Chương I Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT: Quy định chung
Số hiệu: | 14/2020/TT-BKHĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 25/02/2021 |
Ngày công báo: | 25/01/2021 | Số công báo: | Từ số 115 đến số 116 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo đó, việc xử lý rủi ro của Quỹ Phát triển DNNVV phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019.
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro bao gồm:
(1) DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
(2) DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
(3) DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp (1), (2).
(4) DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 25/02/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Mục I Chương III và Mục II Chương V Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây được viết tắt là Nghị định số 39/2019/NĐ-CP).
Trong Thông tư này, ngoài các thuật ngữ đã được quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hợp đồng cho vay trực tiếp” (sau đây được viết tắt là Hợp đồng) là thỏa thuận cho vay trực tiếp theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.
2. “Rủi ro” là tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản nợ của Quỹ do DNNVV không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
3. “Xử lý rủi ro” là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP để xử lý đối với khoản nợ của DNNVV bị rủi ro dẫn đến Quỹ không thể thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
4. “Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ” là việc Quỹ Phát triển DNNVV thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng đã ký.
5. “Gia hạn nợ” là việc Quỹ và DNNVV cùng thống nhất kéo dài thời gian trả nợ (gốc, lãi) trong Hợp đồng đã ký.
6. “Khoanh nợ” là việc Quỹ tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ (gốc, lãi) của DNNVV trong khoảng thời gian nhất định theo Hợp đồng đã ký.
7. “Nợ lãi” là khoản tiền lãi DNNVV chưa thanh toán cho Quỹ, được tính trên nợ gốc và mức lãi suất theo Hợp đồng đã ký.
8. “Xóa nợ lãi” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.
9. “Nợ gốc” là khoản tiền đã được Quỹ giải ngân cho DNNVV vay, nhưng DNNVV chưa hoàn trả cho Quỹ theo Hợp đồng đã ký.
10. “Xóa nợ gốc” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.
11. “Bán nợ” là việc Quỹ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản nợ của DNNVV cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
12. “Giá trị số sách của khoản nợ” là tổng giá trị số dư nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ của DNNVV (nếu có) được theo dõi trong sổ sách kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật.
13. “Bên mua nợ” là các tổ chức, cá nhân có chức năng mua bán, nợ theo quy định của pháp luật.
14. “Bên môi giới” là các tổ chức, cá nhân có chức năng môi giới mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.
15. “Xử lý tài sản bảo đảm” là việc Quỹ thực hiện các biện pháp xử lý đối với tài sản bảo đảm của DNNVV nhằm thu hồi khoản nợ (gốc, lãi) của DNNVV.
16. “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được Quỹ trích lập theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để dự phòng bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra do DNNVV không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng đã ký.
1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
3. DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Khi DNNVV vay vốn gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, DNNVV và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tiến hành kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập Biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.
2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV phải có xác nhận của các bên có liên quan và cần phải có các nội dung như sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.
3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.
4. Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.
This Circular provides guidance on treatment of risks arising the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF) as prescribed in Section I Chapter III and Section II Chapter V of the Government’s Decree No. 39/2019/ND-CP dated May 10, 2019 on organization and operation of the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF) (hereinafter referred to as “Decree No. 39/2019/ND-CP”).
1. The Small and Medium Enterprise Development Fund - SMEDF (hereinafter referred to as “Fund”);
2. Small- and medium-sized enterprises (hereinafter referred to as “SMEs”) getting loans from the Fund as prescribed in Section I Chapter III of Decree No. 39/2019/ND-CP;
3. Any organizations and individuals involved in the implementation of this Circular.
For the purpose of this Circular, in addition to the terms defined in Decree No. 39/2019/ND-CP, the terms below shall be construed as follows:
1. “direct lending contract” (hereinafter referred to as “contract”) means the direct lending agreement defined in Article 20 of Decree No. 39/2019/ND-CP.
2. “risk” means the possibility of a loss, associated with loans given by the Fund, resulting from a SME's failure or inability to meet part or all of repayment obligations on its loan (principal and/or interest) under the signed contract.
3. “risk treatment” means the adoption of the measures specified in Article 40 of Decree No. 39/2019/ND-CP for dealing with an SME’s loan debts (principal and/or interests) which cannot be recovered by the Fund under the signed contract.
4. “revision of payment periods/amounts” means the Fund’s making changes in periods for making payment of debts (principal and/or interest) or payment amounts (principal and/or interest) agreed upon in the signed contract.
5. “extension of repayment period” means the agreement made between the Fund and an SME on extension of the repayment period of debts (principal and/or interest) specified in the signed contract.
6. “debt charge-off” means the Fund’s declaration that a portion or all of an SME’s debt (principal and/or interest) will not be collected within a given period under the signed contract.
7. “outstanding interest” means interest which is calculated on the principal amount and according to the interest rate specified in the signed contract but has not yet been paid by the SME.
8. “outstanding interest write-off” means the Fund’s partial or total forgiveness of the outstanding interest owned by an SME under the signed contract.
9. “outstanding principal” means the remaining amount of the original loan disbursed by the Fund to an SME but has not yet been paid by that SME under the signed contract.
10. “outstanding principal write-off” means the Fund’s partial or total forgiveness of the outstanding principal owned by an SME under the signed contract.
11. “debt sale” means the Fund's transfer of a part or all of the rights to collect debt and other rights associated with an SME’s debt to a debt buyer and receipt of payment from the debt buyer.
12. “book value of debt" means total amount of outstanding principal and interest and any other financial liabilities associated with an SME’s debt, which is recorded in the accounting books of the Fund in accordance with regulations of law.
13. “debt buyer” means an entity that is licensed to buy/sell debts in accordance with regulations of law.
14. “broker” means an entity that is licensed to provide brokerage on buying or selling of debts in accordance with regulations of law.
15. “disposition of collateral” means the Fund’s adoption of measures for disposing of the collateral provided by the SME to recover debt (principal and/or interest).
16. “provision for risks” means an amount of money which is set aside by the Fund as prescribed in Decree No. 39/2019/ND-CP as the provision for covering losses which may arise from SMEs’ failure to repay debts under signed contracts.
Article 4. Risk treatment principles
The Fund’s treatment of risks must comply the principles laid down in Article 39 of the Decree No. 39/2019/ND-CP.
Article 5. Risk treatment consideration cases
1. SMEs suffer financial and/or property damage due to disasters, calamities, crop failure, epidemics, fire, war events or national state of emergency.
2. SMEs incur risks due to objective factors which directly affect their business operations resulting in their inability or failure to repay debts (principal and/or interest) under signed contracts.
3. SMEs have bad debts according to results of debt classification as prescribed in Clause 1 Article 37 of Decree No. 39/2019/ND-CP and fall into neither the case in Clause 1 nor the case in Clause 2 of this Article.
4. SMEs are declared bankrupt in accordance with current regulations of law.
Article 6. Determination of capital and asset damage
1. When an SME borrowing funds from the Fund incurs risk, the Fund shall play the leading role and cooperate with relevant parties, including the SME and competent authorities (if any), to examine and assess the risk and make a record of capital and asset damage incurred by that SME.
2. The record of capital and asset damage incurred by the SME must bear certifications of related parties and contain all the necessary information such as events, risks incurred, causes of risks, and the capital and asset damage level.
3. The level of capital and asset damage incurred by the SME is the cash value of assets and capital actually damaged or lost at the date of record.
4. The Fund is allowed to hire entities that are licensed to provide valuation services to determine the level of capital and asset damage incurred by the SME.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực