Chương I Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2023/TT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 26/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 09/02/2024 |
Ngày công báo: | 16/01/2024 | Số công báo: | Từ số 73 đến số 74 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 09/02/2024
Ngày 26/12/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Tiêu chuẩn xét tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 09/02/2024
- Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” hoặc có 02 năm trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận.
+ Cá nhân có thành tích xuất sắc góp phần xây dựng và phát triển đơn vị nhân dịp kỷ niệm (năm tròn và năm lẻ 5) ngày thành lập đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Cá nhân trong ngành Kế hoạch và Đầu tư trước khi nghỉ hưu luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao thì đơn vị có cá nhân nghỉ hưu xem xét, đề nghị Bộ trưởng khen thưởng.
- Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có thành tích xuất sắc, được bình xét trong phong trào thi đua của ngành Kế hoạch và Đầu tư.
+ Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Có 02 năm trở lên liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. d) Tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư hoặc nhân kỷ niệm (năm tròn và năm lễ 5) ngày thành lập đơn vị thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư.
- Đối với Khối thi đua các Sở/Ban, khi tổng kết phong trào thi đua hằng năm, tổ chức đánh giá, bình xét, đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khối có dưới 10 đơn vị được bình xét 02 Bằng khen; Khối có từ 10 đơn vị trở lên được bình xét 03 Bằng khen.
Hằng năm, căn cứ số lượng thành viên Khối thi đua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ, Bộ trưởng xem xét, quyết định số lượng “Bằng khen của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
- Đối với các Sở/Ban, khi kết thúc năm công tác và căn cứ các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT gửi hồ sợ đề nghị Bộ trưởng xem xét, tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
- Các trường hợp khác do Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Thông tư 15/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 09/02/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư bao gồm: Đối tượng, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức khen thưởng; thẩm quyền quyết định khen thưởng; sáng kiến làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; hồ sơ, thủ tục khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng sáng kiến.
2. Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức, cá nhân ngoài ngành có thành tích đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư.
1. Đối tượng thi đua
a) Thi đua thường xuyên, bao gồm: tập thể, cá nhân tại các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thi đua theo chuyên đề, bao gồm: tập thể, cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; Sở Kế hoạch và Đầu tư (gọi tắt là Sở), Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao (gọi tắt là Ban).
2. Đối tượng khen thưởng
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 của Điều này.
b) Các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư.
c) Các đối tượng khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Nguyên tắc khen thưởng trong ngành Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo Điều 5 Luật Thi đua khen thưởng.
2. Việc bình xét khen thưởng chỉ được tiến hành khi đã có kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của đơn vị.
3. Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ được bình xét cho các đơn vị có thời gian thành lập, hoạt động từ 12 tháng trở lên.
4. Cá nhân đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ; người bị kỷ luật nhưng chưa hết thời hiệu kỷ luật; người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích thì chưa xét khen thưởng.
1. Khối thi đua được tổ chức trên cơ sở lựa chọn các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc gần về mặt địa lý. Khối thi đua trong ngành Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức như sau:
a) Các đơn vị thuộc Bộ gồm: 09 khối (Phụ lục 3).
b) Các Sở gồm: 07 khối (Phụ lục 4).
c) Các Ban gồm: 07 khối (Phụ lục 5).
d) Các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê gồm: 04 khối (Phụ lục 6); các Cục thống kê gồm 10 khối (Phụ lục 7).
2. Khối thi đua có Khối trưởng, Khối phó và các thành viên trong Khối; Khối trưởng, Khối phó được các thành viên trong Khối bầu chọn theo nguyên tắc luân phiên để phối hợp điều hành hoạt động thi đua trong Khối. Hằng năm, trên cơ sở đề nghị của Khối thi đua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét công nhận đơn vị Khối trưởng, Khối phó.
3. Hoạt động của Khối thi đua
a) Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ chính trị được giao và nội dung phong trào thi đua do Bộ trưởng phát động, Khối trưởng, Khối phó phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch, tiêu chí thi đua phù hợp; tổ chức ký kết giao ước thi đua, triển khai các hoạt động của Khối thi đua; sơ kết, tổng kết, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong Khối thi đua.
b) Tổ chức đánh giá, bình xét, suy tôn các tập thể có thành tích tiêu biểu.
c) Khi tổ chức hoạt động thi đua theo chuyên đề, các Khối thi đua xây dựng kế hoạch, nội dung và phối hợp với thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ để triển khai thực hiện.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực