Chương 1 Thông tư 180/2010/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 180/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 10/11/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2011 |
Ngày công báo: | 03/12/2010 | Số công báo: | Từ số 711 đến số 712 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/09/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này hướng dẫn về:
- Giao dịch điện tử trong đăng ký thuế (không áp dụng đối với trường hợp đăng ký thuế theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp); Giao dịch điện tử trong khai thuế; Giao dịch điện tử trong nộp thuế.
- Thủ tục cấp, tạm đình chỉ, thu hồi Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; Thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
2. Thông tư này không điều chỉnh giao dịch điện tử về thuế đối với hàng hóa ở khâu xuất khẩu, nhập khẩu.
1. Người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế thực hiện thủ tục về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế bằng phương tiện điện tử.
2. Cơ quan thuế, công chức thuế.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan thuộc phạm vi áp dụng giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
1. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là giao dịch trong thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
2. Chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế là thông điệp dữ liệu điện tử về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong lĩnh vực thuế.
3. Tài khoản giao dịch thuế điện tử là tài khoản đăng nhập vào cổng thông tin điện tử của ngành thuế để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
4. Dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (sau đây gọi là dịch vụ T-VAN): là dịch vụ truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu điện tử về thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế để thực hiện đăng ký thuế điện tử và khai thuế điện tử.
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN: Là tổ chức được cơ quan thuế cấp Giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
6. Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế: là điểm truy cập tập trung và cung cấp các dịch vụ của cơ quan thuế trên nền tảng Web.
Người nộp thuế thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp nộp thuế tại khoản 1, Điều 18 Thông tư này mà ngân hàng có quy định khác) phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp và đang còn hiệu lực.
2. Có khả năng truy cập và sử dụng mạng Internet và có địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với cơ quan thuế.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế với cơ quan thuế phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
2. Cơ quan thuế khi thực hiện thông báo điện tử tại Thông tư này phải sử dụng chữ ký số được ký bằng chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
1. Hồ sơ thuế điện tử bao gồm Tờ khai và các tài liệu kèm theo theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối với từng loại thủ tục ở dạng điện tử.
2. Các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử. Chứng từ giấy chuyển sang chứng từ điện tử phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
3. Hồ sơ thuế điện tử lập theo quy định tại Thông tư này có giá trị pháp lý như hồ sơ giấy.
1. Người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, Tết).
Ngày nộp hồ sơ thuế điện tử được tính từ 0 giờ đến 24 giờ cùng ngày.
2. Thời điểm nộp hồ sơ thuế điện tử là thời điểm được ghi trên Thông báo xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử của cơ quan thuế.
3. Cơ quan thuế gửi Thông báo xác nhận đã nhận được hồ sơ thuế điện tử đến địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN (trường hợp sử dụng dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút sau khi người nộp thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN hoàn thành việc gửi hồ sơ thuế điện tử.
1. Trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, người nộp thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn, hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
2. Trường hợp đến hạn nộp hồ sơ khai thuế điện tử mà hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa khắc phục được sự cố, người nộp thuế lập hồ sơ khai thuế bằng giấy và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Trường hợp do lỗi của cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thì người nộp thuế không bị phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế nếu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Việc trao đổi thông tin về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải được bảo mật theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân, cơ quan tham gia hệ thống trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thuế có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác và toàn vẹn của dữ liệu điện tử trong phạm vi nhiệm vụ của mình; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống.
Việc lưu trữ chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy. Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống thông tin và các chứng từ điện tử đang lưu hành, thì tiếp tục được lưu trữ, cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các giao dịch điện tử khác thì mới được tiêu hủy.
1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn.
2. Có trách nhiệm quản lý chữ ký số và đảm bảo tính chính xác của chữ ký số trên hồ sơ thuế điện tử; quản lý tên và mật khẩu của tài khoản giao dịch thuế điện tử để đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống.
3. Có trách nhiệm lưu trữ và đảm bảo tính toàn vẹn toàn bộ chứng từ điện tử trong lĩnh vực thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
1. Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ để người nộp thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
3. Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật và liên tục. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không được quá 2% tổng số giờ cung cấp dịch vụ.
4. Cung cấp thông tin hỗ trợ thu ngân sách nhà nước cho các ngân hàng.
1. This Circular makes guidance on:
- Electronic transaction in tax registration (not applying for the case of tax registration as prescribed in Decree No. 43/2010/ND-CP of the Government on enterprise Registration); Electronic transaction in tax declaration; Electronic transaction in tax payment.
- The procedures for granting, temporarily suspending, and revoking the Certificate for recognition of value added service providing organization on the electronic transaction in the field of tax; performing the electronic transaction in the field of tax via the value added service providing organizations on electronic transaction in the field of tax.
2. This circular does not regulate the electronic transaction on tax for the goods in the import-export section.
Article 2. Subjects of application
1. The tax payers who as prescribed by the Law on Taxation Management carry out the procedures of tax registration, tax declaration, tax payment by electronic facility.
2. Tax agencies, tax officials.
3. The value added service providing organizations on the electronic transaction in the field of tax.
4. The agencies, organizations, and individuals who are responsible for providing relevant information in the applicable scope of electronic transaction in the field of tax.
Article 3. Interpretation of terms
Electronic transaction in the field of tax means the transaction in the procedure for tax registration, tax declaration and tax payment performed by the electronic facility.
Electronic documents in the field of tax mean the electronic data messages on tax registration, tax declaration and tax payment that are created, sent and received, stored by the electronic facility in the field of tax.
Account of electronic tax transaction means the account used to log in the web portal of the tax branch to perform electronic transaction in the field of tax.
The value added services on the electronic transaction in the field of tax (hereafter called the T-VAN service): mean the services of transmitting, receiving, storing and restoring the electronic data messages on tax between the tax payers and the tax agencies in order to perform the registration and declaration of electronic tax.
T-VAN service providing organization: means the organization that is granted the Certificate for recognition of the T-VAN service providing organization
The web portal of the tax agency: means the access point centralized and providing services of tax agency on Web basically.
Article 4. Principles of electronic transaction in the field of tax.
The performance of electronic transitions in the field of tax must comply with the principles of clearity, fairness, honesty, safety, efficiency, and be consistent with the Article 5 of the Electronic Transaction Law.
Article 5. Conditions for the performance of electronic transaction in the field of tax
The tax payers who carry out the electronic transactions in the field of tax (except for the case of tax payment prescribed in the clause 1, Article 18 of this Circular for which banks otherwise provide for) must ensure the following conditions:
1. Having digital certificate issued by the public digital signature certification service providing organization and still effective.
2. Being capable of accessing and using internet network and having email address to contact regularly with the tax agency.
Article 6. Using digital signature
1. The organizations and individuals that carry out the electronic transaction in the field of tax with the tax agencies must use their digital signatures signed by the digital certificate that are issued by the public digital signature certification service providing organization.
2. The tax agencies performing the electronic notification in this Circular must use digital signatures signed by the digital certificate that are issued by the public digital signature certification service providing organization.
Article 7. Electronic tax dossier
1. The electronic tax dossier includes the Declaration and documents attached as prescribed by the Law on Taxation Management and its guiding documents for each kind of procedures in the electronic form.
2. The attached documents in the form of paper documents must be converted to the electronic form. The paper documents converted to the electronic documents must meet the following conditions:
a) Reflecting the whole content of the paper documents;
b) Having proper sign that certifies the conversion from the paper documents to electronic documents;
c) Having signature and full name of the person who performs the conversion from the paper documents to electronic documents.
3. The electronic tax dossier made as prescribed in this Circular has legal value like paper dossier.
Article 8. Time for submitting electronic tax dossier
1. The tax payers are performed the electronic transactions in the field of tax via the web portal of the tax agencies 24 hours a day, seven days a week, including days-off (Saturdays, Sundays, holidays, Tet).
The day for tax dossier submission is counted from 0 o’clock to 24 o’clock of same day.
2. The time for the electronic tax dossier submission is the time indicated on the Notice confirming the submission of the electronic tax dossier of the tax agency.
3. The tax agencies send Notices to confirm the receipt of the electronic tax dossiers to e-mail addresses of the taxpayers or T-VAN service providing organizations (in case of using T-VAN service) no later than 15 minutes after the taxpayers or T-VAN service providing organizations complete the sending of the electronic tax dossiers.
Article 9. Settling the problems in the course of the electronic transaction performance in the field of tax
1. In case of encounting any problem in the course of the electronic transaction performance in the field of tax, the taxpayers, and the T-VAN service providing organizations contact the directly managing tax agencies for instruction, support, and timely settlement.
2. In case the submission of the electronic tax declaration dossier is due but the technical infrastructure system’s outage has not been fixed, the taxpayer makes the tax declaration dossier in paper and submits to the directly managing tax agency.
In case of the fault of the web portal of the tax agency, the taxpayer will not be fined for the late submission of tax declaration dossier if the taxpayer submits the tax declaration dossier within the period of 3 working days from the dealine of tax declaration dossier submission.
Article 10. Information confidentality
The exchange of information on electronic transactions in the tax field must be kept in confidentiality under the provisions of law. The organizations, individuals, and agencies involved in systems of information exchange, electronic tax data are responsible for ensuring the safety, security, accuracy, and integrity of electronic data within their tasks; are responsible for coordinating with relevant agencies in the implementation of necessary technical measures to ensure the security and safety of the systems.
Article 11. Archiving the electronic documents
The archive of electronic documents in the field of tax is done chronologically as prescribed by the law for paper documents. In case the time limit for the storage of the electronic documents is expired as prescribed but it has a relation to the integrity of the information of the information system and the electronic documents which are currently in circulation, then these documents are continued to be archived until the electronic document destruction does not effect the other electronic transactions entirely.
Article 12. Rights and obligations of the tax payers
1. To exercise the rights and obligations as stipulated by the Law on Taxation Management, the Law on electronic transactions and other guiding documents.
2. To be responsible for managing digital signatures and ensuring the accuracy of the digital signatures in the electronic tax dossiers; managing names and passwords of the Accounts of electronic tax transactions to ensure the safety, security of data and informantion in the system.
3. To be responsible for storing and ensuring the integrity of the whole electronic documents in the field of tax as prescribed by the Law on Taxation Management, the Law on electronic transactions and other guiding documents.
Article 13. Responbilies and rights of the tax agencies, tax officials
1. To carry out the responsibilities and rights as prescribed by the Law on Taxation Management, the Law on electronic transactions and other guiding documents.
2. To make guidance and support for the tax payers and T-VAN service providing organizations to perform the electronic transactions in the field of tax.
3. To build, manage and operate the system of receiving and processing electronic tax data to ensure the security, safety and continuity. The system downtime for maintenance shall not exceed 2% of the total service providing hours.
4. To provide information to support the state budget revenues collection for banks.