Chương I Thông tư 01/2024/TT-VKSTC: Quy định chung
Số hiệu: | 01/2024/TT-VKSTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao | Người ký: | Lê Minh Trí |
Ngày ban hành: | 24/04/2024 | Ngày hiệu lực: | 10/06/2024 |
Ngày công báo: | 08/05/2024 | Số công báo: | Từ số 603 đến số 604 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao
Ngày 24/4/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao như sau:
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
+ Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
+ Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
+ Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
+ Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, các điểm b, c và d khoản 1 Điều 48 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
+ Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
+ Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
+ Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
+ Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 49 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.
Xem chi tiết tại Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/6/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương;
3. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bổ nhiệm lần đầu là việc công chức, sỹ quan được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lần đầu tiên.
2. Bổ nhiệm lại là việc công chức, sỹ quan khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh, được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
3. Người được đào tạo về nghiệp vụ điều tra là người có trình độ đại học An ninh nhân dân, đại học Cảnh sát nhân dân trở lên thuộc nhóm ngành An ninh và trật tự xã hội hoặc ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, nếu là nhóm ngành, ngành khác hoặc có trình độ cử nhân Luật trở lên thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra.
4. Thời gian làm công tác pháp luật
a. Đối với sỹ quan công tác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được tuyển dụng, tiếp nhận hoặc điều động đến công tác tại Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân, thời gian làm công tác pháp luật là thời gian thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các công việc, nhiệm vụ sau:
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc các lĩnh vực: tình báo an ninh; trinh sát thuộc các lĩnh vực: an ninh, phòng, chống tội phạm trật tự xã hội, kinh tế, ma túy, môi trường, sử dụng công nghệ cao, trinh sát trại giam; điều tra tội phạm thuộc các lĩnh vực: an ninh quốc gia, trật tự xã hội, ma túy, kinh tế, môi trường.
- Điều tra ban đầu, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản kiểm tra, xác minh các vụ việc theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Làm công tác tham mưu tổng hợp các chuyên đề về đấu tranh phòng, chống tội phạm; công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xử lý tội phạm.
- Làm công tác pháp chế thuộc lĩnh vực luật hình sự, tố tụng hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
- Nghiên cứu, giảng dạy pháp luật (hình sự, tố tụng hình sự), nghiệp vụ điều tra, nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong các học viện, trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
b. Thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cử nhân Luật đối với công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án dân sự, Thanh tra, Tư pháp, Nội vụ, Nội chính, Ủy ban kiểm tra.
c. Thời gian có trình độ cử nhân Luật và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
d. Thời gian hành nghề đối với Luật sư, Công chứng viên, Thừa phát lại, Hội thẩm nhân dân.
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ;
2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ;
3. Bảo đảm công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và của ngành Kiểm sát nhân dân.
1. Cá nhân, tập thể đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức, sỹ quan phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về ý kiến đề xuất, nhận xét, đánh giá, kết luận tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác, ưu, khuyết điểm đối với nhân sự được đề xuất. Tập thể quyết định: chịu trách nhiệm về quyết định của mình về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức, sỹ quan.
2. Hội đồng thi tuyển Điều tra viên tổ chức các kỳ thi, thông báo danh sách những người đã trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Điều tra viên các ngạch theo quy định.
3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Ban cán sự đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phòng Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm giúp Ban thường vụ Đảng ủy, Lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự trung ương thẩm định, thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ và chịu trách nhiệm về việc đề xuất, nhận xét, đánh giá.
4. Công chức, sỹ quan được đề xuất, xem xét bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm việc kê khai lý lịch, hồ sơ cá nhân, kê khai tài sản, thu nhập, giải trình các nội dung liên quan.
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm.
2. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được quá hai nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật.
3. Thời hạn giữ chức danh Điều tra viên khi được bổ nhiệm lần đầu là 05 năm, trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch là 10 năm hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu thời hạn còn lại không đủ 10 năm.