Quyết định 53/2003/QĐ-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 53/2003/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 16/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 30/05/2003 |
Ngày công báo: | 15/05/2003 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2003/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 53/2003/QĐ-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001-QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001
Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05.11.2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định số 1495/2001/TCHQ ngày 26 tháng 12 năm 2001, Điều 4 Quyết định số 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các văn bản hướng dẫn khác trái với nội dung quy định tại Quyết định này.
Điều 3: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trương Chí Trung (Đã ký) |
VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/QĐ-BTC ngày 16/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
1- Hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, bao gồm:
- Địa điểm thông quan nội địa (gọi tắt là ICD),
- Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu,
- Cửa khẩu không phải là cửa khẩu xuất hàng,
- Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu, đến cửa khẩu xuất.
2- Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến:
- Địa điểm thông quan nội địa (ICD),
- Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu,
- Cửa khẩu không phải là cửa khẩu nhập hàng,
- Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu.
3- Điều kiện để hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được chuyển cửa khẩu:
- Hàng hoá phải được chứa trong con ten nơ hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan
- Đối với lô hàng không thể niêm phong được (hàng siêu trường, siêu trọng...) thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu nhập phải thông báo chi tiết cho Chi cục trưởng Hải quan ngoài cửa khẩu biết về tình hình hàng hoá vận chuyển không niêm phong
4- Việc giám sát hàng hoá chuyển cửa khẩu thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc bằng các phương tiện, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ. Niêm phong hải quan thực hiện như sau:
4.1- Đối với hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong
4.2- Đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu:
a- Nếu hàng hoá làm thủ tục hải quan tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD niêm phong.
b- Nếu hàng hoá đã được kiểm tra thực tế tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu niêm phong.
c- Trường hợp hàng hoá phải kiểm tra thực tế nhưng Hải quan ngoài cửa khẩu chưa kiểm tra, mà chuyển Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra, thì công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá ở cửa khẩu xuất niêm phong.
d- Trường hợp hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế: Không niêm phong hải quan, nhưng đối với một số trường hợp xét thấy cần thiết để chống gian lận thương mại thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu quyết định niêm phong hải quan lô hàng đó.Trường hợp có cơ sở phát hiện lô hàng có sai phạm thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế lô hàng đó và thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết.
5- Qui định về luân chuyển Biên bản bàn giao (Phụ lục 2 Quyết định này) hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu:
Khi nhận được Biên bản bàn giao do các đơn vị khác chuyển đến, Chi cục Hải quan nơi nhận lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao (bao gồm các nội dung: số thứ tự; số, ngày, Biên bản bàn giao, số, ngày tờ khai hải quan, Chi cục làm thủ tục hải quan, tình trạng hàng hoá khi nhận), cứ 5 ngày làm việc phải fax cho đơn vị gửi 01 lần, (không phải gửi trả lại Biên bản bàn giao). Quá thời hạn trên không nhận được Bảng thống kê thì đơn vị gửi thông báo cho Chi cục Hải quan nơi nhận biết để phối hợp xác minh làm rõ. Đối với trường hợp lô hàng cần phải theo dõi thì Chi cục Hải quan nhận phải fax Biên bản bàn giao ngay để đơn vị gửi nắm được thông tin kịp thời.
6- Trường hợp hàng nhập khẩu được dỡ xuống cảng khác cảng đích ghi trong vận tải đơn và được vận chuyển đến cảng đích bằng phương tiện vận tải khác thì coi như là hàng chuyển cửa khẩu, thủ tục hải quan thực hiện như hàng chuyển cửa khẩu.
7- Chủ hàng, người vận chuyển hàng hoá chuyển cửa khẩu có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ, luân chuyển bộ hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi gửi, nơi nhận.
8- Qui định này áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa cửa khẩu xuất/nhập khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất/nhập.
Đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu giữa hai đơn vị Hải quan thuộc cùng Cục Hải quan một tỉnh, thành phố thì trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tại Qui định này, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố qui định thủ tục cụ thể theo hướng đơn giản, ít giấy tờ hơn, bảo đảm yêu cầu quản lý, để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc.
II - THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU:
1- Đối với lô hàng xuất khẩu được làm thủ tục hải quan và giao hàng tại ICD (có vận tải đơn ghi nơi giao hàng là ICD):
1.1- Trách nhiệm của chủ hàng:
a- Nộp tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại Chi cục Hải quan ICD theo quy định đối với lô hàng xuất khẩu.
b- Đưa hàng hoá xuất khẩu đến ICD để làm thủ tục hải quan.
1.2- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ICD:
a- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan và làm thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định tại quy trình nghiệp vụ hải quan đối với hàng xuất khẩu.
b- Giám sát xếp hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan vào con-ten-nơ.
c- Niêm phong hải quan con-ten-nơ hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan tại ICD.
d- Lưu hồ sơ hải quan gồm: 01 tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã làm thủ tục hải quan, 01 Biên bản bàn giao và các chứng từ khác theo quy định.
e- Giao người vận chuyển 01 Biên bản bàn giao để làm chứng từ vận chuyển trên đường (Biên bản này chủ hàng có trách nhiệm chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cùng bộ hồ sơ kèm theo).
f- Niêm phong bộ hồ sơ hải quan, giao người vận chuyển để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Hồ sơ gồm: 01 tờ khai hàng hoá xuất khẩu xác nhận đã làm thủ tục hải quan và 01 Giấy thông báo thuế (nếu có thuế).
g- Theo dõi lô hàng cho đến khi nhận được bản fax Bảng thống kê các Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
h- Xác nhận thực xuất cho lô hàng trong trường hợp hàng được giao cho người vận tải tại ICD (vận tải đơn được ký phát giao hàng tại ICD)
1.3- Trách nhiệm của người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh ICD (nếu doanh nghiệp này thực hiện việc vận chuyển):
a- Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận chuyển trong suốt thời gian hàng hoá được lưu giữ tại ICD và trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cửa khẩu.
b- Luân chuyển hồ sơ hải quan giữa Chi cục Hải quan ICD với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
1.4- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
a- Tiếp nhận lô hàng xuất khẩu, đối chiếu với Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ICD lập để thực hiện các công việc còn lại về thủ tục hải quan cho lô hàng xuất. Trường hợp có cơ sở xác định lô hàng có sai phạm thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu xuất xem xét quyết định việc kiểm tra và thông báo cho Chi cục Hải quan ICD biết về việc đó.
b- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao đã nhận và fax cho Chi cục Hải quan ICD để đối chiếu, theo dõi, thanh khoản theo qui định tại điểm 5 mục I trên.
c- Giám sát hàng hoá xuất chuyển cửa khẩu cho đến khi hàng thực xuất.
2- Đối với lô hàng xuất khẩu được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng nơi giao hàng là cửa khẩu xuất (vận tải đơn ghi nơi giao hàng là cửa khẩu xuất):
2.1- Trách nhiệm của chủ hàng:
a- Nộp tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu theo quy định.
b- Đưa hàng hoá xuất khẩu đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu để cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá (đối với hàng phải kiểm tra thực tế).
c- Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá đến cửa khẩu xuất (đối với lô hàng đã được kiểm tra thực tế tại địa điểm ngoài cửa khẩu).
d- Đưa hàng hoá đến cửa khẩu xuất để Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế (đối với lô hàng thuộc diện phải kiểm tra nhưng chưa được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu).
e- Luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu với Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
2.2- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a- Tiếp nhận hồ sơ hải quan, làm thủ tục xuất khẩu theo đúng quy định tại quy trình nghiệp vụ hải quan đối với hàng xuất khẩu.
b- Đối với lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế thì thực hiện việc đăng ký hồ sơ hải quan và thông quan cho lô hàng trên hồ sơ hải quan, giao chủ hàng tự chuyển hồ sơ và hàng hoá đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
c- Giám sát xếp hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan vào con-ten-nơ (đối với lô hàng xuất khẩu đã được kiểm tra thực tế).
d- Niêm phong các con-ten-nơ hàng xuất khẩu theo quy định tại tiết c trên đây.
e- Lưu hồ sơ hải quan như quy định tại điểm 1.2.(d) phần II.
f- Giao chủ hàng 01 Biên bản bàn giao để làm chứng từ vận chuyển hàng trên đường (biên bản này chủ hàng có trách nhiệm chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu cùng bộ hồ sơ kèm theo).
h- Niêm phong hồ sơ hải quan, giao chủ hàng chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu. Hồ sơ gồm: 01 Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã làm thủ tục hải quan (đối với lô hàng đã kiểm tra thực tế tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu),; hoặc 02 tờ khai hàng hoá xuất khẩu (đối với lô hàng chưa kiểm tra thực tế tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu) và 01 Giấy thông báo thuế (nếu có).
i -Theo dõi lô hàng cho đến khi nhận được Bảng thống kê Biên bản bàn giao.
2.3- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
a- Tiếp nhận lô hàng xuất khẩu, đối chiếu với Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lập để thực hiện các công việc còn lại về thủ tục hải quan cho lô hàng xuất:
a1- Đối với lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế, nhưng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chưa kiểm tra thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế hàng hoá, xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá vào 02 tờ khai hàng hoá xuất khẩu và thực hiện tiếp các điểm 2.3 (c), (d), (e), (f) dưới đây.
a2- Đối với lô hàng xuất khẩu đã được Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu kiểm tra thực tế thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hoá và thực hiện các điểm 2.3 (b), (c), (d), (e), (f) dưới đây.
b- Trường hợp có cơ sở xác định lô hàng có sai phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm 1.4.a trên đây.
c- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu. Thực hiện việc lập Bảng thống kê Biên bản bàn giao và hồ sơ theo quy định tại điểm 5 mục I trên.
d- Đóng dấu xác nhận thực xuất (mẫu dấu nghiệp vụ số 02 ban hành kèm theo Quyết định số 1200/2001/QĐ-TCHQ ngày 23.11.2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) vào ô số 27 tờ khai hàng hoá xuất khẩu. Việc xác nhận thực xuất được quy định như sau:
d1- Đối với hàng xuất qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không:
- Nếu lô hàng đã làm xong thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thì công chức Hải quan làm nhiệm vụ giám sát kho, bãi xác nhận thực xuất.
- Nếu lô hàng mà Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế nhưng việc kiểm tra do Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện thì sau khi kiểm tra thực tế và niêm phong hải quan, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hoá xác nhận thực xuất.
d2- Đối với hàng xuất qua cửa khẩu đường bộ, đường sông: Chỉ khi hàng thực xuất qua cửa khẩu thì Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất mới xác nhận thực xuất.
d3- Đối với hàng xuất qua đường sắt, đường bưu điện: Thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với tàu liên vận đường sắt quốc tế và hàng hoá vận chuyển qua đường bưu điện.
d4- Giải quyết trường hợp doanh nghiệp xin điều chỉnh số lượng hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu:
- Đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, Doanh nghiệp phải có công văn gửi Hải quan nơi làm thủ tục ít nhất 01 giờ trước khi cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Đối với hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, Doanh nghiệp phải có công văn gửi cơ quan Hải quan cửa khẩu xuất ít nhất 01 giờ trước khi hàng thực xuất.
Cả 2 trường hợp trên Hải quan phải kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng. Nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì cơ quan Hải quan không chấp nhận việc xin điều chỉnh.
e- Có trách nhiệm giám sát hàng hoá cho đến khi hàng thực xuất.
f- Thực hiện việc luân chuyển Biên bản bàn giao và hồ sơ theo quy định tại điểm 5 mục I trên.
III- THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU:
1- Đối với lô hàng nhập khẩu có vận đơn ghi địa điểm đến là ICD:
1.1- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a- Kiểm tra tình trạng bao bì hàng hoá và phương tiện vận chuyển hàng hoá: Nếu bao bì và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì cho chuyển hàng về ICD để làm thủ tục. Nếu bao bì hàng hoá hoặc phương tiện vận chuyển không đáp ứng yêu cầu niêm phong, không đảm bảo giữ được nguyên trạng hàng hoá thì yêu cầu người vận chuyển gia cố bao bì dưới sự giám sát của Hải quan.
b- Trường hợp có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật hải quan thì lập Biên bản vi phạm hành chính về hải quan, tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, kiểm tra toàn bộ lô hàng theo quy định và thông báo cho Chi cục Hải quan ICD.
c- Niêm phong con-ten-nơ hàng nhập khẩu theo quy định (đối với trường hợp quy định tại Điểm 1.1 (a) trên đây).
d- Lập 02 Biên bản bàn giao (theo mẫu phụ lục 2), 01 bản giao cho người vận chuyển làm chứng từ vận chuyển hàng hoá trên đường và chuyển cho Chi cục Hải quan ICD, 01 bản lưu.
e- Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng cho Chi cục Hải quan ICD.
f- Theo dõi lô hàng cho đến khi nhận được Bảng thống kê các Biên bản bàn giao của Chi cục Hải quan ICD gửi trả theo qui định tại điểm 5 mục I trên.
1.2- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ICD:
a- Tiếp nhận lô hàng nhập khẩu, đối chiếu với Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chuyển đến. Trường hợp phát hiện có sự sai lệch về hàng hoá hoặc hồ sơ hải quan thì lập Biên bản ghi nhận tình hình cụ thể làm căn cứ cho xử lý sau này, thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết.
b- Xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và fax cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo qui định tại điểm 5 phần I.
c- Tiếp nhận hồ sơ hải quan, làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
d- Thông báo lại (bằng văn bản) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập kết quả kiểm tra theo các thông tin mà Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý.
1.3- Trách nhiệm của chủ hàng:
a- Nộp tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại Chi cục Hải quan ICD theo quy định.
b- Làm thủ tục hải quan theo quy định.
1.4- Trách nhiệm của người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh ICD (nếu doanh nghiệp này thực hiện việc vận chuyển):
a- Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong thời gian lưu giữ hàng tại ICD và trong quá trình vận chuyển giữa cửa khẩu nhập và ICD.
b- Luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập và Chi cục Hải quan ICD.
c- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định trên.
2- Đối với lô hàng nhập khẩu có vận đơn ghi địa điểm đến là cửa khẩu nhập, nhưng làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
2.1- Trách nhiệm của chủ hàng:
a- Phải nộp hồ sơ hải quan theo quy định.
b- Có Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu (theo mẫu Phụ lục 1) gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để được xác nhận cho chuyển từ cửa khẩu nhập về Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu: 02 bản chính.
c- Luân chuyển hồ sơ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
d- Đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu nhập về Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, Địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu (nếu uỷ quyền cho người vận chuyển thì trách nhiệm trên thuộc người được uỷ quyền).
e- Xuất trình hàng hoá để cơ quan Hải quan kiểm tra (đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế).
f- Nộp thuế và lệ phí theo quy định (nếu có).
h- Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu được Chi cục trưởng Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, thì ngoài việc thực hiện các trách nhiệm theo quy định, chủ hàng còn phải xuất trình cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập tờ khai hải quan (bản chủ hàng).
2.2- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
a- Sau khi đăng ký tờ khai hàng nhập khẩu theo đúng quy định, trên cơ sở Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, Lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ghi ý kiến của mình vào Đơn đề nghị của chủ hàng, lưu 01 bản,
Niêm phong hồ sơ hải quan gồm : 01Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, 01 Giấy thông báo thuế, giao cho chủ hàng chuyển tới Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để làm thủ tục chuyển cửa khẩu cho lô hàng.
b- Tiếp nhận lô hàng nhập khẩu và đối chiếu với Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chuyển đến. Trường hợp có sự sai lệch về hàng hoá hoặc hồ sơ hải quan thì lập biên bản ghi nhận để làm cơ sở giải quyết tiếp theo, thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập biết.
c- Xác nhận Biên bản bàn giao và lưu ; làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo đúng quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
d- Thông báo lại cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập (bằng văn bản) kết quả kiểm tra theo các thông tin mà Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lưu ý.
e- Lập Bảng thống kê các Biên bàn bàn giao và FAX cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.
2.3- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a- Tiếp nhận Đơn đề nghị chuyển cửa khẩu do chủ hàng chuyển đã được chấp thuận của Chi cục Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu.
b- Thực hiện các công việc quy định tại Điểm 1.1 mục III trên.
c- Đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu được Chi cục trưởng Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, thì căn cứ tờ khai hải quan (bản chủ hàng) do chủ hàng xuất trình, bộ hồ sơ và các quy định khác có liên quan để làm thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định.
3- Đối với những lô hàng hoá nhập khẩu mà tờ khai được đăng ký tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện :
3.1- Trách nhiệm của chủ hàng:
Thực hiện theo qui định tại các điểm 2.1 (a,c,e,f) mục III trên.
3.2- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu :
a- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan theo qui định.
b- Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá.
Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chịu trách nhiệm về hồ sơ hải quan đã được đăng ký và việc quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra.
c- Niêm phong hồ sơ hải quan gồm : 02 tờ khai hàng hoá nhập khẩu (bản chính) đã được đăng ký; 01 bản kê chi tiết ; 01 bản vận tải đơn Copy; 01 bản Biên bản bàn giao; 01 bản Thông báo thuế. Giao bộ hồ sơ đã niêm phong cho chủ hàng chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện tiếp các bước thủ tục khác.
d- Thực hiện việc ra quyết định điều chỉnh thuế, xử lý vi phạm về thuế và xác nhận "Đã làm thủ tục hải quan" theo qui định tại điểm C3.3 dưới đây; thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết kết quả xử lý.
3.3- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a- Tiếp nhận hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến.
b- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hoá theo hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế đã được lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định, xác nhận kết quả kiểm tra theo đúng qui định. Nếu có căn cứ ( như : Có thông tin mới về vi phạm của doanh nghiệp tới mức mức phải thay đổi hình thức, tỉ lệ kiểm tra; hồ sơ thể hiện sự bất hợp lý về số lượng hàng so với trọng lượng...) thì Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra và thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết việc thay đổi đó.
Chi cục Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và việc quyết định thay đổi hình thức, tỉ lệ kiểm tra.
c- Việc xác nhận "Đã làm thủ tục hải quan" quy định như sau:
Nếu thực tế hàng hoá:
c1- Không có sai lệch so với khai của người khai hải quan thì xác nhận "Đã làm thủ tục hải quan" và quyết định việc thông quan cho lô hàng.
c2- Có sự sai lệch so với khai của người khai hải quan, dẫn đến một phần hoặc toàn bộ lô hàng không được nhập khẩu, thì xác nhận kết quả kiểm tra, lập biên bản vi phạm và xử lý theo qui định của pháp luật đối với số hàng khai sai, giải phóng số hàng đúng khai báo, xác nhận "Đã làm thủ tục hải quan", thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết.
c3- Có sự sai lệch so với khai của người khai hải quan dẫn đến phải điều chỉnh số thuế phải nộp thì:
c3.1- Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá.
c3.2- Lập biên bản vi phạm :03 bản:
- 01 bản gửi Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
- 01 bản giao cho người khai hải quan
- Lưu 01 bản (bản chụp từ bản gốc có xác nhận sao y bản chính).
c3.3- Niêm phong hồ sơ lô hàng (bao gồm cả biên bản vi phạm) giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ra quyết định điều chỉnh thuế, xử lý vi phạm về Hải quan và xác nhận "Đã làm thủ tục hải quan".
c3.4- Giải phóng hàng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày.... tháng... năm....
Kính gửi: - Chi cục Hải quan.................................
- Chi cục Hải quan cửa khẩu..............................
Công ty................................. đề nghị được làm thủ tục hải quan/kiểm tra hải quan tại............................................................................ cho lô hàng ............................ thuộc vận đơn .................................. chuyên chở trên PTVT ...................., tới cửa khẩu nhập ngày....../...../200.........
Tên hàng:.................................................................................................
Lượng hàng:.............................................................................................
Trị giá:.....................................................................................................
Gồm:....................... container có số hiệu:..............................................
Tuyến đường vận chuyển.................................... với chiều dài........... km
Thời gian vận chuyển...........................................................................
Công ty................................. cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
1. Đảm bảo sự nguyên trạng hàng hoá và các niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu cho tới khi bàn giao cho Chi cục Hải quan địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu/ địa điểm kiểm tra hải quan.............................. giám sát.
2. Vận chuyển lô hàng đúng tuyến đường và thời gian.
....., ngày.... tháng.... năm 200....
Giám đốc Công ty
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
TỔNG CỤC HẢI QUAN Cục Hải quan........... Chi cục Hải quan..... Số: .../HQ-BBBG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Hồi..... giờ..... phút, ngày.... tháng..... năm 200...., Chi cục Hải quan..... bàn giao hồ sơ hải quan đã niêm phong và hàng hoá cho ông (bà)...............
Đại diện của Công ty.............. để chuyển đến Chi cục Hải quan.......... gồm:
1- Hồ sơ hải quan:
a- Tờ khai hải quan :........... bản chính;
b- Đơn đề nghị xin chuyển cửa khẩu:........... bản chính;
c-Vận tải đơn (đối với hàng nhập khẩu đường biển): ...........bản sao;
d- Bản kê chi tiết (nếu có) :...........bản chính;
e- Thông báo thuế (nếu có) :...........bản chính
2- Hàng hoá:
STT (1) |
Số Hiệu con-ten-nơ hoặc biển kiểm soát xe chuyên dụng (2) |
Số seal Con-ten-nơ (3) |
Số seal Hải quan (4) |
Ghi chú (5) |
|
|
|
|
|
Tình trạng con-ten-nơ/xe chuyên dụng/hàng hoá....................................
.................................................................................................................
..................................................................................................................
Biên bản về tình trạng con-ten-nơ/hàng hoá (nếu có), số ........................
..................................................................................................................
Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hoá và hồ sơ hải quan:
..................................................................................................................
Chủ hàng/Người vận chuyển (Ký ghi rõ họ tên) |
Chi cục HQ ngoài CK (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Chi cục HQ cửa khẩu (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIÊN BẢN BÀN GIAO
1. Biên bản bàn giao này áp dụng trong các trường hợp sau:
Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (kể cả trường hợp Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu đăng ký tờ khai và Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất/nhập kiểm tra thực tế hàng hoá)
2. Cách ghi các tiêu chí trên Biên bản bàn giao:
a. Tiêu chí "lô hàng thuộc tờ khai/vận tải đơn số....."
- Nếu hàng nhập khẩu chuyển từ cửa khẩu nhập về ICD thì ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn.
- Các trường hợp khác ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm của tờ khai.
b. Các tiêu chí nêu tại điểm 1 (Hồ sơ hải quan):
- Căn cứ vào quy định về các chứng từ Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu phải chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu đối với từng trường hợp để ghi.
- Riêng đối với Biên bản bàn giao Hải quan cửa khẩu nhập lập để đưa hàng về ICD và địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu để kiểm tra thực tế hàng hoá thì không phải ghi các tiêu chí này.
c. Tiêu chí về hàng hoá (điểm 2)
- Hải quan nơi lập Biên bản bàn giao phải ghi đầy đủ các tiêu chí nêu tại các cột, mục của điểm 2 (đối với hàng xuất khẩu trường hợp nào chưa có seal hãng tàu thì cột số 3 không ghi), trừ các trường hợp sau đây không phải ghi: những lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra, hàng nhập khẩu miễn kiểm tra.
- Hàng xuất khẩu miễn kiểm tra thì cột (2), (3) ghi theo khai báo của người vận chuyển, cột (4) không ghi. Trường hợp hàng xuất khẩu miễn kiểm tra nhưng hải quan phải niêm phong thì ghi tất cả các cột như hàng phải kiểm tra.
d. Người vận chuyển: là chủ hàng hoặc doanh nghiệp vận tải hàng hoá
e. Mục Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu) được quy định như sau: Đóng mẫu dấu số 2, người ký là lãnh đạo Đội giám sát kho, bãi (đối với cửa khẩu) hoặc Lãnh đạo Đội thủ tục (đối với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu).
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 53/2003/QD-BTC |
Hanoi, April 16, 2003 |
PROMULGATING THE REGULATION ON CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT AND IMPORT GOODS SUBJECT TO BORDER-GATE TRANSFER
THE FINANCE MINISTER
Pursuant to the Customs Law No. 29/2001-QH10, which was passed on June 29, 2001 by the National Assembly;
Pursuant to the Government's Decree No.101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding the customs procedures, the regime of customs inspection and supervision;
Pursuant to the Government's Decree No.86/2002/ND-CP of November 5, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the General Director of Customs,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on customs procedures for export and import goods subject to border-gate transfer.
Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul Decision No.1495/2001/TCHQ of December 26, 2001, Article 4 of Decision No.19/2002/QD-TCHQ of January 10, 2002 of the General Director of Customs and other guiding documents, which are contrary to the contents prescribed in this Decision.
Article 3.- The General Director of Customs, the heads of the units under or attached to the Finance Ministry and the concerned organizations as well as individuals shall have to implement this Decision.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
ON CUSTOMS PROCEDURES FOR EXPORT AND IMPORT GOODS SUBJECT TO BORDER-GATE TRANSFER
(Promulgated together with Decision No. 53/2003/QD-BTC of April 16, 2003 of the Finance Minister)
1. Border-gate transfer-liable exports are export goods which are being subject to customs inspection and supervision and transported from places outside the border gates, where customs procedures are carried out, including:
- Inland customs declarations (ICD) places,
- Customs procedure locations outside border gates,
- Border gates other than export border gates,
- Goods inspection locations outside border gates,
to the export border gates.
2. Border-gate transfer-liable imports are import goods which are being subject to customs inspection and supervision, and transported from import border gates to:
- Inland customs declarations (ICD) places,
- Customs procedure locations outside border gates,
- Border gates other than import border gates,
- Goods inspection locations outside border gates.
3. Conditions for export and import goods to be on border-gate transfer:
- Goods must be stored in containers or in special-use means or vehicles meeting the customs seal requirements.
- For goods lots which cannot be sealed (super-long goods, super-heavy goods...), the heads of the Customs Sub-Departments at the import border gates shall have to notify in detail to the heads of the Customs Sub-Departments outside the border gates of the situation of transportation of unsealed goods.
4. The supervision of border gate transfer-liable goods shall be effected by customs seals or technical and professional means and measures. The customs sealing shall be effected as follows:
4.1. For border gate transfer- liable imports: To be sealed by import border-gate Customs Sub-Departments.
4.2. For border gate transfer-liable exports:
a/ If goods are subject to customs procedures at ICDs, the ICD Customs Sub-Departments shall make the sealing.
b/ If goods have gone through actual inspection at the customs procedure locations outside the border gates, the outside-border-gate Customs Sub-Departments shall effect the sealing.
c/ Where goods must be actually inspected but are not yet inspected by the outside-border gate customs and transferred to the border-gate customs for inspection, the customs officers who conduct the actual goods inspection at the export border gates shall effect the sealing.
d/ Where goods are exempt from actual inspection: No customs sealing is effected, but for a number of cases where they deem it necessary to combat trade frauds, the heads of the outside-border gate Customs Sub-Departments where the export procedures are carried out shall decide to seal such goods lots. Where they have grounds to detect violations in the goods lots, the heads of the export-border gate Customs Sub-Department shall decide to actually inspect such goods lots and notify the outside-border gate Customs Sub-Departments thereof.
5. Regulations on transfer of records on hand-over of border gate transfer-liable export or import goods:
Upon the receipt of the hand-over records from other units, the receiving customs units shall make the statistical lists of hand-over records (including the following contents: the ordinal number, the serial number and date of the hand-over records, the serial number and date of the customs declaration form, the Sub-Department which carries out the customs procedures, the conditions of goods upon the receipt thereof) and fax to the sending units once every five days, (without having to return the hand-over records). If past the above time limit the sending units do not receive the statistical lists, they shall notify the receiving Customs Sub-Departments thereof for coordinated verification. For cases where the goods lots should be monitored, the receiving Customs Sub-Departments shall have to fax the hand-over records immediately after the receipt thereof for the sending units to grasp information in time.
6. Where import goods are loaded at ports other than the destination ports inscribed in the bills of lading and transported to the destination ports by other transport means, such goods are considered being border-gate transferred and the customs procedures therefor shall be the same as those for border gate transfer-liable goods.
7. The owners and carriers of border gate transfer-liable goods shall have to keep the goods in status quo, on the right routes and the right time inscribed in the dossiers, and transfer the customs dossier sets to the sending and receiving Customs Sub-Departments.
8. This Regulation shall apply to export/import goods transferred between the export/import border gates and the locations where the customs procedures are carried out, which belong to provinces or cities other than the provinces or cities with export/import border gates.
For goods transshipped between two customs units of the same provincial/municipal Customs Department, on the basis of the basic principles prescribed in this Regulation, the directors of the provincial/municipal Customs Departments shall prescribe the specific procedures along the direction of simplification, less papers and satisfaction of managerial requirements, for application to their attached units.
II. CUSTOMS PROCEDURES FOR BORDER GATE TRANSFER-LIABLE EXPORT GOODS
1. For export goods lots delivered at ICDs (with bills of lading stating the ICDs as places for goods delivery) where the customs procedures therefor are carried out:
1.1. Goods owners' responsibilities:
a/ To submit the customs declaration forms and vouchers in the customs dossiers at the ICD Customs Sub-Departments as prescribed for the export goods lots.
b/ To transport export goods to the ICDs for carrying out the customs procedures therefor.
1.2. Responsibilities of the ICD Customs Sub-Departments:
a/ To receive and register the customs dossiers and carry out the export procedures as provided for in the customs operation process for export goods.
b/ To supervise the loading of export goods already cleared from the customs procedures into containers.
c/ To affix customs seals on export goods containers, for which the customs procedures have already been carried out at ICDs.
d/ To archive the customs dossiers, including: 01 export goods declaration form with certification that the customs procedures therefor have been carried out, 01 hand-over record and other vouchers as prescribed.
e/ To hand to the carrier 01 hand-over record for use as transportation vouchers en route (this record must be transferred by the goods owners to the border-gate Customs Sub-Departments together with the enclosed dossier sets).
f/ To seal the customs dossier sets, and hand them to the carriers for transfer to the export border-gate Customs Sub-Department. Such a dossier shall include: 01 export goods declaration with certification that the customs procedures therefor have been carried out, and 01 tax notice (if with tax).
g/ To monitor the goods lots until they receive by fax the statistical lists of hand-over records from the export border-gate Customs Sub-Department.
h/ To certify the actual exportation of the goods lots in cases where goods are delivered to the carriers at the ICDs (the bills of lading state the goods delivery at the ICDs).
1.3. Responsibilities of the carriers or the ICD enterprises (if the enterprises effect the transportation):
a/ To keep in status quo the goods, customs seals and the carriers' seals throughout the duration the goods are kept at ICDs and in the course of goods transportation from ICDs to the border gates.
b/ To transfer the customs dossiers between the ICD Customs Sub-Department and the export border-gate.
1.4. Responsibilities of the export border-gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive the export goods lots, compare them with the hand-over records made by the ICD Customs Sub-Department in order to perform the remaining work regarding the customs procedures for the export goods lots. Where there are grounds to determine that violations are committed regarding the goods lots, the heads of the export border-gate Customs Sub-Departments shall consider and decide on the inspection and notify the ICD Customs Sub-Departments thereof.
b/ To sign for certification the hand-over records and archive them; to make statistical lists of the hand-over records already received and faxed to ICD Customs Sub-Departments for comparison, monitoring and liquidation according to the provisions at Point 5 of the above Section I.
c/ To supervise the border gate transfer-liable export goods until they are actually exported.
2. For the export goods lots which are entitled to customs procedure clearance at the Customs Sub-Departments outside the border gates, but are delivered at the export border gates (the bills of lading clearly state that the places for goods delivery are export border gates):
2.1. Responsibilities of goods owners:
a/ To submit the customs declaration forms and vouchers in the customs dossiers at the outside-border gate Customs Sub-Departments as provided for.
b/ To transport the export goods to locations outside the border gates, where the customs procedures are carried out for the customs offices to actually inspect the goods (for goods subject to actual inspection).
c/ To keep the goods in status quo, affix customs seals in the course of goods transportation from the places of actual goods inspection to the export border gates (for goods lots already actually inspected at locations outside the border gates).
d/ To transport goods to the export border gate for the export border gate Customs Sub-Departments to conduct the actual inspection (for goods lots subject to inspection but not yet inspected at the locations outside the border gates).
e/ To transfer dossiers between the outside-border gate Customs Sub-Department and the export border gate Customs Sub-Department.
2.2. Responsibilities of outside-border gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive the customs dossiers and carry out the export procedures according to regulations in the customs operation process for the export goods.
b/ For export goods lots exempt from actual inspection, to effect the customs dossier registration and customs clearance for the goods lots on the customs dossiers and hand them to the goods owners for transfer together with their goods to the export border gate Customs Sub-Departments.
c/ To supervise the loading of export goods already cleared of the customs procedures into containers (for export goods lots which have already gone through actual inspection).
d/ To seal export goods containers according to the regulations in Item c above.
e/ To archive the customs dossiers as provided for at Point 1.2 (d), Part II.
f/ To hand to goods owners 01 hand-over record for use as bills of transportation en route (this record must be transferred by the goods owners to the border gate Customs Sub-Departments together with the enclosed dossier sets).
g/ To seal up the customs dossiers and hand them to the goods owners for transfer to the border-gate Customs Sub-Departments. Such a dossier shall include 01 export goods declaration form with certification that the customs procedures have been already carried out (for goods lots already actually inspected at the inspection location outside the border gate), or 02 export goods declaration forms (for the goods lots not yet actually inspected at the inspection location outside the border gate) and 01 tax notice (if with tax).
h/ To monitor the goods lots until the statistical lists of hand-over records are received.
2.3. Responsibilities of the export border-gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive the export goods lots, compare them with the hand-over records made by the outside-border gate Customs Sub-Departments in order to perform the remaining works regarding customs procedures for the export goods lots:
a1/ For export goods lots subject to actual inspection, but not yet inspected by the outside-border gate Customs Sub-Departments, the export border gate Customs Sub-Departments shall conduct the actual goods inspections, make certification of the actual goods inspection results in 02 export goods declaration forms and continue with tasks prescribed at Points 2.3 (c), (d), (e) and (f) below.
a2/ For export goods lots actually inspected by the outside-border gate Customs Sub-Departments, the export border gate Customs Sub-Departments shall check the goods seals and perform the tasks prescribed at Points 2.3 (b), (c), (d), (e) and (f) below.
b/ Where there are grounds to clearly determine that violations are committed in such goods lots, the provisions at Point 1.4 a above shall be complied with.
c/ To sign for certification and archive the hand-over records. To make statistical lists of hand-over records and dossiers according to the provisions at Point 5 of Section I above.
d/ To affix stamps certifying the actual exportation (the operation stamp form No. 02 issued together with Decision No. 1200/2001/QD-TCHQ of November 23, 2001 of the General Director of Customs) in Block No.27 of the export goods declaration form. The actual export certification is stipulated as follows:
d1/ For goods exported through marine and/or aviation border gates:
- If the goods lots with the customs procedures already completed at the outside-border gate Customs Sub-Departments, the customs officials performing the tasks of supervising warehouses and storing yards shall certify the actual exportation.
- If the goods lots which are subject to actual inspection under decisions of the outside-border gate Customs Sub-Departments but the actual inspection thereof are conducted by the export border gate Customs Sub-Departments, after the actual inspection and the customs sealing, the customs officers performing the tasks of actual goods inspection shall certify the actual exportation.
d2/ For goods exported through land or river border gates: Only when the goods are actually exported through the border gates can the export border gate Customs Sub-Departments certify the actual exportation.
d3/ For goods exported by railways or postal service: To comply with the regulations on customs procedures for international trains and goods transported via postal service.
d4/ Settling cases where enterprises apply for adjustment of volume of border-gate transfer export goods:
- For cases requiring the actual goods inspection, the enterprises must send their official dispatches to the customs offices where the procedures are carried out at least 01 hour before the customs offices conduct the actual goods inspection.
- For goods exempt from actual inspection, the enterprises shall have to send their official dispatches to the export border gate Customs Offices at least 01 hour before goods are actually exported.
For both cases mentioned above, the Customs Offices shall have to conduct the actual inspection of the whole goods lots. If detecting signs of fraudulence, the Customs Offices shall not accept the application for adjustment.
e/ To have the responsibility to supervise goods until they are actually exported.
f/ To effect the transfer of hand-over records and dossiers according to the provisions at Point 5, Section I above.
III. CUSTOMS PROCEDURES FOR BORDER-GATE TRANSFER IMPORT GOODS
1. For import goods lots with bills of lading stating the ICDs as the destination locations:
1.1. Responsibilities of export border gate Customs Sub-Departments:
a/ To check the conditions of goods packings and transport means: If packings and transport means meet the customs sealing requirements, to transfer the goods to ICD for carrying out the procedures. If the goods packings or transport means fail to satisfy the sealing requirements, fail to maintain the status quo of goods, to request the carriers to reinforce the packings under the supervision of the Customs Offices.
b/ Where there are grounds to determine that the Customs legislation are violated, to make records on administrative violations regarding customs, immediately take measures to prevent and inspect the entire goods lots according to regulations and notify the ICD Customs Sub-Department thereof.
c/ To seal up import goods containers according to regulations (for cases prescribed at Point 1.1(a) above).
d/ To make 02 hand-over records, handing 01 to the goods carrier for use as goods transportation vouchers en route for transfer to the ICD Customs Sub-Department, archiving 01.
e/ To supply noteworthy information on goods lots to the ICD customs sub-departments.
f/ To monitor the goods lot until receiving the statistical lists of hand-over records returned by the ICD Customs Sub-Departments as provided for at Point 5, Section I above.
1.2. Responsibilities of the ICD Customs Sub-Departments:
a/ To receive the import goods lots, compare them with the hand-over records transferred by the export border gate Customs Sub-Departments. Where violations regarding goods or customs dossiers are detected, the records on the specific situation are made for use as basis for subsequent handling, and notify the import border gate Customs Sub-Departments thereof.
b/ To certify and archive the hand-over records; make the statistical lists of hand-over records and fax them to the import border gate Customs Sub-Departments as provided for at Point 5, Part I.
c/ To receive the customs dossiers, carry out the import procedures for the goods lots strictly according to the customs operation procedures for import goods.
d/ To notify back (in writing) to the import border gate Customs Sub-Departments the inspection results according to the information notified by the import border gate Customs Sub-Departments.
1.3. Responsibilities of goods owners:
a/ To submit the customs declaration forms and vouchers of the customs dossiers to the ICD Customs Sub-Departments as provided for.
b/ To carry out the procedures as provided for.
1.4. Responsibilities of the carriers or ICD enterprises (if such enterprises undertake the transportation):
a/ To keep the goods, customs seals and seals of the transportation firms in status quo while the goods are kept at ICDs and transported between the import border gate and the ICDs.
b/ To transfer the dossiers between the import border gate Customs Sub-Departments and the ICD Customs Sub-Departments.
c/ To take responsibility before law for the implementation of the above regulations.
2. For import goods lots with the bills of lading stating that the destination locations are the import border gates, but the customs procedures shall be carried out at the outside border gate Customs Sub-Departments:
2.1. Responsibilities of goods owners:
a/ To submit the customs dossiers according to regulations.
b/ To send their border-gate transfer request to the outside-border gate Customs Sub-Departments for certification of the transfer from the import border gates to the customs procedure locations, the outside- border gate inspection locations: 02 originals.
c/ To transfer the dossiers between the import border gate and the outside- border gate Customs Sub-Departments.
d/ To keep in status quo the goods, customs seals and the seals of the transport firms in the course of transporting goods from the import border gates to the customs procedure locations outside the border gates (if authorizing the carriers, the above responsibility shall rest with the authorized persons).
e/ To produce goods for inspection by the Customs Offices (for the goods lots subject to actual inspection).
f/ To pay taxes and fees according to regulation (if any).
g/ For cases where import goods subject to border-gate transfer are exempt from actual goods inspection under the decisions of the heads of the outside-border gate Customs Sub-Departments according to regulations, the goods owners shall also have to produce to the import border gate Customs Sub-Departments the import goods customs declaration forms (of the goods owners).
2.2. Responsibilities of the outside- border gate Customs Sub-Departments:
a/ After registering the import goods declaration forms according to regulations, on the basis of the written requests for border-gate transfer, the leaders of the outside-border gate Customs Sub-Departments write their opinions on the goods owners' written requests, keeping one copy.
To seal up the customs dossiers, including: 01 written request for border-gate transfer, 01 tax notice, handing them to the import border gate Customs Sub-Departments for carrying out the procedures for border gate transfer for the goods lots.
b/ To receive the import goods lots and compare them with the hand-over records transferred by the import border gate Customs Sub-Departments. In cases of disparity in goods or customs dossiers, the records thereon shall be made for use as basis for subsequent settlement, notifying the import border gate Customs Sub-Departments thereof.
c/ To certify and archive the hand-over records; to carry out import procedures for the goods lots according to the customs operation process prescribed for import goods.
d/ To notify back to the import border gate Customs Sub-Departments (in writing) the inspection results according to the information notified by the import border gate Customs Sub-Departments.
e/ To make statistical lists of hand-over records and fax them to the import border gate Customs Sub-Departments.
2.3. Responsibilities of the import border gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive the goods owners' written requests for border gate transfer, already approved by the Customs Sub-Departments of the outside-border gate locations where the customs procedures are carried out.
b/ To perform works prescribed at Point 1.1, Section III above.
c/ For cases where import goods subject to border gate transferred are exempt from actual goods inspection under decisions of the heads of the outside- border gate Customs Sub-Departments, on the basis of the customs declaration forms (of the goods owners) produced by the goods owners, the dossier set and other relevant regulations, to carry out the customs procedures for the goods lots according to regulations.
3. For import goods lots with the declaration forms registered at the outside-border gate Customs Sub-Departments, but the actual goods inspection is carried out by the border gate Customs Sub-Departments:
3.1. Responsibilities of goods owners:
To comply with the provisions at Points 2.1 (a, c, e, f), Section III above.
3.2. Responsibilities of outside-border gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive and register the customs dossiers according to regulations.
b/ To decide on forms and percentages of actual goods inspection.
The outside-border gate Customs Sub-Departments shall be responsible for the customs dossiers already registered and the decision on form and percentage of actual goods inspection.
c/ To seal up the customs dossiers which include: 02 import goods declaration forms (original) already registered; 01 detailed list; 01 copy of the bill of lading; 01 copy of the hand-over record; 01 tax notice. To hand the sealed dossier sets to the goods owners for transfer to the border gate Customs Sub-Departments for proceeding with subsequent procedural steps.
d/ To issue decisions on tax adjustment, handle tax-related violations and certify "customs procedures completed" according to the provisions at Point C3.3 below; notify the border gate Customs Sub-Department of the handling results.
3.3. Responsibilities of the border gate Customs Sub-Departments:
a/ To receive the customs dossiers transferred by the outside-border gate Customs Sub-Departments.
b/ To conduct actual goods inspections according to the actual inspection forms and percentages, already decided by the leaders of the outside-border gate Customs Sub-Departments, certify the inspection results according to regulations. If there are grounds (such as new information on violations committed by enterprises, which are so serious that the inspection forms and percentages must be changed; disparities are found in the dossiers between goods volumes and weight...), the border gate Customs Sub-Departments shall decide to change the inspection forms and percentages and notify the outside-border gate Customs Sub-Departments thereof.
The border gate Customs Sub-Departments are responsible for the actual goods inspection results and the decision on change of inspection forms and percentages.
c/ The certification "customs procedures completed" is prescribed as follows:
If the actual goods show:
c1/ no disparity with the declarations of the customs declarers, the certification "customs procedures completed" shall be effected and the decisions on customs procedure clearance shall be made.
c2/ disparity with the declarations of the customs declarers, thus leading to the fact that a part or whole of the goods lots is not allowed to be imported, to certify the inspection results, make records on the violations and handle the falsely declared goods according to law provisions, release the truthfully declared goods, certifying "customs procedures completed," notify the outside-border gate Customs Sub-Departments thereof.
c3/ disparity with the declaration of the customs declarers, thus leading to the adjustment of payable tax amounts,
c3.1/ To certify the actual goods inspection results.
c3.2/ To make records on violations in 03 copies:
- 01 copy to be sent to the outside border-gate Customs Sub-Department.
- 01 copy to be sent to the customs declarer.
- 01 copy to be kept (photocopy with certification of true copy of the original).
c3.3/ To seal the goods lot dossiers (including the violation records) and hand them to the customs declarers for transfer to the outside-border gate Customs Sub-Departments for decision on tax adjustment, handling of tax-related violations and certification "customs procedures completed."
c3.4/ To release goods.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực