Chương II Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT xử lý chất thải chăn nuôi tái sử dụng cho mục đích khác: Thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp để tái sử dụng cho mục đích khác
Số hiệu: | 12/2021/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 26/10/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 09/11/2021 | Số công báo: | Từ số 933 đến số 934 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn xử lý chất thải chăn nuôi
Ngày 26/10/2021, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác.
Theo đó, hướng dẫn việc xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
- Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:
+ Chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp như ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học,…;
+ Chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản.
Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Nước thải chăn nuôi:
+ Chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp như công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học, …;
+ Trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại;…
Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.
Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ phải thu gom để xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại phải thu gom, vận chuyển đến vị trí tập trung trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại và xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Việc thu gom chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được thực hiện hàng ngày đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, thu gom theo đợt đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm và cơ sở chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học;
c) Vị trí tập trung chất thải rắn trong khuôn viên cơ sở chăn nuôi trang trại để xử lý phải xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước, khu vực kho thức ăn chăn nuôi.
2. Nước thải chăn nuôi phải thu gom bằng hệ thống riêng để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
1. Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ
a) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;
b) Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;
c) Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xử lý nước thải chăn nuôi
a) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;
b) Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.
3. Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.
COLLECTION AND TREATMENT OF LIVESTOCK WASTE AND AGRICULTURAL BY-PRODUCTS IN ORDER TO BE REUSED FOR OTHER PURPOSES
Article 4. Collection of livestock waste
1. Collection of organic solid waste
a) Organic solid waste produced during household husbandry must be collected and treated according to the provisions of Point a Clause 1 Article 5 of this Circular in a manner that it does not cause environmental pollution;
b) Organic solid waste produced during concentrated husbandry must be collected and transported to a dedicated location within the premises of the livestock farms and treated according to the provisions of Point b Clause 1 Article 5 of this Circular in a manner that it does not cause environmental pollution; Organic solid waste must be collected daily for cattle raising establishments, periodically for poultry raising establishments and livestock production establishments using fermentation beds;
c) The locations where solid wastes are gathered and treated within the premises of the livestock farming establishments must be far from the confinement areas, the water supply sources and the animal feed storage areas.
2. Livestock wastewater must be collected by separate systems for treatment according to the provisions of Clause 2 Article 5 of this Circular.
Article 5. Treatment of livestock waste
1. Treatment of organic solid wastes
a) Organic solid wastes in household husbandry shall be treated by one or a combination of the following methods: composting, biogas technology, biologicals, fermentation pads or other solutions to use for crops;
b) Organic solid wastes in livestock farms that have been treated in accordance with national technical standards may be used for plants or as fish feed.
Before of national technical standards, the treatment of organic solid wastes shall comply with the guidance of relevant authorities;
c) The transportation of untreated organic solid wastes out of the livestock establishments must comply with the regulations of the Law on Environmental Protection.
2. Treatment of livestock wastewater
a) Livestock wastewater in household husbandry shall be treated by only one or a combination of the following methods: Biogas technology, biological ponds, biologicals or other measures used for plants in a manner that minimizes emission of odors and the wastewater does not leak into the surrounding environment.
b) Origin livestock wastewater in livestock farms that have been treated in accordance with national technical standards on livestock wastewater may be used for plants or others purposes within the livestock premises. The use of livestock wastewater must minimize emission of odors and prevent the wastewater from leaking into the surrounding environment.
3. It is recommended to use biologicals and apply new technological advances to treatment of livestock waste.
Article 6. Collection and treatment of livestock waste and agricultural by-products in order to be reused for other purposes
The collection and treatment of livestock waste and agricultural by-products to be reused for other purposes shall comply with Decree No. 19/2019/TT-BNNPTNT dated November 15, 2019 of the Minister of Agricultural and Rural Development prescribing the collection, treatment and use of plant by-products.