Chương III Thông tư 01/2020/TT-BTTTT: Lĩnh vực in xuất bản phẩm
Số hiệu: | 01/2020/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 07/02/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2020 |
Ngày công báo: | 24/02/2020 | Số công báo: | Từ số 237 đến số 238 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị mất hoặc bị hư hỏng, cơ sở in phải có hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở.
Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet, cơ sở in phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử cửa Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
3. Hồ sơ được lập thành một (01) bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
b) Bản chính giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao giấy phép (nếu có) trong trường hợp bị mất.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc sở phải cấp lại giấy phép; trường hợp không cấp lại giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi quy định tại Khoản 6 Điều 32 Luật xuất bản, cơ sở in phải có hồ sơ đề nghị đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
2. Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu chính hoặc qua Internet đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở.
Trường hợp nộp hồ sơ qua mạng Internet, cơ sở in phải có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp và thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
3. Hồ sơ được lập thành một (01) bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
b) Bản chính giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải cấp đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm đối với các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 8 Điều 32 Luật xuất bản, Điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP thực hiện như sau:
a) Việc thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm phải được thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở in và lập biên bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra có văn bản báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản này, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải có văn bản yêu cầu cơ sở in khắc phục nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm trong thời hạn 30 ngày;
d) Hết thời hạn 30 ngày, nếu cơ sở in không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở phải có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.
2. Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP:
Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in không đầu tư đủ thiết bị và không gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Giám đốc Sở phải có quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.
Người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm phải tổ chức thực hiện lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm trong 24 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng in. Hồ sơ phải lưu giữ gồm:
1. Đối với xuất bản phẩm của nhà xuất bản:
a) Bản chính quyết định xuất bản của giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản;
b) Bản chính hợp đồng chế bản, in, gia công sau in xuất bản phẩm giữa cơ sở in và nhà xuất bản;
c) Bản chính phiếu duyệt bản thảo trong trường hợp bản thảo có phiếu duyệt kèm theo và một trong các loại bản thảo in trên giấy thông thường, trên giấy can, trên phim, bản thảo điện tử đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đối với tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản:
a) Bản chính giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh;
b) Bản chính hợp đồng chế bản, in, gia công sau in xuất bản phẩm giữa cơ sở in với cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh;
c) Bản thảo in trên giấy thông thường có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản đối với tài liệu không kinh doanh.
3. Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài:
a) Bản chính giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài;
b) Bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.
4. Trường hợp thực hiện hợp tác chế bản, in, gia công sau in xuất bản phẩm theo quy định pháp luật, ngoài việc lưu giữ bản sao hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo từng trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở in còn phải lưu giữ tài liệu sau đây:
a) Bản chính văn bản của tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm, tài liệu không kinh doanh chấp thuận cho các cơ sở in được hợp tác theo quy định của pháp luật;
b) Bản chính hợp đồng hợp tác chế bản, in, gia công sau in xuất bản phẩm.
5. Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in ghi đầy đủ thông tin (Sổ được lập theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 25/2018/NĐ-CP và được ghi chung thông tin của xuất bản phẩm nhận in với các sản phẩm không phải xuất bản phẩm trên cùng một Sổ).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực