Chương II: Thông tư 17/2022/TT-BTNMT Kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải
Số hiệu: | 17/2022/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 15/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Ngày 15/11/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về việc quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.
Cụ thể, việc đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, bao gồm các hoạt động chính sau: Xây dựng đường phát thải cơ sở cho giai đoạn 2023 – 2030; Đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Xây dựng phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây gọi là phương án giám sát).
Bên cạnh đó, phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).
Đồng thời, quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019. Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Ngoài ra, việc xác định ranh giới hoạt động của cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức, bao gồm: Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính; Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
2. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực.
3. Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
4. Tính toán phát thải, hấp thụ khí nhà kính cấp lĩnh vực.
5. Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
6. Đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
7. Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
8. Tính toán lại kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
9. Xây dựng báo cáo phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia theo lĩnh vực.
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính phiên bản năm 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2006) và Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm 2019 hoàn thiện cho IPCC 2006 (sau đây gọi tắt là hướng dẫn IPCC 2019).
Phương pháp kiểm kê chi tiết cho từng tiểu lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.1 Thông tư này.
Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Số liệu hoạt động để kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được tham khảo từ hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019. Nguồn số liệu hoạt động được thu thập từ Tổng cục thống kê, các cơ quan có liên quan ở cả trung ương và địa phương.
Nguyên tắc, quy trình và biểu mẫu thu thập số liệu hoạt động thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.2 Thông tư này.
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực căn cứ theo các phương pháp kiểm kê khí nhà kính được quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Kết quả kiểm kê khí nhà kính được tính toán, tổng hợp trên cơ sở các biểu mẫu về số liệu hoạt động, hệ số phát thải, hệ số nóng lên toàn cầu cho các nguồn phát thải, hấp thụ được kiểm kê khí nhà kính của lĩnh vực chất thải.
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006 và hướng dẫn IPCC 2019. Các hoạt động trong quy trình bao gồm:
1. Kiểm tra sự toàn diện, chính xác và đầy đủ của số liệu
a) Kiểm tra các giả thuyết và tiêu chuẩn chọn lựa số liệu hoạt động, hệ số phát thải, và những hệ số chuyển đổi;
b) Kiểm tra lỗi nhập số liệu và tài liệu tham khảo;
c) Kiểm tra phần tổng hợp số liệu;
d) Kiểm tra tính liên tục của số liệu;
đ) Kiểm tra xu thế phát thải.
2. Xác định và điều chỉnh các lỗi và thiếu sót
a) Kiểm tra phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính;
b) Kiểm tra cách ghi thông số và đơn vị, sử dụng các hệ số chuyển đổi;
c) Kiểm tra độ không chắc chắn của kết quả phát thải.
3. Kiểm tra tài liệu kiểm kê
a) Kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu kiểm kê;
b) Rà soát các văn bản lưu trữ.
Quy trình đảm bảo chất lượng kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019. Các hoạt động trong quy trình này được thực hiện bởi các cơ quan không tham gia vào quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được căn cứ theo hướng dẫn IPCC 2006, IPCC 2019.
1. Xác định độ không chắc chắn của số liệu hoạt động, hệ số phát thải, kết quả tính toán trong quá trình kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
2. Xây dựng bảng tổng hợp độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực.
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực kỳ trước được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Phát hiện ra sai sót trong kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính.
2. Có thay đổi về các phương pháp định lượng khí nhà kính, số liệu hoạt động và hệ số phát thải.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được xây dựng theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo các bước sau:
1. Xác định ranh giới hoạt động và phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
2. Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
3. Lựa chọn và thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
4. Tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở;.
5. Kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
6. Đánh giá độ không chắc chắn của kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
7. Tính toán lại kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
8. Xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Xác định ranh giới hoạt động của cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức, bao gồm:
a) Xác định các hoạt động phát thải khí nhà kính;
b) Phân loại các nguồn phát thải khí nhà kính thành nguồn phát thải trực tiếp và nguồn phát thải gián tiếp.
Phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.1 Thông tư này.
Hệ số phát thải được sử dụng để kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được áp dụng theo danh mục hệ số phát thải do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
Số liệu hoạt động cho từng nguồn phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được lựa chọn và thu thập theo quy định tại Phụ lục II.2 Thông tư này.
Việc tính toán phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được căn cứ vào các phương pháp kiểm kê khí nhà kính đã lựa chọn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này. Kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được tính toán dựa vào các biểu mẫu bao gồm các bảng tính về số liệu đầu vào, số liệu hoạt động, hệ số phát thải, lượng phát thải, hệ số làm nóng lên toàn cầu cho tất cả các hoạt động phát thải khí nhà kính của cơ sở.
Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ cơ sở, bao gồm các bước sau:
1. Xác định và kiểm tra về trách nhiệm, quyền hạn của những người có trách nhiệm triển khai kiểm kê khí nhà kính.
2. Xác định, áp dụng và kiểm tra việc đào tạo tương ứng cho các thành viên thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
3. Xác định và kiểm tra các ranh giới hoạt động của cơ sở.
4. Xác định và kiểm tra các nguồn phát thải khí nhà kính.
5. Lựa chọn và kiểm tra các phương pháp luận định lượng, gồm cả các số liệu hoạt động khí nhà kính và các hệ số phát thải khí nhà kính.
6. Kiểm tra việc áp dụng các phương pháp kiểm kê khí nhà kính để đảm bảo sự nhất quán trong nhiều cơ sở.
7. Sử dụng, bảo dưỡng và kiểm định thiết bị đo.
8. Xây dựng và bảo trì hệ thống thu thập số liệu.
9. Định kỳ kiểm tra độ chính xác của các phương tiện đo.
10. Đánh giá nội bộ và tiến hành kiểm tra kỹ thuật định kỳ.
Việc đánh giá độ không chắc chắn của kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.3 Thông tư này.
1. Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có thay đổi về ranh giới hoạt động dẫn tới thay đổi về nguồn phát thải và số liệu hoạt động của cơ sở;
b) Có thay đổi về nguồn phát thải khí nhà kính do thay đổi quyền sở hữu, vận hành cơ sở;
c) Có sai sót trong sử dụng phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính và áp dụng hệ số phát thải;
d) Phát hiện sai sót trong thu thập, xử lý số liệu hoạt động của cơ sở dẫn tới kết quả tính toán lượng phát thải khí nhà kính thay đổi trên 10% so với kết quả do cơ sở đã báo cáo.
2. Nội dung tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính được trình bày trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo tiếp theo.
1. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu 06, Phụ lục II Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, gửi cơ quan thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định theo quy định.
2. Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cấp cơ sở sau khi thẩm định được gửi cho Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính.
Chapter II
GHG INVENTORY DEVELOPMENT IN WASTE MANAGEMENT
Section 1. SECTOR-LEVEL GHG INVENTORY
Article 4. Process for development of sector-level GHG inventory
1. Identification of method for sector-level GHG inventory development.
2. Selection of sector-level GHG emission factors.
3. Collection of activity data for sector-level GHG inventory development.
4. Calculation of sector-level GHG emission and absorption.
5. Management of sector-level GHG inventory quality.
6. Assurance of sector-level GHG inventory quality.
7. Assessment of uncertainties of sector-level GHG inventories0}
8. Recalculation of sector-level GHG inventories.
9. Preparation of reports serving sector-specific national GHG inventories.
Article 5. Identification of method for sector-level GHG inventory development
The method for sector-level GHG inventory development shall comply with the 2006 IPCC Guidelines for National GHG Inventories (hereinafter referred to as "IPCC 2006) and the 2019 Refinement for the 2006 IPCC Guidelines for National GHG Inventories (hereinafter referred to as "IPCC 2019").
Detailed inventory development methods for each sub-field are specified in Appendix I.1 hereof.
Article 6. Selection of sector-level GHG emission factors
Emission factors used for sector-level GHG inventory shall be applied according to the list of emission factors announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 7. Collection of activity data for sector-level GHG inventory development
Activity data for sector-level GHG inventory are based upon IPCC 2006 and IPCC 2019. Sources of activity data are obtained from General Statistics Office, relevant central and local authorities.
Rules, procedures and set forms for collection of activity data are specified in Appendix I.2 hereof.
Article 8. Calculation of sector-level GHG emission and absorption
Sector-level GHG emissions shall be calculated using the methods for GHG inventory mentioned in Article 5 of this Circular. GHG inventory results shall be calculated and consolidated on the basis of activity data, emission factors, global warming potential values for sources of emission and absorption that undergo GHG inventory.
Article 9. Management of sector-level GHG inventory quality
The process for management of GHG inventory quality is based upon IPCC 2006 and IPCC 2019. Activities in the procedures include:
1. Inspect the comprehensiveness, accuracy and adequacy of data
a) Inspect the hypotheses and standards for selection of activity data, emission factors and conversion factors;
b) Inspect errors of data input and reference documents;
c) Inspect data consolidation;
d) Inspect numbering continuity;
dd) Inspect emission trends.
2. Identify and rectify errors and mistakes
a) Inspect the method for GHG inventory development;
b) Inspect the method for writing parameters and units, and use of conversion factors;
c) Inspect uncertainties of emission results.
3. Inspect inventory documentation
a) Inspect the adequacy of inventory documentation;
b) Review archived documents.
Article 10. Assurance of quality of sector-level GHG inventories
The process for assurance of GHG inventory quality is based upon IPCC 2006 and IPCC 2019. Activities in the procedures include. The activities in this process shall be carried by agencies that do not participate in the sector-level GHG inventory development
Article 11. Assessment of uncertainties of sector-level GHG inventories
Uncertainties of sector-level GHG inventory shall be assessed according to IPCC 2006 and IPCC 2019.
1. Identify uncertainties of activity data, emission factors, calculation results during the process of sector-level GHG inventory development.
2. Prepare a datasheet of uncertainties of sector-level GHG inventories.
Article 12. Recalculation of sector-level GHG inventories
Recalculation of sector-level GHG inventories of the previous period shall be carried in the following cases:
1. There are errors in the calculation results of greenhouse gas emissions.
2. There are changes to the method for quantification of GHG, activity data and emission factors.
Article 13. Preparation of reports on sector-level GHG inventories
Reports on sector-level GHG inventories shall be prepared according to Form No. 04 in Appendix II of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP.
Section 2. Development of facility-level GHG inventory
Article 14. Process for facility-level GHG inventory development
Steps of facility-level GHG inventory development:
1. Identification of operational boundaries and method for facility-level GHG inventory development.
2. Selection of facility-level GHG emission factors.
3. Selection and collection of activity data for facility-level GHG inventory development.
4. Calculation of facility-level GHG emissions;
5. Management of facility-level GHG inventory quality.
6. Assessment of uncertainties of facility-level GHG inventories.
7. Recalculation of facility-level GHG inventories.
8. Preparation of facility-level GHG inventory reports.
Article 15. Identification of operational boundaries and selection of method for facility-level GHG inventory development
Operational boundaries shall be determined in accordance with TCVN ISO 14064-1:2011, Part 1: Specification with guidance at the organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and removals, including:
a) Identification of GHG-emitting activities;
b) Classify sources of GHG emissions into direct emission sources and indirect emission sources.
Article 16. Identification of method for facility-level GHG inventory development
Methods for facility-level GHG inventory development are specified in Appendix II.1 hereof.
Article 17. Selection of facility-level GHG emission factors
Emission factors used for facility-level GHG inventory development shall be used according to the list of emission factors announced by the Minister of Natural Resources and Environment.
Article 18. Selection and collection of activity data for facility-level GHG inventory development
Activity data for each facility-level of GHG emission source shall be selected and collected in accordance with Appendix II.2 hereof.
Article 19. Calculation of facility-level GHG emissions
The calculation of facility-level GHG emissions shall be based upon the methods for GHG inventory development that are selected according to Article 16 of this Circular. Facility-level GHG inventories shall be calculated according to the input data, activity data, emission factors, global warming potential values for all GHG-emitting activities of the facility.
Article 20. Management of facility-level GHG inventory quality
The process for management of facility-level GHG inventory development shall be based upon TCVN ISO 14064-1:2011, Part 1: Specification with guidance at the organization level for quantification and reporting of greenhouse gas emissions and removals, including the following steps:
1. Identification and inspection of responsibility and authority of persons responsible for GHG inventory development.
2. Identification, implementation and review of appropriate training for members of the GHG inventory development team.
3. Identification and review of operational boundaries of the facility.
4. Identification and review of sources of GHG emissions.
5. Selection and inspection of quantification methodologies, including activity data and GHG emission factors.
6. Review of the application of GHG inventory development methods in order to ensure consistency across multiple facilities.
7. Use, maintenance and calibration of measurement equipment.
8. Development and maintenance of the data collection system.
9. Regular accuracy checks.
10. Periodic internal audits and technical reviews.
Article 21. Assessment of uncertainties of facility-level GHG inventories
Assessment of uncertainties of facility-level GHG inventories shall be carried out in accordance with Appendix II.3 hereof.
Article 22. Recalculation of facility-level GHG inventories
1. Recalculation of facility-level GHG inventories shall be carried in the following cases:
a) There are changes in operational boundaries that lead to changes in emission sources and activity data of this facility;
b) There are changes in GHG emission sources due to changes to the right to ownership, operation of the facility;
c) There are errors in the calculation results of greenhouse gas emissions and application of emission factors;
d) There are errors in collection, processing of activity data of the facility which lead to a change in GHG emission by more than 10% of the reported result.
2. Recalculated GHG inventories shall be included in the facility-level GHG inventory report of the next period.
Article 23. Preparation of reports on facility-level GHG inventories
1. Reports on facility-level GHG inventories shall be prepared according to Form No. 06 in Appendix II of the Government’s Decree No. 06/2022/ND-CP, and submitted to competent authorities of the People’s Committees of provinces for appraisal as per regulations.
2. The appraised facility-level GHG inventories shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment via the online GHG inventory database
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực