Số hiệu: | 20/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 03/02/2016 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2016 |
Ngày công báo: | 01/03/2016 | Số công báo: | Từ số 205 đến số 206 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư 20/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 03/02/2016.
I. Cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phân bổ dự toán, chuyển kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN đảm bảo
- Theo Thông tư số 20, trước ngày 25 hằng tháng, Bộ Tài chính chuyển từ ngân sách trung ương một khoản kinh phí bằng mức chi bình quân một tháng của dự toán được giao trong năm vào quỹ BHXH để BHXH Việt Nam thực hiện chi trả cho người thụ hưởng trong tháng tiếp theo.
- Sau khi quyết toán năm được duyệt, nếu số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH lớn hơn số quyết toán, BHXH Việt Nam nộp trả ngân sách trung ương phần chênh lệch thừa. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã chuyển vào quỹ BHXH nhỏ hơn số quyết toán, Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền cấp bổ sung phần chênh lệch thiếu cho BHXH Việt Nam.
2. Phương pháp xác định tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Thông tư 20/2016 của Bộ Tài chính quy định trường hợp trốn đóng, đóng không đủ, đóng thấp hơn mức đóng của người thuộc diện bắt buộc tham gia, chiếm dụng tiền đóng hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016, thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:
- Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
- Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm và xác định theo công thức tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 20/2016/TT-BTC.
II. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Chi phí quản lý đối với BHXH Việt Nam được Thông tư 20/2016/BTC quy định như sau:
Phương pháp phân bố khoản chi phí thu BHXH tự nguyện, thu bảo hiểm y tế của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (chi phí thu) theo điểm a khoản 5 Điều 9 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg:
- Theo quy định tại Thông tư 20 năm 2016 của Bộ tài chính, mức chi phí thu bình quân toàn ngành bằng 7% số tiền đóng của người tham gia; BHXH Việt Nam thực hiện như sau:
+ Trích 75% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành để chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu. Căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có trách nhiệm quy định mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu đối với từng nhóm đối tượng tham gia và của từng tỉnh, thành phố để BHXH cấp tỉnh thanh toán cho đại lý thu;
+ Còn lại 25% trên mức chi phí thu bình quân toàn ngành được để lại cho ngành BHXH để sử dụng chi phí cho việc đào tạo, tập huấn công tác thu, kiểm tra đại lý thu. BHXH Việt Nam phân bổ cho BHXH các tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
- Thông tư số 20/2016/BTC quy định cơ quan BHXH căn cứ số tiền và danh sách tham gia do đại lý thu nộp để chi trả chi phí thù lao cho đại lý thu; số tiền chi trả tương ứng mức chi thù lao theo tỷ lệ % trên số thu do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định.
- Cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp mẫu biểu để tổ chức làm đại lý thu tự in ấn phục vụ cho việc lập danh sách người tham gia.
Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 20/03/2016.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội (sau đây viết tắt là BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an.
2. Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được giao thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức bảo hiểm thất nghiệp).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Circular provides instructions on implementation of financial management mechanism and administrative expenses in social, health and unemployment insurance.
Article 2. Regulated entities
1. Units affiliated to Vietnam Social Security, insurance agencies affiliated to the Ministry of Defence, Ministry of Public Security.
2. Employment service centers of provinces, central-affiliated cities, unemployment insurance organizations affiliated to the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (hereinafter referred to as “unemployment insurance organizations”).
3. Agencies, organizations, and individuals related to financial management mechanism and administrative expenses in social, health and unemployment insurance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực