Chương I Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Quy định chung
Số hiệu: | 04/2015/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 12/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 29/03/2015 |
Ngày công báo: | 15/03/2015 | Số công báo: | Từ số 355 đến số 356 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn về xuất nhập khẩu Nông – Lâm – Thủy sản
Tháng 2 vừa qua, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT để hướng dẫn một số vấn đề về xuất - nhập khẩu (XNK) nông – lâm – thủy sản theo quy định của Nghị định 187/2013/NĐ-CP .
Nội dung chủ yếu trong Thông tư này là các quy định về hàng hóa cấm XNK, XNK có điều kiện, XNK không cần giấy phép … thuộc sự quản lý của Bộ NNPTNT, như:
- Cấm nhập khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước; cấm nhập khẩu mẫu vật động – thực vật thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại.
- Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA; cấm xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
- Khi xuất khẩu các mặt hàng gỗ thuộc phụ lục CITES phải có giấy phép CITES;
- Quy định về các mặt hàng giống cây trồng, các loài thủy sản, thức ăn gia súc, gia cầm, phân bón… khi XNK phải có giấy phép và hồ sơ xin giấy phép XNK…
Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 29/3/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:
1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm;
3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
5. Xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản, thủy sản sống làm thực phẩm;
6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản (gọi tắt là thuốc thú y);
7. Nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;
8. Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và vật thể thuộc danh mục vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
9. Nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
10. Nhập khẩu phân bón;
11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật;
12. Xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) có hoạt động liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Gỗ tròn: Bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Riêng đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng đước, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 m trở lên. Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
2. Gỗ xẻ: Là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc.
3. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh: Là các loại sản phẩm từ gỗ (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp) được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.
4. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Là những loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thuộc Danh mục động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định.
5. Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Giống vật nuôi được quy định trong Thông tư này bao gồm các giống gia súc, gia cầm, ong, tằm và các sản phẩm giống của chúng như tinh, phôi, trứng, giống, ấu trùng và vật liệu di truyền giống.
a) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.
b) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm.
c) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.
7. Chất chuẩn:
Chất chuẩn (Chemical Standards) là một hoá chất tinh khiết dạng lỏng hay rắn đã biết chính xác nồng độ hay thành phần được dùng để chuẩn hoá một thuốc thử hay hoá chất khác hoặc một dụng cụ đo.
1. Hàng hoá có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì buộc phải tái xuất, không được phép thông quan.
1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, giá trị, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.mard.gov.vn và gửi tới cơ quan Hải quan.
3. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.
1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc bằng hình thức chuyển khoản, gửi qua đường bưu điện.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của Thương nhân.
5. Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 của Thông tư này.
6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị tối đa 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.
This Circular promulgates content, procedures for export and import of goods subject to management of agriculture, forestry and aquaculture fields, including:
1. Export of timber and timber products from domestic natural forests; firewood or charcoal made from timber or firewood originated from timber of domestic natural forests.
2. Export and import of endangered and precious species of wild fauna and flora;
3. Export and import of plant varieties;
4. Export and import of breeds;
5. Export and import of live aquatic animals used for food;
6. Import of drugs, materials for the manufacture of drugs, vaccines, biological preparations, microorganisms and chemicals used in veterinary or aquatic veterinary medicine (hereinafter referred to as veterinary drugs);
7. Import of products and materials used in manufacture of products for the treatment and improvement of the aquaculture environment.
8. Import of plant protection products and materials included in the List of plant articles subject to the pest risk analysis before being imported into Vietnam.
9. Import of livestock, poultry, aquatic animal feeds;
10. Import of fertilizer;
11. Export and import of genetic resources of plants used for scientific and technical study and exchange.
12. Export and import of food originated from animals, plants and aquatic animals.
This Circular applies to organizations and individuals (hereinafter referred to as traders) involved in export and import of goods subject to management of agriculture, forestry and aquaculture fields.
Article 3. Interpretation of terms
Within the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:
1. Round timber: includes raw timber, rounded-off timber and heartwood which are between 10 cm and under 20 cm in smaller end diameter and 1 m or longer in length; or at least 20 cm in smaller end diameter and 30 cm or longer in length. The dimensions of timber of artificial forests, mangrove forests are 06 cm in their smaller end diameter and 01 m or longer in their length. The endangered and precious species of timber shall be considered as round timber regardless of their dimensions.
2. Sawn timber: means sawn, cut, sliced or peeled timber.
3. Finished woodwork (including art woodcraft and high-class woodwork): means products made from timber which has been completely assembled according to their use or which are detached parts of complete products and can be used according to their use right after being assembled.
4. Endangered and precious species of wild fauna and flora: means wild fauna and flora mentioned in the Appendices of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) and species included in the List of endangered and precious species of fauna and flora as prescribed in the Government's Decree.
5. Breeds: mean populations of domesticated animals belong to the same species, same origin, similar appearance and genetic structure, which is formed, strengthened, developed by human; the breeds must have certain quantity for multiplication and passing of genetic characteristics of breeds for the next generations.
The breeds defined in this Circular include breeds of live stocks and poultries, bees, silkworms and their breed products such as sperms, embryos, eggs, seeds, larvae and genetic materials.
6. Aquatic animals:
a) Aquatic breeds: means species of aquatic fauna and flora, including their spawns, embryos, and sperms, larvae used for the production of breeds or used as breeds for commerce, ornament, or entertainment purposes.
b) Live aquatic animals used for food: mean species of live aquatic fauna and flora used for food.
c) Products for treating and improving the aquaculture environment mean substances or compounds originated from minerals, chemicals, animals, plants or microorganisms and their preparations which are used to adjust the physic, chemical and biological properties of the aquaculture environment.
7. Chemical Standards:
Chemical Standards mean a pure chemical, in form of liquid or solid, whose concentration or composition used for standardizing a reagent or another chemical or a measuring instrument is exactly determined.
Article 4. Rules for implementation of regulations on fauna, flora and aquatic animal quarantine; food quality and safety inspection of fauna, flora and goods originated from exported or imported fauna and flora
1. The goods specified in the List of animals and animal products subject to quarantine; the List of aquatic animals subject to quarantine; or the List of plant articles subject to quarantine shall be undergone the quarantine before customs clearance as prescribed.
2. The goods are exported or imported into Vietnam and subject to management of the Ministry of Agriculture and Rural Development must comply with the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development on food quality and safety inspection.
3. After customs clearance, if the goods do not satisfy requirements pertaining to quarantine, food safety and quality, they shall be processed as prescribed in current law. If the goods do not satisfy requirements pertaining to plant protection and quarantine, they must be re-exported without customs clearance.
Article 5. Rules for import pending the addition to the List of goods eligible for import without permits
1. With regard to the goods not included in the List of goods eligible for import without permits, after receiving testing results or risk assessment results certified in writing by the specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development, the trader is permitted for import according to their needs, without any restriction on quantity, value, or any application for the Import permit.
2. The specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development shall post the written certification of testing results or risk assessment results and/or the List of goods on their website and the website of the Ministry of Agriculture and Rural Development at the address http://www.mard.gov.vn and send them to the customs authority.
3. Pursuant to the testing results or risk assessment results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall include the goods in the equivalent List of goods.
Article 6. General provisions of procedures for issuance of export or import permit subject to management of agriculture, forestry and aquaculture fields
1. Procedures and methods: The trader shall send an application directly or by post to the specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development.
a) The specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development shall receive the application, then consider and instruct the trader to provide additional documents right after receipt of application if the application is sent directly or within 03 working days from the date on which the application is received if the application is sent by post.
b) In case the application is satisfactory as prescribed, within 05 working days (except for cases prescribed in Clause 3 Article 5 of the Decree No. 98/2011/ND-CP dated October 26, 2011 of the Government on amendments to the Decrees on agriculture), the specialized agencies affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development must grant the Import permit or Export permit or if the application is rejected, the authority must provide explanation in writing.
2. Number of application: 01 set
3. Documents in the application: mentioned in Article 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 of this Circular.
4. Procedures for payment of fees or charges and notifications:
a) The trader pays fees or charges directly at the receiving body or in the form of wire transfer by post as prescribed in regulations of law in force.
b) The receiving body shall directly send the result to the trader directly or by post at the request of the trader.
5. Agency in charge: mentioned in Article 9, 12, 13, 15, 18, 21, 24, 26, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35 of this Circular.
6. Validity of the permit: The permit shall be valid for up to 01 year from the date of issue. 0}
7. In case there is any regulation contrary to regulations prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5, and 6 of this Article, it shall comply with Articles in the Chapter II of this Circular.