Chương III: Thông tư 17/2022/TT-BTNMT Đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Số hiệu: | 17/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 15/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngày 15/11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Cụ thể, việc đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, bao gồm các hoạt động chính sau: Xây dựng đường phát thải cơ sở cho giai đoạn 2023 – 2030; Đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Xây dựng phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây gọi là phương án giám sát).
Bên cạnh đó, phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).
Đồng thời, quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019. Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Ngoài ra, việc xác định ranh giới hoạt động của cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức, bao gồm: Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính; Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, bao gồm các hoạt động chính sau:
a) Xây dựng đường phát thải cơ sở cho giai đoạn 2023 - 2030;
b) Đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Xây dựng phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây gọi là phương án giám sát).
2. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 01, Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
3. Hoạt động đo đạc, báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thể hiện trong mục IV Hoạt động giám sát trong Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Mẫu số 01, Phụ lục IV Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
1. Đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải được xây dựng chi tiết đến từng năm trong giai đoạn 2023 - 2030 cho tất cả các nguồn phát thải được thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm:
a) Phát thải từ chôn lấp chất thải rắn;
b) Phát thải từ xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học;
c) Phát thải từ thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải;
d) Phát thải từ xử lý và xả thải nước thải;
đ) Phát thải từ các hoạt động giảm phát thải trong xử lý, tiêu hủy chất thải.
2. Quy trình xây dựng đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải bao gồm các bước sau:
a) Xây dựng kịch bản BAU của lĩnh vực quản lý chất thải căn cứ trên hiện trạng quản lý chất thải trước khi thực hiện các chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2023-2030, các kịch bản về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải trong giai đoạn 2023 - 2030 và các dự báo về lượng chất thải phải xử lý trong giai đoạn 2023 - 2030;
b) Phương pháp tính toán mức phát thải khí nhà kính theo kịch bản BAU áp dụng phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư này;
c) Xây dựng đường phát thải cơ sở chi tiết đến từng năm theo kịch bản BAU cho các nguồn phát thải trong giai đoạn 2023 - 2030.
3. Đường phát thải cơ sở phải được cập nhật 02 (hai) năm một lần, và được thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực trong 01 (một) năm được tính toán như sau:
ERCT = ∑d ERd
Trong đó:
ERCT là mức giảm phát thải của lĩnh vực quản lý chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ);
ERd là mức giảm phát thải trong 01 (một) năm của biện pháp chính sách d (tCO2tđ);
d là biện pháp chính sách quản lý chất thải.
Trong đó ERd được tính như sau:
ERd = ∑i (BEd,i,k - PEd,i,k )
Trong đó:
BEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm theo kịch bản BAU cho lượng chất thải k với nguồn phát thải i được xử lý theo biện pháp d (tCO2tđ). BEd,i được tính toán theo quy định về kiểm kê khí nhà kính tại Phụ lục I.1 Thông tư này.
PEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm của lượng chất thải k được xử lý thuộc nguồn phát thải i theo biện pháp d (tCO2tđ).
i là các nguồn phát thải bao gồm: Phát thải từ hoạt động chôn lấp chất thải rắn; (2) Phát thải từ hoạt động xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học; Phát thải từ hoạt động thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; Phát thải từ hoạt động xử lý và xả thải nước thải; và Phát thải từ các hoạt động giảm phát thải trong xử lý, tiêu hủy chất thải.
1. Phương án giám sát bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin về hệ thống giám sát, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống giám sát, nguồn lực và công cụ cần thiết để thực hiện giám sát;
b) Thông tin về các phương pháp tính toán mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các biện pháp chính sách;
c) Thông tin về các thông số cần được đo đạc, tần suất và cách thức thực hiện đo đạc;
d) Thông tin về hệ thống quản lý, lưu trữ số liệu được thu thập;
đ) Thông tin về quy trình thực hiện QA/QC.
2. Phương án giám sát phải được thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và phải được cập nhật khi có thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện.
1. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Thông tin về đường phát thải cơ sở của lĩnh vực quản lý chất thải;
b) Thông tin về các biện pháp chính sách;
c) Thông tin về phương pháp đo đạc và tổ chức đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của từng biện pháp chính sách;
d) Kết quả tính toán mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của từng biện pháp chính sách và của toàn lĩnh vực trong kỳ báo cáo.
2. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực phải được hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hằng năm kể từ năm 2024.
1. Thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực của lĩnh vực quản lý chất thải được thực hiện theo quy trình thẩm định quy định tại Điều 11 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Kết quả thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Việc đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở, bao gồm các hoạt động chính sau:
a) Xây dựng mức phát thải khí nhà kính dự kiến của cơ sở khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây gọi là mức phát thải dự kiến);
b) Đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở.
2. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 02, Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
3. Mức phát thải dự kiến, phương pháp đo đạc và phương án giám sát phải được trình bày chi tiết tại Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm của cơ sở. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.
1. Mức phát thải dự kiến của cơ sở bao gồm lượng phát thải dự kiến từ tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính của cơ sở cho từng năm trong toàn bộ thời gian thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2. Mức phát thải dự kiến của cơ sở được xây dựng theo các bước sau:
a) Xây dựng kịch bản BAU của cơ sở;
b) Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi hoạt động của cơ sở;
c) Xác định phương pháp tính toán mức phát thải khí nhà kính dự kiến theo kịch bản BAU;
d) Tính toán mức phát thải khí nhà kính dự kiến theo kịch bản BAU.
3. Đối với cơ sở chưa áp dụng các biện pháp giảm nhẹ khi xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Kịch bản BAU mô tả toàn bộ quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của cơ sở.
4. Đối với cơ sở đã áp dụng các biện pháp giảm nhẹ trước khi xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Kịch bản BAU mô tả toàn bộ quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý đã được sử dụng trước khi áp dụng các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
5. Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính phù hợp với mô hình và phạm vi hoạt động của cơ sở:
a) Phát thải khí nhà kính từ quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn: phát thải do sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel của các phương tiện vận chuyển trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải về nơi xử lý chất thải;
b) Phát thải từ quá trình xử lý, tiêu hủy chất thải, bao gồm: Phát thải CH4 từ bãi chôn lấp do thiếu hệ thống thu gom khí bãi chôn lấp chất thải hoặc hiệu quả của hệ thống thu gom thấp dẫn đến sự rò rỉ của CH4; Phát thải CH4 khi khí bãi rác hoặc khí sinh học không sử dụng được đốt tại các khu xử lý, tiêu hủy chất thải rắn dẫn đến rò rỉ CH4 do đốt cháy không hoàn toàn khí bãi rác hoặc khí sinh học; Phát thải CO2 từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong quá trình đốt chất thải, tiêu thụ xăng và dầu diesel trong phương tiện vận tải; Phát thải CO2 do tiêu thụ điện trong quá trình xử lý chất thải của cơ sở; Phát thải CH4 từ nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp và bể chứa chất thải tại các nhà máy đốt rác; Phát thải CH4 từ nước thải hữu cơ dẫn đến quá trình phân hủy kỵ khí đối với chất thải; Phát thải CO2 từ quá trình đốt chất thải; Phát thải CH4 và N2O từ quá trình đốt chất thải; Phát thải CH4 từ quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ; Phát thải CH4 từ rò rỉ trong lưu trữ chất phân hủy trong bể phân hủy kỵ khí; Phát thải CH4 và N2O từ quá trình ủ phân và xử lý chất thải hữu cơ.
c) Phát thải từ các hoạt động phân loại, tái chế rác thải;
d) Phát thải CO2 do tiêu thụ điện trong các hoạt động khác của một cơ sở xử lý chất thải.
6. Xác định phương pháp tính toán mức phát thải dự kiến theo kịch bản BAU:
a) Xác định phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính tương ứng với từng nguồn thải của cơ sở;
b) Xác định các thông số giám sát phục vụ tính toán lượng phát thải khí nhà kính theo kịch bản BAU.
1. Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở trong 01 (một) năm được tính như sau:
ER = ERWCT + ERWT + ERWR
Trong đó:
ER là mức giảm phát thải của cơ sở trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
ERWCT là mức giảm phát thải từ việc thu gom và vận chuyển chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
ERWT là mức giảm phát thải từ việc xử lý, tiêu hủy chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
ERWR là mức giảm phát thải từ việc tái chế chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
2. Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ thu gom, vận chuyển chất thải được tính như sau:
Việc giảm phát thải từ thu gom, vận chuyển chất thải bao gồm mức giảm đạt được thông qua việc thay thế phương tiện thu gom vận chuyển chất thải từ phương tiện sử dụng xăng, dầu diesel bằng phương tiện sử dụng điện và phương tiện sử dụng nhiên liệu ít phát thải. Mức giảm phát thải từ vận chuyển chất thải được tính theo công thức sau:
ERWCT = ERBEV + ERBDS
Trong đó:
ERBEV là mức giảm phát thải từ việc thay thế phương tiện thu gom vận chuyển chất thải từ phương tiện sử dụng xăng, dầu diesel bằng phương tiện sử dụng điện trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
ERBDS là mức giảm phát thải từ việc thay thế phương tiện thu gom vận chuyển chất thải từ phương tiện sử dụng xăng, dầu diesel bằng phương tiện sử dụng nhiên liệu ít phát thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ).
Thông số giám sát và phương pháp tính toán ERBEV và ERBDS được hướng dẫn tại Phụ lục III.2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ việc xử lý, tiêu hủy chất thải được tính như sau:
ERWT = ∑d ERd
Trong đó:
ERWT là mức giảm phát thải từ việc xử lý, tiêu hủy chất thải của cơ sở trong 01 (một) năm.
ERd: là mức giảm phát thải khí nhà kính của cơ sở khi áp dụng biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính d trong 01 (một) năm, (tCO2tđ /năm). ERd được tính theo công thức:
ERd = BEd - PEd
Trong đó:
BEd là mức phát thải dự kiến của cơ sở khi xử lý, tiêu hủy chất thải theo kịch bản BAU trong 01 (một) năm (tCO2tđ/năm).
PEd là lượng phát thải khí nhà kính cơ sở trong 01 (một) năm (tCO2tđ/năm).
d là biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính xử lý, tiêu hủy chất thải bao gồm: Biện pháp giảm phát thải CO2 từ thu hồi khí bãi rác, khí sinh học để phát điện hoặc phát nhiệt từ đốt chất thải; Biện pháp giảm phát thải CO2 từ sử dụng khí bãi rác, khí sinh học hoặc đốt chất thải và thay thế nhiệt sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch; Biện pháp giảm phát thải CO2 khi khí sinh học tạo ra trong quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ được làm sạch và thay thế khí tự nhiên trong nguồn cung cấp khí tự nhiên; Biện pháp giảm phát thải CO2 từ lọc dầu và được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học thay thế dầu diesel truyền thống; Biện pháp giảm phát thải CO2 từ sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học.
Thông số giám sát và phương pháp tính toán BEd và PEd được hướng dẫn tại Phụ lục III.1 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ tái chế chất thải được tính như sau:
ERWR = ERWRPj + ERWRIj
Trong đó:
ERWR là mức giảm phát thải từ việc phân loại tái chế chất thải tại cơ sở (tCO2tđ /năm).
ERWRPj mức giảm phát thải từ việc tái sử dụng chất thải dạng j làm nguyên liệu sản xuất (tCO2tđ/năm).
ERWRIj là mức giảm phát thải từ việc tái chế chất thải dạng j thay vì đốt hoặc chôn lấp (tCO2tđ/năm).
j là loại chất thải được tái chế, bao gồm: giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại.
Phương pháp tính toán ERWRPj và ERWRIj được hướng dẫn tại Phụ lục III.2 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Phương án giám sát bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin chi tiết về hệ thống giám sát, vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong hệ thống giám sát, nguồn lực và công cụ cần thiết để thực hiện giám sát;
b) Thông tin về các phương pháp đo đạc lượng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở;
c) Thông tin về các thông số cần được đo đạc, tần suất thực hiện đo đạc trong một chu kỳ báo cáo;
d) Thông tin mô tả hệ thống quản lý, lưu trữ số liệu được thu thập;
đ) Thông tin về quy trình thực hiện QA/QC.
2. Phương án giám sát phải được thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở và phải được cập nhật khi có thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện.
Quy trình xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của của cơ sở xử lý chất thải bao gồm các bước sau:
1. Tổng hợp các kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được tính toán trong giai đoạn đo đạc, đảm bảo tính chính xác, phù hợp về phương pháp tính toán và kết quả tính toán.
2. Xây dựng báo cáo theo Mẫu số 02, Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
3. Gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở cho đơn vị thẩm định để thực hiện thẩm định.
4. Hoàn thiện báo cáo theo ý kiến thẩm định, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính.
1. Thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình thẩm định quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được hoàn thiện kèm theo báo cáo thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chapter III
MEASUREMENT, REPORTING, APPRAISAL OF GHG EMISSION REDUCTION
Section 1. Guidance on measurement, reporting, appraisal of sector-level GHG emission reduction
Article 24. Basis for measurement, reporting of sector-level GHG emission reduction
1. The measurement of reduction of GHG emissions shall be carried out according to the sector-level GHG emission reduction plan, including the following activities:
a) Development of an emission baseline for the 2023 – 2030 period;
b) Measurement of GHG emission reduction;
c) Development of a plan for monitoring, supervision of the plan for GHG emission reduction (hereinafter referred to as "supervision plan").
2. Reports on sector-level GHG emission reduction shall be prepared according to Form No. 01 in Appendix III of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP.
3. The measurement and reporting of GHG emission reduction shall be expressed in Section IV Supervision Activities of the Plan for Sector-wide GHG Emission Reduction in Form 01 of Appendix IV of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP.
Article 25. Development of an emission baseline in waste management
1. The emission baseline in waste management shall be developed annually over the 2023 - 2030 period for every emission source being inventoried, including:
a) Emission from burial of solid wastes;
b) Emission from biological treatment of wastes;
c) Emission from incineration and open burning of wastes;
d) Emission from treatment and discharge of wastewater;
dd) Emission from emission reduction activities during treatment and destruction of wastes.
2. Steps of development of emission baseline in waste management:
a) Develop a BAU scenario in waste management on the basis of current waste management situation before implementation of GHG emission reduction policies in the 2023 – 2030 period, relevant socio-economic development scenarios that are relevant to waste management in the 2023 – 2030 period and forecasts about the quantity of wastes to be treated in the 2023 – 2030 period;
b) The method for calculation of GHG emissions following the BAU scenario shall apply the method for sector-level GHG inventory development in Appendix I.1 hereof;
c) Develop emission baseline for each year following the BAU scenario for the emission sources in the 2023 – 2030 period.
3. The emission baseline must be updated every 02 years and included in the sector-level GHG emission reduction report.
Article 26. Method for measurement of sector-level GHG emission reduction
The sector-level GHG emission reduction in 01 year is calculated as follows:
ERCT = ∑d ERd
Where:
ERCT is the emission reduction in waste management in 01 year (tCO2tđ);
ERd is emission reduction in 01 year of policy d (tCO2tđ);
d is a waste management policy
ERd is calculated as follows:
ERd = ∑i (BEd,i,k - PEd,i,k )
Where:
BEd,i,k is the GHG emission in 01 year following a BAU scenario with k amount of waste from emission source i and treated by measure d (tCO2tđ). BEd,i is calculated in accordance with regulations on GHG inventory development in Appendix I.1 of this Circular.
PEd,i,k is the GHG emission in 01 year with k amount of waste from emission source i and treated by measure d (tCO2tđ).
i is the emission source, including: emission from burial of solid wastes; (2) emission from biological treatment of wastes; Emission from incineration and open burning of wastes; Emission from treatment and discharge of wastewater; and Emission from emission reduction activities during treatment and destruction of wastes.
Article 27. Development of sector-level supervision plan
1. A supervision plan has the following primary contents:
a) Information about the supervision system, roles and responsibilities of organizations in the supervision system, resources and equipment necessary for supervision;
b) Information about methods for calculation of GHG emission reduction for different policies;
c) Information about parameters that need measuring, frequency and method of measurement;
d) Information about the system for management and storage of collected data;
dd) Information about QA/QC process.
2. The supervision plan must be presented in the sector-level GHG emission reduction report and updated in case of change during the implementation.
Article 28. Preparation of reports on sector-level GHG emission reduction
1. A report on sector-level GHG emission reduction has the following primary contents:
b) Information about the emission baseline in waste management;
b) Information about the policies;
c) Information about methods for measurement and organization of measurement of GHG emission reduction for each policy;
d) The GHG emission reduction of each policy and the entire sector in the reporting period.
2. The report on sector-level GHG emission reduction shall be completed in accordance with opinions of the appraisal council and submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment before January 15 every year from 2024.
Article 29. Appraisal of sector-level GHG emission reduction
1. Appraisal of sector-level GHG emission reduction in waste management shall be carried out in accordance with Article 11 of Circular No. 01/2022/TT-BTNMT.
2. The appraisal result shall be published on the website of the Minister of Natural Resources and Environment.
Section 2. Guidance on facility-level measurement, reporting of GHG emission reduction
Article 30. Basis for measurement, reporting of facility-level GHG emission reduction
1. The measurement of facility-level GHG emission reduction shall be carried out according to the facility-level GHG emission reduction plan, including the following activities:
a) Estimation of GHG emissions without application of GHG emission reduction technology or measure (hereinafter referred to as "estimated emission");
b) Measurement of GHG emission reduction;
c) Organizing the monitoring, supervision of implementation of the facility's plan for GHG emission reduction.
2. Reports on facility-level GHG emission reduction shall be prepared according to Form No. 02 in Appendix III of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP.
3. The estimated emissions, measurement method and supervision plan shall be presented in details in the facility's annual plan for GHG emission reduction and annual report on GHG emission reduction. The plan for GHG emission reduction shall be updated and sent to the Ministry of Natural Resources and Environment in case of change in the supervision plan.
Article 31. Development of facility's estimated emissions
1. A facility's estimated emissions include estimated emissions from all GHG emission sources in each year over implementation period of the plan for GHG emission reduction.
2. Steps of estimating a facility's emissions:
a) Develop the facility's BAU scenario;
b) Identify of GHG emission sources within the facility's scope of operation;
c) Identify the method for calculation of the estimated GHG emissions following the BAU scenario;
d) Calculated the estimated GHG emissions following the BAU scenario.
3. In case the facility has not taken any reduction measure when developing the plan for GHG emission reduction, the BAU scenario shall describe the entire process of collection, transport, and treatment of wastes of the facility.
4. In case the facility has not taken any reduction measure when developing the plan for GHG emission reduction, the BAU scenario shall describe the entire process of collection, transport, and treatment of wastes of the facility.
5. Identify of GHG emission sources that are appropriate for the facility's model and scope of operation;
a) GHG emissions from the collection and transport of solid wastes: emissions from the use of gasoline, diesel of vehicles during the collection and transport of wastes to the treatment facilities.
b) Emissions from the treatment and destruction of wastes include: Emissions of CH4 from landfills due to unavailability of a system for collection of gases landfills or low effectiveness of the system leads to leakage of CH4; Emissions of CH4 when unused landfill gases or biogas are burned in treatment areas, when solid wastes are destructed causing leakage of CH4 due to incomplete incineration of landfill gases or biogas; Emission of CO2 from combustion of fossil fuel during incineration of wastes, consumption of gasoline and diesel in vehicles; Emissions of CO2 due to electricity consumption during the process of wastes treatment of the facility; Emission of CH4 from leachate of landfills and waste reservoirs at waste-to-energy (WTE) plants; Emissions of CH4 from organic wastewater causing anaerobic digestion of wastes; Emission of CO2 from incineration of wastes; Emission of CH4 and N2O from incineration of wastes; Emission of CH4 from anaerobic digestion of organic materials; Emissions of CH4 due to leakage during the storage of digesters in anaerobic digestion tanks; Emission of CH4 and N2O during composting and treatment of organic wastes.
c) Emission from classification and recycling of garbage;
d) Emissions of CO2 due to electricity consumption by other activities of a waste treatment facility.
6. Identify the method for calculation of estimated emissions following the BAU scenario:
a) Identify the method for calculation of GHG emissions from each emission source of the facility;
b) Identify the monitoring parameters serving calculation of GHG emissions following the BAU scenario.
Article 32. Method for measurement of GHG emission reduction of facility
1. The GHG emission reduction of a facility in 01 year is calculated as follows:
ER = ERWCT + ERWT + ERWR
Where:
ER is the emission reduction of the facility in 01 year (tCO2tđ).
ERWCT is the reduction in emissions from collection and transport of wastes in 01 year (tCO2tđ).
ERWT is the reduction in emissions from treatment, destruction of wastes in 01 year (tCO2tđ).
ERWR is the reduction in emissions from waste recycling in 01 year (tCO2tđ).
2. Reduction in GHG emissions from collection, transport of wastes is calculated as follows:
Reduction in GHG emissions from collection, transport of wastes includes the reduction achieved from replacement of waste collection and transport vehicles powered by gasoline and diesel with electric vehicles and low emission vehicles. Reduction in GHG emissions from transport of wastes is calculated as follows:
ERWCT = ERBEV + ERBDS
Where:
ERBEV is emission reduction due to replacement of waste collection and transport vehicles powered by gasoline and diesel with electric vehicles in 01 year (tCO2tđ).
ERBDS is emission reduction due to replacement of waste collection and transport vehicles powered by gasoline and diesel with low emission vehicles in 01 year (tCO2tđ).
Monitoring parameters and method for calculation of ERBEV and ERBDS are elaborated in Appendix III.2 hereof
3. Reduction in GHG emissions from treatment and destruction of wastes is calculated as follows:
ERWT = ∑d ERd
Where:
ERWT is the reduction in emission from treatment, destruction of wastes in 01 year năm.
ERd: is the GHG emission reduction of the facility after having implemented GHG emission reduction measure d for 01 year, (tCO2tđ /year). ERd is calculated as follows:
ERd = BEd - PEd
Where:
BEd is the estimated emissions of the facility from treatment, destruction of wastes following the BAU scenario in 01 year (tCO2tđ/year).
PEd is the GHG emissions of the facility in 01 year (tCO2tđ/year).
d is the measure for reduction of GHG emissions from treatment, destruction of wastes, including:
Measure for reduction of emissions of CO2 by recovery of landfill gases, biogas for electricity generation or heat generation from waste incineration; Measure for reduction of emissions of CO2 by utilization of landfill gases, biogas or waste incineration and replacement of heat generated by the burning of fossil fuel; Measure for reduction of emissions of CO2 when biogas created during anaerobic digestion of organic wastes is cleaned and replaces natural gases in natural gas sources; Measure for reduction of emissions of CO2 from oil refining and replacement of traditional diesel with biological diesel production; Measure for reduction of emissions of CO2 from manufacture and use of organic fertilizers instead of chemical fertilizers.
Monitoring parameters and method for calculation of BEd and PEd are elaborated in Appendix III.1 hereof.
4. Reduction in GHG emissions from waste recycling is calculated as follows:
ERWR = ERWRPj + ERWRIj
Where:
ERWR is the reduction in emission from waste recycling at the facility (tCO2tđ /year).
ERWRPj is the reduction in emission from reuse of waste j as materials for production (tCO2tđ/year).
ERWRIj is the reduction in emission from recycling of waste j instead of incineration or burial (tCO2tđ/year).
j is the recycled wastes, including paper, plastic, glass, metal.
Monitoring parameters and method for calculation of ERWRPj and ERWRIj are elaborated in Appendix III.2 hereof.
Article 33. Development of supervision plan
1. A supervision plan has the following contents:
a) Detailed information about the supervision system, roles and responsibilities of individuals and organizations in the supervision system, resources and equipment necessary for supervision;
b) Information about the methods for measurements of GHG emission reduction for different measures for GHG emission reduction of the facility;
c) Information about parameters that need measuring, measurement frequency in a reporting period;
d) Information about the system for management and storage of collected data;
dd) Information about QA/QC process.
2. The supervision plan must be presented in the facility's GHG emission reduction report and updated in case of change during the implementation.
Article 34. Preparation of reports on GHG emission reduction of waste treatment facilities
Steps of preparation of a report on GHG emission reduction of a waste treatment facility:
1. Consolidate the GHG emission reductions calculated during the measurement stage, ensure accuracy and appropriateness of the calculation method and the results.
2. Prepare reports according to Form No. 02 in Appendix III of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP.
3. Send the facility-level GHG emission reduction reports to appraisal units for appraisal.
4. Complete the reports according to the appraisers' opinions, send them to Department of Natural Resources and Environment and the Ministry of Natural Resources and Environment via the online GHG inventory database.
Article 35. Appraisal of facility-level GHG emission reduction
1. Appraisal of facility-level GHG emission reduction of waste treatment facilities shall be carried out in accordance with Article 13 of Circular No. 01/2022/TT-BTNMT.
2. Facilities shall send completed GHG emission reduction reports enclosed with the appraisal reports to Department of Natural Resources and Environment and the Ministry of Natural Resources and Environment.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực