Thông tư 14/2019/TT-BXD về hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu: | 14/2019/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 26/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2020 |
Ngày công báo: | 27/01/2020 | Số công báo: | Từ số 105 đến số 106 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2019/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2019 |
HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng và Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng để xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
b) Các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng các quy định của Thông tư này để xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng của các dự án sử dụng vốn khác.
1. Chỉ số giá xây dựng gồm:
a) Chỉ số giá xây dựng theo loại công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá xây dựng của loại công trình theo thời gian.
b) Chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí gồm: chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí xây dựng của công trình theo thời gian; chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí thiết bị của công trình theo thời gian; chỉ số giá phần chi phí khác là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của một số loại chi phí như quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác của công trình theo thời gian.
c) Chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí gồm: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí phần vật liệu xây dựng của công trình theo thời gian; chỉ số giá nhân công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động chi phí phần nhân công xây dựng của công trình theo thời gian; chỉ số giá máy và thiết bị thi công xây dựng công trình là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động chi phí máy và thiết bị thi công xây dựng của công trình theo thời gian.
d) Chỉ số giá xây dựng theo loại vật liệu xây dựng chủ yếu là chỉ tiêu phản ánh biến động giá của loại vật liệu xây dựng chủ yếu theo thời gian.
2. Đối với công trình xây dựng cụ thể, việc tính toán toàn bộ hay một số các chỉ số giá nêu tại khoản 1 Điều này tùy thuộc mục đích, yêu cầu của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
1. Chỉ số giá xây dựng được xác định phải phản ánh khách quan và phù hợp với sự biến động về giá cả trên thị trường xây dựng tại các địa phương.
2. Việc xác định và công bố chỉ số giá xây dựng phải kịp thời, phù hợp với quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
3. Khi xác định chỉ số giá xây dựng để công bố thì phải lựa chọn được danh mục và số lượng công trình đại diện nhất định để tính toán.
4. Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong khoảng thời gian được lựa chọn, không tính đến một số khoản chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).
5. Cơ cấu chi phí sử dụng để tính toán chỉ số giá xây dựng phải phù hợp với cơ cấu chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, được tổng hợp từ các số liệu thống kê và được sử dụng cố định đến khi có sự thay đổi thời điểm gốc.
6. Việc quản lý, sử dụng chỉ số giá xây dựng phải tuân thủ các quy định có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
7. Trong quá trình xác định chỉ số giá, cơ quan chuyên môn về xây dựng cần rà soát, đánh giá các chỉ số giá tính toán với thông tin về chỉ số giá của khu vực, địa phương lân cận đảm bảo các chỉ số phù hợp với xu hướng biến động của thị trường khu vực và không có sự khác biệt quá lớn giữa các địa phương.
1. Xác định thời điểm tính toán gồm thời điểm gốc và thời điểm so sánh.
2. Lập danh mục chỉ số giá xây dựng cần xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào.
3. Thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu tính toán.
4. Xác định chỉ số giá xây dựng.
1. Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng dựng để UBND cấp tỉnh công bố gồm:
a) Thời điểm gốc là năm 2020. Bộ Xây dựng quy định về thời điểm khi thay đổi thời điểm gốc để các địa phương điều chỉnh cho phù hợp.
b) Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.
2. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời điểm so sánh cho phù hợp.
1. Việc lựa chọn số lượng và danh mục loại công trình theo loại hình công trình để công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đặc điểm loại hình công trình trên địa bàn. UBND cấp tỉnh căn cứ Danh mục các loại công trình tại Phụ lục số 3 kèm theo Thông tư này để lựa chọn và xác định danh mục các loại công trình tính chỉ số giá xây dựng công bố cho địa phương.
2. Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại công trình được xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không ít hơn 3 công trình. Công trình đại diện là công trình được đầu tư phổ biến trong loại hình công trình được xây dựng tại địa phương.
3. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho một công trình cụ thể thì công trình đó là công trình đại diện.
4. Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để tính toán chỉ số giá xây dựng được xác định theo nguyên tắc chi phí cho loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu đó phải chiếm tỷ trọng lớn (tổng tỷ trọng trên 80%) trong chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng của công trình.
1. Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí:
a) Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt bao gồm chi tiết các khoản mục chi phí.
b) Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng lao động, vật tư, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời điểm tính toán.
2. Yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào:
a) Giá vật liệu xây dựng: Giá vật liệu xây dựng được xác định theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng. Danh mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, nhãn mác. Đối với chỉ số giá xây dựng xác định cho công trình, giá vật liệu xây dựng được căn cứ theo công bố giá của địa phương. Trường hợp địa phương chưa công bố thì giá vật liệu xây dựng được thu thập trên thị trường nhưng phải đảm bảo phù hợp với khu vực xây dựng công trình, chủng loại, quy cách, nhãn mác vật liệu sử dụng cho công trình đó và các yêu cầu xác định giá vật liệu xây dựng theo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.
b) Giá nhân công xây dựng được xác định theo đơn giá nhân công xây dựng do UBND cấp tỉnh công bố. Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa công bố thì căn cứ theo phương pháp xác định giá nhân công xây dựng do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xác định.
c) Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được xác định theo giá ca máy, giá thuê máy và thiết bị thi công do UBND cấp tỉnh công bố. Trường hợp UBND cấp tỉnh chưa công bố thì căn cứ theo phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công do Bộ Xây dựng hướng dẫn để xác định. Danh mục máy và thiết bị thi công đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, công suất và xuất xứ.
3. Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng:
a) Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí: Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời điểm gốc. Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đổi về mặt bằng giá ở thời điểm gốc.
b) Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể: Giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng loại, quy cách, nhãn mác. Giá các loại nhân công xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại thợ, cấp bậc thợ thực hiện công việc. Giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, công suất, xuất xứ máy.
1. Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức độ biến động giá (chỉ số giá xây dựng) của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng. Việc tính toán các chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo hướng dẫn nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc tính toán chỉ số giá xây dựng chung toàn tỉnh, thành phố hoặc tính toán chỉ số giá xây dựng cho từng khu vực thuộc địa bàn tỉnh, thành phố và tổng hợp lại để có chỉ số giá xây dựng chung. Việc phân chia khu vực để tính chỉ số giá xây dựng do các tỉnh, thành phố quyết định theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm thị trường xây dựng tại địa phương hoặc theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
3. Chỉ số giá xây dựng vùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.
4. Chỉ số giá xây dựng quốc gia được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng vùng với quyền số tương ứng.
5. Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở cơ cấu chi phí của công trình đó, giá cả (hoặc chỉ số giá) các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và khu vực xây dựng công trình.
6. Cơ cấu chi phí để xác định chỉ số giá làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng được căn cứ theo cơ cấu giá trong hợp đồng. Trường hợp chưa đủ chi tiết để xác định cơ cấu chi phí theo giá trong hợp đồng thì xác định theo dự toán gói thầu hoặc dự toán công trình được duyệt.
1. Bộ Xây dựng xác định chỉ số giá vùng (liên tỉnh), chỉ số giá quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức xác định các loại chỉ số giá xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 2 tại Thông tư này.
3. Việc xác định, thỏa thuận chỉ số giá xây dựng công trình chưa có trong danh mục do Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thực hiện theo quy định lại khoản 4 Điều 18 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ.
1. Thẩm quyền và tần suất ban hành, công bố chỉ số giá xây dựng:
a) Chỉ số giá xây dựng vùng, chỉ số giá xây dựng quốc gia do Bộ Xây dựng ban hành theo quý và năm theo bảng 1.1 của Phụ lục số 4 Thông tư này.
b) Các loại chỉ số giá xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này do UBND cấp tỉnh công bố theo tháng, quý và năm theo các bảng 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 của Phụ lục 4 Thông tư này.
2. Thời điểm ban hành, công bố:
a) Đối với các chỉ số giá xây dựng được công bố theo tháng: việc công bố được thực hiện vào tuần thứ ba của tháng sau.
b) Đối với các chỉ số giá xây dựng được ban hành, công bố theo quý: việc công bố được thực hiện vào tuần thứ ba của tháng đầu quý sau.
c) Đối với các chỉ số giá xây dựng được ban hành, công bố theo năm: việc công bố được thực hiện vào tuần thứ ba của tháng đầu năm sau.
3. Ban hành, công bố chỉ số giá xây dựng:
a) Các chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành phải được công bố trên trang điện tử của Bộ Xây dựng trong thời hạn chậm nhất 02 ngày kể từ ngày có quyết định ban hành:
b) Các chỉ số giá xây dựng do UBND cấp tỉnh công bố phải được công bố trên trang điện tử của cơ quan quản lý xây dựng của địa phương trong thời hạn chậm nhất 02 ngày kể từ ngày có quyết định công bố.
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức việc xác định và công bố các chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng.
3. Tổ chức lưu trữ thông tin chỉ số giá xây dựng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phục vụ quản lý, kiểm soát, tạo thị trường minh bạch.
4. Ban hành chỉ số giá xây dựng vùng (liên tỉnh), chỉ số giá xây dựng quốc gia.
1. Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này và bố trí nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách để tổ chức xác định và công bố các chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Giao cho cơ quan chuyên môn về xây dựng tổ chức thực hiện một số công việc sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan căn cứ hướng dẫn của Thông tư này và tình hình biến động giá xây dựng của địa phương tổ chức xác định các chỉ số giá xây dựng làm cơ sở để UBND cấp tỉnh công bố. Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định để xác định chỉ số giá xây dựng. Tổ chức tư vấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm cung cấp.
b) Tổ chức việc theo dõi thường xuyên các thông tin về giá cả thị trường xây dựng tại địa phương; cập nhật, lưu trữ và gửi về Bộ Xây dựng các thông tin về giá cả thị trường xây dựng tại địa phương định kỳ hàng tháng.
3. Công bố các chỉ số giá xây dựng theo định kỳ tháng, quý, năm, đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Thời điểm công bố các chỉ số giá xây dựng theo quy định tại Thông tư này kể từ tháng 1/2021. Để thực hiện chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng khi thay đổi thời điểm gốc, trong năm 2021 thực hiện công bố chỉ số giá xây dựng theo loại hình công trình, cơ cấu chi phí, yếu tố chi phí với năm gốc 2020 theo quy định tại Thông tư này và năm gốc đã lựa chọn công bố theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng. Phương pháp chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng khi thay đổi thời điểm gốc quy định tại Phụ lục số 2 của Thông tư này.
Tổ chức xác định chỉ số giá xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Thông tư này đảm bảo tính khách quan, chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý và tự chịu trách nhiệm về việc áp dụng. Trường hợp cần thiết có thể thuê tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định để xác định chỉ số giá xây dựng. Tổ chức tư vấn xác định chỉ số giá xây dựng chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật trong việc đảm bảo tính chính xác, hợp lý của các chỉ số giá xây dựng do mình xác định.
1. Việc chuyển tiếp xác định, sử dụng chỉ số giá xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Trong thời gian chưa xác định được cơ cấu chi phí theo thời điểm lựa chọn làm gốc quy định tại Thông tư này, cơ quan chuyên môn về xây dựng tiếp tục tính toán, xác định công bố các chỉ số giá xây dựng theo phương pháp quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng trình UBND cấp tỉnh ban hành đến hết năm 2020.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 2 năm 2020.
2. Các nội dung quy định liên quan đến chỉ số giá xây dựng tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 của Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng hết hiệu lực kể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
1. Xác định các chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí
1.1 Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền theo công thức sau:
Trong đó:
- Pvlj: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
- KVLj: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;
- m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.
Tỷ trọng chi phí bình quân (Pvlj) của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.
Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định như sau:
Trong đó:
- : tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;
- : chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện thứ i.
Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có thể bao gồm những loại sau: Xi măng, cát xây dựng, đá xây dựng, gỗ xây dựng, gạch xây dựng, gạch ốp lát, thép xây dựng, vật liệu bao che, vật tư điện, vật tư nước, nhựa đường, cửa khung nhựa/nhôm, kính, sơn.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng lựa chọn loại vật liệu chủ yếu để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng (KVLj) được tính bằng bình quân các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.
Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
1.2. Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC) xác định bằng bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại bậc thợ chủ yếu của công trình hoặc loại công trình.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình, loại công trình xây dựng để lựa chọn loại bậc thợ nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân công xây dựng công trình cho phù hợp.
Chỉ số giá nhân công xây dựng của từng loại bậc thợ chủ yếu xác định bằng tỷ số giữa đơn giá ngày công của nhân công xây dựng tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
1.3. Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền, cụ thể như sau:
- PMk: tỷ trọng chi phí của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;
- KMk: chỉ số giá của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k
- f: số máy thi công xây dựng chủ yếu.
Tổng các tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu bằng 1.
Tỷ trọng chi phí của từng máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện. Công thức xác định như sau:
Trong đó:
- : tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i;
- : chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i.
Các máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: máy làm đất, máy vận chuyển, máy nâng hạ, máy phục vụ công tác bê tông, máy gia công kim loại, máy phục vụ công tác cọc, máy đào hầm, máy làm đường.
Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các máy thi công xây dựng chủ yếu có thể bổ sung để tính toán cho phù hợp.
Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.
2. Xác định các chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí
2.1 Chỉ số giá phần xây dựng (IXD) xác định theo công thức:
(1.5)
Trong đó: PVL, PNC, PMTC - Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện;
Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.
KVL, KNC, KMTC: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện.
Cách xác định các thành phần của công thức (1.5) như sau:
- Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình (KVL, KNC, KMTC) xác định theo hướng dẫn tại Mục 1 nêu trên.
- Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC) được xác định như sau:
Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC), máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.
Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác định như sau:
|
(1.6) |
|
(1.7) |
|
(1.8) |
Trong đó:
- PVLi, PNCi, PMTCi: tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i;
- GVLi, GNCi, GMTCi: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;
- GTti: tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i.
Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công.
2.2 Chỉ số giá phần thiết bị công trình (ITB) được xác định theo công thức
(1.9)
Trong đó:
- PSTB, PLĐ: tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn;
- KSTB, KLĐ: hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn.
Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.
Giá thiết bị xác định theo phương pháp điều tra, thống kê số liệu giá cả của những loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều trên thị trường, hoặc có thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá của cơ cấu sản xuất thiết bị.
Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí mua sắm thiết bị. Ví dụ đối với các công trình xây dựng dân dụng: hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa v.v.; đối với các công trình xây dựng công nghiệp: dây chuyền công nghệ sản xuất chính v.v.
Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có) xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng.
2.3. Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- PKMKs: tỷ trọng bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng chi phí các khoản mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;
- KKMKs: hệ số biến động chi phí của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong chi phí khác của các công trình đại diện;
- e: số khoản mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.
Các khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện, ví dụ đối với công trình xây dựng dân dụng, những khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác như chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát thi công.
Đối với những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng < 2% trong tổng chi phí khác của công trình đại diện thì có thể không sử dụng để tính.
Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị thi các hệ số biến động của chúng được lấy bằng chỉ số giá phần xây dựng hoặc chỉ số giá phần thiết bị tương ứng.
Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của chỉ số giá phần xây dựng và chỉ số giá phần thiết bị.
3. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình
Chỉ số giá xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:
(1.11)
Trong đó:
- PXD, PTB, PCPK: tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn; Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.
- IXD, ITB, ICPK: chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác của công trình đại diện lựa chọn.
Cách xác định các thành phần của công thức (1.11) như sau:
- Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác (IXD, ITB, ICPK) xác định theo hướng dẫn tại điểm 2 Phụ lục này.
- Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác (PXD, PTB, PCPK) được xác định như sau:
Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD), chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác (PCPK) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện trong loại công trình.
Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện đó so với tổng các chi phí này của công trình. Công thức xác định như sau:
(1.12)
(1.13)
(1.14)
Trong đó:
- PXDi, PTBi, PCPKi: tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác so với tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;
- GXDi, GTBi, GCPKi: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i;
- GXDCTi: tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình đại diện thứ i.
Các số liệu về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.
4. Tổng hợp xác định chỉ số giá cho địa phương (trường hợp có phân chia khu vực tính toán)
Trong trường hợp địa phương có phân chia nhiều khu vực để xác định chỉ số giá xây dựng, việc tổng hợp các chỉ số giá xây dựng các khu vực thành chỉ số giá xây dựng chung cho địa phương thực hiện theo công thức sau:
Trong đó: PKVt - Tỷ trọng giá trị vốn đầu tư xây dựng của khu vực t trong tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng của địa phương trong năm trước năm tính toán;
IKVt - Chỉ số giá xây dựng của khu vực t;
n - Số khu vực thuộc địa phương;
Việc tính toán chỉ số giá xây dựng khu vực được thực hiện như ở phần trên.
PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIÁ TRỊ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG KHI THAY ĐỔI THỜI ĐIỂM GỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
1. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về gốc 2020 như sau:
Giá trị chỉ số giá theo năm gốc 2020 |
= |
Giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố |
× |
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020 |
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư 06/2016/TT-BXD |
2. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng kỳ công bố năm gốc 2020 về năm gốc đã lựa chọn theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng như sau:
Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc lựa chọn theo Thông tư 06/2016/TT-BXD |
= |
Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc 2020 |
× |
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư 06/2016/TT-BXD |
Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020 |
DANH MỤC LOẠI CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
STT |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH |
I |
Công trình dân dụng |
1 |
Công trình nhà ở |
2 |
Công trình giáo dục |
3 |
Công trình văn hóa |
4 |
Công trình trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội |
5 |
Công trình y tế |
6 |
Công trình thể thao |
7 |
Nhà ga |
II |
Công trình công nghiệp |
1 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo |
3 |
Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản |
4 |
Công trình dầu khí |
5 |
Công trình năng lượng |
6 |
Công trình hóa chất |
7 |
Công trình công nghiệp nhẹ |
III |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
1 |
Công trình cấp nước |
2 |
Công trình thoát nước |
3 |
Công trình xử lý chất thải rắn |
4 |
Tuyến cống thoát nước mưa, nước thải |
5 |
Công trình chiếu sáng công cộng |
6 |
Đường cáp truyền tín hiệu viễn thông |
IV |
Công trình giao thông |
1 |
Công trình đường bộ |
2 |
Công trình đường sắt |
3 |
Công trình cầu |
4 |
Công trình hầm |
5 |
Công trình đường thủy nội địa |
6 |
Công trình hàng hải |
7 |
Công trình hàng không |
V |
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn |
1 |
Công trình thủy lợi |
2 |
Công trình đê điều |
Ghi chú:
- Căn cứ vào những công trình được xây dựng phổ biến trên địa bàn địa phương để lựa chọn danh mục công trình để công bố chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.
- Trong danh mục loại công trình cần thể hiện chi tiết về đặc điểm chung để phân biệt về mặt kỹ thuật của loại công trình (ví dụ loại công trình cầu (cầu bê tông, cầu thép); loại công trình đường (đường bê tông tông xi măng, đường bê tông nhựa)).
CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng)
Bảng 1.1: CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG VÙNG, QUỐC GIA
STT |
Loại công trình |
Chỉ số giá vùng/quốc gia quý ... năm ... so với: |
||
Năm gốc 20... |
Cùng kỳ năm trước |
Quý trước |
||
|
A |
1 |
2 |
3 |
1 |
Công trình dân dụng |
|
|
|
1 |
Công trình nhà ở |
|
|
- |
2 |
Công trình giáo dục |
|
|
|
.. |
…….. |
|
|
|
2 |
Công trình công nghiệp |
|
|
|
1 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
|
|
|
2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo |
|
|
|
… |
…….. |
|
|
|
3 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
1 |
Công trình cấp nước |
|
|
|
2 |
Công trình thoát nước |
|
|
|
… |
…….. |
|
|
|
4 |
Công trình giao thông |
|
|
|
1 |
Công trình đường bộ |
|
|
|
2 |
Công trình cầu |
|
|
|
…. |
…….. |
|
|
|
5 |
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
|
|
1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
|
2 |
Công trình đê điều |
|
|
|
…. |
…….. |
|
|
|
Bảng 1.2: CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Đơn vị tính: %
TT |
Loại công trình |
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với |
|
Năm gốc 20... |
Tháng (quý, năm) trước |
||
1 |
Công trình dân dụng |
|
|
1 |
Công trình nhà ở |
|
|
2 |
Công trình giáo dục |
|
|
.. |
…….. |
|
|
2 |
Công trình công nghiệp |
|
|
1 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
|
|
2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo |
|
|
… |
…….. |
|
|
3 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 |
Công trình cấp nước |
|
|
2 |
Công trình thoát nước |
|
|
… |
…….. |
|
|
4 |
Công trình giao thông |
|
|
1 |
Công trình đường bộ |
|
|
2 |
Công trình cầu |
|
|
…. |
…….. |
|
|
5 |
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
|
1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
2 |
Công trình đê điều |
|
|
…. |
…….. |
|
|
Bảng 1.3: CHỈ SỐ GIÁ PHẦN XÂY DỰNG
Đơn vị tính: %
TT |
Loại công trình |
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với |
|
Năm gốc 20... |
Tháng (quý, năm) trước |
||
1 |
Công trình dân dụng |
|
|
1 |
Công trình nhà ở |
|
|
2 |
Công trình giáo dục |
|
|
.. |
…….. |
|
|
2 |
Công trình công nghiệp |
|
|
1 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
|
|
2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo |
|
|
… |
…….. |
|
|
3 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
|
1 |
Công trình cấp nước |
|
|
2 |
Công trình thoát nước |
|
|
… |
…….. |
|
|
4 |
Công trình giao thông |
|
|
1 |
Công trình đường bộ |
|
|
2 |
Công trình cầu |
|
|
…. |
…….. |
|
|
5 |
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
|
1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
2 |
Công trình đê điều |
|
|
…. |
…….. |
|
|
Bảng 1.4: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG
Đơn vị tính: %
STT |
Loại công trình |
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với |
|||||
Năm gốc 20.... |
Tháng (quý, năm) trước |
||||||
Vật liệu |
Nhân công |
Máy TC |
Vật liệu |
Nhân công |
Máy TC |
||
1 |
Công trình dân dụng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình nhà ở |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình giáo dục |
|
|
|
|
|
|
.. |
…….. |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình công nghiệp |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình sản xuất vật liệu xây dựng |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo |
|
|
|
|
|
|
… |
…….. |
|
|
|
|
|
|
3 |
Công trình hạ tầng kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình cấp nước |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình thoát nước |
|
|
|
|
|
|
… |
…….. |
|
|
|
|
|
|
4 |
Công trình giao thông |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình đường bộ |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình cầu |
|
|
|
|
|
|
…. |
…….. |
|
|
|
|
|
|
5 |
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công trình thủy lợi |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công trình đê điều |
|
|
|
|
|
|
…. |
…….. |
|
|
|
|
|
|
Bảng 1.5: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Đơn vị tính: %
STT |
Loại vật liệu |
Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với |
|
Năm gốc 20.... |
Tháng (quý, năm) trước |
||
1 |
Xi măng |
|
|
2 |
Cát xây dựng |
|
|
3 |
Đá xây dựng |
|
|
4 |
Gạch xây |
|
|
5 |
Gạch lát |
|
|
6 |
Gỗ xây dựng |
|
|
7 |
Thép xây dựng |
|
|
8 |
Nhựa đường |
|
|
9 |
Vật liệu tấm lợp, bao che |
|
|
10 |
Cửa khung nhựa /nhôm |
|
|
11 |
Kính |
|
|
12 |
Sơn |
|
|
13 |
Vật tư ngành điện |
|
|
14 |
Vật tư, đường ống nước |
|
|
MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 14/2019/TT-BXD |
Hanoi, December 26, 2019 |
PROVIDING INSTRUCTIONS ON DETERMINATION AND ADMINISTRATION OF CONSTRUCTION PRICE INDICES
Pursuant to the Government's Decree No. 81/2017/ND-CP dated July 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government’s Decree No. 68/2019/ND-CP dated August 14, 2019 on administration of investment and construction expenses;
Upon the request of the Director of Institute of Construction Economics and the Director of Construction Economics Department;
Minister of Construction hereby promulgates the Circular as a manual for determination and administration of construction price indices.
Article 1. Scope and subjects of application
1. Scope of application: This Circular provides instructions for determination and administration of construction price indices for the purposes of identifying and adjusting total investment, construction cost estimates, construction package prices, contract value, converting investment capital and managing investment costs.
2. Subjects of application:
a) Entities and persons involved in determination and administration of construction price indices of investment and construction projects funded by state budget and non-budgetary capital, and other public-private partnership (PPP) investment projects.
b) Other entities and persons are encouraged to apply this Circular to determination and administration of construction price indices for projects funded by other capital sources.
Article 2. Classification of construction price indices
1. Price indices, including:
a) Construction price index by a building type refers to an indicator showing the extent of fluctuation in total cost of a classification of construction works or projects over time.
b) Construction price index by cost structure, including construction cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in costs of construction activities over time; equipment cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in costs of building equipment used in a construction work over time; other cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in several costs, e.g. project management and investment consulting and other costs, of a construction work over time.
c) Construction price index by cost factor, including building material cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in costs of building materials used in a construction work over time; building labor cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in costs of personnel working for a construction work over time; building machinery and equipment cost index referring to an indicator showing the level of fluctuation in costs of machines and equipment items for use at a construction work over time.
d) Construction price index by main building material type refers to an indicator showing the level of fluctuation in costs of main building materials over time.
2. With respect to a particular construction project, calculation of all or some indices stated in clause 1 of this Article shall depend on purposes and requirements of administration of investment and construction expenses.
Article 3. Principles for determination and administration of construction price indices
1. Once already being determined, a construction price index must reflect any fluctuation in local market prices in a fair and appropriate manner.
2. Determination and public disclosure of construction price indices must be timely and conformable to regulations on administration of construction investment expenses.
3. It shall be obliged that a particular list and quantity of representative construction works are defined before calculation and public disclosure of a construction price index.
4. A construction price index is calculated according to a mean formula during the specified period of time without taking into account several costs of compensation, support and resettlement, lending interest incurred during construction period and initial outlay. A construction price index is expressed in percent (%).
5. Cost structure used for calculation of construction price indices must correspond to the cost structure covered by regulations on administration of construction investment expenses, be based on statistical data and be used in a stable manner until there is any change in a benchmark point of time.
6. Management and use of construction price indices must comply with regulations related to management of construction investment expenses.
7. During the process of determining price indices, entities specialized in construction need to carry out review and assessment of these price indices by using information about those of adjacent regions or localities in order to ensure they adapt to tendencies of fluctuation in the regional market and there is none of great difference between local price indices.
DETERMINATION OF CONSTRUCTION PRICE INDICES
1. Determining the calculation point of time, including the benchmark and comparison points of time.
2. Making a list of construction price indices in question and choosing input factors.
3. Collecting and processing data and figures needed for calculation of construction price indices.
4. Determining construction price indices.
1. Time of determination of construction price indices to be publicized by provincial-level People’s Committees shall include:
a) Benchmark point of time is the year 2020. Ministry of Construction shall update their regulations on time of determination of construction price indices in case of any change in the benchmark point of time so that they are adjusted to local contexts.
b) Comparison point of time is a month, quarter or year of publication of construction price indices compared to the benchmark point of time.
2. In order to determine a price index for use in a particular construction project, the project owner shall rely on progress and conditions for implementation of that project to decide on the proper benchmark or comparison point of time.
Article 6. Listing of construction work or project classifications and selection of input cost factors
1. Quantifying and listing out classifications of construction works and projects by their types before publication thereof shall be subject to administration requirements, regulations on administration of investment and construction projects as well as construction investment expenses, and particular characteristics of local construction projects. Provincial-level People’s Committees shall rely on the Classification List of construction works or projects in Appendix 3 hereto to decide to choose the classification list of construction works or projects as subjects of calculation of construction price indices to be publicized within their remit.
2. In order to calculate a construction price index for a type of construction work or project, it shall be obliged that construction works or projects typical for such type must be chosen. The number of construction works or projects typical for a building type shall be determined, depending on particular local conditions, but shall not be less than 3. Typical construction works or projects are those commonly developed out of others of the same type at a locality.
3. If a price index is determined for a particular construction work or project, such work or project is a typical one.
4. Typical input cost factors are costs of main building materials, labor and machinery used by a single construction work or project, or construction works or projects of the same type. Main building materials, labor or machines are selected for the purpose of calculation of construction price indices according to the principles in which costs thereof must be greater in proportion than costs of corresponding ones used for construction works or projects (80% in total).
Article 7. Collection and processing of data and figures needed for calculation of construction price indices
1. Requirements concerning collection of data and figures needed for determination of cost structures:
a) Data about construction investment expenses, including total investment, cost estimates, finalization of construction investment costs incurred upon completion of construction works or projects (if any), which obtain approval must include expense-related entries and accounts.
b) Policies and regulations pertaining to administration of construction investment expenses, building labor, machinery or equipment, and other related costs, which remain in effect on the date of calculation.
2. Requirements concerning information about market prices of input factors:
a) Costs of building materials: Building material costs shall be calculated as per Ministry of Construction’s Circulars providing instructions on computation and administration of construction investment expenses. Building materials qualified to be listed as input values for use in calculation of construction price indices must be identical in terms of their types, formations and product markings or labels. As for calculation of construction price indices for construction works, building material costs shall be the same as those specified in local notices. If there is none of such local notices, these costs shall be market costs which are relevant to construction sites and appropriate in terms of types, formations, markings and labels of building materials used in these construction works, and conform to requirements concerning determination of building material costs in accordance with Ministry of Construction’s Circulars providing instructions on determination and administration of construction investment expenses.
b) Construction labor costs shall be calculated according to unit labor costs publicized by provincial-level People’s Committees. If there is none of public notices of such unit labor costs from provincial-level People’s Committees, construction labor costs shall be determined according to the method of determination of construction labor cost that is specified in the Ministry of Construction’s instructions.
c) Building machinery and equipment cost per shift may be determined according to machinery costs per shift, or costs of hiring of building machines and equipment, which are publicized by provincial-level People’s Committees. If there is none of public notices of the latter from provincial-level People’s Committees, the former shall be determined according to the method of determination of building machinery and equipment costs per shift that is specified in the Ministry of Construction’s instructions. Machines and equipment qualified to be listed as input values for calculation of construction price indices must be identical in terms of their type, capacity and origin.
3. Processing of data used for calculation of construction price indices:
a) Processing of figures and data used for determination of cost structure: Processing of collected data and figures shall include review, checking and correction of data, figures and estimated cost structure. Figures related to estimated cost structures must be converted according to the estimated cost structures regulated at the benchmark point of time. Data on total investment, cost estimate and final accounts of costs incurred upon completion of construction and investment projects (if any) must be converted to price levels determined at benchmark points of time.
b) Processing of information about input costs: Collected figures and data pertaining to input costs must be checked, reviewed and corrected in the following specific regulations: Costs of input materials of different kinds must be checked to ensure conformity in terms of their types, formations, markings and labels. Costs of input labor of different kinds must be checked to ensure conformity in terms of construction labor classes and ranks. Costs of machinery and equipment of different kinds per shift must be checked to ensure conformity in terms of their type, capacity and origin.
Article 8. Methods of calculation and determination of construction price indices
1. Construction price index shall be defined as the weighted geometric mean of rates of price (construction price index) fluctuation in typical input factors and corresponding weight values. Calculation of construction price indices shall be subject to instructions given in Appendix No. 1 hereto.
2. After considering characteristics of local markets, provincial-level People’s Committees shall decide the general construction price index for use in all cities and provinces, or separate construction price indices for use in particular areas within cities and provinces and then synthesize them to get the general construction price index. Division into multiple areas for the purpose of calculation of construction price indices shall be subject to decisions at the municipal or provincial level according to local characteristics of administrative subdivisions and construction markets, or conform to the Government’s regulations on regional division of region-specific minimum pay rates.
3. Regional construction price index shall be defined as the weighted geometric mean of construction price indices for use at provinces or centrally-affiliated cities within a region and corresponding weight values.
4. National construction price index shall be defined as the weighted geometric mean of construction price indices for use in specific regions and corresponding weight values.
5. Price index for a particular construction work shall be determined on the basis of cost structure of that construction work and input costs (or price indices) provided that it such index is relevant to work conditions and construction sites.
6. Cost structure used for calculation of a construction price index qualified to be adopted as a basis for contract value adjustment shall be based on contractual price structure. In case of lack of details necessary for determining the cost structure according to the contract value, such index shall be determined according to construction package cost estimate or construction cost estimate which has already been approved.
ADMINISTRATION OF CONSTRUCTION PRICE INDICES
Article 9. Authority over determination and calculation of construction price indices
1. Ministry of Construction shall be authorized to calculate and determine regional (inter-provincial) and national construction price indices.
2. Provincial-level People’s Committees shall authorize specialized construction authorities to take control of determining construction price indices under clause 1 of Article 2 herein.
3. Determination of and agreement on construction price indices that have not yet appeared in the list of price indices approved by the Ministry of Construction or provincial-level People’s Committees shall be subject to clause 4 of Article 18 in the Government’s Decree No. 68/2019/ND-CP dated August 14, 2019.
Article 10. Promulgation and public disclosure of construction price indices
1. Authority and frequency of promulgation and public disclosure of construction price indices:
a) Regional and national construction price indices shall be promulgated by the Ministry of Construction on a quarterly and yearly basis by using the table 1.1 in Appendix 4 herein.
b) Other construction price indices specified in clause 1 of Article 2 herein shall be publicized under the authority of provincial-level People’s Committees on a monthly, quarterly and yearly basis according to tables 1.2, 1.3, 1.4 and 1.5 in Appendix 4 herein.
2. Time of promulgation and public disclosure:
a) Construction price indices publicly disclosed on a monthly basis shall be publicized in the third week of the following month.
b) Construction price indices promulgated and publicly disclosed on a quarterly basis shall be publicized in the third week of the first month of the following quarter.
b) Construction price indices promulgated and publicly disclosed on a yearly basis shall be publicized in the third week of the first month of the following year.
3. Manners of promulgation and public disclosure of construction price indices:
a) Construction price indices promulgated under the authority of the Ministry of Construction shall be publicized on its website no later than 2 days after receipt of the approval decision;
b) Construction price indices promulgated under the authority of provincial-level People’s Committees shall be publicized on websites of local construction authorities not later than 2 days after receipt of the approval decision.
Article 11. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Guiding, inspecting and pushing localities to carry out calculation, determination and public disclosure of construction price indices as provided herein.
2. Providing training courses in determination and administration of construction price indices.
3. Retaining information about construction price indices of centrally-affiliated cities and provinces which is necessary for their administration, control and development of transparent markets.
4. Promulgating regional (inter-provincial) and national construction price indices.
Article 12. Responsibilities of provincial-level People’s Committees
1. Directing implementation of this Circular and use their regular budget expenditures for determination and public disclosure of construction price indices within their remit.
2. Authorizing their specialized construction affiliated agencies to perform the following activities:
a) Preside over and cooperate with other relevant units in taking into consideration instructions given in this Circular and situations of construction price fluctuation at localities in carrying out determination and calculation of construction price indices that they could be made available to the public. Where necessary, they may hire a competent cost management counseling body designated in accordance with regulations in force to determine and calculate construction price indices. This body shall be legally liable for quality of their services.
b) Take charge of regular oversight of information about local construction market prices; update, store and send Ministry of Construction information about local construction market prices on a monthly basis.
3. Publicly disclose construction price indices on a monthly, quarterly or yearly basis, and send them to the Ministry of Construction for its supervision and control. Time of public disclosure of construction price indices prescribed herein shall start from January 2021. In 2021, in order to carry out conversion of construction price index values in case of any change in the benchmark point of time, publicize construction price indices by types of construction works or projects, cost structures and cost factors with the benchmark year 2020 in accordance with regulations laid down herein and other point of time selected in accordance with the Circular No. 06/2016/TT-BXD dated March 10, 2016 of the Ministry of Construction. Methods of conversion of construction price index values employed in case of any change in the benchmark point of time shall be subject to regulations in Appendix No. 2 hereto.
Article 13. Responsibilities of owners of construction works or projects
Taking charge of determination and calculation of construction price indices as provided in clause 3 of Article 9 herein in order to ensure objectivity, accuracy and conformity to administrative requirements, and bearing their sole responsibility for use thereof. Where necessary, they may hire a competent cost management counseling body designated in accordance with regulations in force to determine and calculate construction price indices. This counseling body shall be responsible to the owner of construction work or project and laws for accuracy and rationality of construction price indices that they have determined and calculated.
Article 14. Transition provisions
1. Ongoing determination and use of construction price indices shall be subject to regulations laid down in Article 36 in the Government’s Decree No. 68/2019/ND-CP dated August 14, 2019 on administration of construction investment expenses.
2. During the period of pending determination of cost structures at benchmark points of time prescribed herein, construction authorities can continue to calculate, determine and publicly disclose construction price indices according to the methods regulated in the Circular No. 06/2016/TT-BXD dated March 10, 2016 of the Ministry of Construction, and then submit them to provincial-level People's Committees to put them to use till 2020.
1. This Circular shall enter into force on February 15, 2020.
2. Regulations regarding construction price indices specified in Article 20, 21, 22, 23 and 24 in the Circular No. 06/2016/TT-BXD dated March 10, 2016 of the Ministry of Construction, providing instructions on determination and administration of construction investment expenses, shall be abolished from this Circular's entry into force.
|
PP. MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực