Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ Quy định quản lý tài chính tài sản công đoàn thu phân phối nguồn thu 2016
Số hiệu: | 1908/QĐ-TLĐ | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam | Người ký: | Bùi Văn Cường |
Ngày ban hành: | 19/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1908/QĐ-TLĐ |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN, THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU VÀ THƯỞNG, PHẠT THU, NỘP TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Kế toán năm 2015; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
Căn cứ Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bãi bỏ các văn bản Tổng Liên đoàn đã ban hành sau đây:
Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/3/2014 về đóng đoàn phí công đoàn; Quyết định số 270/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn; Quyết định số 271/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy định khen thưởng, xử phạt về thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy chế quản lý tài chính Công đoàn.
Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn các cấp, các đơn vị sự nghiệp của công đoàn có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN, THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU VÀ THƯỞNG, PHẠT THU, NỘP TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Quy định này quy định chi tiết về quản lý tài chính, tài sản công đoàn; phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn; đóng đoàn phí công đoàn và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
1. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;
2. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở);
3. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương);
4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn);
5. Đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Điều 3. Các nguyên tắc về tài chính công đoàn
1. Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.
2. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
3. Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
4. Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. Đối với đơn vị được phân cấp thu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
5. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định.
6. Định mức chi của đơn vị nộp kinh phí về công đoàn cấp trên cao hơn định mức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chi của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của Tổng Liên đoàn.
7. Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công đoàn; Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong năm mới được trích thưởng, trường hợp vì lý do khách quan sang quý I năm sau mới hoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
- Mức lương cơ sở: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
- Các cấp trên cơ sở: bao gồm: Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, công đoàn Tổng Công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Mục 1. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 5. Thu, chi tài chính công đoàn
1. Thu tài chính công đoàn:
Nguồn thu tài chính công đoàn theo Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, bao gồm:
a) Thu đoàn phí công đoàn.
b) Thu kinh phí công đoàn.
c) Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chi sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt...
2. Chi tài chính công đoàn:
Chi tài chính công đoàn thực hiện theo Khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012 và quy định của Tổng Liên đoàn.
Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn
1. Cấp Tổng dự toán Tổng Liên đoàn.
2. Cấp Tổng dự toán Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
3. Cấp Tổng dự toán Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Đơn vị dự toán bao gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Điều 7. Phân cấp quản lý tài chính công đoàn
1. Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
2. Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn Việt Nam; quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm; tổng hợp phê duyệt dự toán, quyết toán cấp Tổng dự toán, các đơn vị cấp dưới; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn; ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn; phê duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ, vay vốn, cho vay vốn:
a) Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ trên 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn vay.
- Phê duyệt đề án vay vốn trên 2 tỷ đồng cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn.
b) Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp công đoàn theo quy chế tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn đến 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trực thuộc vay vốn đến 2 tỷ đồng.
- Phê duyệt đề án vay vốn theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc đến 2 tỷ đồng.
* Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
c) Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được vận dụng cơ chế tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn được quyết định vay vốn, huy động vốn từ 02 tỷ đồng trở xuống, mức trên 02 tỷ đồng trở lên trình Chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện.
Điều 8. Khi dự toán đã được công đoàn cấp trên duyệt, công đoàn các cấp, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện
- Thu tài chính công đoàn phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời.
- Thủ trưởng đơn vị dự toán quyết định chi tài chính công đoàn đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước và Tổng Liên đoàn quy định. Công đoàn các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
- Các cấp công đoàn phải lập dự phòng tài chính khi xây dựng dự toán hàng năm, tỷ lệ dự phòng kinh phí tối thiểu là 10%/Tổng chi thường xuyên.
Điều 9. Các khoản thu, chi tài chính công đoàn; nguồn kinh phí hoạt động xã hội, nguồn kinh phí dự án... phải được theo dõi trong sổ kế toán của đơn vị, quyết toán đầy đủ, kịp thời; chứng từ kế toán đảm bảo nguyên tắc theo chế độ kế toán đơn vị HCSN do Nhà nước quy định và Hướng dẫn của Tổng Liên đoàn
Các đơn vị kế toán công đoàn được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý thu, chi tài chính công đoàn. Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản tiền gửi ngắn hạn, dài hạn, đối chiếu số dư với ngân hàng; phản ánh chính xác, kịp thời các khoản tiền gốc, tiền lãi vào sổ kế toán, báo cáo của đơn vị.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ tổ chức một quỹ tiền mặt. Quỹ tiền mặt phải được quản lý chặt chẽ, kiểm kê quỹ hàng tháng và đột xuất, hạn chế chi tiêu bằng tiền mặt. Định mức tồn quỹ tiền mặt cuối tháng tối đa bằng 2%/Tổng chi cho hoạt động thường xuyên theo dự toán được duyệt, phải được quy định trong quy chế chi tiêu và quản lý tài chính của đơn vị.
Điều 10. Dự toán, quyết toán thu, chi tài chính năm của công đoàn các cấp phải báo cáo với Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra cùng cấp; thực hiện công khai tài chính công đoàn theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
Điều 11. Năm tài chính công đoàn tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm dương lịch
1. Đối với các cấp công đoàn, thời hạn báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính quy định như sau:
a) Dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm sau của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 30/11. Quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm trước, báo cáo về Tổng Liên đoàn trước ngày 31/3 của năm sau.
b) Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cụ thể thời gian nộp báo cáo dự toán, quyết toán của cấp dưới, đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định tại Điều này.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn: Dự toán của năm sau báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 15/11 hàng năm. Quyết toán thu, chi của năm trước báo cáo Chủ sở hữu trước ngày 15/3 năm sau.
Điều 12. Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn tích lũy
1. Tài chính công đoàn tích lũy đến thời điểm 31/12 được chuyển sang năm sau để sử dụng.
2. Các cấp công đoàn được sử dụng nguồn tài chính công đoàn tích lũy để đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật, cấp vốn Điều lệ cho các đơn vị trực thuộc theo Quy chế tổ chức và quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn; Đầu tư XDCB, mua sắm và cân đối cho các yêu cầu chi của năm dự toán nhưng tối đa không quá 50% số dư tích lũy đến cuối năm trước (bao gồm cả số dư đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ, đầu tư XDCB lũy kế). Sử dụng tài chính công đoàn tích lũy đến cuối năm trước chi cho hoạt động thường xuyên và XDCB, mua sắm tài sản của năm tài chính phải đưa vào dự toán và phải được công đoàn cấp trên có thẩm quyền duyệt.
3. Đối với tiền gửi ngân hàng, gửi có kỳ hạn không tính định mức sử dụng nêu trên, việc chuyển tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng do đơn vị có tiền gửi quyết định.
4. Việc sử dụng tài chính công đoàn tích lũy để cấp vốn điều lệ, đầu tư XDCB, mua cổ phần theo quy định của Nhà nước, căn cứ theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi giảm nguồn tài chính công đoàn tích lũy của đơn vị khi kết thúc năm tài chính, đồng thời tăng nguồn vốn tương ứng và theo dõi, thanh quyết toán theo chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn, đảm bảo tính minh bạch về quản lý nguồn kinh phí.
Mục 2. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Điều 13. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên, từ nguồn tài chính công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của công đoàn. Tổng Liên đoàn thực hiện quyền, trách nhiệm sở hữu tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật và giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng.
Điều 14. Tài sản công đoàn ở các đơn vị phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012; các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước hướng dẫn quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Điều 15. Tiếp nhận và chuyển giao tài sản
1. Trước khi điều chuyển tài sản của công đoàn sang các đơn vị khác ngoài tổ chức công đoàn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các đơn vị được phân cấp quản lý, sử dụng tài sản phải xin ý kiến của Tổng Liên đoàn.
2. Điều chuyển tài sản trong nội bộ cơ quan và giữa các công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.
3. Điều chuyển tài sản giữa các Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương do Tổng Liên đoàn quyết định sau khi có ý kiến của đơn vị có tài sản điều chuyển và đơn vị tiếp nhận.
Điều 16. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt dự toán, quyết toán đầu tư XDCB, mua sắm tài sản; sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp qua Tổng Liên đoàn và nguồn tài chính của Tổng Liên đoàn cấp.
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm tài sản bằng nguồn tài chính công đoàn (bao gồm cả nguồn khác nhưng công đoàn quyết định đầu tư) trên 2 tỷ đồng trở lên và ủy quyền cho Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương thực hiện quy trình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về XDCB và đấu thầu.
- Phê duyệt chủ trương mua ô tô mới, thanh lý xe ô tô cũ của các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp công đoàn (bao gồm cả công ty cổ phần công đoàn giữ cổ phần chi phối).
- Phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp trực thuộc công đoàn các cấp theo quy định của pháp luật có giá trị của hợp đồng trên 2 tỷ đồng.
2. Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
- Phê duyệt chủ trương đầu tư XDCB, mua sắm bằng nguồn tài chính công đoàn của đơn vị đến 2 tỷ đồng. Thực hiện quy trình đầu tư xây dựng và đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng nguồn tài chính của đơn vị trên 2 tỷ đồng, sau khi được Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương.
- Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương phê duyệt chủ trương sử dụng tài sản cho thuê, liên doanh liên kết của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật có giá trị của hợp đồng đến 2 tỷ đồng.
3. Thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư XDCB, mua sắm tài sản của Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn:
- Dự án XDCB, mua sắm tài sản cố định bằng nguồn tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn phê duyệt.
- Dự án XDCB, mua sắm tài sản (trừ ô tô) từ quỹ hoạt động sự nghiệp; sử dụng quỹ hoạt động sự nghiệp đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), góp vốn liên doanh, liên kết: các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên quyết định giá trị từ 02 tỷ đồng trở xuống, các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên quyết định giá trị tối đa 01 tỷ đồng, các đơn vị được ngân sách đảm bảo chi thường xuyên quyết định giá trị tối đa 500 triệu đồng.
4. Cấp quyết định đầu tư, mua sắm tài sản, quyết định việc thanh lý tài sản.
Điều 17. Quản lý xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm, tài sản
Quản lý xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm tài sản của các cơ quan công đoàn phải tuân thủ trình tự, thủ tục đầu tư; Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư XDCB và đấu thầu.
Khi tổng hợp quyết toán vốn đầu tư XDCB, mua sắm tài sản vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính công đoàn của đơn vị với công đoàn cấp trên, phải kèm theo hồ sơ quyết toán đầu tư XDCB, mua sắm tài sản.
Đối với công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa có mức đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên phải có dự toán, thiết kế và báo cáo thẩm định dự toán trước khi thực hiện. Khi công trình hoàn thành phải được kiểm toán hoặc thẩm định quyết toán của cơ quan có chức năng.
Đối với công trình xây dựng cơ bản, sửa chữa có mức đầu tư từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng phải có hồ sơ thiết kế, dự toán, thẩm định dự toán trước khi thực hiện, phê duyệt báo cáo quyết toán công trình hoàn thành sau khi được thẩm định.
Điều 18. Các đơn vị kế toán công đoàn phải theo dõi việc quản lý, sử dụng tài sản công đoàn; hạch toán chính xác, đầy đủ, kịp thời nguyên giá, tăng, giảm, giá trị hao mòn, khấu hao TSCĐ vào sổ sách, báo cáo quyết toán; Thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng tài sản hàng năm theo quy định của Nhà nước.
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Mục 1. QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP THU VÀ PHƯƠNG THỨC THU KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
Điều 19. Phân cấp thu và phương thức thu kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng cho tổ chức công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn. Tổng Liên đoàn thống nhất thu và phân cấp cho các cấp công đoàn thu kinh phí công đoàn như sau:
1. Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố và tương đương thu đối với các đơn vị do mình quản lý trực tiếp và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để thực hiện; đồng thời thông báo cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để phối hợp thu.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước có công đoàn cơ sở hoặc chưa thành lập công đoàn cơ sở
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương trực tiếp thu hoặc phân cấp cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thu và thông báo cho đối tượng đóng kinh phí công đoàn để biết thực hiện.
3. Liên đoàn Lao động cấp tỉnh thành phố và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chỉ được phân cấp thu kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp dưới đối với các đơn vị sau:
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước
- Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có từ 5.000 lao động trở lên, có tài khoản, có kế toán công đoàn chuyên trách, ba năm liền kề thực hiện tốt việc thu kinh phí công đoàn, báo cáo dự toán, quyết toán thu chi tài chính công đoàn, nộp nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên đầy đủ, kịp thời
- Các đơn vị thuộc đối tượng thực hiện Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường, lâm trường quốc doanh
4. Các cấp công đoàn phải ban hành Quyết định phân cấp thu kèm theo danh sách đối tượng đóng kinh phí công đoàn được phân cấp để công đoàn các cấp dưới thực hiện
5. Phương thức thu kinh phí công đoàn đối với tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng.
Điều 20. Phân cấp thu đoàn phí công đoàn, thu khác
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng và phân cấp cho công đoàn cơ sở thu.
2. Nguồn thu khác theo Khoản 4 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 phân cấp thu cho đơn vị có phát sinh nguồn thu này.
Mục 2. PHÂN PHỐI NGUỒN THU TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 21. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
2. Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn nộp lên công đoàn cấp trên (cấp được phân cấp quản lý tài chính công đoàn) tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
3. Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn.
Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở (đơn vị nộp kinh phí công đoàn) trong vòng 05 ngày làm việc.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số thu kinh phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn; Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu kinh phí công đoàn được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.
Điều 22. Phân phối nguồn thu tài chính cho công đoàn các cấp trên cơ sở
Công đoàn các cấp trên cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Nguồn thu khác của đơn vị nào đơn vị đó được sử dụng.
1. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở do Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương quy định cho đến khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn.
2. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn giữa Tổng Liên đoàn với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương như sau:
a) Đơn vị nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên chênh lệch trên 10% so với số chi của đơn vị (bao gồm công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, phải nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn.
Số kinh phí nộp về Tổng Liên đoàn = (Tổng hợp toàn bộ số thu kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn của đơn vị) x mức nộp như sau:
- Số thu đến 500 tỷ đồng.
Bậc |
Số thu |
Mức nộp (%) |
1 |
Từ 450 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng |
5 |
2 |
Từ 400 tỷ đồng đến dưới 450 tỷ đồng |
4,5 |
3 |
Từ 350 tỷ đồng đến dưới 400 tỷ đồng |
4 |
4 |
Từ 300 tỷ đồng đến dưới 350 tỷ đồng |
3,5 |
5 |
Từ 250 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng |
3 |
6 |
Từ 200 tỷ đồng đến dưới 250 tỷ đồng |
2,5 |
7 |
Từ 150 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng |
2 |
8 |
Từ 100 tỷ đồng đến dưới 150 tỷ đồng |
1,5 |
9 |
Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng |
1 |
10 |
Dưới 50 tỷ đồng |
0,5 |
- Số thu trên 500 tỷ đồng.
Đơn vị có số thu trên 500 tỷ đồng trở lên ngoài kinh phí nộp theo mức 1 của bảng trên thì phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp về Tổng Liên đoàn là 5,5%.
Trong năm nộp theo dự toán, khi có báo cáo quyết toán nộp theo số quyết toán.
Trường hợp số thu quyết toán vượt trên mức thu của bậc giao dự toán thì ngoài kinh phí nộp theo mức đã giao dự toán, phần chênh lệch tăng thêm thực hiện mức nộp của bậc trên liền kề.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, điều chỉnh mức nộp đối với các đơn vị không thực hiện được mức nộp theo quy định trên khi giao dự toán hàng năm.
b) Đơn vị tự cân đối thu, chi
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên cân đối được thu, chi hoặc chênh lệch từ 10% trở xuống so với số chi (bao gồm cả công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương) tính theo định mức chi Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm được xác định là đơn vị tự cân đối thu, chi.
c) Đơn vị được cấp hỗ trợ.
Các đơn vị có số thu kinh phí và đoàn phí công đoàn về cấp trên không cân đối được thu, chi tính theo định mức cán bộ công đoàn chuyên trách, định mức chi, hệ số điều chỉnh đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do Tổng Liên đoàn thông báo hàng năm, được cấp hỗ trợ phần chênh lệch.
Trường hợp số cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên cơ sở tính theo định mức và hệ số điều chỉnh nêu trên cao hơn số cán bộ công đoàn chuyên trách do Tổng Liên đoàn thông báo thì lấy số cán bộ công đoàn chuyên trách Tổng Liên đoàn thông báo làm căn cứ tính cấp hỗ trợ.
Đối với các đơn vị không cân đối được thu, chi phải hỗ trợ ngoài quy định trên, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định.
3. Sử dụng số thu của Tổng Liên đoàn.
Số thu của Tổng Liên đoàn được sử dụng để cấp cho Văn phòng Tổng Liên đoàn, các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; cấp hỗ trợ cho các đơn vị theo quy định trên; dự phòng của Tổng Liên đoàn và hỗ trợ khác cho các đơn vị theo quyết định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
4. Kinh phí chỉ đạo phối hợp (thực hiện theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Tổng Liên đoàn)
a) Công đoàn ngành trung ương và tương đương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
b) Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
QUY ĐỊNH ĐÓNG ĐOÀN PHÍ CÔNG ĐOÀN
Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
4. Các công đoàn cơ sở tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở. Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên.
5. Đoàn viên ở các nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở doanh nghiệp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội: đóng đoàn phí theo mức ấn định nhưng mức đóng thấp nhất bằng 1 % mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Điều 24. Phương thức đóng và quản lý tiền đoàn phí
1. Phương thức đóng đoàn phí
a) Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn (theo phân cấp của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn).
b) Đoàn phí công đoàn thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
c) Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn bằng công nghệ hiện đại (thu qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM...) trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
2. Quản lý tiền đoàn phí:
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn được giao nhiệm vụ thu tiền đoàn phí do đoàn viên đóng phải mở sổ sách, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời việc nộp tiền đoàn phí hàng tháng của đoàn viên theo danh sách đoàn viên của đơn vị; bảo quản, lưu trữ sổ thu đoàn phí theo đúng quy định của luật kế toán; tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính với công đoàn cấp trên. Việc phân phối, sử dụng, quản lý tiền đoàn phí thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn.
QUY ĐỊNH THƯỞNG, PHẠT THU, NỘP TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
1. Tập thể, cá nhân trong các cơ quan công đoàn, công đoàn cơ sở trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thu, nộp tài chính công đoàn, tham gia nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu, chi, quản lý tài chính công đoàn.
2. Cán bộ quản lý, kế toán của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp đóng kinh phí công đoàn cho tổ chức công đoàn; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của các cấp công đoàn.
3. Tập thể, cá nhân giúp chấn chỉnh, hướng dẫn công tác tài chính công đoàn đúng quy định (kiểm tra, kiểm toán, thanh tra).
4. Cán bộ trong các cơ quan nhà nước tham gia, phối hợp xây dựng cơ chế thu, chi, quản lý tài chính công đoàn.
5. Tập thể, cá nhân của các cơ quan nhà nước: Kho bạc, Tài chính, Thuế, Thanh tra lao động, Bảo hiểm xã hội... các cấp phối hợp thu, kiểm tra đóng kinh phí công đoàn.
6. Các trường hợp khác có liên quan đến thu, nộp tài chính công đoàn.
1. Thưởng thu tài chính công đoàn.
1.1. Thưởng thu kinh phí và đoàn phí công đoàn.
a) Công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được phân cấp thu kinh phí công đoàn (nếu có), đoàn phí công đoàn được trích thưởng bằng 1% tổng số kinh phí, đoàn phí công đoàn thu được.
b) Công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được phân cấp thu kinh phí công đoàn (nếu có) và đoàn phí công đoàn được trích thưởng bằng 2% tổng số kinh phí và đoàn phí công đoàn thu được.
c) Công đoàn cấp trên cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đối tượng quy định tại Điểm b nêu trên được trích thưởng bằng 2% tổng số kinh phí công đoàn thu được để thưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 25 quy định này bằng 1%, thưởng cho các đối tượng còn lại bằng 1%.
d) Công đoàn cơ sở chỉ được phân cấp thu đoàn phí công đoàn, được trích thưởng trên tổng số tiền đoàn phí công đoàn thu được theo mức quy định tại Điểm a, b nêu trên.
đ) Công đoàn các cấp trên cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở được trích thưởng bằng 5% tổng số kinh phí công đoàn thu được, trong đó đơn vị trích thưởng xem xét, quyết định thưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 25 quy định này tối đa 3%.
e) Thưởng thu kinh phí công đoàn đơn vị HCSN.
e.1. Thưởng thu kinh phí công đoàn đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước địa phương.
- Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước địa phương được trích thưởng bằng 1,3% tổng số kinh phí công đoàn thu được. Trong đó:
+ Thưởng đối tượng tại Khoản 2, Điều 25 Quy định này bằng 0,8%
+ Thưởng các đối tượng tại Khoản 1, 3, 4, 5, 6, Điều 25 Quy định này bằng 0,5%
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương được trích thưởng bằng 0,2% tổng số kinh phí công đoàn thu được của đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước địa phương theo tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính công đoàn năm để thưởng cho các đối tượng tại Khoản 1, 4, 5, 6 Điều 25 quy định này (trong năm trích theo dự toán, khi có quyết toán trích thưởng theo số thu quyết toán).
e.2. Thưởng thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước TW:
- Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn của đơn vị HCSN thuộc ngân sách TW được trích thưởng bằng 1,15% tổng số kinh phí công đoàn thu được. Trong đó:
+ Thưởng đối tượng tại Khoản 2, Điều 25 Quy định này bằng 0,8%
+ Thưởng đối tượng tại Khoản 1, 3, 4, 5, 6, Điều 25 quy định này bằng 0,35%
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương được trích thưởng bằng 0,2% tổng số kinh phí công đoàn thu được của đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước Trung ương theo tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính công đoàn năm để thưởng cho các đối tượng tại khoản 1, 4, 5, 6 Điều 25 Quy định này (trong năm trích theo dự toán, khi có quyết toán trích thưởng theo số thu quyết toán).
- Đơn vị kế toán Tổng dự toán Tổng Liên đoàn được trích thưởng bằng 0,15% tổng số kinh phí công đoàn thu được của đơn vị HCSN thuộc ngân sách nhà nước Trung ương theo tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính công đoàn năm để thưởng cho các đối tượng tại Khoản 1, 4, 5, 6 Điều 25 quy định này (trong năm trích theo dự toán, khi có quyết toán trích thưởng theo số thu quyết toán).
1.2. Thưởng thu khác.
- Thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… hỗ trợ hoạt động công đoàn bằng 5% số tiền thu được, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/năm. Mức thưởng cụ thể cho tập thể, cá nhân tham gia huy động và tổ chức, cá nhân hỗ trợ do đơn vị có phát sinh nguồn thu này quyết định.
1.3. Thưởng phối hợp thu kinh phí công đoàn.
Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được phân cấp thu có phối hợp với cơ quan Thuế, Thanh tra lao động, Bảo hiểm xã hội... thu kinh phí công đoàn của doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được trích 7% tổng số kinh phí công đoàn thu được để thưởng cho đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức thu.
1.4. Thưởng kiểm tra truy thu.
Sau khi quyết toán được phê duyệt, nhưng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện trích thiếu, nộp thiếu hoặc chưa nộp, chi sai, đoàn kiểm tra xác định phải thu hồi (kể cả trường hợp đó quá thời hạn báo cáo quyết toán năm theo quy định của Tổng Liên đoàn, nhưng đơn vị chưa có báo cáo quyết toán), thì mức thưởng bằng 5% tổng số tiền thu được cho tập thể, cá nhân tham gia đoàn.
Mức thưởng cho tập thể, cá nhân tham gia đoàn kiểm tra do Thủ trưởng đơn vị tổ chức đoàn kiểm tra quyết định.
2. Thưởng nộp lên công đoàn cấp trên:
2.1. Công đoàn cơ sở.
Mức thưởng bằng 2% tổng số tiền nộp trong kế hoạch. Mức thưởng bằng 4% tổng số tiền nộp vượt kế hoạch.
2.2. Công đoàn cấp trên cơ sở trở lên:
Mức thưởng bằng 1% tổng số tiền nộp trong kế hoạch. Mức thưởng bằng 3% tổng số tiền nộp vượt kế hoạch.
2.3. Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công đoàn nộp lợi nhuận.
Doanh nghiệp công đoàn nộp lợi nhuận, đơn vị sự nghiệp công đoàn nộp chênh lệch thu, chi lên công đoàn cấp trên theo quy định của Tổng Liên đoàn, được công đoàn cấp trên trích thưởng bằng 5% số tiền nộp trong kế hoạch, bằng 10% số tiền nộp vượt kế hoạch.
2.4. Đại diện chủ sở hữu nộp lợi nhuận, chênh lệch thu chi thu được từ doanh nghiệp công đoàn, đơn vị sự nghiệp công đoàn, được Chủ sở hữu trích thưởng số tiền nộp trong kế hoạch 5%, số tiền nộp vượt kế hoạch được thưởng 10%
3. Thưởng nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp:
Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành kế hoạch nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn thì được Tổng Liên đoàn trích thưởng bằng 5% trên số đã nộp.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoàn thành kế hoạch nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì được Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trích thưởng bằng 5% trên số đã nộp
Điều 27. Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng.
1. Thưởng thu tài chính: Căn cứ vào kết quả thu, mức thưởng theo Điều 26 quy định này các cấp công đoàn được phân cấp thu quyết định trích thưởng, chi tiền thưởng, quyết toán chi tiền thưởng từ nguồn kinh phí của đơn vị.
2. Thưởng nộp kinh phí: Đơn vị nhận kinh phí của đơn vị cấp dưới nộp lên quyết định trích thưởng, cấp tiền thưởng và quyết toán chi tiền thưởng.
3. Thưởng kiểm tra truy thu: Căn cứ biên bản kiểm tra theo quyết định kiểm tra của cấp có thẩm quyền, đơn vị nhận kinh phí truy thu trích thưởng tính trên số tiền đã thu được, chi thưởng và quyết toán tiền chi thưởng.
4. Mức thưởng cho cá nhân trong các cơ quan công đoàn 1 năm không quá 6 (sáu) tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. Cuối niên độ kế toán nếu số tiền thưởng chi cho tập thể, cá nhân không hết đơn vị được chuyển vào quỹ cơ quan. Đối với các đơn vị không thực hiện thưởng cho các đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 25 thì không được trích thưởng và sử dụng tiền thưởng chi cho các đối tượng khác.
Điều 28. Xử phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Những đơn vị không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn (trừ trường hợp có lý do chính đáng), không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên thì tập thể, cá nhân, các đồng chí có liên quan được phân công trong công tác thu, nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn sẽ không được xét danh hiệu thi đua năm đó, đồng thời thông báo đến Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp.
TỔ CHỨC BỘ MÁY NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 29. Tổ chức bộ máy nghiệp vụ quản lý tài chính công đoàn
1. Cấp Tổng dự toán Tổng Liên đoàn; Cấp tổng dự toán Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương là Ban Tài chính.
Ban Tài chính Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương vừa làm nhiệm vụ của cấp tổng dự toán vừa làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cơ quan Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
2. Cấp Tổng dự toán công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Ban Thường vụ phân công người làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
3. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn phân công người làm công tác kế toán công đoàn.
4. Các đơn vị sự nghiệp công đoàn tổ chức bộ máy kế toán hoặc phân công người làm kế toán.
5. Trưởng ban Tài chính, Trưởng phòng kế toán làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật về kế toán.
Đối với các đơn vị kế toán không có các chức danh nêu trên, người được phân công làm công tác kế toán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ của Kế toán trưởng.
Điều 30. Kế toán công đoàn chuyên trách phải có nghiệp vụ kế toán - tài chính từ Đại học trở lên và am hiểu công tác công đoàn. Cán bộ công đoàn chuyên trách kiêm nhiệm kế toán phải am hiểu nghiệp vụ kế toán và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán - tài chính công đoàn của cấp có thẩm quyền.
Người làm kế toán không được kiêm thủ quỹ, thủ kho, mua sắm vật tư, hàng hóa. Lãnh đạo đơn vị không được bố trí những người thân trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con) làm công tác tài chính, kế toán, thủ quỹ, thủ kho tại đơn vị.
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người làm nhiệm vụ Kế toán trưởng, thủ quỹ công đoàn chuyên trách và kiêm nhiệm được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
Điều 31. Khi thành lập đơn vị mới phải tổ chức bộ máy kế toán. Khi giải thể, sáp nhập hoặc chia tách đơn vị, Thủ trưởng và Trưởng ban Tài chính, hoặc Trưởng phòng kế toán hay người phụ trách kế toán phải hoàn thành quyết toán mới được điều động đi nơi khác. Khi thay đổi Chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ công đoàn phải thực hiện việc bàn giao giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Cán bộ mới chịu trách nhiệm về công tác kế toán, quản lý tài chính kể từ ngày nhận bàn giao
Khi có sự thay đổi Chủ tài khoản của đơn vị kế toán công đoàn, Ủy ban Kiểm tra công đoàn đồng cấp hoặc cấp trên trong trường hợp cần thiết kiểm tra tài chính, tài sản của niên độ trước liền kề đến thời điểm thay đổi.
Điều 32. Nhiệm vụ của Ban Tài chính công đoàn các cấp
1. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn:
a) Nghiên cứu chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước để vận dụng xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, hoạt động kinh tế và đầu tư XDCB của công đoàn.
b) Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị kế toán tổng dự toán; xây dựng, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính của cấp tổng dự toán Tổng Liên đoàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công đoàn các cấp xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán, quản lý tài chính công đoàn của công đoàn cấp dưới; kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để truy thu, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
c) Tham mưu thực hiện nhiệm vụ của chủ sở hữu tài sản công đoàn đầu tư cho hoạt động kinh tế, chủ quản đầu tư xây dựng cơ bản của công đoàn và quản lý tài chính nguồn viện trợ không hoàn lại của công đoàn theo quy định của pháp luật.
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ tài chính, kế toán cho công đoàn cấp dưới.
2. Ban Tài chính Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương
a) Thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi tài chính hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán năm báo cáo Tổng Liên đoàn xét duyệt.
c) Thực hiện chức năng giám đốc tài chính, thông qua công tác tài chính giúp Ban Thường vụ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của công đoàn.
d) Hướng dẫn, kiểm tra tài chính công đoàn cấp dưới, các đơn vị trực thuộc.
đ) Tham mưu giúp Ban Thường vụ tổ chức quản lý và hướng dẫn công đoàn cấp dưới hoạt động kinh tế công đoàn.
g) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính công đoàn cấp dưới, và các đơn vị trực thuộc.
h) Thực hiện công tác kế toán, thống kê, tổng hợp tình hình thu, chi và quản lý tài chính, tài sản đơn vị kế toán cấp tổng dự toán; thu, chi, quản lý tài chính, tài sản và làm công tác kế toán của cơ quan Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; tổ chức chi, thanh quyết toán, theo dõi kinh phí chi phục vụ hoạt động của các đơn vị do cấp mình quản lý chưa thành lập công đoàn cơ sở đã đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.
3. Kế toán công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở, các đơn vị trực thuộc xây dựng và thực hiện dự toán hàng năm; xét duyệt và tổng hợp dự toán, quyết toán của công đoàn cấp dưới báo cáo Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương xét duyệt
- Thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí công đoàn theo phân cấp của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương; tổ chức chi, thanh quyết toán, theo dõi kinh phí chi phục vụ hoạt động của các đơn vị do cấp mình quản lý chưa thành lập công đoàn cơ sở đã đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn.
- Thực hiện công tác kế toán, thống kê của đơn vị kế toán công đoàn cấp mình, lập báo cáo quyết toán gửi cấp trên.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tài chính của công đoàn cấp dưới.
4. Kế toán công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn:
- Lập dự toán hàng năm báo cáo Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn gửi cấp trên xét duyệt.
- Tổ chức thực hiện dự toán, làm công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo quyết toán gửi cấp trên xét duyệt. Phục vụ công tác kiểm tra, kiểm toán thu, chi tài chính công đoàn
1. Trách nhiệm của Tổng Liên đoàn.
a) Ban hành quy định phân cấp thu cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; nguyên tắc xây dựng dự toán, chỉ tiêu thu, nộp, định mức chi, định mức cán bộ công đoàn chuyên trách làm cơ sở giao dự toán hàng năm.
b) Kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
c) Kiểm tra, hướng dẫn các cấp công đoàn việc thu, chi, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn; trích, sử dụng, quản lý tiền thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
Căn cứ các quy định của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương thực hiện việc:
a) Phối hợp với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, huyện và tương đương thu kinh phí công đoàn của đơn vị hành chính sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động.
b) Ban hành quy định phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính của công đoàn cấp mình và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Quy định về nguyên tắc xây dựng dự toán, định mức chi, chỉ tiêu thu, nộp, cấp hỗ trợ làm cơ sở giao dự toán hàng năm cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
c) Ban hành quy định về chế độ, định mức chi cho hoạt động công đoàn và hoạt động bảo vệ, chăm lo cho người lao động, quản lý, thanh quyết toán chi nguồn kinh phí công đoàn đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở.
d) Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cấp dưới việc thu, chi, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn; trích, sử dụng, quản lý tiền thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn
đ) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan Tài chính, Thuế, Thanh tra lao động, Thanh tra chuyên ngành cùng cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn.
e) Kiến nghị xử phạt hành chính hoặc khởi kiện đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn theo Điều 24c Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công đoàn cơ sở thành viên; công đoàn bộ phận; tổ công đoàn thu, chi, thanh, quyết toán, quản lý tiền đoàn phí; trích sử dụng, quản lý tiền thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn và quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
4. Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tài chính công đoàn được khen thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn.
5. Xử lý vi phạm
Tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác quản lý thu, chi tài chính công đoàn thì căn cứ mức độ vi phạm để xử lý theo pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOR |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, December 19, 2016 |
DECISION
ON PROMULGATION OF REGULATIONS ON MANAGEMENT OF TRADE UNION BUDGET, THE TRADE UNION ASSETS, COLLECTION AND DISTRIBUTION OF REVENUES, REWARDS AND PENALTIES RELATED TO TRADE UNION REVENUES AND EXPENDITURES
PRESIDIUM OF VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOR
Pursuant to Law on Trade Union dated 2012 and Charter of the 11th Vietnamese Trade Union;
Pursuant to Law on State Budget dated 2015; Law on Accounting dated 2015 and Law on Management and Use of State assets;
Pursuant to the Government's Decree No. 191/2013/ND-CP detailing on trade union budget dated November 21, 2013;
Pursuant to the Resolution No. 07b/NQ-TLĐ of the 11th Committee of Vietnam General Confederation of Labor on trade union budget in the new situation dated on January 21, 2016.
According to the suggestion of Financial Board of Vietnam General Confederation of Labor,
DECISION:
Article 1. On promulgation of regulations on management of the trade union budget and the trade union’s assets, collection and distribution of revenues, rewards and penalties related to trade union revenues and expenditures
Article 2. This Decision takes effects from January 01, 2017. The following documents promulgated by the Vietnam General Confederation of Labor shall be annulled:
The Instruction No. 258/HD-TLĐ dated March 7, 2014 on Payment of Trade union fee; Decision No. 270/QĐ-TLĐ dated March 7, 2014 on responsibilities to collect trade union revenues and distribution of trade union revenues; Decision No. 271/QĐ-TLĐ dated March 7, 2014 on rewards and penalties related to trade union revenues and expenditures; Decision No. 269/QĐ-TLĐ dated March 7, 2014 on Management of the Trade union budget.
Article 3. Boards and affiliated units of Vietnam General Confederation of Labor and the trade unions and public service providers affiliated to trade unions are responsible for implementation of this Decision.
|
P.P PRESIDIUM |
REGULATION
ON MANAGEMENT OF THE TRADE UNION BUDGET AND ASSETS, COLLECTION AND DISTRIBUTION OF REVENUES, REWARDS AND PENALTIES RELATED TO TRADE UNION REVENUES AND EXPENDITURES
(issued together with the Decision No. 1908/QĐ-TLĐ of Presidium of Vietnam General Confederation of Labor dated December 19, 2016)
GENERAL PROVISIONS
This Decision provides detailed regulations on management of the trade union budget and assets, collection and distribution of trade union revenues, rewards and penalties related to trade union revenues and expenditures.
1. The internal trade unions, stand-alone trade unions;
2. The Confederations of Labor of districts, towns, provincial cities (hereafter referred to as “districts”); the trade unions of local branches; the trade unions of industrial parks, export processing zones, economic zones and hi-tech parks; the trade unions of parent companies and the supervisory trade unions of internal trade unions having other particular traits (hereafter referred to as the supervisory trade unions);
3. The Confederation of Labor of provinces and central-affiliated cities; the trade union of central braches and equivalent levels (hereafter referred to as “provinces”);
4. Vietnam General Confederation of Labor (VGCL);
5. The public service providers of trade unions.
Article 3. The rules of the trade union budget
1. The trade union budget is used by each trade union to exercise its rights, fulfill its obligations and maintain its operation in accordance with Law on Trade Union.
2. The trade union budget is managed according to principles of centralization, democracy, publicity, lucidity, administrative assignment and in association with rights and obligations of the trade unions.
3. The trade unions shall manage and use the trade union budget in accordance with law and regulations of the General Confederation of Labor.
4. Responsibilities to collect trade union revenues shall be assigned in a manner that they are collected more actively. Each unit which is assigned to collect the trade union revenues shall collect exactly, fully and promptly receivables in accordance with law and VGCL’s regulations of the. If a unit fails to fulfill its duty to collect the trade union revenues or fail to pay sufficient contributions to the supervisory trade union without legitimate reasons, relevant organizations and individuals shall be dealt their violations in accordance with law and VGCL’s regulations.
5. Distribution of trade union revenues shall be transparent and enables trade unions to use the trade union revenues in accordance with regulations.
6. Limits on expenditures by trade unions that have the duty to pay contributions to superior trade unions are higher than those by financially autonomous trade unions; Limit on expenditures by financially autonomous trade unions are higher than those on expenditures by trade union funded by their superior units in accordance with VGCL’s regulations
7. Rewards related to trade union revenues and expenditures aim to: encourage organizations and individuals that have positive contributions to the collection and payment of the trade union budget; ensure to collect exactly, fully and promptly; pay adequate fee and contribution to the superior trade union and use effectively the trade union budget. A unit that fulfills the duty to collect and pay trade union contributions in this year may be rewarded. In case of objective reasons, the duty to collect and pay trade union contributions is fulfilled in the first quarter of next year, the Standing Committee of the supervisory trade union will consider rewarding.
For the purpose of this Regulation, the terms below shall be construed as follows:
- Statutory pay rate means the salary that applies to officials, public employees, people who are paid salary and allowance and employees in authorities, organizations and public service providers of Communist Party of Vietnam, the State, socio-political organizations and state-funded central associations, state-funded associations of provinces, districts, communes and special administrative-economic units and armed forces.
- The superior trade unions of internal trade unions are Confederations of Labor of districts; the trade unions of local branches; the trade unions of industrial parks, export processing zones, economic zones and hi-tech parks; the trade unions of corporation and the supervisory trade unions having other particular traits; the Confederations of Labor of provinces, the trade unions of central branches and equivalent levels and Vietnam General Confederation of Labor .
THE MANAGEMENT OF TRADE UNION BUDGET AND ASSETS
Section 1. THE MANAGEMENT OF THE TRADE UNION BUDGET
Article 5. The trade union revenues and expenditures
1. The trade union revenues
Revenues of the trade union budget prescribed in Article 26 of Law on trade union dated 2012 and the Government’s Decree No. 191/2013/ND-CP dated November 21, 2013 providing detailed regulations on the trade union budget consist of:
a) The trade union fee.
b) Trade union contributions.
c) Funding from the state budget.
d) Other revenues from activities of culture, sport, business operation of the trade union; from projects, plans and programs assigned by the State; from aid, funding provided by domestic and foreign organizations and individuals; from deposit interest paid by banks, state treasuries (if any), money collected from liquidation and sale of assets; money which is recovered from wrong expenditures of the trade union budget that were stated and approved by the competent authority, etc.
2. The trade union expenditures
The trade union expenditures shall comply with Clause 2 Article 27 of Law on Trade Union dated 2012 and VGCL’s regulations.
Article 6. The system for management of the trade union budget
1. The consolidated budget estimate of the VGCL.
2. The consolidated budget estimate of Confederation of Labor of provinces.
3. The consolidated budget estimate of the supervisory trade unions.
4. Funded units that consist of: the internal trade unions, stand-alone trade unions, authorities and public service providers of trade unions.
Article 7. Distribution of responsibility for management of trade union budget
1. The Standing Committee of an internal trade union is responsible for organizing and implementing missions of trade union revenues and expenditures and management of its budget according to the assignment of the VGCL; making the cost estimate; implementing the cost estimate and financial statement; disclosing the cost estimate and financial statement of the trade union budget; issuing and complying with regulations on revenues and expenditures of internal trade unions.
2. The Standing Committee of a supervisory trade union is responsible for organizing and implementing missions of trade union revenues and expenditures and management of its budget according to the assignment of the VGCL; making the cost estimate ; implementing the cost estimate and financial statement; disclosing the cost estimate and financial statement; inspecting and instructing the inferior trade union to implement the mission of trade union revenues and expenditures and management of their trade union budget and pay trade union contributions to superior trade unions and approving the cost estimate and financial statement of its inferior trade unions.
3. The Standing Committee of Confederation of Labor of a province is responsible for organizing and implementing the mission of trade union revenues and expenditures and management of its budget according to the assignment of the General Confederation of Labor; making the cost estimate ; implementing the cost estimate and financial statement; showing publicly the cost estimate and financial statement; inspecting and instructing its inferior trade unions to implement the mission of trade union revenues and expenditure and management of their budget and pay trade union contributions the superior trade union and approving the cost estimates and financial statements of its inferior trade unions.
4. The Presidium of the General Confederation of Labor is responsible for providing guidance on and organizing the mission of trade union revenues and expenditures and management of the Vietnam trade union budget; deciding the principles of formulation, approval and distribution of annual cost estimates; consolidating and approving the cost estimates and financial statements of the consolidated budget estimates of inferior trade unions; inspecting and guiding its inferior trade unions to implement the mission of trade union revenues and expenditures and management of their trade union budget and pay trade union contributions to VGCL; promulgating guiding regulations in collection, distribution, use and management of trade union budget in accordance with Clause 2 Article 12 of the Government’s Decree No. 191/2013/ND-CP providing detailed regulations on the trade union budget and approving the annual cost estimates and financial statements.
5. The power to decide the use of the trade union budget:
a) The Presidium of the General Confederation of Labor has the power to:
- Approve the guidelines on financial investment (except for term deposits at banks) and provision of charter capital that is more than 2 billion VND.
- Approve the guidelines on using the trade union budget for granting loans to inferior trade unions.
- Approve projects that involve loans exceeding 2 billion VND taken by inferior trade unions.
b) The Standing Committee of Confederation of Labor of provinces has the power to:
- Approve the guidelines on using the trade union budget for financial investment (except for term deposits at banks), providing charter capital to enterprises of the trade union up to 2 billion VND according to regulations on organization and management of the finance of trade union enterprises.
- Approve the guidelines on using the trade union budget for granting loans of 2 billion VND or less to its affiliated trade unions.
- Approve projects that involve loans of 2 billion VND or less taken by inferior trade unions.
* With regard to the trade union of national defense that has no Standing Committee, the power to decide the above-mentioned issues is held by Head of this unit.
c) The power of the Heads of public service providers affiliated to VGCL
The financially autonomous public service providers and public service providers that apply the financial structure of single-member limited liability company of the trade union may decide to take out loans and raise capital of 2 billion VND or less. The amount exceeding 2 billion VND shall be reported to the owner to be approved.
Article 8. When a cost estimates is approved by the superior trade unions, the trade unions shall fulfill following responsibilities:
- Collection of the trade union revenues shall be exact, adequate and timely.
- The heads of funded units decide to use their trade union budget in accordance with regulations, standards and limit prescribed by the State and VGCL. The trade unions shall not set up revenues and expenditures against regulations of the State and the VGCL.
- The trade unions shall make the financial provision when making annual cost estimates and the minimum provision is 10 percent of the general regular expenditures.
Article 9. Trade union revenues and expenditures; funding for social activities, projects, etc shall be followed in account books of units and stated fully and promptly. Accounting records shall comply with accounting regulations of administrative units prescribed by the State and VGCL.
Accounting units of trade unions may open a deposit account at banks or state treasuries to manage trade union revenues and expenditures. Accountants shall manage strictly short term and long term deposits and compare them with the balance of banks and record exactly and promptly capitals and interests in the account books and reports of their organizations.
Each accounting unit only has a cash fund. The cash fund shall be managed strictly, inventoried regularly or unexpectedly every month and cash is restricted to be used .The maximum remainder of the cash fund at the end of month is 2 percent of the total regular expenditures according to the approved estimate and shall be prescribed in regulations on trade union expenditures and management of its budget.
Article 10. The annual cost estimate and financial statement of the a trade union shall be submitted to its Standing Committee and Inspection Committee at the same level and disclosed according to the VGCL’s instruction.
Article 11. The fiscal year of the trade union is from January 1 to December 31 in solar year.
1. With regard to the trade unions, the time for submitting the cost estimate and financial statement of trade union budget is specified as follows:
a) The cost estimates of the trade union budget of Confederation of Labor of provinces in the following year shall be submitted to the VGCL before November 31. The financial statement of the trade union budget of the previous year shall be submitted to the VGCL before March 31 in the following year.
b) The Confederation of Labor of provinces specify the time for submitting reports on cost estimates and financial statements of inferior and affiliated trade unions in accordance with regulations in this Article.
2. With regard to public service providers affiliated to VGCL: The cost estimates in the following year shall be submitted to the owner before November 15 every year. The financial statement of the previous year shall be submitted to the owner before March 15 in the following year.
Article 12. The management and use of the redundant trade union revenues.
1. The trade union budget that is unused by November 31 will be carried forward to the trade union budget of the following year.
2. The trade unions may use the redundant trade union revenues for financial investment in accordance with regulations and law, providing the charter capital to affiliated units according to regulations on organization and management of the trade union budget; investing in capital construction, purchasing and balancing the expenditures of estimate year but not more than 50 percent of redundant amount by the end of the previous year (including the redundant amount of financial investment, charter capital provision and accumulated capital construction investment).The redundant trade union revenues by the end of the previous year that is used for regular expenditures and capital construction investment in fiscal year shall be showed in estimates and approved by the competent superior trade union.
3. Deposits and term deposits will not apply the above-mentioned limit. Change from demand deposits to term deposits shall be decided by organizations owning these bank deposits.
4. According to decision of competent authority, the use of the redundant trade union revenues for provision of charter capital, investment in capital construction and purchase of shares according to the State’s regulations shall be recorded as a reduction in the redundant trade union revenue of trade unions by the end of fiscal year and an increase in corresponding capital, followed, paid and stated according to financial and accounting regulations of the State and VGCL’s regulations to ensure the lucidity of funding management.
Section 2. REGULATIONS ON THE MANAGEMENT OF THE TRADE UNION ASSETS
Article 13. The trade union assets includes: Assets from the contribution of the trade unionists, assets from the trade union budget, assets whose ownership is transferred to the trade union by the State and other appropriate sources. The VGCL exercises the proprietary rights and obligations of the trade union assets in accordance with regulations and law and assign its inferior units to use and manage them.
Article 14. The trade union assets of units shall be used and managed in accordance with Law on the Trade Union dated 2012 and applicable regulations providing guidance on management and use of the state assets.
Article 15. Receipt and transfer of the trade union assets
1. Before transferring the trade union assets to other units that are not affiliated to trade unions according to the decision of the competent authority, units that are assigned to manage and use assets shall ask the VGCL’s opinion.
2. Internal transfers of assets in a unit or between the superior trade unions or the internal trade unions affiliated to Confederation of Labor of provinces will be decided by the Standing Committee of the Confederation of Labor of provinces after opinions of transferors and transferees are offered.
3. Transfer of assets between the Confederations of Labor of provinces will be decided by the VGCL after opinions of transferors and transferees are offered.
Article 16. The power to decide and approve cost estimates and financial statements of investment in capital construction, assets procurement and use of assets for rent, joint-venture or association.
1. The Presidium of the General Confederation of Labor has the power to:
- Approve the guidelines on investment in capital construction and assets procurement using the state budget that were granted to the VGCL and the funding from the VGCL.
- Approve the guidelines on investment in capital construction and assets procurement using the trade union budget (including other sources but the trade union decide to invest) exceeding 2 million VND and authorize the Standing Board of Confederation of Labor of provinces to carry out the process of investment in capital construction in accordance with regulations on construction and bidding.
- Approve the guidelines on procurement of new cars and liquidation of old cars of trade unions, public service providers and the trade union enterprises (including joint-stock companies whose control stocks are held by the trade union).
- Approve the guidelines on using assets of public service providers of the trade unions for rent, joint-venture or association whose contract’s value exceeds 2 billion VND in accordance with regulations and law.
2. The Standing Committee of Confederation of Labor of provinces has the power to:
- Approve the guidelines on the investment in capital construction and procurement using the trade union budget up to 2 billion VND. Implement the process of construction investment and bidding of investment projects using its budget exceeding 2 billion VND after the guideline is approved by the VGCL.
- Approve the guidelines on using assets of public service providers for rent, joint-venture or association whose maximum contract’s value is 2 billion VND in accordance with regulations and law.
3. The power of the Heads of public service providers affiliated to VGCL related to approval of capital construction investment and procurement of assets:
- Projects on the investment in capital construction and procurement of fixed assets using the trade union budget shall be approved by the VGCL.
- With regard to projects on capital construction and procurement of assets (except for cars) using non-business contribution; using non-business contribution for financial investment (except for term deposits) and contributing capital to joint-venture and association: Financially autonomous units may decide projects whose maximum value is 2 billion VND, partial financially autonomous units may decide projects whose maximum value is 1 billion VND and units funded by budget may decide the projects whose maximum value is 500 million VND.
4. The trade union that makes decision on investment and procurement assets will decide to liquidate its assets.
Article 17. Management of construction, repair and procurement of assets
Management of capital construction, repair and procurement of assets of the trade union authorities shall comply with procedures for investment. Payment and statement of investment capital shall comply with regulations on capital construction investment and bidding.
When an internal trade union consolidates the financial statements of investment in capital construction and procurement of assets to submit its financial statement to its supervisory trade union, this internal trade union shall submit dossiers of the financial statement of investment in capital construction and assets procurement together with its financial statement.
An investment in capital construction and repair using more than 200 million VND shall have the cost estimate, design and report on estimate’s commission before it is implemented. When works finish, they shall be audited or commissioned by the competent authority.
An investment in capital construction and repair using from 50 million VND to under 200 million VND shall have the dossiers of design, cost estimate and estimate’s commission before being implemented and approval of financial statement of completed works after being commissioned.
Article 18. Funded units of the trade union shall keep track of management and use of the trade union assets; record exactly, fully and promptly the historical costs, increases, decreases, depreciation of fixed asset and disclose the annual management and use of assets in accordance with the State’s regulations.
RESPONSIBILITIES TO COLLECT TRADE UNION REVENUES AND DISTRIBUTION OF TRADE UNION REVENUES
Section 1. RESPONSIBILITIES TO COLLECT TRADE UNION CONTRIBUTIONS AND METHODS FOR COLLECTION OF TRADE UNION CONTRIBUTIONS
Article 19. Responsibilities to collect trade union contributions and methods for collection of trade union contributions
Authorities, organizations and enterprises shall pay trade union contributions to the trade union in accordance with Law on Trade Union and the Government’s Decree providing detailed regulations on the trade union budget. Responsibilities to collect trade union contributions assigned by the VGCL are specified as follows:
1. With regard to administrative units totally or partially funded by the central budget or local budget
The supervisory trade union, Confederation of Labor of provinces shall collect trade union contributions from their affiliated units and announce the payment of trade union contributions to subjects that have the duty to pay trade union contributions and simultaneously announce it to the state treasuries of provinces or state treasuries of districts to collect trade union contributions.
2. With regard to authorities, organizations, enterprises and public service providers that are not funded by the state budget having the trade union or not
The Confederation of Labor of provinces will collect directly or assign their supervisory trade unions to collect and announce the payment of trade union contributions to people who have duty to pay trade unions contribution to implement.
3. The Confederation of Labor of provinces and supervisory trade unions shall only be assigned to collect trade union contributions from following units:
- Internal trade unions of state-owned enterprises
- Trade unions of enterprises (except for state-owned enterprises) that have more than five thousand employees, have accounts, the trade union accountants, well fulfill the duty to collect trade union contributions within 3 consecutive years, report on cost estimates and financial statement of the trade union budget and transfer trade union contributions to the supervisory trade union fully and promptly.
- Units that are regulated entities of the Government’s Decree No. 135/2005/ND-CP dated November 8, 2011 on contracting agricultural land, land for production forests, land for aquiculture in state farms and afforestation yards.
4. Trade unions shall promulgate Decision on assignment of responsibilities to collect trade union contributions (hereafter referred to as Decision on assignment) according to the list of assigned subjects that have duty to pay trade union contributions in order that its inferior trade unions collect trade union contributions.
5. The methods for collection of trade union contributions of organizations, enterprises and public service providers that are not funded by the state budget will follow the particular VGCL’s instruction.
Article 20. Responsibilities to collect the trade union fee and other revenues
1. The trade union fee shall be paid by the trade unionists and collected by internal trade unions.
2. The unit that generates revenues prescribed in Clause 4 Article 26 of Law on the Trade Union dated 2012 shall collect them.
Section 2: DISTRIBUTION OF TRADE UNION REVENUES
Article 21: Distribution of trade union revenues to internal trade unions
1. An internal trade union may retain a certain proportion of the total trade union contributions and total trade union fees collected according to the annual guidance of the VGCL’s Presidium and may retain 100% of its other revenues according to regulations of law and General Confederation.
2. An internal trade union shall transfer its trade union contribution to its supervisory trade union.
An internal trade union shall transfer its trade union contribution to its superior trade union (the trade union that is assigned to manage the trade union budget) a proportion of the total trade union contributions and total trade union fees collected according to the annual guidance of the VGCL’s Presidium. The internal trade union shall pay trade union contributions according to the cost estimate of this year or revenues of financial statement (if the financial statement has been made).
3. Provision of funding for internal trade unions that are not assigned to collect trade union contributions.
After receiving trade union contributions from authorities, organizations and enterprises, the supervisory trade union that is assigned to collect trade union contributions shall provide funding for its internal trade unions within 05 working days.
4. With regard to authorities, organizations and enterprises that have not established their internal trade unions: After receiving trade union contributions from authorities, organizations and enterprises, the supervisory trade union that is assigned to collect trade union contributions may retain a certain proportion of the total trade union contributions collected according to the annual guidance of the VGCL’s Presidium for expenditures on propagation, recruitment of trade unionists and establishment of internal trade unions, agreement of collective labor agreements, protection and care of employees in these units. At the end of year, the redundant trade union contributions using for above-mentioned activities shall be managed, followed and returned to authorities, organizations and enterprises when their trade unions are established. In the cases where these authorities, organizations and enterprises go bankrupt or dissolve, trade union contributions collected shall be recorded as an increase in of their supervisory trade union revenues.
Article 22: Distribution of trade union revenues to superior trade unions of internal trade unions
Superior trade unions of internal trade unions may retain a certain proportion of the total trade union contributions and fees collected according to the annual guidance of the VGCL’s Presidium. Superior trade unions of internal trade unions may use their own revenues.
1. Distribution of the trade union revenues between Confederation of Labor of provinces and their superior trade unions will be regulated by Confederation of Labor of provinces until there is VGCL’s guidance.
2. Distribution of the trade union revenues between the VGCL and Confederation of Labor of provinces is specified as follows:
a) Units that contribute to VGCL.
Confederation of Labor of provinces whose amount of collected trade union contribution and fees has the difference of more than 10 percent in comparison with expenditures of units (including supervisory trade unions and Confederation of Labor of provinces) according to the expenditure limit prescribed in annual announcement of the VGCL shall contribute to VGCL.
Trade union contributions paid to the General Confederation = Total collected trade union contribution and fees of this unit multiplied by following contribution rates:
- With regard to maximum revenues that is 500 billion VND:
Level |
Revenues0} |
Contribution rate |
1 |
From 450 billion VND to 500 billion VND |
5 |
2 |
From 400 billion VND to under 450 billion VND |
4.5 |
3 |
From 350 billion VND to under 400 billion VND |
4 |
4 |
From 300 billion VND to under 350 billion VND |
3.5 |
5 |
From 250 billion VND to under 300 billion VND |
3 |
6 |
From 200 billion VND to under 250 billion VND |
2.5 |
7 |
From 150 billion VND to under 200 billion VND |
2 |
8 |
From 100 billion VND to under 150 billion VND |
1.5 |
9 |
From 50 billion VND to under 100 billion VND |
1 |
10 |
Under 50 billion VND |
0.5 |
- The revenue that is over 500 billion VND:
Units that have the amount of collected trade union and fee over 500 million VND shall contribute to the VGCL at level 1 of above table together with the amount in excess of 500 billion VND that shall be multiplied by the rate of 5,5 %.
The superior trade unions of internal trade unions shall contribute to VGCL according to the cost estimate of this year or financial statement (if the financial statement has been made).
If the revenue of financial statement exceeds the revenues of cost estimate level, superior trade unions of internal trade unions shall contribute to VGCL according to the cost estimate level and the exceeding amount shall be multiplied by the contribution rate of next level.
The Presidium of the General Confederation considers adjusting contribution rate of units that do not comply with the contribution rate prescribed in above-mentioned regulations when allocating annual estimates.
b) Financially autonomous units
Units whose amount of collected trade union contribution and fees has the difference of fewer than 10 percent in comparison with expenditures of units (including the supervisory trade unions and Confederation of Labor of provinces) according to expenditure limit prescribed in annual announcement of the VGCL shall be defined as financially autonomous units.
c) Funded units
Units whose amount of collected trade union contribution and fees do not balance the accounts according to limit of fulltime trade union officials, expenditure limit, adjustment coefficient applying to mountainous, remote and isolated regions announced annually by the VGCL shall be provided funding equal to the difference.
If the quantity of fulltime trade union officials of a superior trade union of internal trade union defined according to above-mentioned limit and adjustment coefficient is more than the quantity of fulltime trade union officials announced by the VGCL, the quantity of fulltime trade union officials announced by the VGCL will be the basis for calculation of funding.
Apart from above-mentioned regulations, the VGCL’s Presidium will consider deciding to provide funding for units that are not financially autonomous.
3. Use of VGCL’s revenues.
VGCL’s revenues is used for providing funding for the VGCL’s Office, its affiliated units and above mentioned units; creating backup fund of the VGCL and providing other supports to units according to decision of VGCL’s Presidium.
4. Trade union contributions used for direction and cooperation (comply with the VGCL’s Decision No. 887/QD-TLD dated on July 2, 2015).
a) Trade unions of central branches and equivalent levels shall pay the trade union contribution used for direction and cooperation to the VGCL equal to4 percent of the collected trade union contributions that may be used by supervisory trade unions.
b) The Confederation of Labor of provinces shall pay trade union contribution used for direction and cooperation to the VGCL equal to4 percent of collected trade union contributions that may be used by supervisory trade unions.
PAYMENT OF THE TRADE UNION FEE
Article 23. Subjects, rate of payment and salary used as the basis for payment of the trade union fee
1. With regard to the trade unionists of regulatory agencies; political organizations, socio-political organizations, socio-political and professional organizations, social organizations, socio-professional organizations; units of the people’s armed forces and trade unionists of public service providers that are paid according to payroll and salary scale prescribed by the State's regulations: The monthly rate of payment of trade union fee shall be 1 % of salary that is used as a basis for social insurance payment according to regulations of Law on Social Insurance.
The salary that is used as the basis for social insurance payment is the salary paid according to quality and position, salary on the labor contract or working contract and position allowances and seniority allowances. If salaries used as the basis for social insurance payment changes, those used as the basis for the payment of trade union fee will also change according to regulations of law on social insurance.
2. With regard to the trade unionists of state-owned enterprises (including the trade unionists of joint-stock company whose control stocks are held by the State): the monthly rate of payment shall be 1% of real salary (the salary minus payment for social insurance, health insurance, unemployment insurance and personal income tax of trade unionists) but not exceeding 10% of statutory pay rate prescribed by the State’s regulations.
3. With regard to the trade unionists of non-state enterprises (including the trade unionists of joint-stock companies whose control stocks are not held by the State); the trade unionists of non-public units whose salaries do not follow the payroll and salary scale prescribed by the State; trade unionists of co-operatives, foreign and international organizations operating in the territory of Vietnam, executive offices of foreign partners of business cooperation contract in Vietnam and the trade unionist working abroad: the monthly rate of payment shall be 1% of the salary that is used as the basis for social insurance payment in accordance with regulations of law on social insurance but not exceeding 10% of the statutory pay rate prescribed by the State’s regulations.
4. Internal trade unions prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article may collect the trade union fee from trade unionists equal to 1% of their real salaries (the salary minus the payment for social insurance, health insurance, unemployment insurance and personal income tax of trade unionists) or over if this rate is consented by the Standing Committee of wide-open internal trade union (group leader of trade union or over) through a Resolution or writing and specified in Regulation on internal expenditures of internal trade unions. The collected trade union fee that exceeds the amount prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article shall be returned fully to internal trade unions in order to supplement the operation expenditure in accordance with regulations. When submitting the financial statement, an internal trade union shall separate the exceeding amount according to prescribed form in order to identify the trade union fee that shall be paid to its supervisory trade union.
5. The trade unionists of stand-alone trade unions and enterprises whose salary used as the basis for the payment of trade union fee cannot be identified and trade unionists that do not have the duty to pay social insurance shall pay the trade union fee according to fixed rate but not lower than 1% of the statutory pay rate prescribed by the State's regulations.
6. Trade unionists receive the social insurance benefits within one month or more are not required to pay the trade union fee during the period of receiving benefits. Trade unionists are unemployed, do not have income or on personal leave within one month or more without salary are not required to pay the trade union fee during these period.
Article 24. Methods for payment and management of the trade union fee
1. Methods for payment of the trade union fee
a) Trade unionists pay the trade union fee directly and monthly to the trade union group, trade union divisions, trade union affiliates, internal trade unions and stand-alone trade unions (according to assignment of internal trade unions and stand-alone trade unions).
b) The trade union fee is deducted from the month salary of trade unionists (cash or transfer) after the trade unionists agree. In this case, amount of collected trade union fee shall be confirmed by the internal accounting department and a list of trade unionists that have paid the trade union shall be made.
c) Trade unionists and internal trade unions are encouraged to use modern technologies (such as personal accounts, ATM, etc) for collection and payment of the trade union fee on the basis of agreements between trade unionists and internal trade unions and written consent of supervisory trade unions.
2. Management of the trade union fee”
Internal trade unions and stand-alone trade unions that are assigned to collect the trade union fee from the trade unionists shall keep the records, record and reflect fully and promptly the monthly payment of trade union fee according to the list of their trade unionists; preserve and store records of collection of the trade union fee in accordance with law on accounting and consolidate the financial statements and submit them to their superior trade unions. Distribution, use and management of trade union fee shall comply with VGCL’s regulations.
REWARDS AND PENALTIES RELATED TO COLLECTION AND PAYMENT OF TRADE UNION REVENUES
1. Collectives and individuals in trade union authorities and internal trade unions that direct and organize the collection and payment of the trade union revenues conduct research into and set up structure of trade union revenues and expenditure and manage the trade union budget.
2. Managers, accountants of authorities, organizations and enterprises that directly pay trade union contributions to the trade union organizations and provide funding for the trade unions.
3. Collectives and individuals that reorganize and provide instruction on tasks of trade union budget in accordance with regulations (inspection, audit, etc).
4. Officials of regulatory agencies that join and coordinate to set up methods for revenues, expenditures and management of the trade union budget.
5. Collectives and individuals of regulatory agencies (the state treasuries, authorities of finance, tax, labor inspection, etc) that coordinate with trade unions to collect and inspect trade union contributions.
6. Other cases that related to collection and payment of the trade union budget.
1. Rewards for collection of the trade union revenues
1.1. Rewards for collection of trade union contributions and fee.
a) Internal trade unions of state-owned enterprises and public service providers that are assigned to collect trade union contributions (if any) and fee may spend 1% of total trade union contribution and fee collected on rewards.
b) Internal trade unions of non-state enterprises and non-public service providers that are assigned to collect trade union contributions (if any) and fee may spend 2% of total trade union contribution and fee collected on rewards.
c) Supervisory trade unions are assigned to collect trade union contributions from entities prescribed in Point b may spend 2% of total trade union contribution and fee collected on rewards for entities prescribed in Clause 2 Article 25 (1% of total trade union contribution and fee collected) and other entities (1% of total trade union contributions and fee collected).
d) Internal trade unions are only assigned to collect the trade union fee and rewarded using the total trade union fee collected according to rates prescribed in Points a and b.
dd) The superior trade unions of internal trade unions that are assigned to collect trade union contributions from authorities, organizations and enterprises that have not established their internal trade unions may spend 5% of total trade union contributions collected on rewards. In which, entities prescribed in Clause 2 Article 25 may be rewarded up to 3% of total trade union contributions collected.
e) Rewards for collection of trade union contributions from administrative units.
e.1. Reward for collection of trade union contributions from administrative units that are funded by local state budget.
- The superior trade unions that are assigned to collect trade union contributions from administrative units that are funded by local state budget may spend 1.3 % of total trade union contributions collected on rewards. In which:
+ Reward for entities prescribed in Clause 2 Article 25 of this Regulation is 0.8%
+ Reward for entities prescribed in Clauses 1, 3, 4, 5 and 6 Article 25 of this Regulation is 0.5%
- Confederation of Labor of provinces may spend 0.2 % of total trade union contributions collected from administrative units that are funded by local state budget according to annual financial statements on rewards for entities prescribed in Clauses 1, 4, 5, 6 Article 25 of this Regulation (reward according to the cost estimate or revenues in financial statement if the financial statement has been made).
e.2. Rewards for collection of trade union contributions from administrative units that are funded by the central state budget.
- The superior trade unions that are assigned to collect trade union contributions from administrative units that are funded by central state budget may spend 1,15 % of total trade union contribution collected on rewards. In which:
+ Reward for entities prescribed in Clause 2 Article 25 of this Regulation is 0.8%
+ Reward for entities prescribed in Clauses 1, 3, 4, 5 and 6 Article 25 of this Regulation is 0.35%
- Confederation of Labor of provinces may spend 0,2 % of total trade union contributions collected from administrative units that are funded by central state budget according to annual financial statements of trade unions on rewards for entities prescribed in Clauses 1, 4, 5, 6 Article 25 of this Regulation (reward according to the cost estimate or revenues in financial statement if the financial statement has been made).
- Accounting units of consolidated budget estimate of the VGCL may spend 0.15% of total trade union contributions collected from administrative units funded by central state budget according to annual financial statements of the trade union on rewards for entities prescribed in Clauses 1, 4, 5 and 6 Article 25 of this Regulation (reward according to the cost estimate or revenues in financial statement if the financial statement has been made).
1.2. Other rewards for collection
- Rewards for authorities, organizations and enterprises that support trade union activities shall be 5% of collected amount but not exceeding 200 million VND per year. Specific rate of reward for collectives and individuals that mobilize, organize and support trade union activities will be decided by units that generate these revenues.
1.3. Reward for coordination in collection of trade union contributions and fee.
The Confederation of Labor of provinces or assigned supervisory trade unions that coordinate with authorities of tax, labor, inspectorate, social insurance, etc to collect trade union contributions from non-state enterprises, non-public service providers may spend 7% of total trade union contributions collected on rewards for organizations and individuals that coordinate in collection.
1.4. Reward for inspection and collection of arrears
After the financial statement is approved, if the inspectorate, inspectors and auditors detect lack of deduction or payment, unpaid trade union contributions and fee or wrong expenditures and the inspectorate decides to take back these amounts (including in the cases where units have not made the financial statement in excess of time limit for submitting annual financial statement according to VGCL’s regulations), the rate of reward for inspectors and auditors shall be 5% of total collected amount.
Rate of reward for inspectors shall be decided by the Head of unit that establishes the inspectorate.
2. Reward for transfer of trade union revenues to superior trade unions:
2.1. Internal trade unions
Rewarded rate shall be 2% of total amount transferred according to the plan. Rewarded rate shall be 4% of total amount transferred in excess of the plan.
2.2 The superior trade unions of internal trade union:
Rewarded rate shall be 1% of total amount transferred according to the plan. Rewarded rate shall be 3% of total amount transferred in excess of the plan.
2.3 Enterprises, and public service providers of the trade union that pay profits
Trade union enterprises that pay their profits and public service providers affiliated to trade unions that pay the difference between revenues and expenditures in accordance with VGCL’s regulations may be rewarded 5% of the paid amount according to plan and 10% of paid amount in excess of the plan.
2.4. Representatives of the owner that pay profits, difference amount between revenues and expenditures collected from enterprises and non-business service providers affiliated to the trade union may be rewarded 5% of the paid amount according to plan and 10% of paid amount in excess of the plan.
3. Rewards for payment of trade union contributions used for direction and coordination
The trade unions of central branches and equivalent levels and Confederation of Labor of provinces that fulfill the duty to pay trade union contributions used for direction and coordination to the VGCL may be rewarded 5% of paid amount by the VGCL.
The supervisory trade unions that fulfill the duty to pay trade union contributions used for direction and coordination to the Confederation of Labor of provinces may be rewarded 5% of paid amount by the Confederation of Labor of provinces.
Article 27. Funding for rewards and financial statement of rewards
1. Rewards for collection of the trade union revenues: According to the result of collection and rewarded rate prescribed in Article 26 of this Regulation, trade unions that are assigned to collect trade union revenues may reward and make the financial statement on reward using their funding.
2. Rewards for transfer of trade union contributions: Units that received trade union contributions from their inferior trade unions will decide to reward, grant reward money and make the financial statement on reward.
3. Rewards for inspection and collection of arrears: According to the inspection record and decision on inspection of the competent authority, units that receive arrears may deduct reward from collected amount, reward and make financial statement on reward.
4. Rate of reward for individuals working for the trade union authorities in a year shall not exceed 6 months’ statutory pay rate in accordance with the State's regulations. At the end of the fiscal year, the amount of reward for collectives and individuals that is redundant shall be carried forward to the authority’s budget. If trade unions do not reward for entities prescribed in Clause 2 Article 25, they shall not reward or use reward for other entities.
Article 28. Penalty for collection and payment of the trade union budget
If a unit fails to fulfill the duty to collect trade union contributions and fee (except for having proper reasons) and pay fully its contributions to its supervisory trade union, collectives and individuals that are assigned to collect and transfer its trade union contributions and fee will not be considered for the emulation title in that year and this unit shall be reported to the Standing Committee of its supervisory trade union.
ORGANIZATION OF PROFESSIONAL SYSTEM FOR MANAGEMENT OF THE TRADE UNION BUDGET
Article 29. Organization of professional systems for management of the trade union budget
1. The consolidate budget estimate of the VGCL and the consolidated budget estimate of Confederation of Labor of provinces will be the Financial Board.
The Financial Board of Confederation of Labor of provinces will carry out tasks of the consolidated budget estimate and funded units of its Confederation of Labor of provinces.
2. The consolidated budget estimate of supervisory trade unions and the Standing Committee of those assign full-time or part-time accountants.
3. The Standing Committees of internal trade unions and stand-alone trade unions assign accountants of the trade union.
4. Public service providers of trade unions organize their systems for accounting or assign accountants.
5. Director of Financial Board and manager of accounting department shall work as chief accountants and exercise rights and fulfill obligations of chief accountants in accordance with regulations of law on accounting.
With regard to accounting units that do not have above-mentioned positions, the person who is assigned to work as a full-time or part-time accountant will work as a chief accountant.
Article 30. Full-time accountants of the trade union shall have Bachelor’s Degrees in accounting-finance or higher degrees and be well-informed about the trade union assignment. The trade union official working as an accountant shall be well-informed about accounting-finance profession and have the certificate of training in accounting-finance profession granted by the competent authority.
Accountants shall not work as treasurers or storekeepers or purchasers. The Head of the unit shall not assign relatives (parent, spouse or children) to work as financial staffs, accountants, treasurers or storekeepers at his/her organization.
The chief accountant and the person who work as a full-time or part-time chief accountant or treasurer may get position allowance in accordance with regulations of the State and the VGCL.
Article 31. When a new unit is established, it shall organize a system for accounting.
When a unit is dissolved, merged or separated, the Head of this unit and Director of Financial Board or manager of accounting department or accountants shall complete the financial statement before being appointed to another place. When the account holder, accountants or treasurer of the trade union do not work anymore, they shall hand over to new officials. New officials are responsible for accounting assignment and financial management from the day on which they are handed over.
When the account holder of the accounting unit of trade union is changed, Inspection Committee of the trade union at the same level or the superior trade union may inspect the finance and assets from the previous fiscal year to the time of change.
Article 32. Missions of the Financial Board of trade unions
1. The Financial Board of VGCL shall:
a) research into the State's system for finance and accounting in order to set up, instruct and inspect the systems for collection, distribution, use and management of trade union budget, business operation and investment in capital construction of the trade union.
b) carry out the tasks of accounting unit of the consolidated budget estimates; make and implement the cost estimates and financial statements, manage the budget of consolidated budget estimate of the VGCL; direct, instruct and inspect trade unions to make and implement their cost estimates and financial statements and manage the trade union budget of their inferior trade unions; inspect the payment of trade union contributions of authorities, organizations and enterprises to collect arrears and propose for taking actions against violations in accordance with law and VGCL’s regulations.
c) give counsel on execution of missions of the owner of trade union assets that are used for business operations and manage the investment in capital construction and non-refundable aids of trade unions in accordance with regulations of law.
d) organize a refresher course related to finance and accounting profession for inferior trade unions.
2. The Financial Board of Confederation of Labor of provinces shall:
a) collect the trade union distributions according to the VGCL’s assignment.
b) Direct and instruct inferior trade unions and its affiliated units to make and implement their annual cost estimates; approve and consolidate annual cost estimates and financial statements and submit them to the VGCL.
c) work as the financial director, approve financial assignments and support the Standing Committee in direction of the implementation of trade union assignments.
d) provide instruction on trade union budget and inspect budgets of inferior trade unions and their affiliated units.
dd) give the Standing Committee counsel on managing and instructing inferior trade unions to run their business operations.
g) organize a refresher course related to finance and accounting profession for inferior trade unions and their affiliated units
h) carry out the accounting tasks, total up and consolidate the revenues, expenditures and manage the finance and assets of accounting units of their consolidated budget estimates; collect, spend and manage finance and assets and carry out the accounting tasks of Confederation of Labor of provinces; pay and state trade union budget, keep track of the funding for operations of their affiliated units that have no their internal trade unions but have paid trade union contributions in accordance with VGCL’s regulations.
3. Accountants of supervisory trade unions shall:
- direct and instruct internal trade unions and its affiliated units to make and implement their annual cost estimates; approve and consolidate annual cost estimates and financial statements and submit them to Confederation of Labor of provinces which will consider approving these cost estimates and financial statements.
- collect trade union contributions according to assignment of Confederation of Labor of provinces; pay and state trade union budget and keep track of the funding for operations of their affiliated units that have no their internal trade unions but have paid trade union contributions in accordance with VGCL’s regulations.
- carry out accounting and statistical tasks of their accounting units, prepare financial statements and submit them to their supervisory trade union.
- organize a refresher course related to finance and accounting profession for inferior trade unions.
4. Accountants of internal trade unions and stand-alone trade unions shall:
- make annual cost estimates and submit them to the Standing Committee of internal trade unions or stand-alone trade unions which shall submit them to superior trade unions.
- implement cost estimates, carry out accounting and statistical tasks, prepare the financial statement and submit it to their superior trade union which will consider approving it. Serve the inspection and audit of trade union revenues and expenditures.
IMPLEMENTATION
1. The VGCL shall:
a) promulgate regulations on responsibilities of Confederation of Labor of provinces and trade unions of central branches for collection of trade union revenues; promulgate principles of formulation of the cost estimate, collection and payment targets, expenditure limit, and limit of fulltime trade union officials that are used as the basis for allocation of annual cost estimates.
b) inspect the payment of trade union contributions of authorities, organizations and enterprises.
c) inspect and instruct the trade unions to collect, spend, distribute, use and manage the trade union budget; deduct, use and manage rewards in accordance with VGCL’s regulations.
2. Responsibilities of Confederation of Labor of provinces
According to VGCL’s regulations, Confederation of Labor of provinces shall:
a) coordinate with the state treasuries of provinces, districts and equivalent levels to collect trade union contributions of administrative unit that are funded completely or partially by the state budget.
b) promulgate regulations on responsibilities to collect trade union revenues and distribution of revenues of their trade union budget and supervisory trade unions budget; prescribe the principles of formulation of the cost estimates, expenditure limit, targets of collection and transfer and provision of funding that are used as the basis for allocation of the annual cost estimate to supervisory trade unions.
c) promulgate regulations on systems and expenditure limit for the trade union operation and protection and care of employees, management, payment and statement of trade union contributions of authorities, organizations and enterprises that have not established their internal trade unions.
d) inspect and instruct their inferior trade unions to collect, spend, distribute, use and manage the trade union budget; deduct, use and manage reward in accordance with VGCL’s regulations
dd) coordinate with People’s Committees, authorities of finance, tax, labor inspectorate, professional inspectorate at the same level to inspect the payment of trade union contributions of authorities, organizations and enterprises according to Law on Trade Union dated 2012 and the Government's Decree No.191/2013/ND-CP dated on November 21, 2013 providing detailed regulations on the trade union budget.
e) propose for administrative penalty or sue authorities, organizations and enterprises that commit the violation of payment of trade union contributions according to Article 24c of the Government's Decree No. 88/2015/NĐ-CP dated on October 7, 2015 providing amendments to the Government’s Decree No. 95/2013/NĐ-CP dated on August 22, 2013 on penalties for administrative violations against regulations on labor, social insurance, and overseas manpower supply.
3. The Standing Committees of internal trade unions, stand-alone trade unions are responsible for inspecting, supervising, speeding up and instructing their internal trade union; trade union divisions, trade union groups on revenues, expenditures, financial statement and management of the trade union fees; deducting, using and managing rewards according to VGCL’s regulations and regulations on internal expenditures of internal trade unions and stand-alone trade unions.
4. Commendation and reward
Organizations and individuals that gain achievements related to the trade union revenues and contributions may be commended and rewarded according to VGCL’s regulations.
5. Actions against violations
Collectives and individuals that commit violations related to trade union revenues and expenditures shall be dealt with corresponding to violation level and in accordance with law and VGCL’s regulations.