Chương II Thông tư 117/2020/TT-BTC: Phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Số hiệu: | 117/2020/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Huỳnh Quang Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2021 |
Ngày công báo: | 16/03/2021 | Số công báo: | Từ số 451 đến số 452 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách tính khoản thu trái luật do thao túng thị trường chứng khoán
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 117/2020/TT-BTC về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Theo đó, khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân - Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) - Các khoản thuế, phí phải nộp.
Trong đó:
+ Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm)
+ Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm).
+ Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào + Giá trị chứng khoán chênh lệch - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) / (Khối lượng chứng khoán mua vào + Khối lượng chứng khoán chênh lệch – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm).
Xem thêm chi tiết tại Thông tư 117/2020/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 15/02/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khoản thu trái pháp luật theo quy định tại Điều 132 Luật Chứng khoán là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán, sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Các khoản thuế, phí phải nộp do công ty chứng khoán cung cấp và xác nhận.
2. Nguyên tắc xác định khoản thu trái pháp luật:
a) Khoản thu trái pháp luật được xác định từ thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng hành vi vi phạm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định khoản thu trái pháp luật có được theo từng lần vi phạm;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì xác định khoản thu trái pháp luật theo từng mã chứng khoán;
e) Trường hợp một tổ chức hoặc một cá nhân sử dụng nhiều tài khoản để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch của các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có). Giao dịch nội nhóm là giao dịch giữa các tài khoản mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các tài khoản trong nhóm.
g) Trường hợp một nhóm tổ chức hoặc một nhóm cá nhân hoặc một nhóm tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán thì khoản thu trái pháp luật được tính trên tổng giao dịch các tài khoản sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, sau khi trừ giao dịch nội nhóm giữa các tài khoản (nếu có);
Trường hợp không có cơ sở xác định được khoản thu trái pháp luật đối với từng tổ chức, cá nhân vi phạm thì khoản thu trái pháp luật được chia đều cho từng tổ chức, cá nhân vi phạm;
h) Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Trưởng đoàn thanh tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm tính và lập Báo cáo về việc tính khoản thu trái pháp luật để Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp có khoản thu trái pháp luật từ hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành lập Hội đồng tính khoán thu trái pháp luật. Thành phần Hội đồng tính khoản thu trái pháp luật do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia từ Bộ Tài chính, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán, cơ quan công an và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân - Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) - Các khoản thuế, phí phải nộp.
a) Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
b) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
c) Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào + Giá trị chứng khoán chênh lệch - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào + Khối lượng chứng khoán chênh lệch – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm). Trong đó:
Khối lượng chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán bán ra - Khối lượng chứng khoán mua vào.
Giá trị chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán chênh lệch x Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch.
Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch là giá tham chiếu của ngày bắt đầu thời kỳ thao túng:
d) Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
4. Khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong trường hợp thao túng thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu giảm xuống sau đó mua vào được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân - Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) - Các khoản thuế, phí phải nộp. Trong đó giá bán bình quân được xác định theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, giá mua bình quân được xác định theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán, khoản thu trái pháp luật được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá. Khoản thu trái pháp luật trong từng giai đoạn được tính theo công thức quy định tại khoản này.
5. Phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán:
a) Trường hợp thông tin nội bộ dược công bố làm giá chứng khoán tăng, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và giá mua bình quân nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá mua bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố;
b) Trường hợp thông tin nội bộ được công bố làm giá chứng khoán giảm, khoản thu trái pháp luật được tính trên cơ sở khoản chênh lệch giữa giá bán bình quân và bình quân giá đóng cửa trong 10 ngày giao dịch liên tiếp kể từ ngày thông tin nội bộ được công bố nhân với tổng khối lượng chứng khoán bán ra sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp. Thời kỳ tính giá bán bình quân được xác định kể từ khi người vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán đến thời điểm thông tin nội bộ được công bố.
Thời điểm thông tin nội bộ được công bố là thời điểm thông tin xuất hiện trên một trong các phương tiện công bố thông tin theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
1. Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định lại điểm d khoản 3 Điều 4 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi bao gồm tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá mà tổ chức, cá nhân có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi trừ đi các khoản thuế, phí phải nộp.
2. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm:
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo từng lần:
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm đối với nhiều mã chứng khoán thì số lợi bất hợp pháp được tính theo từng mã chứng khoán.
3. Phương pháp tính số lợi bất hợp pháp:
a) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi bán ra số cổ phiếu đã mua lại quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau:
Số lợi bất hợp pháp = số cổ phiếu bán ra x (Giá bán cổ phiếu bình quân - Giá mua cổ phiếu bình quân) - Các khoản thuế, phí phải nộp.
Trong đó:
Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán /Tổng số cổ phiếu bán ra.
Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua lại:
b) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lợi dụng việc biết thông tin về chào mua công khai để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm chào mua công khai chính thức quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
c) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Chứng khoán, quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc tổ chức địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán;
d) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, chuyển nhượng giấy phép quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân có được từ việc cho thuê, chuyển nhượng giấy phép, cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân cho thuê, chuyển nhượng và tổ chức cá nhân thuê, nhận chuyển nhượng;
đ) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là số lợi mà tổ chức, cá nhân cho mượn tài khoản có được từ việc cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác, được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa người mượn tài khoản và người cho mượn tài khoản, giữa người nhờ đứng tên hộ và người đứng tên hộ;
e) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán vượt quá tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
g) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về chuyển nhượng chứng khoán chào bán riêng lẻ quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính theo công thức sau:
Số lợi bất hợp pháp = Số cổ phiếu chuyển nhượng x (Giá bán cổ phiếu bình quân - Giá mua cổ phiếu bình quân) - Các khoản thuế, phí phải nộp.
Trong đó:
Giá bán cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch bán của số cổ phiếu chuyển nhượng /Tổng số cổ phiếu chuyển nhượng.
Giá mua cổ phiếu bình quân = Tổng giá trị giao dịch mua /Tổng số cổ phiếu mua vào:
h) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được tính như sau:
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự của mình đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm là toàn bộ số tiền, chứng khoán và khoản lợi ích khác phát sinh từ số chứng khoán che giấu quyền sở hữu thực sự;
- Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm hỗ trợ người khác che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, số lợi bất hợp pháp mà tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định trên cơ sở hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa các bên;
i) Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP là toàn bộ số lợi mà ngân hàng lưu ký có được từ việc sử dụng tài sản của đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư ủy thác không đúng quy định pháp luật.
METHODS FOR CALCULATION OF ILLEGAL GAINS OR PROCEEDS FROM COMMISSION OF OFFENCES AGAINST LAWS ON SECURITIES AND STOCK MARKETS
Article 3. Principles and methods for calculation of illegal proceeds from the act of manipulating stock markets, using internal information for purchase and sale of stocks
1. Illegal proceeds as prescribed in Article 132 of the Law on Securities is the amount of profits that an entity or person is brought from performing acts of manipulating the securities market, using internal information for purchase and sale of stocks, after taking away taxes and fees payable. Taxes and fees payable must be declared and attested by securities companies.
2. Calculation principles:
a) Illegal proceeds are determined from the time of commencement of commission of offences to the time of cessation of offences;
b) The period for stock market manipulation is the time length during which the violator commits the act of manipulating the stock market which is recorded in the notice of administrative offence. The period for use of internal information for purchase and sale of securities is the period during which the violator performs the act of using internal information for buying and selling securities which is recorded in the notice of administrative offence. The number of trading accounts involved in the act of manipulation of stock markets or use of internal information for purchase and sale of stocks is defined in the notice of administrative offence;
c) In case an entity or individual commits multiple offences, illegal proceeds specific to offences shall be determined.
d) In case an entity or individual commits offences in multiple times, illegal proceeds specific to times of commission of these offences shall be determined;
dd) In case an entity or individual commits offences involving multiple stock accounts, illegal proceeds specific to stock accounts shall be determined;
e) In case where an entity or person uses multiple accounts for manipulating the stock market or uses internal information to buy and sell stocks, illegal proceeds shall be calculated based on total number of trades via accounts used to commit offences after taking away intra-group transactions between accounts (if any). An intra-group transaction is a transaction between stock accounts that does not result in any real transfer of ownership, or ownership that only circulates between intra-group accounts.
g) In case where a group of entities or a group of persons, or a mixed group of entities and persons commits the act of manipulation of the stock market or use of internal information for purchase and sale of stocks, illegal proceeds shall be calculated based on total number of trades via accounts used to commit offences after excluding intra-group transactions between accounts (if any);
If there is no grounds for determining illegal proceeds of specific violating entities or persons, these illegal proceeds shall be divided equally among these violating entities or persons;
h) Based on notices of administrative offences arising from the act of manipulating the stock market or the act of using internal information for purchase and sale of stocks, the chief inspector of the inspection team shall be responsible for calculating and making a report on the calculation of illegal proceeds, and submitting it to the President of the State Securities Commission to seek his/her decision.
In case where there are illegal proceeds from the act of manipulating the stock market or using inside information to buy and sell securities, the President of the State Securities Commission shall set up a Council for calculation of illegal proceeds. The composition of the Council for calculation of illegal proceeds shall be decided by the President of the State Securities Commission. The President of the State Securities Commission may consult opinions from stock experts of the Ministry of Finance, socio-professional organizations, public security agencies and other relevant agencies, organizations and individuals.
3. Illegal proceeds obtained from committing the act of manipulating the stock market is calculated according to the following formula:
Illegal proceeds = (Average selling price - Average purchase price) x (Selling volume - intra-group trading volume) - Taxes, fees payable.
a) Average selling price = (Selling value of stocks – Value of intra-group traded stocks) / (Selling volume of stocks – intra-group trading volume of stocks):
b) If total selling volume of stocks is less than or equal to total buying volume within the manipulation period, the average purchase price shall be calculated as follows:
Average buying price = (Buying value - intra-group trading value) / (Buying volume – intra-group trading volume):
c) If total selling volume is greater than total buying volume within the manipulation period, the average purchase price shall be calculated as follows:
Average buying price = (Selling value + arbitrage value - intra-group trading value) / (Buying volume + arbitrage – intra-group trading volume). Where
Arbitrage volume = selling volume – buying volume.
Arbitrage value = Arbitrage volume x price of arbitrage volume.
Price of arbitrage volume is the reference price determined on the day starting the manipulation period:
d) Illegal proceeds from performing the act of manipulating the stock market in the event that, in the period of manipulation of the stock market, there is any adjustment in the stock price which is calculated as total illegal proceeds during the period preceding the time of price adjustment (the ex-rights date), and illegal proceeds in the period after the price adjustment.
Illegal proceeds made in the period before the time of price adjustment and the illegal proceeds in the period after the price adjustment are calculated according to the formula specified in this Clause. For the cases where total volume of stocks sold is greater than total volume of stocks purchased in the period after price adjustment, the price of the arbitrage volume specified in point c of this clause is the reference price determined on the ex-rights date.
4. Illegal proceeds obtained from committing the act of manipulating the stock market. If such manipulation results in a drop in share price, and then shares are purchased, illegal proceeds shall be calculated as follows:
Illegal proceeds = (Average selling price - Average purchase price) x (Buying volume - intra-group trading volume) - Taxes, fees payable. In this formula, the average selling price is determined according to the provisions of Point a, Clause 3 of this Article and the average buying price is determined according to the provisions of Point b, Clause 3 of this Article.
In case where, in the period of manipulation of the stock market, there is any adjustment in the stock price, illegal proceeds shall be calculated as total illegal proceeds arising during the period preceding the time of price adjustment (the ex-rights date), and illegal proceeds arising in the period after the period of price adjustment. Illegal proceeds made over periods of time shall be calculated according to the formula prescribed in this clause.
5. Method for calculation of illegal proceeds obtained from the act of using internal information for purchase and sale of stock:
a) In case where the public disclosure of internal information causes the stock price to increase, the illegal proceeds are calculated on the basis of the spread between the average selling price and the average buying price multiplied by total volume of securities sold within 30 days from the date on which internal information is publicly disclosed after taking away all taxes and fees payable. The period for calculation of the average buying price is determined from the time the violator uses internal information to buy stocks to the time internal information is disclosed;
b) In case where the public disclosure of internal information causes the stock price to decrease, the illegal proceeds are calculated on the basis of the spread between the average selling price and the average closing price within 10 consecutive days from the date on which internal information is publicly disclosed, multiplied by total selling volume after taking away all taxes and fees payable. The period for calculation of the average buying price is determined from the time the violator uses internal information to buy stocks to the time internal information is disclosed.
The time internal information is disclosed is the time the information appears on one of the communications media as prescribed in the Circular of the Minister of Finance, providing instructions about the public disclosure of information on the stock market.
Article 4. Principles and methods for calculation of illegal gains from commission of offences against laws on securities and stock markets
1. The amount of illegal gains obtained from commission of offences against laws on securities and securities market according to the provisions of Point d, Clause 3, Article 4 of Decree No. 156/2020/ND-CP is the profits including money, security instrument, assets and valuables obtained by commission of violations by entities and persons against laws on securities and securities market after taking away taxes and fees payable.
2. Principles of calculation of illegal gains:
a) In case where an entity or individual commits multiple offences, illegal gains specific to offences shall be determined;
b) In case where an entity or individual commits an offence in multiple times, the illegal gain specific to the time of commission of an offence shall be determined;
c) In case an entity or individual commits an offence involving multiple stock ticker symbols, the illegal gain specific to a stock ticker symbol shall be determined.
3. Calculation methods:
a) The amount of illegal gains obtained from selling the repurchased shares specified at Point d, Clause 2, Article 16 of Decree No. 156/2020/ND-CP is calculated according to the following formula:
Illegal gain = Selling volume x (Average selling price – Average buying price) – Taxes and fees payable.
Where
Average selling price = Total selling value / Total selling volume.
Average buying price = Total buying value / Total volume of repurchased stocks.
b) Illegal gains obtained from performing the act of taking advantage of knowing information about public offers to buy and sell securities for the violator’s benefit, or the act of providing information, instigating or enticing others to buy or sell securities ahead of the time of the official public bid specified in Clause 4, Article 17 of Decree No. 156/2020/ND-CP, are calculated according to the method of calculating illegal proceeds obtained from performing the act of using internal information to perform stock trades as specified in Clause 5, Article 3 of this Circular;
c) Illegal gains obtained from the act of organizing a securities trading market in contravention of the provisions of Clause 2, Article 42 of the Law on Securities, and the provisions of Clause 1, Article 20 of Decree No. 156/2020/ND-CP are total amount of gains that an organization or individual obtains from choosing a place or form of information exchange to gather stock buy, sell and trade orders;
d) Illegal gains obtained from the act of leasing or transferring permits specified at Point b, Clause 4, Article 24 of Decree No. 156/2020/ND-CP, and illegal gains obtained from leasing securities practicing certificates specified at Point a, Clause 4, Article 32 of Decree No. 156/2020/ND-CP, are the profits that an organization or individual has from the lease or transfer of permits, the lease of securities practicing certificates, which are determined on the basis of contracts or agreements between the lessor or transferor and the lessee or transferee;
dd) Illegal gains obtained from the act of lending accounts to other people for securities trading, or owning securities on behalf of others, leading to the act of manipulating the securities market as prescribed in Clause 1, Article 34 in the Decree No. 156/2020/ND-CP is the profits that an account-lending organization or individual gets from lending an account for securities trading or trusted ownership of securities on behalf of another person, and is determined on the basis of a contract or agreement between the account borrower and the account lender, between the trustor and trustee;
e) The amount of illegal gains obtained from committing offences against regulations on foreign ownership ratios specified at Point a, Clause 2, Article 34 in the Decree No. 156/2020/ND-CP is all money, securities and other interest arising from total number of securities exceeding the foreign ownership ratios;
g) The amount of illegal gains obtained from commission of offences involving transfer of stocks which are individually offered as prescribed in Clause 3, Article 34 in the Decree No. 156/2020/ND-CP is calculated according to the following formula:
Illegal gain = Transferred volume x (Average selling price – Average buying price) – Taxes and fees payable.
Where
Average selling price = Total selling value of transferred volume / Total transferred volume.
Average buying price = Total buying value / Total volume of purchased stocks.
h) Illegal gains obtained by performing one or more transactions for the purpose of concealing information about the actual ownership of a stock in order to evade or assist others in evading obligations to publicly disclose information in accordance with regulations or obligations to comply when conducting the public bid, or regulations on obligations to comply with the allowable rate of foreign ownership in Vietnam's stock market as provided in Clause 4, Article 34 of Decree No. 156 2020/ND-CP, shall be calculated as follows:
- For organizations or individuals that perform one or several transactions to conceal information about their actual ownership of a stock with the intention of evading the obligations to disclose information according to regulations, or the obligation to comply when making the public bid or regulations on compliance with the rate of foreign ownership in Vietnam's stock market, the amount of illegal gains that the violating organization or individual obtains from commission of offences is total amount of money, securities and other interest arising from stocks of which actual ownership is concealed;
- For organizations or individuals that perform one or several transactions with the intention of helping others conceal information about the actual ownership of a stock in order to evade the public disclosure obligations in accordance with regulations, or the obligations to comply when conducting the public bid, or regulations on obligations to comply with the allowable rate of foreign ownership in Vietnam's stock market, the illegal gain that the violating organization or individual has due to commission of offences shall be calculated on the basis of the contract or agreement between parties.
i) Illegal gains obtained from commission of the act of using assets of securities investment funds, investment companies or trusted investors in contravention of regulations laid down in clause 4 of Article 40 in the Decree No. 156/2020/ND-CP are all of the profits that depository banks earn from use of these assets in breach of laws.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực