Chương V Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT: Quy định về bình xét, thẩm quyền quyết định, hồ sơ đề nghị khen thưởng
Số hiệu: | 15/2023/TT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 26/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 09/02/2024 |
Ngày công báo: | 16/01/2024 | Số công báo: | Từ số 73 đến số 74 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 09/02/2024
Ngày 26/12/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 09/02/2024
- Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận.
+ Cá nhân có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng và phát triển đơn vị nhân dịp kỷ niệm (năm tròn và năm lẻ 5) ngày thành lập đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Cá nhân trong ngành Kế hoạch và Đầu tư trước khi nghỉ hưu luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao thì đơn vị có cá nhân nghỉ hưu xem xét, đề nghị Bộ trưởng khen thưởng.
- Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thành tích xuất sắc, được bình xét trong phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Có 02 năm trở lên liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. d) Tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư hoặc nhân kỷ niệm (năm tròn và năm lễ 5) ngày thành lập đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư.
- Đối với Khối thi đua các Sở/Ban, khi tổng kết phong trào thi đua hằng năm, tổ chức đánh giá, bình xét, đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khối có dưới 10 đơn vị được bình xét 02 Bằng khen; Khối có từ 10 đơn vị trở lên được bình xét 03 Bằng khen.
Hằng năm, căn cứ số lượng thành viên Khối thi đua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Bộ trưởng xem xét, quyết định số lượng “Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
- Đối với các Sở/Ban, khi kết thúc năm công tác và căn cứ các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT gửi hồ sợ đề nghị Bộ trưởng xem xét, tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Các trường hợp khác do Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với các đơn vị không được phân cấp tổ chức họp, bình xét sáng kiến và khen thưởng tại đơn vị và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.
2. Đối với các đơn vị được phân cấp tổ chức họp, bình xét tại đơn vị, thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp Bộ và cấp Nhà nước.
3. Đối với các Sở, Ban Quản lý, Khối thi đua tổ chức họp, bình xét và trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định.
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc’’ phải được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, bỏ phiếu và có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng.
5. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ”, “Cờ thi đua của Chính phủ” phải được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xét, bỏ phiếu và có tỷ lệ phiếu đồng ý từ 80% trở lên, tính trên tổng số thành viên của Hội đồng.
6. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được bỏ phiếu và phải có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình khen thưởng từ 80% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, Biên bản xét khen thưởng).
7. Trường hợp thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản và được thể hiện trong Biên bản họp bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
8. Đối với lãnh đạo Bộ, sinh hoạt Đảng tại đơn vị nào do đơn vị đó phối hợp với Phòng Thư ký đề xuất và lập hồ sơ sáng kiến, khen thưởng.
9. Đối với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ do đơn vị đề xuất và trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sau:
a) Cờ thi đua của bộ; Tập thể lao động xuất sắc; Tập thể lao động tiên tiến.
b) Chiến sĩ thi đua cấp bộ; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.
c) Bằng khen của Bộ trưởng; Kỷ niệm chương.
d) Các hình thức khen thưởng khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể và cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý như sau:
a) Tập thể lao động tiên tiến.
b) Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.
c) Giấy khen.
1. Các đơn vị thuộc Bộ, Khối thi đua, các Sở/Ban khi đề nghị khen thưởng gửi hồ sơ về thường trực Hội đồng để thẩm định, trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ xem xét, quyết định.
2. Cục Đầu tư nước ngoài là đầu mối đề xuất khen thưởng cho các cá nhân thuộc Bộ đang công tác theo nhiệm kỳ tại cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
3. Các trường hợp đề nghị khen thưởng theo quy định tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm d khoản 2 Điều 10 và khoản 1, khoản 2 Điều 12, đơn vị đề nghị khen thưởng phối hợp với thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu cần thiết), trình Bộ hưởng xem xét, quyết định.
1. Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng 01 bộ (bản chính), gồm:
a) Tờ hình đề nghị khen thưởng (Phụ lục 9).
b) Biên bản họp xét khen thưởng (Phụ lục 10).
c) Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng (từ Phụ lục 11 đến Phụ lục 14).
d) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có tiêu chuẩn về sáng kiến, trong hồ sơ khen thưởng gửi kèm theo quyết định công nhận sáng kiến.
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản
a) Các trường hợp xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 85 của Luật Thi đua, khen thưởng.
b) Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản 01 bộ (bản chính), gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng (Phụ lục 9); Báo cáo tóm tắt thành tích của của cá nhân, tập thể lập được thành tích hoặc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng, quá trình công tác đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (Phụ lục 13).
3. Các đơn vị khi đề nghị khen thưởng gửi bản chính hồ sơ khen thưởng và đồng thời gửi các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng về Bộ Kế hoạch và Đầu tư qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Eoffice.mpi.gov.vn). Hồ sơ khen thưởng chỉ được tiếp nhận khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được bản chính và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng theo đúng quy định.
4. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 01 bộ (bản chính), gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (Phụ lục 9).
b) Bản kê khai quá trình công tác của cá nhân (Phụ lục 14) hoặc báo cáo tóm tắt thành tích công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (đối với cá nhân ngoài ngành Kế hoạch và Đầu tư).
5. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến 01 bộ (bản chính), gồm:
a) Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến kèm Bản tóm tắt danh sách sáng kiến (Phụ lục 15)
b) Biên bản họp xét sáng kiến (nêu rõ tên sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến - Phụ lục 16)
c) Báo cáo mô tả sáng kiến (Phụ lục 17)
6. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp phải có báo cáo kết quả kiểm toán, xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy trong giai đoạn xét thành tích khen thưởng.
7. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về hồ sơ đề nghị khen thưởng. Đối với khen thưởng cho tập thể Sở, Ban hoặc khen thưởng cho Giám đốc Sở, Trưởng Ban thì trong hồ sơ khen thưởng phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc khen thưởng.
8. Hàng năm, các đơn vị được phân cấp thuộc Bộ gửi các quyết định khen thưởng, quyết định công nhận sáng kiến (Phụ lục 18) thuộc thẩm quyền về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
1. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến: Các đơn vị gửi hồ sơ về thường trực Hội đồng sáng kiến Bộ trước ngày 01/11 hằng năm để tổng hợp, trình Hội đồng sáng kiến Bộ.
2. Thời gian gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng
a) Khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng: Các cơ quan, đơn vị trong ngành Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ trước ngày 20/12 hằng năm. Khối thi đua các Sở, Ban gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng trước ngày 20/01 hằng năm.
b) Khen thưởng quá trình cống hiến: Các đơn vị trong Ngành gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng cho cá nhân khi nhận được thông báo nghỉ hưu.
c) Hồ sơ đề nghị tặng kỷ niệm chương đối với cá nhân công tác trong Ngành gửi trước 30/9 hằng năm. Đối với cá nhân ngoài Ngành gửi trước thời gian tổ chức trao tặng 10 ngày làm việc.