Chương II Thông tư 143/2023/TT-BQP: Hình thức kỷ luật và thẩm quyền xử lý
Số hiệu: | 143/2023/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Phan Văn Giang |
Ngày ban hành: | 27/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Ngày 27/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Theo đó, các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thông tư 143/2023/TT-BQP gồm:
- Trong thời gian nghỉ theo chế độ quy định (trừ trường hợp nghỉ chuẩn bị hưu);
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y cấp trung đoàn trở lên hoặc bệnh viện, trung tâm y tế từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản yêu cầu được xem xét xử lý kỷ luật;
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
(Trong khi đó, tại Thông tư 16/2020/TT-BQP thì các trường hợp chưa xem xét kỷ luật trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ;
- Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
- Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng;
- Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.)
Các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội từ ngày 15/02/2024
Các trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo Thông tư 143/2023/TT-BQP gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội;
- Vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, do điều kiện bất khả kháng;
- Vi phạm do chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
Xem thêm Thông tư 143/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 thay thế Thông tư 16/2020/TT-BQP . Khi có văn bản mới thay thế các văn bản được chỉ dẫn trong Thông tư 143/2023/TT-BQP thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với quân nhân chuyên nghiệp
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Hạ bậc lương;
e) Giáng cấp bậc quân hàm;
g) Tước danh hiệu quân nhân.
3. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan-binh sĩ
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng chức;
d) Cách chức;
đ) Giáng cấp bậc quân hàm;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
4. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
1. Tiểu đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách chiến sĩ.
2. Trung đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách đến tiểu đội trưởng và tương đương.
3. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, trạm trưởng trạm kiểm soát biên phòng và chức vụ tương đương được quyền:
a) Khiển trách đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 5,3;
b) Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng và tương đương; hạ sĩ quan đến cấp trung sĩ; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 4,9;
4. Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn; đồn trưởng, chính trị viên đồn biên phòng và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội; trạm trưởng biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thiếu tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,1;
b) Cảnh cáo đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 5,3;
c) Giáng cấp quân hàm từ binh nhất xuống binh nhì.
5. Trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
b) Cảnh cáo đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội; trạm trưởng biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thiếu tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,1;
c) Giáng chức, cách chức tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp trung sĩ.
6. Sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn; đồn trưởng, chính trị viên đồn biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
c) Giáng chức, cách chức đến phó tiểu đoàn trưởng, chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp thượng sĩ.
7. Tư lệnh, chính ủy Bộ Tư lệnh vùng Hải quân, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển được quyền
a) Khiển trách đến trung đoàn trường, lữ đoàn trưởng; chính ủy trung, lữ đoàn; hải đoàn trưởng, chính ủy hải đoàn và tương đương; sĩ quan đến cấp đại tá; quân nhân chuyển nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Cảnh cáo đến hải đội trưởng, chính trị viên hải đội và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
c) Giáng chức, cách chức đến thuyền trưởng, chính trị viên tàu có hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 và các chức vụ có cùng hệ số phụ cấp;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp thượng sĩ.
8. Tư lệnh, chính ủy các đơn vị: Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh 86; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; tư lệnh, chính ủy vùng Cảnh sát biển Việt Nam và tương đương;
b) Cảnh cáo đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; sĩ quan đến cấp đại tá; quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng (trừ các chức vụ quy định tại điểm a khoản này);
c) Giáng chức, cách chức đến phó trung đoàn trưởng, phó lữ đoàn trưởng, phó chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương.
d) Hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan đến thiếu tá; quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền nâng lương theo quy định của Bộ Quốc phòng;
9. Tư lệnh, chính ủy quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn; Chủ nhiệm, Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục II; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; tư lệnh, chính ủy vùng hải quân; chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và tương đương;
b) Cảnh cáo đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương, sĩ quan đến cấp đại tá, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng (trừ các chức vụ quy định tại điểm a khoản này);
c) Giáng chức, cách chức đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng; chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
d) Hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan đến cấp trung tá, quân nhân chuyên nghiệp đến trung tá, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền nâng lương theo quy định của Bộ Quốc phòng;
10. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có thẩm quyền xử lý kỷ luật như quy định tại khoản 9 Điều này và xử lý kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng ở các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng.
11. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xử lý kỷ luật với các đối tượng thuộc thẩm quyền theo quyền hạn.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực