Chương II Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 04/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 12/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 29/03/2015 |
Ngày công báo: | 15/03/2015 | Số công báo: | Từ số 355 đến số 356 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn về xuất nhập khẩu Nông – Lâm – Thủy sản
Tháng 2 vừa qua, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT để hướng dẫn một số vấn đề về xuất - nhập khẩu (XNK) nông – lâm – thủy sản theo quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP .
Nội dung chủ yếu trong Thông tư này là các quy định về hàng hóa cấm XNK, XNK có điều kiện, XNK không cần giấy phép … thuộc sự quản lý của Bộ NNPTNT, như:
- Cấm nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước; cấm nhập khẩu mẫu vật động – thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
- Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA; cấm xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
- Khi xuất khẩu các mặt hàng gỗ thuộc phụ lục CITES phải có giấy phép CITES;
- Quy định về các mặt hàng giống cây trồng, các loài thủy sản, thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón… khi XNK phải có giấy phép và hồ sơ xin giấy phép XNK…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 29/3/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:
1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.
1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.
3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép CITES:
a) Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;
c) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu);
đ) Hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).
2. Thời hạn giải quyết: 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trừ trường hợp phải tham vấn các Cơ quan Khoa học CITES, các cơ quan có liên quan). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp phải tham vấn Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam phải thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và thời gian này không tính vào thời hạn giải quyết hồ sơ.
3. Hiệu lực của giấy phép: Thời hạn tối đa của giấy phép là 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp.
4. Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Thương nhân nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ sau:
a) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:
- Địa chỉ: Nhà A3, số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742
- Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn
- Trang web: www.tongcuclamnghiep.gov.vn
b) Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:
- Địa chỉ: Tầng 3 Tòa nhà số 12, đường Võ Văn Kiệt, quận I, thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120
- Email: citesphianam@gmail.com
1. Cấm xuất khẩu
Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên không được xuất khẩu vì mục đích thương mại gồm:
a) Mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB, mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.
2. Xuất khẩu có giấy phép
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.
b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II, III của Công ước CITES;
- Mẫu vật thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA theo quy định của Chính phủ;
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II theo quy định của Chính phủ và mẫu vật quy định tại Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.
1. Cấm nhập khẩu
Nghiêm cấm nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
2. Nhập khẩu có giấy phép
a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên chỉ được nhập khẩu cho mục đích phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn thú, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích lợi nhuận, trao trả mẫu vật giữa Cơ quan Quản lý CITES các nước.
b) Mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ lục I có nguồn gốc từ trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo, mẫu vật quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và mẫu vật động vật, thực vật thuộc Phụ II và III của Công ước CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.
1. Thành phần hồ sơ xuất khẩu:
a) Xuất khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực).
b) Xuất khẩu không vì mục đích thương mại
- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao chụp Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao Giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước nhập khẩu cấp đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I CITES.
2. Thành phần hồ sơ nhập khẩu
a) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
- Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
- Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống phải có các giấy tờ sau:
+ Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;
+ Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam sau đây: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
b) Nhập khẩu mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:
- Đề nghị cấp Giấy phép, Giấy phép CITES theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Cơ quan có thẩm quyền (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu; hoặc bản sao có chứng thực);
- Bản sao chụp Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.
- Bản sao Giấy phép CITES xuất khẩu do Cơ quan Quản lý CITES nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
3. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9 của Thông tư này.
4. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép: Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 06 (sáu) tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của giấy phép nhập khẩu là 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày được cấp.
1. Cấm xuất khẩu:
Thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Xuất khẩu có giấy phép:
a) Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại khoản 1, điểm a Khoản 2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải được Tổng cục Lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.
3. Xuất khẩu không cần giấy phép:
Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không thuộc quy định tại các Khoản 1, 2 Điều này, không phải xin phép.
4. Xuất khẩu giống cây trồng nông nghiệp
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký xuất khẩu theo mẫu số 01/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân);
- Trường hợp xuất khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;
- Trường hợp xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung một (01) bản sao chụp Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký xuất khẩu;
- Trường hợp xuất khẩu làm quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy chứng nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.
b) Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
c) Cơ quan thực hiện:
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt.
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn
- Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
5) Xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
Hồ sơ và trình tự thủ tục xuất khẩu giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.
1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.
2. Nhập khẩu không cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép.
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân).
d) Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều này;
đ) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu.
e) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam;
g) Trường hợp nhập khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu;
h) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung:
- Bản sao chụp chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật;
- Riêng đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng biến đổi gen:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 09/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 10/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu);
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);
d) Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam có thẩm quyền;
e) Kế hoạch khảo nghiệm so sánh, bao gồm khảo nghiệm so sánh diện hẹp và diện rộng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
a) Nhập giống để trồng khảo nghiệm, thử nghiệm
- Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng khảo nghiệm, thử nghiệm;
- Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.
b) Nhập giống cây lâm nghiệp với mục đích làm cây cảnh, cây bóng mát
- Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại chấp thuận phương án và đề nghị cho nhập khẩu giống;
- Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.
4. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
5. Cơ quan thực hiện:
a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
- Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3843.8792 Fax: 04.3843.8793
- Email: ln@mard.gov.vn
1. Xuất khẩu có giấy phép
Thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
2. Xuất khẩu không cần giấy phép
Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
1. Thương nhân chỉ được nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc văn bản công nhận giống vật nuôi mới thì không phải xin phép
2. Nhập khẩu có giấy phép
Nhập khẩu tinh, phôi, môi trường pha loãng bảo tồn tinh giống vật nuôi phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.
Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Chăn nuôi.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:
Đơn đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm.
b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:
Đơn đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);
Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:
Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Đối với giống gia súc lớn (gia súc ăn cỏ): Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ lý lịch giống của tinh là lý lịch 3 đời của đực giống cho tinh; đối với phôi hồ sơ là lý lịch 3 đời của con bố, mẹ cho phôi và phải có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Không nhập khẩu tinh quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất đối với tinh trâu, bò.
Đối với giống lợn: Hồ sơ xuất xứ của tinh lợn, bao gồm tên giống, cấp giống của từng cá thể đực giống; cơ sở nuôi và khai thác đực giống;
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
d) Nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm:
Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 05/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
Thông tin về các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “Một cửa” - Văn phòng Cục Chăn nuôi
- Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: 04.3734.5443, Fax: 04.3734.5444
- Email: cn@mard.gov.vn
1. Nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Thú y và phải kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc thú y chưa có giấy chứng nhận lưu hành hoặc chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, được nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Nguyên liệu để sản xuất thuốc thú y có giấy chứng nhận lưu hành;
b) Làm mẫu để nghiên cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành;
c) Chất chuẩn, mẫu chuẩn để chẩn đoán, xét nghiệm về thú y; thuốc thú y tham gia trưng bày triển lãm, hội chợ, phòng, chữa bệnh cho động vật quý hiếm;
d) Viện trợ của các tổ chức quốc tế và các hình thức nhập khẩu phi mậu dịch khác;
đ) Phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;
b) Hồ sơ nhập khẩu mẫu thuốc thú y để nghiên cứu, kiểm nghiệm, chẩn đoán xét nghiệm, khảo nghiệm, đăng ký lưu hành gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm.
c) Hồ sơ nhập khẩu chất chuẩn, KIT để chẩn đoán, xét nghiệm, tham gia trưng bày hội chợ, triển lãm, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm;
- Nhãn sản phẩm.
d) Hồ sơ nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc đã có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 02/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhập khẩu thuốc thú y của cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành thú y ở Trung ương cấp;
đ) Hồ sơ nhập khẩu thuốc thú y đối với trường hợp quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều 19 Thông tư này gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm (word, excel) qua địa chỉ email: quanlythuoc@gmail.com;
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y;
- Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) hoặc Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO) hoặc tiêu chuẩn tương đương của nhà sản xuất (đối với một số hóa chất thông dụng);
- Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (CFS, CPP, MA);
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
e) Các loại giấy chứng nhận GMP, ISO, FSC, CPP, MA, CoA kèm trong hồ sơ đăng ký có thể nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp (bản sao có công chứng hoặc chứng thực) hoặc bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp.
2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y
- Địa chỉ: 15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: +(844) 3869.5527/3869.6788
- Email: quanlythuoc@gmail.com
1. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
3. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
b) Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam;
c) Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
d) Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.
4. Nhập khẩu methyl bromide và trách nhiệm của tổ chức nhập khẩu methyl bromide
a) Chỉ được nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia Nghị định thư Montreal.
b) Chỉ được nhập khẩu và sử dụng methyl bromide với mục đích kiểm dịch thực vật, khử trùng xuất khẩu (QPS) và các trường hợp theo quy định của Nghị định thư Montreal.
c) Doanh nghiệp nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
d) Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;
đ) Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng;
e) Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo mẫu 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
g) Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu vật thể thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam hoặc quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
1. Hồ sơ
a) Nhập khẩu thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu
Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân;
Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc Phiếu an toàn hóa chất của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm;
Đề cương nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).
b) Nhập khẩu chất chuẩn
Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu chất chuẩn.
c) Nhập khẩu thuốc để sử dụng cho dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thuốc làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu;
Bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu;
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.
d) Nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng, hoạt chất có độ độc cấp tính nhóm I, II theo phân loại GHS
Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
Bản sao chụp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp (chỉ nộp lần đầu) đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;
đ) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu :
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
Bản sao chụp Hợp đồng thương mại;
Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; 15 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.
a) Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu 02/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này), Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu 05/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này).
b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
c) Trường hợp không cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hiệu lực của Giấy phép:
Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu có giá trị cho toàn bộ lô hàng ghi trong giấy phép và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng loại thuốc, mặt hàng nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp. Giấy phép nhập khẩu methyl bromide chỉ có hiệu lực trong năm cấp phép.
4. Cơ quan thực hiện:
Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu
- Địa chỉ: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa - Hà Nội
- ĐT: 04.3533.0361 Fax: 04.3533.3056;
- Email: p.cchc@fpt.vn; cchc.bvtv@mard.gov.vn
1. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm đã được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân làm thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
2. Đối với thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu phải có quyết định công nhận thức ăn gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam của Cục Chăn nuôi và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Chương III Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT. Việc công nhận chất lượng thông qua một trong hai hình thức sau:
a) Công nhận chất lượng thông qua thẩm định hồ sơ.
b) Công nhận chất lượng thông qua khảo nghiệm (đối với các loại thức ăn chăn nuôi mới) được quy định tại Khoản 7 Điều 3 và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP và Chương IV Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT .
1. Hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu gồm:
a) Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu số 06/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi, công dụng, hướng dẫn sử dụng;
Nhãn của sản phẩm;
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);
Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
b) Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận chất lượng, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ không quá 05 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ hợp lệ và sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A ban hành kèm theo Thông tư 50/2014/TT-BNNPTNT) sau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Đối với hồ sơ trên 10 sản phẩm thì thời gian giải quyết cho 01 sản phẩm vượt quá được cộng thêm 01 ngày làm việc. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
a) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam (bản chính).
b) Hồ sơ đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm gồm:
Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu số 07/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản sao chụp Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.
c) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc chấp thuận cho nhập khẩu (theo biểu mẫu 09/CN ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận cho nhập khẩu, Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn gia súc, gia cầm nhập khẩu:
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo biểu mẫu 10/CN ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam; bản sao chụp văn bản của Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).
4. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “Một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi
- Địa chỉ: Số 16 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội
- Điện thoại: 04.3734.5443 Fax: 04.3734.5444
- Email: cn@mard.gov.vn
1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học.
2. Nhập khẩu không cần giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây không phải xin phép:
a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013.
b) Phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương công bố.
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;
đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;
e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 07/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 08/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chụp và bản dịch có ký đóng dấu xác nhận của đơn vị đăng ký xuất/nhập khẩu: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.
2. Thời hạn giải quyết:
a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
4. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà –Ba Đình –Hà Nội.
- Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967
- Email: vanphongctt@gmail.com
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
1. Cấm xuất khẩu:
Cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Xuất khẩu không phải xin phép:
a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu phải xin phép:
Thương nhân được xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này trong một số trường hợp để thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này và Điều 6 Thông tư này. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp phép xuất khẩu:
a) Đơn đăng ký xuất khẩu theo Mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) và bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
5. Giấy phép xuất khẩu thủy sản theo Mẫu số 02/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
a) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý giống thủy sản.
b) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý giống thủy sản.
2. Nhập khẩu phải xin phép:
Giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc Danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có văn bản công nhận giống thuỷ sản mới, khi nhập khẩu, phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm. Trình tự, thủ tục cấp phép được quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này và Điều 6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
c) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả giống thuỷ sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
d) Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của giống thuỷ sản xin nhập;
đ) Bản sao chụp văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc đề cương khảo nghiệm giống thủy sản đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.
4. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu:
Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Đề cương nghiên cứu giống thủy sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu giống thủy sản để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm:
Ngoài các hồ sơ nêu tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d Khoản 3 Điều này, cần bổ sung thêm: Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam và Phương án xử lý sau thời gian sử dụng tại hội chợ, triển lãm.
6. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.
8. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
Thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có tên trong Danh mục thủy sản sống dùng làm thực phẩm được phép nhập khẩu thông thường (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) khi nhập khẩu thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
2. Nhập khẩu phải xin phép:
Thương nhân nhập khẩu các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này dùng làm thực phẩm phải được Tổng cục Thủy sản thực hiện đánh giá rủi ro (áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu lần đầu), xem xét cấp phép và phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng nhập khẩu.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu (01 bộ), bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (chỉ nộp lần đầu);
c) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
d) Bản thuyết minh đặc tính sinh học của loài thuỷ sản đề nghị cấp phép nhập khẩu theo Mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của loài thủy sản đề nghị cấp phép nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp. Tài liệu này là bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện và kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt được công chứng;
g) Kế hoạch quản lý, giám sát thủy sản sống từ khi nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, chế biến đến tiêu thụ theo Mẫu 06/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trình tự thực hiện
a) Thương nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống gửi hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này đến Tổng cục Thủy sản.
b) Trường hợp gửi hồ sơ trực tiếp, Tổng cục thủy sản tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn ngay cho thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản và nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung (nếu có).
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, đối với loài thủy sản chưa được đánh giá rủi ro, trong thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc Tổng cục Thủy sản thành lập Hội đồng đánh giá rủi ro và thực hiện đánh giá rủi ro. Hội đồng kết luận, kiến nghị các biện pháp quản lý rủi ro phải thực hiện đối với loài thủy sản sống không có khả năng trở thành vật dữ, xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu làm thực phẩm.
d) Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của Hội đồng đánh giá rủi ro, Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép nhập khẩu (theo Mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này) đồng thời phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng đối với loài thủy sản không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu dùng làm thực phẩm (theo Mẫu số 06/TS ban hành kèm theo Thông tư này).
đ) Những lần nhập khẩu tiếp theo đối với thủy sản sống dùng làm thực phẩm đã có kết luận đánh giá rủi ro không có nguy cơ xâm hại, đủ điều kiện nhập khẩu dùng làm thực phẩm, trong vòng 03 (ba) ngày làm việc , kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Thủy sản xem xét phê duyệt Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng thủy sản sống và cấp phép nhập khẩu.
Thương nhân được phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm ngay sau khi có Giấy phép nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản.
e) Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thuỷ sản thông báo bằng văn bản đến thương nhân đề nghị nhập khẩu và nên rõ lý do
g) Tổng cục Thủy sản cập nhật và ban hành Danh mục thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro, thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
h) Giấy phép nhập khẩu và Kế hoạch quản lý, giám sát lô hàng thủy sản sống nhập khẩu dùng làm thực phẩm được Tổng cục Thủy sản cấp cho thương nhân đăng ký nhập khẩu, đồng thời gửi tới cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương có lô hàng nhập khẩu để tổ chức thực hiện giám sát.
5. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm có giá trị cho toàn bộ lô hàng và hiệu lực được ghi trong giấy phép theo từng giống, loài thủy sản sống nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
6. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan Hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm trước khi nhập khẩu.
b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản nêu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân chỉ phải làm thủ tục tại hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nhập khẩu phải xin phép: Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản chưa có tên trong Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) hoặc chưa có giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm). Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này và Điều 6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất đã được chứng nhận GMP hoặc của cơ quan độc lập nước sản xuất;
đ) Bản sao chụp Văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.
4. Hồ sơ nhập khẩu để nghiên cứu:
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
5. Hồ sơ nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm;
d) Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
6. Hồ sơ nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại;
c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: Tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm.
Thành phần hồ sơ quy định là bản chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có thể thay thế là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.
7. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.
9. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
d) Email: ntts@mard.gov.vn
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
Thức ăn thủy sản đã có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (đã được phép lưu hành) hoặc có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp sản phẩm chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được phép lưu hành) thương nhân phải làm thủ tục đăng ký lưu hành trước khi nhập khẩu.
2. Nhập khẩu phải xin phép:
Thức ăn thủy sản chưa có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (chưa được lưu hành) hoặc chưa có văn bản công nhận được phép lưu hành tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, giới thiệu tại hội chợ triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này và Điều 6 Thông tư này.
3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu để khảo nghiệm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 07/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm (Certificate of free sale) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ liên quan đến nuôi trồng thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập (chỉ nộp lần đầu);
d) Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm trong nuôi trồng thủy sản;
đ) Bản sao chụp Văn bản cho phép khảo nghiệm hoặc Đề cương khảo nghiệm đã được Tổng cục Thủy sản phê duyệt.
4. Hồ sơ nhập khẩu để nghiên cứu:
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 3 Điều này cần bổ sung bản chính hoặc bản sao chứng thực Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
5. Hồ sơ nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 08/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản chứng minh hoặc giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm;
d) Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
6. Hồ sơ nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm
Ngoài thành phần hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này cần các thành phần hồ sơ như sau:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 09/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại;
c) Bản sao chụp thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn, công dụng, hướng dẫn sử dụng, nhãn của sản phẩm.
Hồ sơ quy định là bản chính hoặc bản sao chứng thực tại các khoản 3, 4, 5, 6 Điều này có thể thay thế là bản sao chụp và cung cấp bản chính để đối chiếu.
7. Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 10/TS ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp và thể hiện trên giấy phép nhập khẩu.
9. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” Tổng cục Thuỷ sản.
b) Địa chỉ: Số 10 - Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
c) Điện thoại: 043.7245370. Fax: 043.724.5120.
Section 1. EXPORT OF TIMBER AND TIMBER PRODUCTS; FIREWOOD OR CHARCOAL MADE FROM TIMBER OR FIREWOOD ORIGINATED FROM TIMBER OF DOMESTIC NATURAL FORESTS.
The following timber and timber products shall be banned from export:
1. Round timber, sawn timber originated from domestic natural forests.
2. Timber products in the Group IA prescribed in regulations of the Government which are exported for the commercial purposes (except for timber which is confiscated evidence as prescribed in regulations of the Government in force and the cases prescribed in Article 8 of this Circular) and the Appendix I of CITES originated from the nature.
Article 8. Export subject to requirements or export with permits
1. The timber or timber products are only permitted for export if there are lawful documents on forest products as prescribed in regulations of law in force. When exporting, the trader makes declaration on quantity, varieties of the goods with customs authority and the trader shall take responsibility for the lawful origin of the timber and timber products.
2. When exporting firewood or charcoal, the trader makes declaration on quantity, varieties of goods with customs authority and takes responsibility for the lawful origin of the firewood or charcoal and eligible for export without permits.
3. The timber and timber products in the Appendices of CITES must be granted CITES permit issued by Vietnam CITES management authority.
Article 9. Application, authorities granting export permit for timber and timber products listed in the Appendices of CITES
1. Application for a CITES permit:
a) An application form for permit or CITES permit using form No. 01/LN issued together with this Circular;
b) A copy of the commercial contract between relevant contracting parties;
c) Documents proving that the specimens are originated lawfully as prescribed in regulations in force (a copy and a original for comparison; or a certified true copy);
d) A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (if the registration is required) or Certificate of investment (regarding foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals) which is only required for the initial export;
dd) Invoices proving that the timber is confiscated evidence (a copy and an original for comparison; or a certified true copy).
2. Deadline for application processing: 10 working days from the day on which the completed and valid application is received (except that it is required to consult with CITES scientific authorities or related agencies). If the application is not completed, within 03 working days, Vietnam CITES management authority must notify the organizations or individuals of the completion of the application. In case it is required to consult with CITES Scientific authority of Vietnam, relevant agencies, within 05 working days, Vietnam CITES management authority must notify the organizations or individuals and that period shall be not included in the deadline for application processing.
3. Validity of permit: The permit is valid for up to 06 year from the date of issue.
4. Authority in charge: Vietnam CITES management authority
The trader sends the application to one in following addresses:
a) Vietnam CITES management authority:
- Address: A3 Building, No.2 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742
- Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn
- Website: www.tongcuclamnghiep.gov.vn
a) Southern Representative Office of Vietnam CITES Management Authority:
- Address: 3rd Floor, Building No. 12 Vo Van Kiet Street, District 1, Ho Chi Minh City.
- Phone number: (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120
- Email: citesphianam@gmail.com
Section 2. EXPORT OR IMPORT OF ENDANGERED AND PRECIOUS SPECIES OF WILD FAUNA AND FLORA
Section 10. Export of endangered and precious species of wild fauna and flora
1. Bans from export
Natural specimens of endangered and precious species of wild fauna and flora banned from commercial export include:
a) The specimens of endangeredd and precious species of wild animals in group IB, the specimens of wild plants in group IA prescribed in regulations of the Government on management of endangered and precious species of wild fauna and flora.
b) The specimens of endangered species of wild fauna and flora prescribed in Appendix I of CITES.
2. Export with permits
a) Endangered and precious species of wild fauna and flora which are exported for purposes of foreign affairs, scientific research, exchange between wildlife parks, exhibitions, circus performance, or exchange or return of specimens between CITES Management Authorities of different countries;
b) Export for commercial purposes:
- The specimens of endangered species of wild fauna and flora prescribed in Appendix II and III of CITES.
- The natural specimens of wild plants listed in groups IIA as prescribed in regulations of the Government;
- The specimens of endangered and precious species of wild fauna and flora listed in groups I and II under the Government’s Decree and under Appendices I and II to CITES which are raised or planted under the Government's Decree No. 82/2006/ND-CP of August 10, 2006, on management of export, import, re-export, introduction from the sea, transit, raising for breeding and growth and artificial propagation of endangered and precious species of wild fauna and flora and Article 5 of Decree No. 98/2011/ND-CP dated October 26, 2011 of the Government on amendments to the Decrees on agriculture.
Article 11. Import of specimens of fauna and flora listed in Appendices of CITES
1. Bans from import
The natural specimens of fauna and flora listed in Appendix I of CITES shall be banned from import for commercial purposes.
2. Import with permits
a) The natural specimens of fauna or flora listed in Appendix I of CITES shall be only imported for purposes of foreign affairs, scientific research, exchange between wildlife parks, exhibitions, circus performance and without purposes of profit or exchange or return of specimens between CITES Management Authorities of different countries;
b) The specimens of fauna or flora listed in Appendix I originated from stud farms, artificial propagation establishments, or samples prescribed in Point a Clause 2 of this Article and the specimens of fauna or flora listed in Appendix II and II of CITES shall be granted the permit by Vietnam CITES management authority.
Article 12. Application, issuing authorities and validity of export or import permit for specimens of wild fauna or flora prescribed in Appendices of CITES
1. Application for export:
b) Export of specimens for commercial purposes:
- An application form for permit or CITES permit using form No. 01/LN issued together with this Circular;
- A copy of the commercial contract between relevant contracting parties.
- A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (with regard to registration) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals) which is only required for the initial export);
- Document proving that the specimen is originated lawfully as prescribed in regulations in force (a copy and a original for comparison; or a certified true copy);
b) Export for non-commercial purposes:
- An application form for permit or CITES permit using form No. 01/LN issued together with this Circular;
- An agreement on scientific research cooperation programs or a written confirmation of gift, diplomacy (regarding specimens for scientific research or diplomacy) or a decision on sending to exhibitions or circus performance (regarding specimens for exhibitions or circus performance) issued by competent agency (a copy and a original for comparison; or a certified true copy);
- A copy of the document on function and tasks of the organization.
- Documents proving that the specimen is originated lawfully as prescribed in regulations in force (a copy and a original for comparison; or a certified true copy);
- A copy of import CITES permit issued by the CITES management authority of importing countries pertaining to the specimens prescribed in Appendix I of CITES.
2. Application for import:
a) Import of specimens listed in Appendices of CITES for commercial purposes:
- An application form for permit or CITES permit using form No. 01/LN issued together with this Circular;
- A copy of the commercial contract between relevant contracting parties.
- A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (if the registration is required) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals) which is only required for the initial export;
- A copy of export permit, re-export permit issued by CITES management authority of the exporting or re-exporting country.
- In case imported specimens are live species of wild fauna or flora, the following documents are additionally required:
+ A written certification of eligibility for raising, keeping and care by a forest management agency of province or fishery authority of province related to aquatic species:
+ A written certification that the import of specimens does not adversely affect the environment and the conservation of domestic animal and plant species, for species imported to Vietnam for the first time, by one of the following CITES Scientific authorities of Vietnam: Institute of Ecology and Biological Resources under Vietnam Academy of Science and Technology; Forest Science Institute of Vietnam under the Ministry of Agriculture and Rural Development; Research Institute for Marine Fisheries under the Ministry of Agriculture and Rural Development; Center for Natural Resources and Environmental Studies under Hanoi National University.
b) Import of specimens listed in Appendices of CITES not for commercial purposes:
- An application form for permit or CITES permit using form No. 01/LN issued together with this Circular;
- An agreement on scientific research cooperation programs or a written confirmation of gift, diplomacy (regarding specimens for scientific research or diplomacy) or a decision on sending to exhibitions or circus performance (regarding specimens for exhibition, or circus performance) issued by competent agency (a copy and a original for comparison; or a certified true copy);
- A copy of the document on function and tasks of the organization.
- A copy of the CITES permit issued by CITES management authority of the exporting or re-exporting country.
3. Agency in charge: as prescribed in Clause 4 Article 9 of this Circular.
4. Validity of permit: The export and re-export permit/certificate is valid for up to 06 months; the import permit is valid for up to 12 months, from the date of issue.
Section 3. EXPORT OR IMPORT OF PLANT VARIETIES
Article 13. Export of plant varieties
1. Bans from export:
Traders shall be banned from exporting plant varieties included in the List of precious and rare plant varieties banned from export as prescribed in regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Export with permits:
a) The exporter of plant varieties included in the List of genetic resources of precious plants for international exchange in special cases and the List of genetic resources of precious rare plants restricted from international exchange as prescribed in the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations must obtain a written approval issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.
b) The exporter of plant varieties not included in the lists mentioned in Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article and the List of plant varieties permitted for production and business in Vietnam obtain a written approval issued by Vietnam Administration of Forestry (for forest plant varieties) or the Department of Crop Production (for agricultural plant varieties).
3. Export without permits:
The exporter of plant varieties not included in the lists mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be eligible for export without permits.
4. Export of agricultural plant varieties
a) Application:
- An application form for export using the form No. 01/TT issued together with this Circular;
- A technical declaration form using the form No. 02/TT issued together with this Circular;
- A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (if the registration is required) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals);
- With regard to export for study or international cooperation, it is required to provide following additional documents: 01 copy of the agreement on cooperation in foreign language together with 01 Vietnamese translation with certified signature of a translation agency or the importer;
- With regard to export for trade fairs or exhibitions, it is required to provide following additional documents: 01 copy of Certification or Letter of invitation to participate in trader fairs or exhibitions in foreign language together with 01 Vietnamese translation with certified signature of a translation agency or the importer;
- With regard to export for gift, it is required to provide following additional documents: 01 copy of the agreement concluded by both contracting parties in foreign language together with 01 Vietnamese translation with certified signature of a translation agency or the importer;
b) Deadline for completion of the application: within 03 months from the date on which the initial application is received. If the trader fails to complete the application by the deadline, he is required to apply a new application.
c) Agency in charge:
- Receiving body: "Single window" department - Bureau of Cultivation.
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn
- Address: Building A6A, No.02 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3823 4651; Fax: (04) 3734 4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
5) Export of forestry plant varieties:
Application and procedures for export of forestry plant varieties shall comply with regulations of Article 6 and Article 30 of this Circular.
Article 14. Import of plant varieties
1. Import with permits
The importer of plant varieties which are not included in the List of forestry plant varieties permitted for business or the List of plant varieties permitted for production and business in Vietnam, or not recognized as new forestry or agriculture plant varieties in any written certification, must obtain a written approval issued by Vietnam Administration of Forestry (for forest plant varieties) or the Department of Crop Production (for agricultural plant varieties).
2. Import without permits:
The importer of plant varieties which are included in the List of forestry plant varieties permitted for business or the List of plant varieties permitted for production and business in Vietnam, or recognized as new forestry or agriculture plant varieties in written certification shall be permitted to product or trade plant varieties in Vietnam and eligible for import without permits.
Article 15. Application, agencies granting Permit for import of plant varieties
1. Application for a permit for import of agricultural plant varieties:
a) An application form for import using the form No.03/TT issued together with this Circular;
b) A technical declaration form using the form No.04/TT issued together with this Circular (for initial import only);
c) A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (if registration is required) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals);
d) A report on results of import, testing and trial production of the previous imports without documents prescribed in Point b and Point c Clause 1 of this Article if the plant varieties are imported again for testing or trial production,
dd) With regard to export for study or international cooperation, it is required to provide following additional documents: 01 copy of the agreement on cooperation in foreign language together with 01 Vietnamese translation with certified signature of a translation agency or the importer;
e) With regard to import for trade fairs or exhibitions, a Certification or Letter of invitation to participate in trade fairs or exhibitions in Vietnam is additionally required;
g) With regard to export for gift, 01 copy of the agreement concluded by both contracting parties in foreign language together with 01 Vietnamese translation with certified signature of a translation agency or the importer are additionally required;
h) With regard to import for investment programs or projects, the following documents must be additionally required:
- A certified true copy or a copy and an original for comparison of the approval for investment programs or projects issued by competent agency or the enterprise as prescribed in regulations of law;
- With regard to import of plant varieties for construction project of traffic way, a certified true copy of Certificate of Free Sale – CFS issued by the competent agency or a certified true copy of one of following documents are additionally required: a certification of conformity, certification of new plant varieties, certification of plant varieties not included in the List of plant varieties banned from use in the exporting country, other similar certifications enclosed with Vietnamese translations certified by translation agencies or the importer or research findings in Vietnam proving that the plant varieties are safe for the environment. If the trader submits the copies of aforesaid documents, he must additionally submit the original documents for comparison.
2. Application for permit for import of genetically modified plant varieties:
a) An application form for import using the form No.09/TT issued together with this Circular;
b) A technical declaration form using the form No.10/TT issued together with this Circular (for initial import only);
c) A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (if the registration is required) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies);
d) Copies of the Certification of biosafety and the Certification of genetically modified plants eligible for use for food, animal feeds issued by competent agency of Vietnam;
e) A plan for comparison testing, including narrow scope and wide scope comparison testing using the form in Appendix 7 issued together with the Circular No.29/2014/TT-BNNPTNT dated September 5, 2014.
3. Application for permit for import of forestry plant varieties:
a) Import of plant varieties for testing
- An application form for import of forestry plant varieties using the form No.02/LN issued together with this Circular;
- A record of plant varieties applied for import using the form No.03/LN issued together with this Circular;
- Technical planning documents on plant varieties for testing;
- Relevant documents: sale contract of plant varieties or gift deed of the partner.
b) Import of forestry plant varieties used as ornamental plants, shade plants.
- An application form for import of forestry plant varieties using the form No.02/LN issued together with this Circular;
- A record of plant varieties applied for import using the form No.03/LN issued together with this Circular;
- An approval for import of plant varieties issued by the Service of Agriculture and Rural development of the province;
- Relevant documents: sale contract of plant varieties or gift deed of the partner.
4. Deadline for completion of the application: within 03 months from the date on which the initial application is received. If the trader fails to complete the application by the deadline, he is required to apply a new application.
5. Agency in charge:
a) Agricultural plant varieties: Department of Crop production
- Receiving body: "Single window" department – Office of Department of Crop production
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
- Address: Building A6A, No.02 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3823 4651; Fax: (04) 3734 4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
b) Forestry plant varieties: Vietnam administration of forestry
- Receiving body: Office of Vietnam administration of forestry
- Address: No.02 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3843 8792; Fax: (04) 3843 8793.
- Email: ln@mard.gov.vn
Section 4. EXPORT OR IMPORT OF BREEDS
1. Export with permits
The Minister of Agriculture and Rural Development shall decide on exchange between the trader and foreign parties of precious animal breeds included in the List of precious and rare breeds banned from export and the List of genetic resources of precious breeds subject to conservation for scientific research or other special purposes.
2. Export without permits:
The traders are permitted to export breeds not included in the List of precious breeds banned from export and the List of genetic resources of precious breeds subject to conservation issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
1. The traders may only import the breeds included in the List of breeds permitted for business in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Certification of new breeds and eligible for import without permits.
2. Import with permits
Importer of sperms, embryos, or dilute environment used for conservation of breed sperms must obtain the written approval of the Department of Livestock production.
The importer of the breeds not included in the List of breeds permitted for business in Vietnam for research or testing or in other special cases must obtain the written approval of the Department of Livestock production.
Article 18. Application, agencies granting permits for export or import of breeds and their sperms, embryos, dilute environment, or conservation of breed sperms.
1. Application:
a) Application for export or import of breeds and genetic resources of precious breeds:
Application form for export or import of breeds and genetic resources of precious breeds using the form No.01/CN issued together with this Circular;
A record of genetic resources of precious breeds for international exchange using the form No.02/CN issued together with this Circular;
A copy of the Project for research cooperation or Agreement on research related to export or import of genetic resources of precious breeds.
b) Application for import of breeds not included in the List of breeds permitted for business in Vietnam:
An application form for import for testing of breeds using the form No.03/CN issued together with this Circular;
A Record of breeds which contains: names of breeds, quality grades, origin, quantity, technical economic criteria of caring and raising process of the breed and common diseases (if any) of that breeds; the application must be certified by the competent agency of the exporting country. The documents in application must be the originals or the certified true copies enclosed with Vietnamese translations certified by the importer. In case the application is sent directly, the documents of application are copies and their originals are required for comparison;
Content of testing (location, observation criteria);
A copy of Certificate of business registration (applied to entities subject to business registration) or Investment license (applied to foreign-invested enterprises) or Decision on Establishment certified by the importer applied to cases registered import for the first time.
c) Application for import of sperms or embryos:
An application form for import of sperms or embryos using the form No.04/CN issued together with this Circular;
With regard to cattle (grazing cattle): A record of breeds certified by the competent agency of the exporting country. The record of the sperm of breed shall the record of male breed giving sperms within three degrees of consanguinity; the record of the embryo shall be the record of male and female breeds giving embryos which certified by the competent agency of the exporting country. The sperms of cattle may not be imported not later than 60 months from the date of manufacture.
Regarding pig breeds: a record of pig sperms, including names of breeds, quality grade of every male breed; male breed farming facilities;
The documents in the application shall be the originals or certified true copies enclosed with their Vietnamese translations certified by the importer. If the application is sent directly, the documents in the application shall be copies and their originals are required for comparison.
A copy of Business certificates (if the entities subject to business registration) or Investment license (regarding foreign-invested companies) or Decision on Establishment certified by the importer with regard to the initial import.
d) Import of diluted environment for sperm conservation for testing:
An application form for import using the form No.05/CN issued together with this Circular;
A report on information about technical criteria of the diluted environment for sperm conservation. The documents in the application shall be the originals or certified true copies enclosed with their Vietnamese translations certified by the importer. If the application is sent directly, the documents in the application shall be copies and their originals are required for comparison.
A copy of Business certificates (if the entities subject to business registration) or Investment license (regarding foreign-invested companies) or Decision on Establishment certified by the importer with regard to the initial import.
2. Agency in charge: the Department of Livestock production
- Receiving body: “Single window” department - Office of Department of Livestock production
- Address: No.16 Thuy Khue - Tay Ho - Hanoi
- Phone number: (04) 3734 5443; Fax: (04) 3734 5444.
- Email: cn@mard.gov.vn
Section 5. IMPORT OF VETERINARY DRUGS
Article 19. Import with permits
1. Importers of vaccines, biological preparations, microorganisms with CFS in Vietnam or included in the List of veterinary drugs permitted for sale in Vietnam must obtain an approval of Department of Animal Health in writing and subject to/required to undergo quality inspection as prescribed.
2. Any veterinary drug without CFS or not included in the List of veterinary drugs permitted for sale in Vietnam shall be imported in following cases:
a) Materials used for manufacture of veterinary drugs with CFS;
b) Samples used for study, testing, laboratory diagnosis, testing, or registration for sale;
c) Chemical standards used for veterinary diagnosis or testing; veterinary drugs displayed in trade fairs, exhibitions or used for prevention and treatment for precious and rare animals;
d) Medical aid of international organizations and types of other non-commercial imports;
dd) Prevention and treatment of urgent epidemic diseases, disaster recovery.
3. With regard to urgent communicable diseases, the Minister of Agriculture and Rural development shall decide the import of vaccines used for prevention and treatment of communicable diseases without CFS in Vietnam.
Article 20. Import without permits
The veterinary drugs with CFS in Vietnam or included in the List of veterinary drugs permitted for free sale in Vietnam shall be permitted for import or export (except for regulations in Clause 1 Article 19 of this Circular) and subject to quality inspection as prescribed.
Article 21. Application, agencies granting permit for import of veterinary drugs
1. Application:
a) Application for import of materials for veterinary drugs:
- An application form for import of veterinary drugs using the form No.01/TY issued together with this Circular; Concurrently send the file of application form (word, excel) via email: quanlythuoc@gmail.com;
- Good manufacturing practice (GMP) certificate or International Organization for Standardization (ISO) certificate or equivalent standards of the manufacturer (regarding some common chemicals);
- Certificate of free sale issued by competent agency of the exporting country (CFS, CPP, MA);
- Certificate of analysis (CoA) issued by the manufacturer;
- A copy of the Certificate of eligibility for import of veterinary drugs issued to the importer by the veterinary authority in the central government;
b) Application for import of veterinary drug samples used for study, testing, laboratory diagnosis, testing, or registration for sale:
- An application form for import of veterinary drugs using the form No.01/TY issued together with this Circular; Concurrently send the file of application form (word, excel) via email: quanlythuoc@gmail.com;
- A copy of Certificate of Business Registration of the organization or individual applying for the permit for import of veterinary drugs.
- A Good manufacturing practice (GMP) certificate or International Organization for Standardization (ISO) certificate or equivalent standards of the manufacturer (regarding some common chemicals);
- A Certificate of free sale issued by competent agency of the exporting country (CFS, CPP, MA);
- A Certificate of analysis (CoA) issued by manufacturer;
- A summary of product characteristics
c) Application for import of chemical standards, KIT used for veterinary diagnosis or testing; exhibitions, trade fairs, or prevention and treatment for precious animals:
- An application form for import of veterinary drugs using the form No.01/TY issued together with this Circular; Concurrently send the file of application form (word, excel) via email: quanlythuoc@gmail.com;
- A Certificate of analysis (CoA) issued by manufacturer;
- A summary of product characteristics;
- Labels of products.
d) Application for import of vaccines, biological preparations, microorganisms included in the List of veterinary drugs permitted for sale in Vietnam or granted CFS in Vietnam:
- An application form for import of veterinary drugs using the form No.02/TY issued together with this Circular; Concurrently send the file of application form (word, excel) via email: quanlythuoc@gmail.com;
- A copy of the Certificate of eligibility for import of veterinary drugs issued to the organization applying for import by the veterinary authority in the central government.
dd) Application for import of veterinary drugs as prescribed in Point d, dd Clause 2 Article 19 of this Circular shall contain:
- An application form for import of veterinary drugs using the form No.01/TY issued together with this Circular; Concurrently send the file of application form (word, excel) via email: quanlythuoc@gmail.com;
- A copy of Certificate of Business Registration of the organization or individual applying for the permit for import of veterinary drugs;
- A Good manufacturing practice (GMP) certificate or International Organization for Standardization (ISO) certificate or equivalent standards of the manufacturer (regarding some common chemicals);
- A Certificate of free sale issued by competent agency of the exporting country (CFS, CPP, MA);
- A Certificate of analysis (CoA) issued by manufacturer;
e) With regard to GMP, ISO, FSC, CPP, MA, CoA certificates enclosed with the application, it is required to submit their originals or their lawful copies (certified true copies) or copies with originals for comparison if the application is directly submitted.
2. Agency in charge: Department of Animal Health
- Receiving body: Office of Department of Animal Health
- Address: 15/78 Giai Phong, Phuong Mai, Dong Da, Ha Noi
- Phone number: +(844) 3869.5527/3869.6788
- Email: quanlythuoc@gmail.com
Section 6. IMPORT OF PLANT PROTECTION PRODUCTS AND ARTICLES SUBJECT TO PHYTOSANITARY CERTIFICATE FOR IMPORT
Article 22. Import of plant protection drugs:
1. The import of plant protection products shall comply with Article 67 of the Law on plant protection and quarantine.
2. With regard to authorization for import, the organizations or individuals acting as agents must present letter of attorney of the principal at the customs authority.
3. The plant protection products included in the List of plant protection products permitted for use in Vietnam must satisfy the following requirements:
a) Minimum active ingredient content in technical drugs must equal active ingredient content in technical drugs included in the List and they shall be imported from manufacturers whose origins are clear;
b) Finished drug whose active ingredient content, form of drug and manufacturer of finished drugs must be conformable with the Certification of plant protection drug registration in Vietnam and their remaining shelf life is at least 2/3 shelf life which is stated in the drug label from the date on which the drug imported in Vietnam;
c) The finished drugs must meet the physical and chemical properties of floating rate, durable emulsion for each equivalent finished drug.
d) Technical drugs, finished drugs must satisfy requirements pertaining to noxious impurity as prescribed in National Technical Regulation, National Standards and internal standards of Plant Protection Department.
4. Import of methyl bromide and responsibility of importer for methyl bromide
a) The plant protection products containing methyl bromide active ingredient is only imported from countries participating in the Montreal Protocol.
b) The methyl bromide is only imported for quarantine and preshipment uses (QPS) and the purposes prescribed in regulations of the Montreal Protocol.
c) The importer must obtain a Certification of eligibility for processing of articles subject to plant quarantine using fumigation method.
d) The methyl bromide must be used for the purpose as registered with Plant Protection Department and it is subject to the inspection of the competent agency in the use of methyl bromide;
dd) The methyl bromide active ingredient is only sold to organizations obtaining the Certification of eligibility for processing of articles subject to plant quarantine using fumigation method;
e) The report on import, use and trading in methyl bromide using the form No.03/BVTV issued together with this Circular shall be send to Plant Protection Department. Deadline for first biennial report is before July 15 and deadline for annual report is before January 15 of the succeeding year.
g) The importer shall be banned from import of methyl bromide if they commit one of following violations: Fails to send the report(s) as prescribed or the dishonest reports on import, use or trade in methyl bromide; uses methyl bromide for improper purposes in comparison with the permit; or their Certification of eligibility for processing of articles subject to plant quarantine using fumigation method.
Article 23. Import of articles subject to Phytosanitary certificate for import
The trader may only import the articles included in the List of articles subject to plant quarantine and pest risk analysis before importing into Vietnam or transit of articles subject to plant quarantine if they obtain the Phytosanitary certificate for import issued by Plant Protection Department.
Article 24. Application, validity and agencies granting Phytosanitary certificate for import, Permit for import of plant protection products
1. Application
a) Import of drug samples for testing and study
An application form for Permit for import of plant protection products using form No. 01/BVTV issued together with this Circular;
A certified true copy or a copy (compare with the original) of Certificate of Business registration (for the first time) or documentary evidence for legal status;
A copy of the Testing permit of drug samples or Chemical safety data sheet of drug samples for testing;
A Draft of study of plant protection products applying for import (regarding import for study)
b) Import of chemical standards
An application form for Permit for import of plant protection products using form No. 01/BVTV issued together with this Circular;
A certified true copy or copy (compare with the original) of Certificate of Business registration (for the first time) or documentary evidence for legal status of organizations or individuals applying for import of chemical standards;
c) Import of drugs used for foreign project of investment in Vietnam, drugs used as samples, products displayed in trade fairs, exhibitions and used in special cases as prescribed in the Decision of the Minister of Agriculture and Rural development.
An application form for Permit for import of plant protection products using form No. 01/BVTV issued together with this Circular;
A certified true copy or a copy (compare with the original) of Certificate of Business registration (for the first time) or Investment certificate (for the first time) or documentary evidence for legal status of organizations or individuals applying for import;
A certified true copy of import contract;
A certified true copy of CFS in the exporting country regarding import of plant protection products whose active ingredients are not included in the List of plant protection products permitted to use in Vietnam.
d) Import of fumigation drugs, active ingredients having acute toxicity in group I, II according to GHS of classification.
An application form for Permit for import of plant protection products using form No. 01/BVTV issued together with this Circular;
A certified true copy or a copy (compare with the original) of Certificate of Business registration (for the first time) or Investment certificate (for the first time).
A copy of Certificate of eligibility for processing of articles subject to plant quarantine using fumigation method issued by Plant Protection Department (for the first time) applied to import of fumigation drugs.
dd) Application for Phytosanitary certificate for import:
An application form for Phytosanitary certificate for import using form No. 04/BVTV issued together with this Circular;
A copy of commercial contract;
A copy of Certificate of Business Registration of the organization or individual.
2. Verification of application and issuance of Permit for import of plant protection products
Plant Protection Department shall verify the application for the Permit for import of plant protection products within 05 working days, or the application for Phytosanitary certificate for import within 15 working days from the date of receipt as prescribed.
a) If the application is satisfactory, the Permit for import of plant protection products (using form 02/BVTV issued together with this Circular), Phytosanitary certificate for import (using form 05/BVTV issued together with this Circular) shall be granted.
b) If the application is unsatisfactory, they shall notify organizations or individuals of completion of the application as prescribed.
c) In case the application is rejected, the Plant Protection Department shall provide explanation for the organizations or individuals in writing.
3. Validity of the Permit/Certificate:
The Permit for import of plant protection products; or the Phytosanitary certificate for import shall be valid for entire consignment stated in the Permit/Certificate and depending on every drug or item provided that the validity does not exceed 01 year from the date of issue. The Permit for import of methyl bromide is only valid within the year of issue.
4. Agency in charge:
Plant Protection Department shall grant the Permit for import of plant protection products; the Phytosanitary certificate for import
- Address: 149 Ho Dac Di, Dong Da, Ha Noi
- Phone number: (04) 3533 0361; Fax: (04) 3533 3056.
- Email: p.cchc@fpt.vn; cchc.bvtv@mard.gov.vn
Section 7. IMPORT OF LIVESTOCK OR POULTRY FEEDS
Article 25. Import of livestock or poultry feeds
1. When any organization or individual imports livestock and poultry feeds is permitted to sell them in Vietnam, they shall follow customs procedures and conduct quality inspection as prescribed in Chapter III of Circular No.66/2011/TT-BNNPTNT dated October 10, 2011 on guidance on the Government's Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05th 2010 on the management of animal feeds.
2. When any organization or individual imports livestock and poultry feeds is not permitted to sell in Vietnam, they must obtain the Approval of livestock and poultry feeds permitted to sell in Vietnam issued by the Department of Livestock production and conduct the quality inspection as prescribed in Chapter III of Circular No.66/2011/TT-BNNPTNT. The quality shall be recognized according to one of two methods below:
a) Recognition of quality through verification of application.
b) Recognition of quality through testing (regarding new kinds of animal feeds) as prescribed in Clause 7 Article 3 and Clause 1 Article 12 of the Government's Decree No. 08/2010/ND-CP and Chapter IV of Circular No.66/2011/TT-BNNPTNT.
Article 26. Application, agencies granting Permit for import of livestock or poultry feeds
1. Application for quality recognition of imported livestock or poultry feeds:
a) Application:
An application form for quality recognition of imported animal feeds (using the form No.06/CN issued together with this Circular);
A Certificate of free sale or equivalent documents on imported animal feeds issued by the competent agency of the country of origin as prescribed in the Decision No.10/2010/QD-TTg dated February 10, 2010 of the Prime Minister on Certificate of free sale pertaining to exported and imported products or goods;
A report on product information provided by the manufacturer includes: name of materials, quality norms and animal feed safety, use, instructions for use;
Labels of products;
A report on standards of organizations or individuals applying for recognition of quality; secondary label of products in Vietnamese as prescribed;
A report on test results of quality norms and animal feed safety of manufacturer obtaining one of following certificates: GMP, HACCP, ISO and equivalent certificates. If the manufacturer does not obtain one of following certificates: GMP, HACCP, ISO or equivalent certificates, the report on test results must be issued by laboratories appointed by the competent agency of the country of origin or by laboratories recognized by international or regional organizations or appointed or recognized by the Department of Livestock production.
A copy of Certificate of Business Registration or Certificate of investment of the organizations or individuals applying for recognition of quality (for the first time);
A letter of attorney of manufacturer granted to the organizations or individuals applying.
b) The application shall contain the originals or the certified true copies enclosed with Vietnamese translations certified by the organization or the importer. If the originals are not in English, the Vietnamese translations must be authenticated.
c) Within 03 working days from the date on which the application for recognition of quality is received, the Department of Livestock production must verify the application and notify the organization or individual of completion of application in writing. If the application covering more than 10 products, the deadline for verification of application is 05 working days.
If the application is satisfactory and the products meet all requirements pertaining to quality, within 12 working days, the Department of Livestock production shall issue Approval for animal feeds permitted to sell in Vietnam (using the form in Appendix 4A issued together with the Circular No.50/2014/TT-BNNPTNT) according to the approval issued by the Minister of Agriculture and Rural development. If the application covering more than 10 products, the deadline for verification of each application in excess shall be 01 working days in addition. In case the Department of Livestock Production does not issue the Approval, they shall provide explanation in writing.
2. Import of livestock or poultry feeds not permitted for sale in Vietnam for display in the trade fairs, exhibitions, analysis samples in laboratories:
a) Application for import for display in trade fairs, exhibitions:
An application form for import using the form No.07/CN issued together with this Circular;
A certification of organization or participation in trade fairs or exhibitions in Vietnam (the original).
b) Application for import of animal feeds used as analysis samples in laboratories shall contain:
An application form for import for analysis samples in laboratories using the form No.07/CN issued together with this Circular;
A copy of the Agreement on use of analysis services between a domestic laboratory and a laboratory, an enterprise and agency in charge of animal feeds of the country of origin, in which the imported products are non-commercial as commitments.
c) Within 05 working days from the receipt of satisfactory application, the Department of Livestock Production shall consider granting the import permit (using the form No.09/CN issued together with this Circular). In case the application is rejected, the Department of Livestock Production shall provide explanation in writing.
3. Application for recognition of quality of imported livestock or poultry feeds:
An application form for recognition of quality (03 copies) (using the form No.10/CN issued together with this Circular);
Copies certified by the importer of the documents below: Sale contract, Packing list, Invoice, Certificate of Analysis, report on applied standards of the importer; Approval for animal feeds to sell in Vietnam; a copy of document on exemption from quality inspection issued by the Department of Livestock Production for a certain period and implementation of simplifying inspection regime (if any).
4. Agency in charge: the Department of Livestock production
- Receiving body: “Single window” department - Office of Vietnam administration of forestry
- Address: No.16 Thuy Khue - Tay Ho - Hanoi
- Phone number: (04) 3734 5443; Fax: (04) 3734 5444.
- Email: cn@mard.gov.vn
Section 8. IMPORT OF FERTILIZERS
Article 27. Import of fertilizers
1. Import with permits
The importer of the following fertilizers must obtain a Permit:
a) Fertilizer for testing;
b) Fertilizer for sports stadiums, recreational parks;
c) Fertilizer for foreign-invested companies used for production within the premises of the company; used for foreign projects in Vietnam, used as gifts or samples;
d) Fertilizer displayed in trade fairs or exhibitions;
dd) Fertilizer or materials used for manufacture of fertilizers included in the List of fertilizers subject to declaration of conformity;
e) Fertilizer for scientific research.
2. Import without permits:
The importer of the following fertilizers is exempt from a Permit:
a) Fertilizers included in the List of fertilizers permitted to produce, trade and use in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development from August 9, 2008 to November 27, 2013.
b) Fertilizers included in the List of fertilizers subject to declaration of conformity issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade.
Article 28. Application, agencies granting permit for import of fertilizers
1. Application:
a) Application form for import of fertilizers using the form No.05/TT issued together with this Circular;
b) Technical declaration form using the form No.06/TT issued together with this Circular;
c) A copy of Certificate of Enterprise registration or Certificate of Business Registration (with regard to registration) or Certificate of investment (with regard to foreign-invested companies); identity card or passport (with regard to individuals); a certified true copy or a copy (compare with the original) of the Approval for investment programs or projects of competent agency (with regard to foreign project in Vietnam) or program/project approved by the enterprise as prescribed in regulations of law.
d) A foreign report on component, content of nutrition, use, instructions for use, indication enclosed with their Vietnamese translations with certified signature and stamp of the translation agency or the importer;
dd) With regard to import of fertilizers prescribed in Point a, b, c Clause 1 Article 27 of this Circular: apart from documents or materials prescribed in Point a, b, c, d of this Clause, the trader must additionally submit a certified true copy or a copy (compare with the original) of Certificate of Free Sale issued by the exporting country or Certificate of standard conformity or Certification of product not included in the List of chemicals banned from use in the exporting country or the Patent regarding imported fertilizers for testing enclosed with their Vietnamese translations certified by the translation agency or the importer;
e) Import of fertilizers prescribed in Point d Clause 1 Article 27 of this Circular: apart from documents or materials mentioned in Point a, b, c, d of this Clause, the trader must additionally submit the Certification or Letter of invitation for participation in trade fairs or exhibitions in Vietnam.
2. Deadline for completion of the application: within 03 months from the date on which the initial application is received. If the trader fails to complete the application by the deadline, he is required to apply a new application.
3. Agency in charge: Department of Crop Production
- Receiving body: “Single window” department - Office of Department of Crop Production.
- Address: No.02 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3823 4651; Fax: (04) 3734 4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
Section 9. EXPORT OR IMPORT OF GENETIC RESOURCES OF PLANTS FOR SCIENTIFIC AND TECHNICAL STUDY AND EXCHANGE
Article 29. General provisions of export or import of genetic resources of plants
1. Exporters of genetic resources of plants included in the List of genetic resources of precious and rare plants for international exchange in special cases and the List of genetic resources of precious and rare plants restricted from international exchange as prescribed in the Ministry of Agriculture and Rural Development's regulations must obtain a written approval of the Minister of Agriculture and Rural Development.
2. Exporters or importers of genetic resources of plants not included in the List No.1 and the List No.2 prescribed in Clause 1 of this Article, the List of precious and rare plant varieties banned from export and the List of plant varieties permitted to product or trade as prescribed in regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development must obtain a permit issued by the Department of Crop production.
Article 30. Application, agencies granting Permit to export or import genetic resources of plants for scientific and technical study and exchange
1. Application:
a) An application form for export/import of genetic resources of plants using the form No.07/TT issued together with this Circular;
b) A report on information about genetic resources of plants registering for export/import using the form No.08/TT issued together with this Circular;
c) A copy and a translation borne by the stamp of exporter or importer of: the project for cooperation in study; research contract, memorandum of understanding included with foreign partners pertaining to export/import of genetic resources of plants for cooperation in science and technology.
2. Deadline for application processing:
a) 10 working days from the day on which the satisfactory application regarding regulations in Clause 1 Article 29 of this Circular;
b) 05 working days from the day on which the satisfactory application regarding regulations in Clause 2 Article 29 of this Circular;
3. Deadline for completion of the application: within 03 months from the date on which the initial application is received. If the trader fails to complete the application by the deadline, he is required to apply a new application.
4. Agency in charge: Department of Crop Production
- Receiving body: "Single window" department – Office of Department of Crop production
- Address: No.02 Ngoc Ha Street, Ba Dinh District, Hanoi
- Phone number: (04) 3823 4651; Fax: (04) 3734 4967.
- Email: vanphongctt@gmail.com
- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.
Section 10. EXPORT OR IMPORT OF AQUATIC PRODUCTS
Article 31. Export of aquatic animals
1. Bans from export:
The aquatic animals included in the List of aquatic animals banned from export in the Appendix 1 issued together with this Circular shall be banned from export, except for cases prescribed in Clause 3 of this Article.
2. Export without permits:
a) When exporting the aquatic animals included in the List of aquatic animals banned from export in the Appendix 1 issued together with this Circular, the trader shall follow customs procedures. Any aquatic animal under management of CITES management authority shall comply with regulations of Vietnam CITES management authority.
b) When exporting the aquatic animals included in the List of aquatic animals exported subject to requirements in the Appendix 2 issued together with this Circular, the trader shall follow customs procedures. Any aquatic animal under management of CITES management authority shall comply with regulations of Vietnam CITES management authority.
3. Export with permits:
The trader may export the aquatic animals included in the List of aquatic animals banned from export prescribed in Appendix 1 issued together with this Circular in some cases to abide by International treaties to which Vietnam has signed or acceded. Procedures for issuance of permit shall comply with regulations in Clause 4 and Clause 5 of this Article and Article 6 of this Circular: Any aquatic animal under management of CITES management authority shall comply with regulations of Vietnam CITES management authority.
4. Application for export permit:
a) An application form for export using the form No.01/TS issued together with this Circular;
b) The international treaties to which Vietnam has signed or acceded (a copy with the original for comparison regarding direct submit; or a certified true copy regarding submit by post) and an authenticated Vietnamese translation.
5. Aquatic animal export permit No.02/TS issued together with this Circular;
6. Agency in charge: Directorate of Fisheries
a) Receiving body: “Single window” department – Directorate of Fisheries
b) Address: No.10 Nguyen Cong Hoan, Ba Dinh District, Hanoi
c) Phone number: (043) 7245370; Fax: (043) 724 5120.
Article 32. Import of aquatic breeds
1. Export without permits:
a) When importing the aquatic breeds included in the List of aquatic breeds permitted to produce or trade issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development (Ordinary import list) or written certification of new aquatic breeds, the trader shall follow customs procedures and conduct quality inspection as prescribed in Circular No. 26/2013/TT-BNNPTNT dated May 22, 2013 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on management of aquatic breeds.
b) When importing the aquatic breeds included in the List of imported aquatic breeds subject to requirements as prescribed in Appendix 3 issued together with this Circular if they meet all requirements prescribed in this Appendix, the trader shall follow customs procedures and conduct quality inspection as prescribed in Circular No. 26/2013/TT-BNNPTNT dated May 22, 2013 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on management of aquatic breeds.
2. Import with permits:
When importing the aquatic breeds not included in the List of aquatic breeds permitted to produce or trade issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development (Ordinary import list) or the List of imported aquatic breeds subject to requirements prescribed in Appendix 3 issued together with this Circular or not recognized by any certification, they are must be permitted for testing, study, or present in trade fairs or exhibitions by the Directorate of Fisheries. Procedures for permit shall comply with regulations of Clause 3, Clause 4, Clause 6, Clause 7 and Clause 8 of this Article and Article 6 of this Circular.
3. Application for import of aquatic breeds for testing:
a) An application form for import using the form No.03/TS issued together with this Circular;
b) A copy of Certificate of Business Registration or Certificate of investment or Certificate of enterprise registration or Decision on functions and tasks pertaining to study of aquaculture of public service agencies (for the first application);
c) A photo or a drawing of aquatic breeds registering for import enclosed with their trade names and scientific names;
d) A description of biological characteristics, economic efficiency of the aquatic breeds applying for import;
dd) A copy of the permit for testing or a draft of the testing for aquatic breeds approved by Directorate of Fisheries.
4. Application for import of aquatic breeds for study:
Apart from documents prescribed in Point a, Point b, Point c, and Point d Clause 3 of this Article, a draft of aquatic breed study approved by the competent agency is additionally required.
5. Application for import of aquatic breeds for display in trade fairs or exhibitions:
Apart from documents prescribed in Point a, Point b, Point c and Point d Clause 3 of this Article, a documentary evidence for participation in the trade fairs or exhibitions in Vietnam and a plan for aquatic breeds after being used for the trade fairs or exhibitions shall be additionally required.
6. An import permit using the form No.04/ASSETS issued together with this Circular.
7. Validity of permit: The maximum validity of the permit is 01 year from the date of issue and it shall be stated in the import permit.
8. Agency in charge: Directorate of Fisheries
a) Receiving body: “Single window” department – Directorate of Fisheries
b) Address: No.10 – Nguyen Cong Hoan – Ba Dinh – Hanoi.
c) Phone number: 043 7245370. Fax: 043 724 5120.
Article 33. Import of live aquatic animals used for food
1. Import without permits:
When importing the live aquatic animals used for food included in the List of live aquatic animals used for food permitted for ordinary import (Appendix 5 issued together with this Circular), the trader shall follow customs procedures at the customs authority.
2. Import with permits:
When the trader imports the aquatic animals used for food not included in the List prescribed in Clause 1 of this Article, Directorate of Fisheries shall conduct risk assessment (applied to initial imported consignment) and consider granting permit and approve the Plan for management and observation of imported goods.
3. Application for import permit (01 set), including:
a) An application form for import permit using the form No.03/TS issued together with this Circular.
b) A copy of Certificate of Business Registration or Certificate of investment (for the first time);
c) A copy or a drawing of description of aquatic animals applying for import permit enclosed with their trade names and scientific names;
d) A description of biological characteristics of the aquatic animals applying for import permit using the form No.05/TS issued together with this Circular;
dd) A certificate of origin of the aquatic animals applying for import permit issued by the competent agency of the exporting country. The certificate shall be in form of a copy (compare with its original) if the application is sent directly; or in form of a certified true copy if the application is sent by post and enclosed with 01 notarized Vietnamese translation;
g) A plan for management and observation of live aquatic animals when they are imported, transported, stored, processed and consumed using the form No.06/ASSETS issued together with this Circular.
4. Procedures:
a) The trader shall send an application for import of live aquatic animals to Directorate of Fisheries as prescribed in Clause 3 of this Article.
b) If the application is sent directly, Directorate of Fisheries shall receive the application and request the trader to complete the application as soon as the application is received if it is unsatisfactory . If the application is sent by post, within 03 working days from the date on which the application is received, Directorate of Fisheries shall send a notification of completion of the application (if any).
c) If the application is satisfactory as prescribed, regarding the aquatic animals not undergone risk assessment, within 12 working days, Directorate of Fisheries shall establish a Risk assessment council and conduct the risk assessment. The council shall give conclusions and recommendations of risk management applied to live aquatic animals which unable to become predators, abuse or threatened abuse, eligible for food imports.
d) Within 03 working days, from the date on which the Risk assessment council, Directorate of Fisheries shall consider granting the import permit (using the form No.04/TS issued together with this Circular) and approve the Plant for management and observation of consignment infestation regarding aquatic breeds that do not pose any risk or is eligible for import used for food (using the form No.06/TS issued together with this Circular).
dd) With regard to the proceeding import of live aquatic animals used for food granted risk assessment that do not pose any risk or are eligible for import used for food, within 03 working days from the date on which the completed application is received as prescribed in Clause 3 of this Article, Directorate of Fisheries shall consider approving the Plan for management and observation of consignment of live aquatic animals and granting import permit.
The trader shall be permitted for import of live aquatic animal used for food right after receiving the import permit issued by Directorate of Fisheries.
e) If the application is rejected, Directorate of Fisheries shall provide explanation in writing for the trader.
g) Directorate of Fisheries shall update and issue the List of live assets undergone risk assessment and announce on website of Directorate of Fisheries and send a report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
h) Directorate of Fisheries shall issue the import permit and the plan for management and observation of live aquatic animal consignment imported for use as food to the trader registering for import and send them to the aquaculture management authority of the local government where the import consignment is located.
5. Validity of permit: The import permit for live aquatic animals used for food shall be valid for the entire consignment and its validity shall be stated in the permit according to every breed of live aquatic animals provided that it does not exceed 01 year from the date of issue.
6. Agency in charge: Directorate of Fisheries
a) Receiving body: “Single window” department – Directorate of Fisheries
b) Address: No.10 – Nguyen Cong Hoan – Ba Dinh – Hanoi.
c) Phone number: 043 7245370. Fax: 043 724 5120.
Article 34. Import of products for environmental remediation used for production of commercial aquaculture products; materials used in manufacture of products for environmental remediation used in aquaculture (hereinafter referred to as products for environmental remediation in aquaculture)
1. Import without permits:
a) When importing the products for environmental remediation in aquaculture included in the List of products for environmental remediation permitted to sell in Vietnam or obtained Certificate of free sale in Vietnam, the trader shall follow the procedures at the Customs Department and conduct quality inspection as prescribed in regulations in force of the Ministry of Agriculture and Rural Development. If the products are not included in any List of products for environmental remediation permitted to sell in Vietnam, the trader shall apply for the Certificate of free sale before importing.
b) When importing the products for environmental remediation prescribed in Appendix 4 issued together with this Circular which meet all requirements mentioned in this Appendix, the trader may only follow the customs procedures and conduct quality inspection as prescribed in regulations in force of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. Import with permits: The products for environmental remediation in aquaculture not included in the Appendix 4 issued together with this Circular or not included in the List of products for environmental remediation permitted to sell in Vietnam or not obtained any Certificate of free sale in Vietnam (import for testing, study, display in trade fairs, exhibitions, or analysis sample in laboratories). Procedures for issuance of permit shall comply with regulations in Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7, Clause 8 and Clause 9 of this Article and Article 6 of this Circular.
3. Application for import of products for environmental remediation for study:
a) An application form for import permit using the form No.07/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of the Certificate of Free sale issued by the competent agency of the manufacturer;
c) A copy of Certificate of Business Registration or Certificate of investment or Certificate of Business registration or the Decision on functions and tasks related to aquaculture applied to public service agencies (for the first time);
d) An original or a certified true copy of the Certificate of quality issued by manufacturer which obtain GMP certificate or an independent agency of manufacturing country;
dd) A copy of the permit for testing or a draft of the testing approved by Directorate of Fisheries.
4. Application for import of products for environmental remediation for study:
Apart from documents prescribed in Point a, Point b, Point c, and Point d Clause 3 of this Article, an original or a certified true copy of the approved draft of shall be additionally required.
5. Application for import for display in trade fairs or exhibitions:
Apart from documents prescribed in Point b, Point d Clause 3 of this Article, the following documents shall be required:
a) An application form for import using the form No.08/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of Documentary evidence or Certificate of organization or participation in trade fairs or exhibition in Vietnam;
c) A copy of product information provided by the manufacturer, including: names of materials, quality norms and safety, use, instructions for use, labels of products;
d) A plan for products after using to display in trade fairs or exhibitions.
6. Application for import for analysis samples in laboratories
Apart from documents prescribed in Point b, Point d Clause 3 of this Article, the following documents shall be required:
a) An application form for import using the form No.09/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of the Agreement of use of analysis services between a domestic laboratory and laboratory or an enterprise or an agency of country of origin; which the imported products are non-commercial as commitment;
c) A copy of product information provided by the manufacturer, including: names of materials, quality norms and safety, use, instructions for use, labels of products;
The documents in form of originals or certified true copies prescribed in Clause 3, 4, 5 and 6 of this Article may be replaced with the copies (compare with their originals).
7. An import permit using the form No.10/TS issued together with this Circular.
8. Validity of permit: The permit shall be valid for up to 01 year from the date of issue and it shall be stated in the import permit.
9. Agency in charge: Directorate of Fisheries
a) Receiving body: “Single window” department – Directorate of Fisheries
b) Address: No.10 – Nguyen Cong Hoan – Ba Dinh – Hanoi.
c) Phone number: 043 7245370. Fax: 043 724 5120.
d) Email: ntts@mard.gov.vn
Article 35. Import of aquatic animal feeds (including mixed food, food supplements and materials used in manufacture of aquatic animal feeds)
1. Import without permits:
When importing the aquatic animal feeds included in the List of aquatic animal feeds permitted to sell in Vietnam or obtained Certificate of free sale in Vietnam, the trader shall follow the customs procedures and conduct quality inspection as prescribed in regulations in force of the Ministry of Agriculture and Rural Development. If the aquatic animal feeds are not included in any List of products for environmental remediation permitted to sell in Vietnam, the trader shall apply for the Certificate of free sale before importing.
2. Import with permits:
The aquatic animal breeds not included in the List of aquatic animal breeds permitted to sell in Vietnam or not obtained any Certificate of free sale in Vietnam (import for testing, study, display in trade fairs, exhibitions, or analysis sample in laboratories). Procedures for issuance of permit shall comply with regulations in Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, and Clause 7 of this Article and Article 6 of this Circular.
3. Application for import of products for environmental remediation for testing:
a) An application form for import using the form No.07/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of the Certificate of Free sale issued by the competent agency of the manufacturing country;
c) A copy of Certificate of Business Registration or Certificate of investment or Certificate of Enterprise registration or the Decision on functions and tasks related to aquaculture applied to public service agencies (for the first time);
d) A description of characteristics, effectiveness, safety of the products in aquaculture;
dd) A copy of the permit for testing or a draft of the testing approved by Directorate of Fisheries.
4. Application for import for study:
Apart from documents prescribed in Point a, Point b, Point c, and Point d Clause 3 of this Article, an original or a certified true copy of the approved draft of shall be additionally required.
5. Application for import for display in trade fairs or exhibitions:
Apart from documents prescribed in Point b, Point d Clause 3 of this Article, the following documents shall be required:
a) An application form for import using the form No.08/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of Documentary evidence or Certificate of organization or participation in trade fairs or exhibition in Vietnam;
c) A copy of product information provided by the manufacturer, including: names of materials, quality norms and safety, use, instructions for use, labels of products;
d) A plan for products after using to display in trade fairs or exhibitions.
6. Application for import for analysis samples in laboratories
Apart from documents prescribed in Point b Clause 3 of this Article, the following documents shall be additionally required:
a) An application form for import using the form No.09/TS issued together with this Circular.
b) An original or a certified true copy of the Agreement of use of analysis services between a domestic laboratory and laboratory or an enterprise or an agency of country of origin; which the imported products are non-commercial as commitment;
c) A copy of product information provided by the manufacturer, including: names of materials, quality norms and safety, use, instructions for use, labels of products;
The documents in form of originals or certified true copies prescribed in Clause 3, 4, 5 and 6 of this Article may be replaced with the copies (compare with their originals).
7. An import permit using the form No.10/TS issued together with this Circular.
8. Validity of permit: The permit shall be valid for 01 year from the date of issue and it shall be stated in the import permit.
9. Agency in charge: Directorate of Fisheries
a) Receiving body: “Single window” department – Directorate of Fisheries
b) Address: No.10 – Nguyen Cong Hoan – Ba Dinh – Hanoi.
c) Phone number: 043 7245370. Fax: 043 724 5120.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực