Số hiệu: | 10/2016/TT-BCA | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 03/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 18/04/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Thông tư này quy định về nguyên tắc, tiếp nhận, sắp xếp, cập nhật, điều chỉnh, chuyển giao, quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý tin và bảo quản tàng thư căn cước công dân.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tàng thư căn cước công dân.
1. Tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ, tài liệu căn cước công dân phải được quản lý tập trung, thống nhất trong tàng thư căn cước công dân và phải được bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
3. Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân phải gọn gàng, khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác thông tin.
4. Hồ sơ, tài liệu căn cước công dân phải được cập nhật thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ và được bảo vệ tuyệt đối an toàn; duy trì khai thác, sử dụng hiệu quả.
5. Việc quản lý, sử dụng và khai thác tàng thư căn cước công dân phải đúng mục đích. Thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an, đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Phục vụ cho công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân;
b) Xử lý tin liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và công tác nghiệp vụ của ngành Công an;
c) Yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân thực hiện công tác tàng thư căn cước công dân (sau đây viết gọn là cán bộ tàng thư) phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn sau:
1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lưu trữ, căn cước công dân, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Có trình độ trung cấp Công an nhân dân hoặc tương đương trở lên. Đối với cán bộ tốt nghiệp các trường ngoài ngành Công an thì phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.
1. Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí nghiệp vụ, các nguồn kinh phí khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an; được sử dụng trong các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác tàng thư căn cước công dân;
b) Xây dựng và cải tạo phòng, kho lưu trữ tàng thư căn cước công dân;
c) Mua sắm thiết bị, phương tiện, tủ, giá để hồ sơ phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;
d) Bảo quản hồ sơ, tài liệu;
đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác tàng thư căn cước công dân;
e) In ấn biểu mẫu phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân;
g) Tổ chức các lớp tập huấn, các hoạt động khác phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân.
2. Tổng cục Cảnh sát chủ trì phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và đầu tư và các đơn vị có liên quan báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí thường xuyên bảo đảm cho hoạt động công tác tàng thư căn cước công dân.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực