Chương III: Thông tư 20/2016/TT-BTC Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 20/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 03/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2016 |
Ngày công báo: | 01/03/2016 | Số công báo: | Từ số 205 đến số 206 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016.
I. Cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phân bổ dự toán, chuyển kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo
- Theo Thông tư số 20, trước ngày 25 hằng tháng, Bộ Tài chính chuyển từ ngân sách trung ương một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của dự toán được giao trong năm vào quỹ BHXH để BHXH Việt Nam thực hiện chi trả cho người thụ hưởng trong tháng tiếp theo.
- Sau khi quyết toán năm được duyệt, nếu số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH lớn hơn số quyết toán, BHXH Việt Nam nộp trả ngân sách trung ương phần chênh lệch thừa. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH nhỏ hơn số quyết toán, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung phần chênh lệch thiếu cho BHXH Việt Nam.
2. Phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư 20/2016 của Bộ Tài chính quy định trường hợp trốn đóng, đóng không đủ, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện bắt buộc tham gia, chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016, thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
- Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
- Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 20/2016/TT-BTC.
II. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Chi phí quản lý đối với BHXH Việt Nam được Thông tư 20/2016/BTC quy định như sau:
Phương pháp phân bố khoản chi phí thu BHXH tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (chi phí thu) theo điểm a khoản 5 Điều 9 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg:
- Theo quy định tại Thông tư 20 năm 2016 của Bộ tài chính, mức chi phí thu bình quân toàn ngành bằng 7% số tiền đóng của người tham gia; BHXH Việt Nam thực hiện như sau:
+ Trích 75% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành để chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu. Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm quy định mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố để BHXH cấp tỉnh thanh toán cho đại lý thu;
+ Còn lại 25% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành được để lại cho ngành BHXH để sử dụng chi phí cho việc đào tạo, tập huấn công tác thu, kiểm tra đại lý thu. BHXH Việt Nam phân bổ cho BHXH các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
- Thông tư số 20/2016/BTC quy định cơ quan BHXH căn cứ số tiền và danh sách tham gia do đại lý thu nộp để chi trả chi phí thù lao cho đại lý thu; số tiền chi trả tương ứng mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
- Cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp mẫu biểu để tổ chức làm đại lý thu tự in ấn phục vụ cho việc lập danh sách người tham gia.
Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 20/03/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ nội dung và mức chi phí quản lý quy định tại Điều 9 (trừ nội dung chi quy định tại khoản 9) và Điều 10 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức, chế độ do Nhà nước quy định để tổ chức thực hiện.
2. Phương pháp phân bố khoản chi phí thu BHXH tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (chi phí thu) theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg:
a) Mức chi phí thu bình quân toàn ngành bằng 7% số tiền đóng của người tham gia; BHXH Việt Nam thực hiện như sau:
- Trích 75% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành để chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu. Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm quy định mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố để BHXH cấp tỉnh thanh toán cho đại lý thu;
- Còn lại 25% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành được để lại cho ngành BHXH để sử dụng chi phí cho việc đào tạo, tập huấn công tác thu, kiểm tra đại lý thu. BHXH Việt Nam phân bổ cho BHXH các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
b) Cơ quan BHXH căn cứ số tiền và danh sách tham gia do đại lý thu nộp để chi trả chi phí thù lao cho đại lý thu; số tiền chi trả tương ứng mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
c) Cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp mẫu biểu để tổ chức làm đại lý thu tự in ấn phục vụ cho việc lập danh sách người tham gia.
3. Phương pháp phân bổ khoản chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và điểm b khoản 5 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg:
a) Mức chi phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp (mức chi phí chi trả) bình quân toàn ngành bằng 0,78% tổng số tiền chi trả các chế độ; BHXH Việt Nam thực hiện như sau:
- Trích 63% trên mức chi phí chi trả bình quân toàn ngành chuyển cho tổ chức làm đại lý để chi phí cho các nội dung quy định tại điểm c Khoản này. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm quy định mức chi phí chi trả theo tỷ lệ % trên số tiền chi trả cho từng tỉnh, thành phố để BHXH cấp tỉnh thanh toán cho tổ chức làm đại lý chi trả.
- Còn lại 37% trên mức chi phí chi trả bình quân toàn ngành để lại cho ngành BHXH sử dụng chi phí cho việc chi trả (gồm: In ấn biểu mẫu, phiếu lĩnh lương hưu, danh sách chi trả; bảo quản, lưu trữ hồ sơ người thụ hưởng; kiểm tra, giám sát việc chi trả; làm đêm, thêm giờ; hỗ trợ công chức, viên chức và người lao động có liên quan trong những ngày chi trả). BHXH Việt Nam phân bổ cho BHXH các tỉnh, thành phố và đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
b) Cơ quan BHXH căn cứ số tiền mà tổ chức làm đại lý chi trả cho người thụ hưởng, thực hiện chuyển chi phí chi trả vào tài khoản của tổ chức làm đại lý (không thanh toán bằng tiền mặt); số tiền chuyển tương ứng mức chi phí chi trả theo tỷ lệ % trên số tiền chi trả do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
c) Tổ chức làm đại lý chi trả tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc sử dụng chi phí cho việc chi trả, gồm: Mua sắm két sắt, máy đếm tiền, bao gói đựng tiền, máy phát số thứ tự (nếu có); thuê phương tiện vận chuyển tiền, địa điểm chi trả, lực lượng bảo vệ; chi phí chuyển tiền, phí rút tiền mặt, phí dịch vụ chuyển tiền vào tài khoản của người thụ hưởng; chi phí làm thẻ ATM cho người thụ hưởng có yêu cầu thanh toán qua ngân hàng; thù lao cho việc chi trả; chi nước uống tại các điểm chi trả và quản lý người thụ hưởng trên địa bàn; chi phí khác.
4. Phương thức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ quỹ bổ sung thu nhập theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg:
a) Cơ quan BHXH thực hiện chi bổ sung thu nhập theo tháng hoặc quý cho công chức, viên chức và người lao động tối đa không quá 60% mức chi bổ sung thu nhập thực tế bình quân theo tháng hoặc quý của năm trước liền kề. Riêng năm 2016, mức chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động theo tháng hoặc quý do thủ trưởng đơn vị quyết định nhưng tối đa không quá 60% quỹ tiền lương theo tháng hoặc quý trong năm.
b) Sau khi quyết toán năm được duyệt, cơ quan BHXH xác định số kinh phí tiết kiệm chi phí quản lý và phần dành trích lập quỹ bổ sung thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của ngành để thanh toán, chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động theo nguyên tắc:
- Trường hợp số kinh phí tiết kiệm dành trích lập quỹ bổ sung thu nhập theo quy định lớn hơn số đã chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động, cơ quan BHXH tiếp tục chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động theo quy chế chi tiêu nội bộ của ngành;
- Trường hợp số kinh phí tiết kiệm dành trích lập quỹ bổ sung thu nhập theo quy định nhỏ hơn số đã chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động, cơ quan BHXH sử dụng nguồn dự phòng quỹ bổ sung thu nhập để bù đắp. Trường hợp nguồn quỹ bổ sung thu nhập không đủ thì trừ vào số kinh phí tiết kiệm dành trích lập quỹ bổ sung thu nhập của năm sau.
1. Nội dung chi:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cải cách thủ tục hành chính; quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và chi hiện đại hóa hệ thống quản lý: Thực hiện theo nội dung chi có liên quan quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 8 và 11 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg;
b) Chi phục vụ công tác thu BHXH tự nguyện; thu bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên hệ dân sự đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý: Mức chi bằng 7% số thu của người tham gia, trừ số thu do ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ; trong đó mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu bằng 75% mức chi phí thu;
c) Chi phí chi trả các chế độ BHXH bằng 0,78% số tiền chi trả (trừ các khoản chi: phí khám giám định; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; đóng bảo hiểm y tế); trong đó mức chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bằng 63% mức chi phí chi trả;
d) Chi phí chuyển tiền trả cho Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại;
đ) Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo;
e) Chi trang phục y tế theo quy định của Bộ Y tế cho giám định viên bảo hiểm y tế làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, định mức 02 bộ/người/năm;
g) Chi hỗ trợ cước phí điện thoại cho một số chức danh và vị trí công tác trong BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an, ngoài đối tượng được trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng, trang bị điện thoại di động theo quy định của pháp luật, tối đa không quá 250.000 đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể và đối tượng hỗ trợ do Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng, Giám đốc BHXH Bộ Công an quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
h) Chi hỗ trợ các đơn vị đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Mức chi hỗ trợ cụ thể hằng năm do Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng, Giám đốc BHXH Bộ Công an trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng.
Các đơn vị đầu mối được hỗ trợ thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; kết thúc năm ngân sách, các đơn vị có trách nhiệm quyết toán với BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an; chứng từ chi tiêu được lưu tại đơn vị sử dụng kinh phí;
i) Chi các hoạt động phối hợp tổ chức thu, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm: Chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện;
k) Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng do Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng, Giám đốc BHXH Bộ Công an thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật (nếu có), gồm: Chi tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương; chi quản lý hành chính;
l) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Chi phí thuê mướn; chi phí thực hiện hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên;
- Chi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài và đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong quân đội, công an, cơ yếu do cấp có thẩm quyền quyết định: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí, chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng, đơn vị thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được sử dụng theo quy định tại Điều 10 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg (áp dụng đối với tổ chức BHXH là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán riêng theo quy định của pháp luật về kế toán). Riêng việc trích lập quỹ bổ sung thu nhập và quỹ khen thưởng, phúc lợi thực hiện như sau:
a) Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ) của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập năm sau. Việc chi bổ sung thu nhập theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người và thực hiện chi trả theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này;
b) Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 03 tháng tiền lương và thu nhập thực tế trong năm của cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong đơn vị để sử dụng theo các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.
3. Kết thúc năm ngân sách, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an có trách nhiệm quyết toán phần chi phí quản lý do BHXH Việt Nam cấp và tổng hợp trong báo cáo quyết toán thu, chi BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị, gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31 tháng 5 hằng năm.
4. BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nội dung và mức chi quy định tại Điều này và vận dụng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành phù hợp với hoạt động của đơn vị, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành để tổ chức thực hiện.
1. Nội dung và mức chi:
a) Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp; cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm thất nghiệp; chi mua sắm hiện đại hóa hệ thống quản lý: Thực hiện theo nội dung chi có liên quan quy định tại các khoản 1, 2, 3, 8 và 11 Điều 9 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg;
b) Chi phí in ấn, phô tô tài liệu, biểu mẫu, thông báo, báo cáo;
c) Chi phí bảo quản, lưu trữ tài liệu có liên quan về bảo hiểm thất nghiệp;
d) Chi hỗ trợ cơ quan lao động-thương binh và xã hội, cơ quan có liên quan trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thanh tra, kiểm tra và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp. Mức hỗ trợ cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
đ) Đối với công chức, viên chức thường xuyên phải đi kiểm tra, xác minh hồ sơ đối tượng đăng ký thất nghiệp, hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại khu dân cư mà tự túc bằng phương tiện cá nhân và không thuộc phạm vi thanh toán chế độ công tác phí theo quy định, thì được hỗ trợ theo phương thức khoán tiền tự túc phương tiện (gồm tiền nhiên liệu, khấu hao xe và chi phí gửi xe) tối đa không quá 01 lần mức lương cơ sở/người/tháng. Mức khoán cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi nguồn chi phí quản lý được sử dụng;
e) Chi phí chuyển tiền chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại;
g) Chi hoạt động phối hợp kiểm tra, giám sát việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan về bảo hiểm thất nghiệp: Hỗ trợ công tác phối hợp chỉ đạo, chế độ công tác phí, làm đêm, thêm giờ, chi phí xăng xe hoặc thuê phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, giám sát;
h) Chi thường xuyên hoạt động bộ máy của bộ phận nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, gồm: Chi tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương; chi quản lý hành chính;
i) Chi không thường xuyên, gồm:
- Chi nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo chương trình của Nhà nước: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Chi phí thuê mướn; chi phí thực hiện hợp đồng thuê khoán công việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên;
- Chi học tập, trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài và đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp do cấp có thẩm quyền quyết định;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí:
a) Căn cứ dự toán được giao, các đơn vị quản lý và sử dụng kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và nội dung chi theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Khi nhận được kinh phí do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp, kể cả phần kinh phí chi tiền lương đối với người lao động thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (nếu có), hạch toán vào nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và tự chủ sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
c) Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị có trách nhiệm lập và gửi báo cáo quyết toán năm theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hằng năm để xét duyệt, tổng hợp quyết toán với BHXH Việt Nam.
3. Phân bổ dự toán, chuyển kinh phí, tổng hợp quyết toán:
a) Phân bổ dự toán: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giao dự toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của BHXH Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện xong việc phân bổ, giao dự toán và công khai định mức phân bổ dự toán cho các đơn vị theo quy định hiện hành;
b) Chuyển kinh phí: Căn cứ số tiền do BHXH Việt Nam cấp để chuyển vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp;
c) Tổng hợp quyết toán: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm về chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho các đơn vị; tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm theo quy định của Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành, gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31 tháng 5 hằng năm.
Chapter III
ADMINISTRATIVE EXPENSES
Article 8. Administrative expenses of Vietnam Social Security
1. Based on the subject matters and level of administrative expenses prescribed in Article 9 (except subject matters prescribed in Clause 9) and Article 10 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg, general director of Vietnam Social Security shall construct and promulgate regulations on internal spending for its affiliated units according to standards, norms and regimes stipulated by the state.
2. Method for distribution of expenses for collection of voluntary social insurance premiums and health insurance premiums from policy holders by household, students who are learning at educational institutions under national education system is prescribed in Point a, Clause 5, Article 9 of the Decision No.60/2015/QD-TTg:
a) Average level of expenditure for the entire sector equals 7% of the premiums and 75% of this average level shall be set aside by Vietnam Social Security as remunerations for the collecting agents.
- Based on actual conditions of localities, general director of Vietnam Social Security shall stipulate level of expenditure according to percentage of the premiums paid by individual categories of policy holders, and in individual provinces, cities in order for the provincial social security to make payments to the collecting agents;
- The remaining 25% shall be allocated to the social insurance sector as expenses for training in collection of premiums and inspecting the collecting agents. Vietnam Social Security shall allocate funds to the provincial, municipal social security and relevant units for implementation.
b) Social insurance agencies shall pay remunerations to the collecting agents based on the premiums and lists of policy holders; Remunerations paid to the collecting agents shall be based on the percentage of premiums stipulated by general director of Vietnam Social Security.
c) Social insurance agencies shall provide forms to the collecting agents for printing and preparing lists of policy holders.
3. Method of distribution of expenses for payment of pensions, insurance benefits is prescribed in Clause 2, Article 4 and Point b, Clause 5, Article 9 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg:
a) Average level of expenditure for carrying out the payment of social and insurance benefits (level of expenditure for carrying out the payment) equals 0.78% of the expenditure for insurance benefits and 63% of this level shall be deducted and transferred by Vietnam Social Security to the paying agents for covering the expenses prescribed in Point c of this Clause.
- General director of Vietnam Social Security shall stipulate the level of expenditure for carrying out the payment according to the percentage of the expenditure for individual provinces, cities.
- The remaining 37% shall be allocated to the entire social insurance sector for covering other expenses (printing forms, receipt of pension note, list of policy holders, storage of records of beneficiaries, inspection and monitoring of payment, night work, working overtime...) Vietnam Social Security shall allocate funds to the provincial, municipal social security and relevant units for implementation.
b) Social insurance agencies shall make payment to the paying agents (through bank accounts) based on the amount of money paid the beneficiaries; level of expenditure for carrying out the payment shall be based on the percentage of the expenditure stipulated by general director of Vietnam Social Security.
c) The paying agents shall be responsible for using the funds to cover expenses for: Procurement of safes, bill counters, bags, queue management systems (if any); renting money transport vehicles, locations, security staff, account transfer fees, cash withdrawal fees, issuance of ATM cards to beneficiaries, remunerations for carrying out the payment; drinks at transaction locations and monitoring of beneficiaries in the administrative division; other expenses.
4. Method of supplementing incomes of staff, officials and civil servants, and employees from income supplementing funds is prescribed in Point b, Clause 1, Article 10 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg:
a) Social insurance agencies shall supplement monthly or quarterly income of officials and civil servants and employees no more than 60% of monthly or quarterly average level of income supplementation of last year. Particularly for 2016, monthly or quarterly level of income supplementation shall be decided by heads of the units but no more than 60% of monthly or quarterly wage funds in the year.
b) After the annual balance sheet is approved, the social insurance agencies shall determine the saved funds and amount reserved for establishment of the income supplementing fund according to internal spending regulations to pay and supplement income of officials and civil servants and employees as follows:
- If the saved funds for establishment of the income supplementing fund is greater than the amount supplemented to the income of officials and civil servants and employees, the social insurance agencies shall continue to supplement their income according to the sector's internal spending regulations;
- If the saved funds for establishment of the income supplementing fund is less than the amount supplemented to income of officials and civil servants and employees, the social insurance agencies shall use provisions for the income supplementing fund to compensate for. If the income supplementing fund is insufficient, the supplementation of income shall rely on the funds saved for establishment of the income supplementing fund of the following year.
Article 9. Administrative expenses of social insurance agencies affiliated to Ministry of National Defense, Ministry of Public Security
1. Expenses:
a) Expenses for propagation and dissemination of policies and laws on social, health and unemployment insurance; conduct of professional training; administrative procedure reforms; administration of policy holders, beneficiaries; investigation, inspection and monitoring; modernization of management system: Prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 6, 8 and 11 of Article 9, Decision No. 60/2015/QD-TTg;
b) Expenses for serving collection of voluntary social insurance premiums; health insurance premiums from students who are learning at educational institutions under the management of the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security: Level of expenditure equals 7% of premiums excluding grants, aids from state, organizations and/or individuals in which remunerations for the collecting agents equal 75% of level of expenditure prescribed by general director of Vietnam Social Security;
c) Expenses for carrying out the payment of social insurance benefits equal 0.78% of the expenditure (excluding expenses for medical examination and appraisal, convalescence, supports for prevention, sharing of risks of labor accident, occupational diseases, assistance with occupational changes to people returning to work after recovery from labor accidents, occupational diseases, payment of health premiums) from component funds such as labor accident fund, occupational disease fund, pension and survivorship insurance fund in which remunerations for the paying agents equal 63% of the level of expenditure prescribed by general director of Vietnam Social Security;
d) Expenses for transferring money to the State Treasuries, commercial banks
d) Expenses for printing and copying documents, forms, notices and reports;
dd) Expenses for medical clothes for health insurance examiners working in medical facilities (two sets/person/year) as prescribed by the Ministry of Health;
g) Expenses for phone charges to a number of job positions in social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security excluding those who are equipped with mobile phones or fixed line telephones at home according to laws (no more than VND 250,000/person/month at a maximum). Specific level of support and persons entitled to receive support shall be decided by directors of social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security within availability of administrative funds;
h) Expenses for supporting central units affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security in coordinating conduct and implementation of social, health and unemployment insurance policies and regimes in agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security: Annual level of support shall be decided by the Minister of Defence, Minister of Public Security via submissions from directors of social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security within availability of administrative funds;
The central units shall manage and use the support according to current financial spending regulations and send financial statements to social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security at the end of the fiscal year; documentary evidence of expenses shall be filed at the units;
i) Expenses for activities of coordinating collection of premiums, payment of social, health and unemployment insurance benefits including: Expenses for business trips, night work, working overtime, vehicle petrol or rents;
k) Recurring expenses for employees contracted by social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security according to laws (if any), including: Expenses for salaries, allowances and other contributions along with salaries, administrative management;
l) Non-recurring expenses:
- Expenses for grassroots-level scientific research: Prescribed in the regulations on spending regime for science and technology tasks;
- Expenses for training staff, officials and civil servants according to the state’s program: Subject matters and level of expenditure are prescribed in the regulations on management and use of funds for training officials and civil servants;
- Expenses for hiring labor, execution of contracts for piecework or employment contracts with respect to the work which does not necessarily require permanent personnel as prescribed in the regulations on labor;
- Expenses for learning and exchange of experience with foreign countries, welcoming foreign guests to work in Vietnam on implementation of social and health insurance policies in military, public security and cipher areas decided by competent authorities; Subject matters and level of expenditure are prescribed in the regulations on expenses for short-term business trips abroad by state officials covered by state budget, expenses for welcoming foreign guests to work in Vietnam, organization of international conferences and seminars in Vietnam and reception of domestic guests;
- Other expenses according to laws.
2. Relevant units shall take measures to economize on administrative funds. The saved funds shall be used in accordance with Article 10 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg. Particularly, the establishment of income supplementing funds and welfare funds is carried out as follows:
a) Establish funds to supplement income of officials and civil servants and contracted employees in the year and provide for any shortage of receipts in the following year. Supplementing income must be based on performance of individuals and the payment is prescribed in Clause 4, Article 8 herein;
b) Establish welfare funds (no more than three months of salary and income of officials and civil servants and contracted employees in the units in the year) in accordance with Point c, Clause 1, Article 10 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg.
3. At the end of the fiscal year, the social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security shall prepare and submit a balance sheet of the administrative funds to Vietnam Social Security before May 31 annually.
4. The social insurance agencies affiliated to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security shall be responsible for constructing internal spending regulations based on levels of expenditure prescribed in this Article and current spending regimes in accordance with their operations and making submission to general director of Vietnam Social Security for promulgation.
Article 10. Administrative expenses of unemployment insurance organizations
1. Subject matters and levels of expenditure:
a) Expenses for propagation and dissemination of policies and laws on unemployment insurance; organization of professional training; administrative procedure reforms; modernization of management system: Prescribed in Clauses 1, 2, 3, 8 and 11, Article 9 of the Decision No. 60/2015/QD-TTg;
b) Expenses for printing and copying documents, forms, notices and reports;
c) Expenses for storage of documents related to unemployment insurance;
d) Expenses for supporting agencies of labor, invalids and social affairs and other relevant agencies in settling unemployment insurance benefits, performing investigation and inspection and other duties related to unemployment insurance. Specific level of support shall be decided by heads of the units within availability of administrative funds.
dd) Expenses for petrol, vehicle depreciation and parking (no more than one month of base salary/person) to officials and civil servants who are not entitled to business trip expenses as prescribed but regularly travel to residential areas for verifying and checking records of policy holders and beneficiaries using their own vehicles. Specific piece rate shall be decided by heads of the units within availability of administrative funds;
e) Expenses for transferring money to the State Treasuries, commercial banks;
g) Expenses for activities of coordinating inspection and monitoring of the settlement of unemployment insurance benefits and duties related to unemployment insurance: Coordination activities, business trips, night work, working overtime, vehicle petrol or rents serving the investigation, inspection and monitoring;
h) Recurring expenses for operation of the apparatus of the unemployment insurance business according to internal spending regulations including: Expenses for salaries, allowances and other contributions along with salaries, administrative management;
i) Non-recurring expenses including:
- Expenses for grassroots-level scientific research: Prescribed in the regulations on spending regime for science and technology tasks;
- Expenses for training staff, officials and civil servants according to the state’s program: Subject matters and level of expenditure are prescribed in the regulations on management and use of funds for training officials and civil servants;
- Expenses for hiring labor, execution of contracts for piecework or employment contracts according to the regulations on labor regarding works which do not necessarily require permanent personnel;
- Expenses for learning and exchange of experience with foreign countries, welcoming foreign guests to work in Vietnam on implementation of unemployment insurance policies decided by competent authorities;
- Other expenses according to laws.
2. Management and use of funds:
a) Based on the allocated estimates, relevant units shall manage and use the funds to perform the duties assigned by the Minister of Labor, Invalids and Social Affairs and matters prescribed in Clause 1 of this Article;
b) The funds allocated by the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs including funds for payment of salary to employees out of work (policy holders) which is equivalent to 1.8 times the salary scheme for officials and civil servants stipulated by the state (if any), shall be recorded in the units’ revenues and used within their autonomy according to laws on autonomy mechanism of public service providers and internal spending regulations;
c) At the end of the fiscal year, relevant units shall be responsible for preparing and submitting annual balance sheets according to current regulations on administrative accounting to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs before March 31 annually for approval and keeping accounts with Vietnam Social Security.
3. Allocation of estimates, transfer of funds and account keeping:
a) Allocation of estimates: Within 15 days since receipt of administrative expense estimates from Vietnam Social Security, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall complete the allocation of estimates and make public disclosure of levels of allocation to relevant units according to current regulations;
b) Transfer of funds: The funds allocated by Vietnam Social Security shall be transferred to deposit accounts of relevant units as prescribed in Clause 3, Article 8 of the Government’s Decree No. 28/2015/ND-CP dated March 12, 2015 detailing a number of articles of the Law on Employment;
c) Account keeping: The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall be responsible for granting approval for annual balance sheets of administrative expenses from relevant units; prepare and submit annual balance sheets according to current regulations on administrative accounting to Vietnam Social Security before May 31 annually.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực