Chương I Thông tư 03/2023/TT-BKHCN: Quy định chung
Số hiệu: | 03/2023/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 15/05/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 29/05/2023 | Số công báo: | Từ số 719 đến số 720 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện xóa nợ gốc cho DN vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Điều kiện xóa nợ gốc cho DN vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia là nội dung được đề cập tại Thông tư 03/2023/TT-BKHCN hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Điều kiện xóa nợ gốc cho DN vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Theo đó, doanh nghiệp gặp rủi ro đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành được xem xét xóa nợ gốc đối với khoản vay từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia đề nghị xóa nợ gốc của doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng quy định như trên;
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng;
- Khoản nợ của doanh nghiệp đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro để thu hồi nợ gốc, nhưng doanh nghiệp vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được;
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc cho doanh nghiệp vay vốn từ Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia chuẩn bị hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc bao gồm:
- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dụng cơ bản: tình hình sẳn xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo hợp đồng;
- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp (không cần có xác nhận của doanh nghiệp);
- Kiến nghị việc xử lý rủi ro cho một phần hay toàn bộ giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ;
- Quyết định của cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản.
- Các văn bản, tài liệu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 03/2023/TT-BKHCN có hiệu lực ngày 01/7/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này hướng dẫn xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 04/2021/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Điều lệ Quỹ).
2. Thông tư này áp dụng đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây viết tắt là Quỹ), doanh nghiệp tham gia các hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xử lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 31 Điều lệ Quỹ.
2. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; số tiền trả nợ là việc Quỹ và doanh nghiệp cùng thống nhất thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng khi thời hạn cho vay không thay đổi.
3. Gia hạn nợ là việc Quỹ và doanh nghiệp cùng thống nhất kéo dài thời gian trả nợ (gốc, lãi) trong hợp đồng.
4. Khoanh nợ là việc Quỹ và doanh nghiệp thống nhất để tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định theo hợp đồng.
5. Bán nợ là việc Quỹ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
6. Xử lý tài sản bảo đảm là việc Quỹ thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhằm thu hồi khoản nợ (gốc, lãi) của doanh nghiệp đối với Quỹ.
7. Chuyển theo dõi ngoại bảng là việc Quỹ chuyển khoản nợ của doanh nghiệp được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng và tiếp tục theo dõi, có biện pháp để thu hồi nợ đầy đủ theo thỏa thuận mà doanh nghiệp đã ký với Quỹ, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với khoản nợ được xử lý rủi ro.
8. Xóa nợ lãi là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi của doanh nghiệp theo hợp đồng.
9. Xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của doanh nghiệp theo hợp đồng.
10. Giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ là tổng giá trị số dư nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ của doanh nghiệp (nếu có) được theo dõi trong sổ kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật.
1. Việc xử lý rủi ro phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
2. Việc xem xét xử lý rủi ro phải căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, có đầy đủ hồ sơ, văn bản, tài liệu theo quy định tại Thông tư này và Điều lệ Quỹ.
3. Việc xử lý rủi ro được thực hiện theo hướng giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của Quỹ, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu hồi khoản cho vay của Quỹ.
4. Việc lựa chọn biện pháp xử lý rủi ro được thực hiện theo thứ tự ưu tiên, biện pháp nào không gây mất vốn hoặc ít gây mất vốn nhà nước thì được cân nhắc thực hiện trước.
5. Một khoản nợ có thể áp dụng một hoặc đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại Thông tư này.
6. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Điều lệ Quỹ và dưới 5% tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Trường hợp tỷ lệ chấp nhận rủi ro của Quỹ từ 5% trở lên, Quỹ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để xử lý theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 31 Điều lệ Quỹ.
1. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ có tài sản bảo đảm theo quy định gặp rủi ro, Quỹ được quyền chủ động xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm dùng để bù đắp chi phí xử lý tài sản bảo đảm; hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.
2. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ mà tài sản bảo đảm có mua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm được dùng để hoàn trả nợ gốc, nợ lãi cho Quỹ.
3. Doanh nghiệp vay vốn tại Quỹ bị phá sản thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
1. Nguồn thu hồi từ bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.
2. Nguồn từ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính:
a) Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 31 và điểm b khoản 5 Điều 40 Điều lệ Quỹ để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ); xử lý tài sản bảo đảm (trong trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ); xóa nợ gốc;
b) Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính nhưng không đủ bù đắp rủi ro, làm giảm vốn điều lệ Quỹ, Quỹ báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Nguồn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
2. Doanh nghiệp gặp rủi ro trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích, không còn tài sản để trả nợ; doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để trả nợ; doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác bao gồm cả việc gặp tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, thay đổi chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không có khả năng hoặc không trả được nợ (gốc, lãi).
3. Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Khi doanh nghiệp gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, doanh nghiệp và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp phải có xác nhận của các bên có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này và cần phải có các nội dung cơ bản gồm mô tả về sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.
3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều hành Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp.
1. Hội đồng quản lý Quỹ thành lập Hội đồng xử lý rủi ro. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 chủ tịch là 01 thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; 01 phó chủ tịch là Giám đốc Quỹ hoặc người được Giám đốc Quỹ ủy quyền; 03 thành viên hội đồng khác do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
2. Hội đồng xử lý rủi ro có trách nhiệm xem xét kết quả thẩm định, kết quả đánh giá về rủi ro, báo cáo mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp, báo cáo xử lý rủi ro và các thông tin liên quan; có ý kiến về các biện pháp quy định tại các điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 Thông tư này để áp dụng phù hợp với yêu cầu xử lý rủi ro của khoản nợ.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng xử lý rủi ro được bố trí từ nguồn kinh phí hoạt động của Quỹ.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular provides guidance on treatment of risks arising from direct lending operations of NATIF as prescribed in the Charter of organization and operation of NATIF issued together with Decision No. 04/2021/QD-TTg dated January 29, 2021 of the Prime Minister (hereinafter referred to as NATIF’s Charter).
2. This Circular applies to the NATIF, enterprises engaging in the direct lending operations of NATIF (hereinafter referred to as enterprises), and relevant organizations and individuals.
For the purpose of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “risk treatment” means the adoption of the measures specified in clause 2 Article 31 of NATIF’s Charter.
2. “revision of payment periods/amounts” means NATIF and an enterprise agree on changes in periods for making payment of debts (principal and/or interest) or payment amounts (principal and/or interest) agreed upon in the signed contract while the loan term does not change.
3. “extension of repayment period” means the agreement made between NATIF and an enterprise on extension of the repayment period of debts (principal and/or interest) specified in the signed contract.
4. “debt charge-off” means the agreement made between NATIF and an enterprise whereby a portion or all of the enterprise’s debt (principal and/or interest) will not be collected within a given period under the signed contract.
5. “debt sale” means NATIF's transfer of a part or all of the rights to collect debt and other rights associated with the enterprise’s debt to a debt buyer and receipt of payment from the debt buyer.
6. “disposition of collateral” means NATIF’s adoption of measures for disposing of the collateral provided by the enterprise to recover debt (principal and/or interest).
7. “transfer to off-balance sheet” means that NATIF transfers the enterprise’s debt with resolved risks to off-balance sheet accounts for accounting and monitoring purposes, and take measures to fully recover debts as agreed upon by the enterprise with NATIF, but does not alter repayment obligations of the enterprise for the debt with resolved risks.
8. “outstanding interest write-off” means NATIF’s partial or total forgiveness of the outstanding interest owned by an enterprise under the signed contract.
9. “outstanding principal write-off” means NATIF’s partial, or total forgiveness of the outstanding principal owned by an enterprise under the signed contract.
10. “book value of debt" means total amount of outstanding principal and interest and any other financial liabilities associated with an enterprise’s debt, which is recorded in the accounting books of NATIF in accordance with regulations of law.
Article 3. Risk treatment principles
1. The treatment of risks must comply with regulations of law.
2. The risk treatment requires consideration of several factors, including the cause and degree of risk, the production and financial situation of the enterprise, and their creditworthiness, and having sufficient documentation as prescribed in this Circular and NATIF's Charter.
3. The risk treatment aims to minimize State damage and hold NATIF, enterprises, organizations, and individuals responsible for recovering loans.
4. Risk treatment measures are prioritized based on their impact on capital. Measures that cause no loss to little loss of state capital should be implemented first.
5. A debt may undergo one or more risk treatment measures outlined in this Circular.
6. NATIF's risk tolerance ratio at the end of the financial year is below 5% and complies with Clause 6, Article 4 of NATIF's Charter. In case NATIF's risk tolerance ratio is 5% or more, NATIF shall report to the Ministry of Science and Technology for handling according to Point d, Clause 4, Article 31 of NATIF’s Charter.
Article 4. Scope of handling risky debts
1. If a collateral used to secure a loan given by NATIF to the enterprise becomes risky, NATIF is entitled to actively dispose of the collateral as agreed with the enterprise and in accordance with regulations of law on capital recovery. The collateral proceeds will go towards covering disposal expenses and repaying NATIF's principal and interest.
2. If a collateral used to secure a loan given by NATIF under insurance cover is damaged, it will be handled according to the insurance contract. The insurance payout given by the insurer is used to repay the principal and interest to NATIF.
3. If an enterprise taking out a loan from NATIF goes bankrupt, applicable regulations of law shall prevail.
Article 5. Funding for risk treatment
1. Proceeds from debt sale and disposition of collateral.
2. Funding from the loan loss reserves and financial reserve fund:
a) The loan loss reserves, and financial reserve fund shall be used according to point a Clause 6 Article 31 and point b Clause 5 Article 40 of NATIF’s Charter for implementing the following risk treatment measures, including: debt sales (when the selling price is less than the book value of debt), collateral disposition (when the proceeds are less than the book value of debt), and outstanding principal write-offs;
b) If the loan loss reserves and financial reserve fund are insufficient to cover all risks and result in a decrease in NATIF’s charter capital, NATIF shall request the Ministry of Science and Technology to present the case to the Prime Minister for further consideration.
3. Funding for implementing other risk treatment measures shall comply with regulations of law.
Article 6. Risk treatment consideration cases
1. Enterprises suffer financial and/or property damage due to disasters in accordance with regulations of law on prevention and control of disasters, calamities, crop failure, epidemics, fire, war events or national state of emergency.
2. An enterprise that is at risk because its owner (for a sole proprietor or a one-member limited liability company) loses his/her active legal capacity, dies, disappears, or leaves no property to repay their debts; an enterprise that has ceased operations, and it lacks assets and financial resources to clear its debts; an enterprise that faces risks due to other objective causes including unforeseen accidents, political risks, changes in State policies that directly impact its production and business operations, resulting in financial losses, difficult financial circumstances, or default on debts (principal or interest).
3. An enterprise that encounters financial difficulties resulting in lack of financial resources to repay debts or default on debts other than the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The enterprise has completed the bankruptcy process in accordance with current law.
Article 7. Determination of capital and asset damage
1. When an enterprise incurs risk, NATIF shall play the leading role and cooperate with relevant parties, including NATIF, the enterprise, and competent authorities (if any), to examine and assess the risk and make a record of capital and asset damage incurred by that enterprise.
2. The record of capital and asset damage incurred by the enterprise must bear certifications of related parties as specified in clause 1 of this Article and contain all the necessary information such as events, risks incurred, causes of risks, and the capital and asset damage level.
3. The level of capital and asset damage incurred by the enterprise is the cash value of assets and capital actually damaged or lost at the date of record.
4. NATIF is allowed to engage entities that are licensed to provide valuation services to determine the level of capital and asset damage incurred by the enterprise.
Article 8. Risk treatment council
1. NATIF Management Council shall establish a Risk Treatment Council. The Risk Treatment Council is composed of 1 President and 1 member of NATIF Management Council; 1 Vice President is NATIF's Director, or the person authorized by NATIF's Director; 3 other council members decided by NATIF Management Council.
2. The Risk Treatment Council shall review appraisal results, risk assessment results, reports on capital and property losses incurred by the enterprise, risk treatment reports and relevant information; and also give opinions on the measures specified in Articles 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 of this Circular to be applied in accordance with the requirements of debt risk treatment.
3. The operational funding of the Risk Treatment Council shall be set aside from NATIF's operational funding.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực