Chương I Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT: Quy định chung
Số hiệu: | 20/2018/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 22/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2018 |
Ngày công báo: | 16/10/2018 | Số công báo: | Từ số 979 đến số 980 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn sử dụng ngoại ngữ đối với giáo viên phổ thông
Nội dung này được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
Theo đó, tiêu chí sử dụng được ngoại ngữ (NN), hoặc tiếng dân tộc (DT) đối với giáo viên phổ thông đảm nhiệm vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT được chia thành các mức như sau:
Mức đạt: Sử dụng được từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng NN (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT;
Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày, về giáo dục (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT;
Mức tốt: Viết và trình bày được đoạn văn đơn giản, quen thuộc hằng ngày, về giáo dục (ưu tiên tiếng Anh), hoặc NN thứ hai (đối với giáo viên dạy NN), hoặc tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng DT.
Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 10/10/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là chuẩn nghề nghiệp giáo viên), hướng dẫn sử dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
2. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phẩm chất là tư tưởng, đạo đức, lối sống của giáo viên trong thực hiện công việc, nhiệm vụ.
2. Năng lực là khả năng thực hiện công việc, nhiệm vụ của giáo viên.
3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
4. Tiêu chuẩn là yêu cầu về phẩm chất, năng lực ở từng lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
5. Tiêu chí là yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành phần của tiêu chuẩn.
6. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí. Có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: mức đạt, mức khá, mức tốt; mức cao hơn đã bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.
a) Mức đạt: Có phẩm chất, năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao trong dạy học và giáo dục học sinh theo quy định;
b) Mức khá: Có phẩm chất, năng lực tự học, tự rèn luyện, chủ động đổi mới trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông và phát triển giáo dục địa phương.
7. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
8. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
9. Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
10. Học liệu số là các tài liệu, dữ liệu thông tin, tài nguyên được số hóa, lưu trữ phục vụ cho việc dạy và học.
Article 1. Scope and regulated entities
1. The Regulation on professional standards for teachers of general education institutions includes professional standards for teachers of general education institutions (hereinafter referred to as “professional standards”) and guidance on use of professional standards for teachers.
2. This Regulation applies to teachers of primary schools, middle schools, high schools, combined schools, selective schools, boarding schools for ethnic minority students and day schools for ethnic minority students (hereinafter referred to as “general education institutions”) and relevant organizations and individuals.
Article 2. Purposes of promulgation of the Regulation on professional standards. The Regulation is the basic for:
1. Teachers of general education institutions to carry out self-assessment of the qualities and capacity; make and implement the plans for practice of qualities and refresher training in improvement of capacity for professional skills in order to meet the requirements for educational innovation.
2. General education institutions to evaluate the qualities, capacity for professional skills of teachers; make and develop the plans for refresher training in improvement of capacity for professional skills of teachers in order to meet educational objectives of schools, local authorities and education industry.
3. State management authorities to research, make and implement the regimes and policies on development of the contingent of teachers of general education institutions; select and use the contingent of key teachers of general education institutions.
4. Training and refresher training establishments to develop programs and organize training and refresher training in order to develop the qualities and capacity for professional skills of teachers of general education institutions.
For the purposes of this Regulation, the terms below are construed as follows:
1. Quality means a teacher's ideology, morality or lifestyle in performance of works and duties.
2. Capacity means a teacher's ability to perform works and duties.
3. Professional standard for teacher means a system of quality and capacity that a teacher must have in order to teach and educate students in general education institutions.
4. Standard means requirement for quality and capacity in each sector of professional standard for teacher.
5. Criterion means requirement for quality and capacity that are components of the standard.
6. Level of qualification means the level that a teacher has reached in development of quality and capacity of each criterion. There are three levels in ascending order: qualified, good, excellent. The higher level includes the requirements of the adjacent lower level.
a) Qualified: The teacher has the quality and capacity to perform assigned tasks in teaching and education for students according to regulations;
b) Good: the teacher has the quality and capacity for self-study, self-practice, innovation in performance of assigned tasks;
c) Excellent: the teacher has the positive influence on the students, colleagues, students' parents or guardians in formulation of the educational objectives of general education institutions and the development of local education.
7. Evidence includes documents, things, phenomena, witnesses cited to objectively confirm the level of achievement in each criteria.
8. Assessment according to professional standard for teacher means determination of the level of achievement in a teacher’s quality and capacity according to regulations of professional standard for teacher.
9. A key teacher of a general education institution means a teacher who has good moral quality; understands the educational situation; has great capacity for professional skills; has prestige in the school; is capable of advising, consulting, supporting, leading and sharing with colleagues in professional activities, refresher training and development of professional capacity.
10. Digital learning material means documents, information data and resources that are digitized and stored in order to serve teaching and learning.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực