Chương II Thông tư 05/2021/TT-BC: Huấn luyện, sát hạch, xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện
Số hiệu: | 05/2021/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: | 02/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 22/09/2021 |
Ngày công báo: | 18/08/2021 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng được cấp thẻ an toàn điện
Ngày 02/8/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện.
Theo đó, các đối tượng được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện gồm:
- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dân điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
(Hiện hành là người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo).
- Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp. (Nội dung mới bổ sung)
Thông tư 05/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/9/2021 và thay thế Thông tư 31/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
2. Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
3. Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
1. Nội dung huấn luyện chung
a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc vận hành đường dây
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành đường dây;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra đường dây điện; làm việc trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện; làm việc trên cao.
3. Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;
d) Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
4. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện
a) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
b) An toàn trong việc lắp, dựng cột;
c) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
d) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
5. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc thí nghiệm điện, kiểm định
a) Quy trình vận hành, quy trình thí nghiệm, quy định an toàn cho các thiết bị của trạm kiểm định, phòng thí nghiệm; biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm, kiểm định;
b) An toàn điện trong việc tiến hành thử nghiệm, kiểm định các thiết bị, dụng cụ điện, vật liệu điện.
6. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc sửa chữa đường dây điện, thiết bị điện
a) Đối với đường dây điện: An toàn trong việc sửa chữa trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành;
b) Đối với thiết bị điện: An toàn trong khi làm việc với từng loại thiết bị điện.
7. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt: An toàn trong việc treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc không có điện.
8. Nội dung huấn luyện cho điều độ viên hệ thống điện
a) Các quy trình quy định liên quan đến điều độ, thao tác, xử lý sự cố;
b) An toàn khi thao tác, xử lý sự cố, giao nhận đường dây, thiết bị điện thuộc quyền điều khiển giữa điều độ viên với trực ban đơn vị quản lý vận hành.
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm, kiểm định các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao tác liên quan đến việc bảo đảm an toàn phù hợp với công việc của người lao động.
1. Đối với người lao động quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt;
d) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
2. Đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo;
b) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
3. Người huấn luyện, sát hạch về an toàn điện
a) Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó;
b) Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
4. Hình thức và thời gian huấn luyện, sát hạch
a) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ;
b) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ;
c) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
5. Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
6. Chi phí tổ chức huấn luyện, cấp thẻ do người sử dụng lao động chi trả.
Bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5 với kết quả sát hạch cả lý thuyết và thực hành đều phải đạt từ 80% trở lên.
1. Yêu cầu đối với bậc 1/5:
a) Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên;
b) Có kiến thức về những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao;
c) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định.
2. Yêu cầu đối với bậc 2/5:
a) Hiểu rõ những quy định chung và biện pháp bảo đảm an toàn khi thực hiện công việc được giao;
b) Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định;
c) Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện;
d) Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
3. Yêu cầu đối với bậc 3/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 2/5;
b) Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn;
c) Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện.
4. Yêu cầu đối với bậc 4/5
a) Yêu cầu như đối với bậc 3/5;
b) Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc;
c) Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc;
d) Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
5. Yêu cầu đối với bậc 5/5:
a) Yêu cầu như đối với bậc 4/5;
b) Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc.
1. Bậc 1/5 được làm những phần công việc sau:
a) Được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện;
b) Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây điện.
2. Bậc 2/5 được làm những phần công việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 1/5;
b) Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn.
3. Bậc 3/5 được làm những phần công việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 2/5;
b) Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần;
c) Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện;
d) Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp;
đ) Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành;
e) Cấp lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện hạ áp.
4. Bậc 4/5 được làm những phần công việc sau:
a) Làm phần công việc của bậc 3/5;
b) Làm việc trực tiếp với đường dây điện, thiết bị điện cao áp đang mang điện;
c) Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây điện, thiết bị điện cao áp.
5. Bậc 5/5 làm toàn bộ công việc thuộc phạm vi được giao.
1. Việc cấp thẻ an toàn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu;
b) Khi người lao động chuyển đổi công việc;
c) Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ;
d) Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
2. Thời gian cấp thẻ cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ. Người sử dụng lao động có người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;
b) 02 ảnh (2x3) cm và thẻ an toàn điện cũ (nếu có) của người lao động.
3. Mẫu thẻ an toàn theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sử dụng thẻ
a) Thời hạn sử dụng: Từ khi được cấp cho đến khi thu hồi.
b) Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
5. Các trường hợp thu hồi thẻ
a) Khi người lao động chuyển làm công việc khác hoặc không tiếp tục làm việc tại tổ chức, đơn vị cũ;
b) Thẻ cũ, nát hoặc mờ ảnh hoặc các ký tự ghi trên thẻ;
c) Vi phạm quy trình, quy định về an toàn điện;
d) Khi được cấp thẻ mới.
6. Thẩm quyền thu hồi thẻ: Do đơn vị cấp thẻ thực hiện.
TRAINING, ASSESSMENT, GRADE ASSIGNMENT AND ELECTRICAL SAFETY CARD ISSUANCE
Article 4. Persons requiring training, assessment, grade assignment and electrical safety card issuance
1. Persons operating, experimenting on, building or repairing transmission lines or electrical equipment at enterprises, including installing, removing and inspecting electrical energy measuring systems; regulators.
2. Electricity operators and repairers in rural areas, mountainous areas and border areas and on islands of organizations operating under the Electricity Law and other relevant laws in rural areas, mountainous areas and border areas and on islands.
3. Electricity operators and repairers and persons providing electricity services for organizations and enterprises.
Article 5. Theoretical training content
1. General training content
a) Electrical system diagrams and electrical system safety requirements;
b) Measures to ensure safety during work: site survey and recording (if needed); planning; work schedule registration; work unit organization; working according to work slip or work order; procedures for granting work permit; safety supervision during work; procedures for ending work and reenergizing;
c) Technical measures to prepare for a safe workplace: cutting off electricity and preventing electricity from entering workplace; checking to ensure that there is no electricity; grounding; setting up barriers, establishing safe task area and placing prohibition signage and information signage.
d) Methods for recognizing and preventing workplace accidents and risks, methods for removing victims from electricity sources and first-aid for victims of electrical accidents;
dd) Functions, uses, instructions for use and storage methods of and regulations on assessment (experimentation and inspection) of safety equipment and working equipment of workers.
2. Training content for transmission line operators
a) Assessment and recognition of risk in transmission line management and operation;
b) Transmission line operating and accident responding procedures;
c) Safety in transmission line inspection; working on offline or online transmission lines; cutting and trimming trees inside and near safety corridors of transmission lines; and working at height.
3. Training content for electrical substation and equipment operators
a) Assessment and recognition of risk in electrical substation management and operation;
b) Electrical substation and equipment operating and accident responding procedures;
c) Safety in electrical equipment inspection; operating or stopping electrical equipment; and working with electrical equipment;
d) Fire safety for electrical substations and equipment.
4. Training content for electrical work constructors
a) Safety in pole foundation digging and filling, and underground cable trench digging;
b) Safety in pole setup;
c) Safety in hanging and stretching transmission lines and lightning arrester wires;
d) Safety in electrical equipment setup.
5. Training content for persons involved in electricity experimentation and inspection
a) Operating procedures, experimenting procedures and safety regulations for equipment of inspection stations and laboratories, and measures to ensure safety in experimentation and inspection;
b) Electrical safety in experimentation and inspection of electrical equipment and materials.
6. Training content for transmission line and electrical equipment repairers
a) For transmission lines: safety in repairing offline or online transmission lines running independently or through areas under the influence of online transmission lines;
b) For electrical equipment: safety in working with each type of electrical equipment.
7. Training content for persons involved in placing, removing and inspecting electrical energy measuring systems where they are installed: safety in placing, removing and inspecting electrical energy measuring systems where they are installed when they are on or off.
8. Training content for electrical system regulators
a) Procedures and regulations related to regulation, operation and incident response;
b) Safety in operation, incident response and handover of transmission lines and electrical equipment under the control of the regulator and on-duty shift of the management unit.
Article 6. Practical training content
1. Instructions for use and methods for storage, experimentation and inspection of safety equipment and working equipment of workers.
2. Methods for removing electric shock victims from electricity sources and first-aid for victims of electrical accidents.
3. Operations related to safety assurance suitable for workers' jobs.
Article 7. Training organization
1. Employers of the persons mentioned in Clause 1 and Clause 3 Article 4 herein shall:
a) Formulate training and assessment documents and stipulate training time as appropriate to safety grades and work positions of workers;
b) Select trainers and assessors according to regulations in Clause 3 of this Article;
c) Organize training, assessment, grade assignment and electrical safety card issuance for workers after they pass assessment. Provide training for whichever part that workers have not passed;
d) Manage and monitor training, assessment, grade assignment and electrical safety card issuance at their units.
2. For the persons mentioned in Clause 2 Article 4 herein, Departments of Industry and Trade shall:
a) Formulate documents and stipulate training and assessment time as appropriate to safety grades and work positions of electricity operators and repairers in rural areas, mountainous areas and border areas and on islands;
b) Select trainers and assessors according to regulations in Clause 3 of this Article;
c) Organize training, assessment, grade assignment and electrical safety card issuance for workers after they pass assessment. Provide training for whichever part that workers have not passed at the request of their employers.
3. Electrical safety trainers and assessors
a) Trainers and assessors of the theoretical training part must have a bachelor’s degree or higher in a major suitable for the training and at least 05 years of experience relevant to the training;
b) Trainers and assessors of the practical training part must have a college degree or higher and at least 05 years of experience relevant to the training.
4. Training and assessment methods and time
a) First-time training shall take place upon a worker’s recruitment and last for at least 24 hours;
b) Periodic training shall take place on an annual basis and last for at least 08 hours;
c) Retraining shall take place when a worker switches to a new position or is assigned with a new safety grade, there is change to equipment or technology, or a worker does not pass a test or has not worked for at least 06 months. Retraining shall last for at least 12 hours.
5. Depending on circumstances, employers may organize training in electrical safety according to regulations of this Circular separately or together with training in occupational safety, occupational safety and hygiene and fire safety or in cooperation with other training units provided for by the law.
6. Employers shall incur training and card issuance costs.
Article 8. Electricity safety grades
Electrical safety grades are divided into 5 grades from 1/5 to 5/5 and require both theoretical and practical assessment results to reach at least 80%.
1. Requirements for grade 1/5:
a) Obtain first-time theoretical and practical training results of at least 80%;
b) Have knowledge about general provisions to maintain safety during work;
c) Use and manage safety equipment and working equipment allocated according to regulations.
2. Requirements for grade 2/5:
a) Grasp knowledge about general provisions and measures to maintain safety during work;
b) Use and manage safety equipment and working equipment allocated according to regulations;
c) Grasp methods for removing victims from electricity sources;
d) Know first-aid for electrical shock victims.
3. Requirements for grade 3/5:
a) Meet requirements for grade 2/5;
b) Be capable of detecting violations and unsafe acts;
c) Have skills in inspecting and supervising workers working on transmission lines or with electrical equipment.
4. Requirements for grade 4/5:
a) Meet requirements for grade 3/5;
b) Understand responsibilities and scope of work of each work unit when working with them;
c) Have skills in developing measures to ensure safety during work and supervising working workers;
d) Be capable of analyzing and investigating electrical accidents.
5. Requirements for grade 5/5:
a) Meet requirements for grade 4/5;
b) Have skills in cooperating with other work units, presiding over work, organizing adoption of safety measures and inspecting and monitoring work.
Article 9. Tasks permitted for each safety grade
1. A person assigned grade 1/5 may perform the following tasks:
a) Tasks without contact with electrical equipment or wires;
b) Assist work units working on transmission lines and electrical equipment.
2. A person assigned grade 2/5 may perform the following tasks:
a) Grade 1/5 tasks;
b) Work at locations where electricity is completely cut off.
3. A person assigned grade 3/5 may perform the following tasks:
a) Grade 2/5 tasks;
b) Work at locations where electricity is cut off in stages;
c) Work directly with online low-voltage transmission lines and electrical equipment;
d) Operate on high-voltage electrical grids;
dd) Inspect operating electrical substations and transmission lines;
e) Issue work orders, give directions directly, permit work units to work, and supervise work units working on low-voltage electrical equipment and transmission lines.
4. A person assigned grade 4/5 may perform the following tasks:
a) Grade 3/5 tasks;
b) Work directly with online high-voltage transmission lines and electrical equipment;
c) Issue work slips and work orders, give directions directly, permit work units to work, and supervise work units working on high-voltage electrical equipment and transmission lines.
5. Persons assigned grade 5/5 may perform all tasks assigned.
Article 10. Electrical safety cards
1. A safety card will be issued in the following cases:
a) After a worker receives first-time training and passes the assessment;
b) When a worker has a new job;
c) When a work loses or damages their card;
d) When a worker's safety grade changes.
2. Electrical safety cards shall be issued to persons mentioned in Clause 2 Article 4 herein within 07 working days after they receive training for the first time, periodic training or retraining or pass an assessment or the Department of Industry and Trade receives an application from their employers if their cards are lost or damaged. Employers of persons mentioned in Clause 2 Article 4 herein shall send an application consisting of the following components for training and card issuance to the Department of Industry and Trade directly or by post:
a) Application from the employer, which contains full name, job and current safety grade of the worker;
b) 02 (2x3) cm pictures and old electrical safety card (if any) of the worker.
3. Electrical safety card specimen is provided in Appendix I enclosed therewith.
4. Card use
a) Time limit for use: from issuance date to revocation date.
b) While working, workers must bring their electrical safety cards and present their cards at the request of authorizing persons, employers and competent persons.
5. An electrical safety card will be revoked in the following cases:
a) The worker has a new job or no longer works for their current employer;
b) The card is old or crumpled or the picture or letters on the card is/are faded;
c) The worker commits a violation against procedures or regulations concerning electrical safety;
d) The worker is issued with a new card.
6. Electrical safety cards shall be revoked by their issuers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực