Chương III Thông tư 143/2023/TT-BQP: Hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật
Số hiệu: | 143/2023/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Phan Văn Giang |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Ngày 27/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Theo đó, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thông tư 143/2023/TT-BQP gồm:
- Trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định (trừ trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu);
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y cấp trung đoàn trở lên hoặc bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật;
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
(Trong khi đó, tại Thông tư 16/2020/TT-BQP thì các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
- Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.)
Các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo Thông tư 143/2023/TT-BQP gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
- Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;
- Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Xem thêm Thông tư 143/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 thay thế Thông tư 16/2020/TT-BQP . Khi có văn bản mới thay thế các văn bản được chỉ dẫn trong Thông tư 143/2023/TT-BQP thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp do thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ huy mà để quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc quyền vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội đến mức bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Biết hoặc phát hiện dấu hiệu cấp dưới thuộc quyền có hành vi vi phạm nhưng không có biện pháp kịp thời ngăn chặn;
b) Bao che cho hành vi vi phạm của cấp dưới.
3. Trường hợp người vi phạm đã chết, căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh và tính chất vụ việc để xử lý trách nhiệm của người chỉ huy theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
1. Người chỉ huy nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai nguyên tắc, quy định hoặc ra mệnh lệnh vượt quá quyền hạn thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Sử dụng các phương tiện, trang bị của Quân đội để thực hiện hành vi vi phạm;
b) Đã được can ngăn, nhắc nhở nhưng vẫn cố tình vi phạm;
c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Không chấp hành mệnh lệnh hoặc không thực hiện nhiệm vụ khi người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp có thẩm quyền giao thì bị kỷ luật cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
d) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Khi được người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền ra lệnh hoặc giao nhiệm vụ nhưng chấp hành không đầy đủ, lơ là, tùy tiện, chậm trễ gây trở ngại cho việc chỉ huy, ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
d) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.
1. Gây khó khăn hoặc xúi giục nhằm cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong sẵn sàng chiến đấu;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Người nào xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của đồng đội trong quan hệ công tác thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy hoặc cấp trên;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây tổn hại sức khỏe.
1. Người nào trong quan hệ công tác có hành động hành hung, xúc phạm đến thân thể của đồng đội thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy hoặc cấp trên;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe.
1. Người nào vắng mặt trái phép thì bị kỷ luật khiển trách.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan.
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Trong sẵn sàng chiến đấu;
đ) Gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
3. Vi phạm trong trường hợp sau thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
Tái phạm và đã bị xử lý kỷ luật hình thức cao nhất được quy định tại khoản 2 của Điều này.
1. Người nào đào ngũ thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
đ) Khi đang làm nhiệm vụ.
1. Tự gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của mình, giả bị bệnh hoặc dùng các hình thức gian dối khác để trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ được giao thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm đến tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia.
1. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 15 ngày đến dưới 30 ngày so với thời gian quy định thì bị kỷ luật khiển trách.
2. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 30 ngày đến dưới 90 ngày so với thời gian quy định thì bị kỷ luật cảnh cáo đến giáng cấp bậc quân hàm.
3. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định thì bị kỷ luật tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
1. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước thì bị kỷ luật từ cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
a) Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
1. Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo nhằm lừa dối cấp trên, bao che, trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị hoặc ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự người khác;
c) Bản thân đang thực hiện nhiệm vụ quan trọng;
đ) Trong khu vực có tình hình an ninh chính trị mất ổn định.
1. Tự ý bỏ vị trí hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm.
a) Trong sẵn sàng chiến đấu;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Chấp hành không nghiêm các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm trong trường hợp bảo vệ mục tiêu quan trọng thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm.
1. Vi phạm các quy định phòng chống cháy nổ; bảo đảm an toàn trong huấn luyện, công tác, lao động, học tập, sinh hoạt và an toàn giao thông thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Là người có chuyên môn nghiệp vụ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc ngăn chặn hậu quả;
c) Để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản.
1. Để xảy ra mất an toàn về người, vũ khí, trang bị, phương tiện, tài sản thì bị kỷ luật từ cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Là người có chuyên môn nghiệp vụ về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự.
1. Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Trong chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu;
c) Không có biện pháp tích cực ngăn chặn.
1. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị.
1. Khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
d) Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
1. Trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
a) Từ 10.000.000 (mười triệu) đồng đến 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng thì bị kỷ luật khiển trách;
b) Từ trên 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng đến dưới 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng thì bị kỷ luật cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Gây thiệt hại từ 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng đến dưới 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
Vi phạm chính sách tù binh, hàng binh, ngược đãi tù binh, hàng binh thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức.
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân có giá trị dưới 2.000.000 (hai triệu) đồng thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
1. Vi phạm các quy định của Bộ Quốc phòng về sinh hoạt, học tập, công tác, lễ tiết tác phong quân nhân thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia.
1. Vi phạm pháp luật về trật tự công cộng thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia.
1. Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc say rượu, bia làm ảnh hưởng đến phong cách quân nhân thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Say rượu, bia khi đang thực hiện nhiệm vụ; làm mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị;
d) Say rượu, bia làm mất trật tự công cộng, mất đoàn kết quân dân gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng.
1. Người chỉ huy tổ chức cho quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng làm kinh tế trái quy định của Quân đội thì bị kỷ luật cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Làm ảnh hưởng đến hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị;
c) Gây hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng.
Người có các hành vi vi phạm liên quan đến ma túy như: Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng, sử dụng trái phép chất ma túy thì bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
1. Vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương đến giáng chức, cách chức
a) Quản lý, sử dụng trang bị, hạ tầng công nghệ thông tin sai quy định để xảy ra mất mát, hư hỏng hoặc làm các hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị không hoạt động, mất an toàn thông tin, an ninh mạng;
b) Sử dụng các trang thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị di động thông minh có truy cập vào Internet để tạo lập, xử lý, lưu trữ hoặc cung cấp, trao đổi các tài liệu quân sự có nội dung chưa được phép phổ biến trên mạng Internet và các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan;
c) Vi phạm quy định về kết nối liên thông giữa mạng máy tính quân sự và mạng Internet;
d) Sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet hoặc sử dụng máy tính Internet để kết nối vào mạng máy tính quân sự gây ra hậu quả làm lộ lọt thông tin, mất an toàn thông tin, an ninh mạng;
đ) Không chấp hành hoặc có hành vi cản trở các cơ quan chức năng trong việc, triển khai các giải pháp để quản lý bảo đảm công nghệ thông tin, an toàn thông tin, an ninh mạng theo quy định của pháp luật và Quân đội;
e) Tự ý sửa chữa, thay thế, lắp mới, tráo đổi thành phần cứng hoặc tự ý cài đặt, cập nhật, nâng cấp, gỡ bỏ, thay đổi tính năng, vô hiệu hóa hoạt động các phần mềm, ứng dụng, dịch vụ trên các trang bị công nghệ thông tin, hệ thống thông tin làm mất an toàn thông tin, an ninh mạng.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật tự giáng cấp bậc quân hàm đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
b) Sử dụng các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán, bình luận, chia sẻ những thông tin trái quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật quân sự; tin có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm danh dự cá nhân, uy tín tổ chức làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quân nhân, đơn vị; tham gia các diễn đàn, nhóm liên quan đến tội phạm, tổ chức phản động, chống đối chính trị;
c) Cố tình phát tán mã độc hoặc thực hiện các hoạt động tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin.
1. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép; cho vay nặng lãi dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Cho thuê địa điểm đánh bạc.
Ngoài các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư này, nếu người vi phạm có hành vi vi phạm khác, vi phạm kỷ luật Quân đội hoặc pháp luật Nhà nước tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản đối với hành vi vi phạm thì căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật tương ứng từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc.
1. Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương.
2. Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức đến giáng cấp bậc quân hàm.
Người nào vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân, tử hình thì đương nhiên bị tước danh hiệu quân nhân (đối với quân nhân), buộc thôi việc (đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.