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
b) Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu.
3. Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng).
GUIDANCE ON USE OF PROFESSIONAL STANDARDS FOR TEACHERS
Article 9. Requirements for assessment according to professional standards for teachers
1. Objective, comprehensive, fair and democratic assessment.
2. Carry out assessment according to the quality, capacity and process of working of teachers in specific conditions of the school and local area.
3. Carry out assessment according to the level of each criterion achieved in Chapter II of this Regulation and have authentic and appropriate evidences.
Article 10. Process of assessment and classification of results of assessment according to professional standards for teachers
1. The process of assessment
a) The teachers shall carry out self-assessment according to professional standards for teachers
b) The general education institutions shall collect opinions from colleagues of teachers subject to assessment according to the professional standards of teachers in the professional group.
c) The heads of the general education institutions shall access and notify the results of assessment of teachers according to the results of self-assessment, opinions of colleagues and actual performance of duties via authentic and appropriate evidences.
2. Classification of the results of assessment
a) Excellent: All criteria shall reach good level or higher; in which, at least 2/3 of the criteria shall reach the excellent level. In particular, the criteria in Article 5 of this Regulation shall reach the excellent level;
b) Good: All criteria shall reach qualified level or higher; in which, at least 2/3 of the criteria shall reach the good level or higher. In particular, the criteria in Article 5 of this Regulation shall reach the good level or higher;
c) Qualified: All criteria shall reach qualified level or higher;
d) Unqualified: One of the criteria is not satisfied because the requirements for that qualification level are not fully satisfied.
Article 11. Frequency of assessment according to professional standards for teachers
1. The teachers shall carry out self-assessment once a year at the end of the school year.
2. The heads of general education institutions shall assess teachers every two years at the end of the school year.
3. In special cases, with the consent of the superior management agency, the school can shorten the frequency of assessment.
Article 12. Key teachers of general education institutions
1. Standards of selection for key teachers of general education institutions
a) Be a teacher at a general education institution with at least 5 years experience in direct teaching at the education same level up to the time of selection;
b) Be assessed at good level or higher according to professional standards for teachers, in which the criteria in Article 5 of this Regulation must reach the excellent level;
c) Be capable of designing and taking demo lessons; organizing seminars, workshops, refresher training in methods and techniques for teaching, education, innovation in professional activities and refresher training for colleagues in the school or other local schools for the purpose of reference and study;
d) Be capable of using foreign languages, applying information technology, operating and using technological equipment for teaching and education, developing digital learning materials, carrying out refresher training for teachers;
e) Have aspiration to become a key teacher of a general education institution.
In case the number of teachers who satisfy the conditions specified at Points a, b, c, d, e, Clause 1 of this Article is greater than the number imposed by the superior management agency, prioritize the selection of key teachers according to the following standards: having qualifications above the training standards; being assessed at good level according to the professional standards for teachers; being recognized as excellent teachers at the provincial level or having excellent achievements in teaching and education; having scientific and technical research products, innovative solutions in teaching and education that are recognized and widely used in school and in province.
2. The process of selection for key teachers of general education institutions
a) The general education institution shall select, propose the key teachers and reports to the superior management agency;
b) The head of the Education and Training Division shall select and approve key teachers according to his/her competence; report to the Department of Education and Training;
c) The Director of Department of Education and Training shall select and approve the list of key teachers according to his/her competence; report to the Ministry of Education and Training upon request.
3. Duties of key teachers of general education institutions
a) Support and advise colleagues in the school or other schools in province to develop the quality, capacity for professional skills according to professional standards for teachers in conformity with actual conditions of the school and other schools in province.
b) Support and advise colleagues at school or other schools in the province on issues regarding assurance and improvement of the quality of teaching and education for students; participate in drafting teaching materials and instructional documents (for teachers and students); organize and guide students to scientific research topics according to the request of heads of general education institutions and management agencies;
c) Guide and support colleagues in the school or other schools in the province in development and implementation of the plans for education and teaching; implementation of training and refresher training courses for teachers via the Internet; refresher training and training in order improve capacity for professional skills for teachers in the school or other schools in the province. Participate in annual training and refresher training according to the requirements of the sector (Division, Department and Ministry);
d) Advise and consult direct management agency about the development of plans for education in conformity with specific conditions of the province in order to ensure the objectives, quality of teaching, education and improve capacity for professional skills of the teachers; participate in organization and report on professional skills at seminars, professional activities of the school or other schools in province;
e) Cooperation with establishments that carry out training and refresher training for teachers; institutions that research, apply and transfer educational science (especially applied pedagogical science).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực