Quyết định 52/2003/QĐ-BTC quy định về điều kiện thành lập, quản lý hoạt động của địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 52/2003/QĐ-BTC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 16/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 30/05/2003 |
Ngày công báo: | 15/05/2003 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2006 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2003/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2003 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2003/QĐ-BTC NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ NGOÀI CỬA KHẨU
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Điều 17 Luật Hải quan số 29/2001-QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001
Căn cứ Nghị định 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1697/CP-KTTH ngày 31.12.2002 của Chính phủ
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy đinh về điều kiện thành lập, quản lý hoạt động của Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về địa điểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu và các quy định hướng dẫn khác có liên quan.
Điều 3: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Trương Chí Trung (Đã ký) |
VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ NGOÀI CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Điều 1: Việc thành lập Địa điểm làm thủ tục hải quan đảm bảo các nguyên tắc sau:
1- Giải toả ách tắc hàng hoá xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và hiện đại hoá quản lý hải quan.
2- Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu được thành lập không quá xa cửa khẩu và phải có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, không để thẩm lậu và gian lận thương mại.
3- Địa phương thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu phải có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, trong đó có nhiều doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu tại Địa điểm này để địa điểm hoạt động lâu dài, hiệu quả.
Điều 2: Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu là nơi thực hiện các công việc về thủ tục hải quan quy định tại Điều 16 Luật Hải quan.
Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu bao gồm trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu và hệ thống kho, bãi đáp ứng yêu cầu lưu giữ hàng hoá và yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan.
Điều 3: Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ngoài cửa khẩu là nơi cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:
1- Kho, bãi thuộc Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu nêu tại Điều 2.
2- Địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung: Là nơi tập kết hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để Hải quan kiểm tra ( bao gồm cả Trạm hàng lẻ - CFS là nơi gom nhiều lô hàng hoá xuất khẩu thành lô lớn để xuất khẩu và khai thác lô hàng nhập khẩu chung một vận tải đơn của nhiều chủ hàng).
3- Chân công trình: Là nơi tập kết thiết bị máy móc, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình.
4- Nơi sản xuất: Là nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp (áp dụng đối với mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn; nhà máy có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn, thường xuyên).
II- ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU
Tổ chức xin thành lập Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu (trong phần II này gọi tắt là Địa điểm) phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật. Doanh nghiệp đề nghị thành lập Địa điểm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu.
2- Được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thành lập Địa điểm chấp thuận và có văn bản đề nghị Bộ Tài chính.
3- Khu vực để thành lập Địa điểm phải hội đủ các điều kiện sau:
3.1- Ở nơi giao thông thuận tiện, cách cảng hoặc sân bay không quá 30km;
3.2- Ở nơi tập trung nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu (khi được thành lập Địa điểm có khả năng thu hút ít nhất 30 doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan thường xuyên).
3.3- Kho, bãi và các công trình phụ trợ phải đáp ứng yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hoá, giám sát của cơ quan Hải quan, yêu cầu về an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường; có văn phòng riêng để cơ quan Hải quan thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ.
3.4- Phải có tường ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo yêu cầu quản lý, giám sát của cơ quan Hải quan.
3.5- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp yêu cầu xếp, dỡ, lưu giữ, bảo quản hàng hoá và kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan.
3.6-Phải quản lý bằng máy vi tính và nối mạng với hệ thống máy vi tính của Hải quan.
3.7- Địa điểm phải có đủ điều kiện để cơ quan Hải quan có thể lắp đặt được máy móc thiết bị kiểm tra, giám sát như (máy soi, camera........)
Điều 5: Hồ sơ xin thành lập bao gồm:
1- Đơn đề nghị thành lập Địa điểm: 02 bản chính (theo mẫu tại phụ lục số 01).
2- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao.
3- Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bản sao.
4- Quy chế hoạt động: 01 bản chính;
5- Văn bản đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 01 bản chính.
6- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng đất để xây dựng Địa điểm: 01 bản sao.
Điều 6: Thủ tục và thẩm quyền quyết định thành lập:
1- Hồ sơ xin thành lập Địa điểm được gửi đến Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Cục Hải quan).
1.1- Cục Hải quan tiến hành thẩm định đề nghị của doanh nghiệp. Nội dung thẩm định bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ
- Khảo sát thực tế kho bãi
- Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 của quy định này.
1.2- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan hoàn thành việc thẩm định, báo cáo kết quả với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kèm theo đề xuất về bố trí cán bộ công chức trong phạm vi biên chế của Cục để đáp ứng yêu cầu hoạt động của Địa điểm mới thành lập.
1.3- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn bản thẩm định của Cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập Địa điểm. Trường hợp không chấp nhận thì Bộ Tài chính có văn bản trả lời doanh nghiệp và UBND tỉnh, thành phố.
2- Định kỳ mỗi năm một lần hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cục Hải quan thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp được phép thành lập và kinh doanh Địa điểm này. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp có vi phạm pháp luật Hải quan thì tuỳ theo mức độ vi phạm, xử lý theo quy định của Pháp luật hoặc kiến nghị với Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính thu hồi Quyết định thành lập Địa điểm.
3- Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi Quyết định thành lập Địa điểm trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị ngừng hoạt động;
- Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có Quyết định thành lập, doanh nghiệp không đưa Địa điểm vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh Địa điểm có vi phạm pháp luật Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Doanh nghiệp đã được phép hoạt động nhưng không duy trì được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 quy định này.
4- Căn cứ vào quy mô hoạt động xuất nhập khẩu, kiến nghị của doanh nghiệp và phù hợp với vị trí địa lý, các điều kiện hoạt động của Địa điểm, sau khi có ý kiến của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Địa điểm hoạt động Cục trưởng Cục Hải quan quyết định việc cho phép doanh nghiệp thu hẹp hoặc mở rộng Địa điểm (sang khu vực liền kề); Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép di chuyển Địa điểm hoặc mở rộng Địa điểm (sang khu vực không liền kề).
III- ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU NGOÀI CỬA KHẨU (DƯỚI ĐÂY GỌI TẮT LÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA)
Điều 7: Đối với Địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung:
1- Điều kiện thành lập:
1.1- Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu
1.2- Khu vực để thành lập Địa điểm kiểm tra phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3, Điều 4 trên đây.
2- Bộ hồ sơ thành lập: Như quy định tại Điều 5 trên đây (trừ văn bản đề nghị của UBND tỉnh, thành phố).
3- Thủ tục thành lập: Thực hiện theo qui định tại Điều 6 trên đây.
4- Thẩm quyền quyết định thành lập: Trên cơ sở văn bản thẩm định và đề nghị của Cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập Địa điểm kiểm tra.
Điều 8: Đối với Địa điểm kiểm tra là chân công trình, Nơi sản xuất:
1- Cục trưởng Hải quan căn cứ quy định tại các khoản 3, 4 Điều 3 trên đây và các quy định có liên quan để ra quyết định công nhận Địa điểm kiểm tra này.
Địa điểm kiểm tra là chân công trình chỉ được hoạt động trong thời gian xây dựng, hình thành nhà máy, công trình.
2- Thủ tục xin công nhận:
- Doanh nghiệp có đơn đề nghị gửi Cục Hải quan. Đơn đề nghị phải ghi rõ tính đặc thù của hàng hoá, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, thời gian xin được công nhận (đối với Địa điểm kiểm tra là chân công trình).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị hợp lệ của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan có văn bản công nhận hoặc trả lời doanh nghiệp nếu không chấp nhận (nêu rõ lý do).
IV- TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, HẢI QUAN VÀ UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Điều 9: Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và Địa điểm kiểm tra hàng hoá:
1- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện thành lập quy định tại Điều 4 trên đây.
2- Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu trong thời gian hàng hoá lưu giữ tại các Địa điểm này.
3- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan Hải quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Hải quan theo quy định của Pháp luật.
4- Chấp hành đầy đủ các quy định của Pháp luật về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
5- Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong khu vực Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài thời gian làm việc của cơ quan Hải quan.
6- Chịu trách nhiệm trước chủ hàng về hàng hoá lưu giữ tại Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung.
7- Chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu liên quan đến hành vi buôn lậu và gian lận thương mại hàng hoá xuất nhập khẩu xẩy ra trong khu vực Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá do doanh nghiệp quản lý, khai thác.
Điều 10: Trách nhiệm của Hải quan:
Khu vực bên trong tường rào ranh giới của Địa điểm làm thủ tục hải quan và Địa điểm kiểm tra hàng hoá là phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:
1- Trong thời gian làm việc, Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm:
a- Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
b- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với mọi hoạt động liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu tại địa bàn hoạt động này.
2- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng trong nhiệm vụ phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở khu vực ngoài Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá và ngoài giờ làm việc.
Điều 11: Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1- Lựa chọn doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh Địa điểm làm thủ tục hải quan và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn này. Khi lựa chọn phải tính tới yếu tố hiệu quả kinh tế và khả năng quản lý, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý Nhà nước khác, không đề nghị thành lập tràn lan (Trừ các tỉnh, thành phố có cảng lớn và có nhiều khu công nghiệp, các nơi khác nếu có đủ điều kiện quy định thì thành lập mỗi nơi 01 Địa điểm).
2- Quản lý hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh Địa điểm làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của Pháp luật.
3- Chỉ đạo các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn phối hợp chặt chẽ trong việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngoài khu vực Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá; thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh Địa điểm làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan Hải quan.
Điều 12: Những Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá đã được thành lập trước ngày ban hành quy định này được tiếp tục hoạt động, nhưng trong thời gian tối đa 06 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành phải bổ sung đủ các điều kiện theo quy định tại Quyết định này. Qua thời hạn trên, doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện quy định thì Địa điểm phải chấm dứt hoạt động.
PHỤ LỤC SỐ 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
......, ngày.... tháng..... năm.....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN/ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU NGOÀI CỬA KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Hải quan.
Đồng kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố........................
Công ty............................................................................................................
đề nghị Quý cơ quan xem xét công nhận Địa điểm làm thủ tục hải quan/Địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu ngoài cửa khẩu của Công ty tại..................
.........................................................................................................................
Kèm theo Đơn này, Công ty.............................................................................
Xin gửi bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 52 /2003/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về điều kiện thành lập, quản lý hoạt động của Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu, gồm:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Công ty xin cam đoan chiu tránh nhiệm trước pháp luật về bộ hồ sơ gồm những loại giấy tờ trên là hợp pháp và Công ty sẽ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 và các quy định khác tại Quyết định số ......./2003/QĐ-BTC ngày... tháng... năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về điều kiện thành lập, quản lý hoạt động của Địa điểm làm thủ tục hải quan, Địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài cửa khẩu.
Giám đốc Công ty
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 52/2003/QD-BTC |
Hanoi, April 16, 2003 |
PROMULGATING THE REGULATION ON CONDITIONS FOR SETTING UP OUTSIDE-BORDER GATE SITES FOR CUSTOMS CLEARANCE AND SITES FOR GOODS INSPECTION AND ON MANAGEMENT OF THEIR OPERATION
THE MINISTER OF FINANCE
Pursuant to Article 17 of Customs Law No. 29/2001/QH10 passed by the National Assembly on June 29, 2001;
Pursuant to the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law regarding customs procedures as well as customs inspection and supervision regime;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 prescribing the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
In furtherance of the Prime Minister's opinions in the Government's Official Dispatch No. 1697/CP-KTTH of December 31, 2002;
At the proposal of the General Director of Customs,
DECIDES:
Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on conditions for setting up outside-border gate sites for customs clearance and sites for goods inspection and on management of their operation.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. To annul the Customs General Director's Decision No. 1495/2001/QD-TCHQ of December 26, 2001 on outside-border gate sites for customs clearance and sites for goods inspection and other relevant guiding regulations.
Article 3.- The General Director of Customs, the heads of the units under or attached to the Ministry of Finance, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities as well as concerned organizations and individuals shall have to implement this Decision.
|
FOR THE FINANCE MINISTER
|
ON CONDITIONS FOR SETTING UP OUTSIDE-BORDER GATE SITES FOR CUSTOMS CLEARANCE AND SITES FOR GOODS INSPECTION AND ON MANAGEMENT OF THEIR OPERATION
(Issued together with the Finance Minister's Decision No. 52/2003/QD-BTC of April 16, 2003)
Article 1.- The setting up of customs clearance sites must ensure the following principles:
1. To clear the import and export goods congestion at border gates, to facilitate import, export and investment activities as well as modernize the customs management.
2. The to be-set up outside-border gate sites for customs clearance must not be too far from border gates and have adequate necessary conditions for the performance of customs inspection, supervision and control, rendering smuggling and/or trade fraud impossible.
3. Localities which set up outside-border gate sites for customs clearance must have high import and export turnover, where many enterprises register for customs clearance for import and export goods at these sites so that the sites can efficiently and sustainably operate.
Article 2.- Outside-border gate sites for customs clearance mean the places where the works related to the customs procedures prescribed in Article 16 of the Customs Law are performed.
Outside-border gate sites for customs clearance include headquarters of outside-border gate Customs Sub-Departments and the systems of warehouses and storing-yards meeting the goods storage requirements as well as customs inspection and supervision requirements.
Article 3.- Outside-border gate sites for import and export goods inspection mean the places where the customs offices conduct the actual import and export goods inspection, including:
1. Warehouses and storing-yards belonging to the outside-border gate sites for customs clearance mentioned in Article 2.
2. Concentration sites for goods inspection mean the places where import and export goods are gathered for inspection by customs offices (including cargo-for-shipment (CFS) stations where many export goods lots are gathered into large lots for export and many owners' import goods lots sharing one common bill of lading are delivered).
3. Works' sites mean the places where imported equipment, machinery and supplies are gathered for the construction of factories or works.
4. Places of manufacture mean manufacturing factories or workshops of enterprises (applicable to import and export goods items with different requirements on the preservation, packaging, hygiene, technology and safety; and factories turning out large and permanent volumes of import and export goods).
II. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR SETTING UP OUTSIDE-BORDER GATE SITES FOR CUSTOMS CLEARANCE
Article 4.- Conditions for the setting up:
Organizations which apply for the setting up of outside-border gate sites for customs clearance (in this Section II, they are called the sites for short) must be enterprises set up and operating under the provisions of law. Enterprises requesting the setting up of the sites must fully meet the following conditions:
1. Having business registration for import and export goods forwarding and transportation;
2. Obtaining the approval from the People's Committees of the provinces and centrally-run cities where the sites are set up, and filling their written requests to the Ministry of Finance;
3. Areas for setting up the sites must fully meet the following conditions:
3.1. Being in places where traffic is convenient, no more than 30 km from ports or airports;
3.2. Being in places where many enterprises engaged in import and export activities are concentrated (upon the setting up, the sites are capable of attracting at least 30 enterprises permanently registering for customs clearance).
3.3. Warehouses, storing-yards and support works must meet the requirements on actual goods inspection and supervision by customs offices, the requirements on security, fire prevention and fighting safety, and environmental sanitation; have separate offices for the customs offices to strictly implement the operational process.
3.4. Having surrounding walls to ensure the requirements on management and supervision by the customs offices.
3.5. Having material and technical bases as well as transport means suitable to the requirements on goods loading, unloading, storage and preservation as well as inspection and supervision by customs offices.
3.6. Being managed by means of computers which are connected to the customs offices' computer networks.
3.7. The sites must have adequate conditions for the customs offices to install inspection and supervision machinery and equipment (such as detectors, cameras,...).
Article 5.- Dossiers of application for the setting up comprise:
1. The application for setting up the site: 2 originals;
2. Business registration certificate: 1 copy;
3. Construction economic and technical study report: 1 copy;
4. Operation Regulation: 1 original;
5. The provincial/municipal People's Committee's written request: 1 original;
6. Lawful documents on the right to use land for the construction of site: 1 copy.
Article 6.- Procedures and competence to decide on the setting up:
1. Dossiers of application for setting up the sites shall be sent to the Customs Departments of the provinces, inter-provinces or centrally-run cities (hereinafter called the provincial/municipal Customs Departments for short).
1.1. The provincial/municipal Customs Departments shall evaluate the enterprises' requests. The evaluation contents include:
- Checking of dossiers;
- Actual survey of warehouses and storing-yards;
- Evaluation of the satisfaction of the conditions prescribed in Clause 3, Article 4 of this Regulation.
1.2. Within 15 working days after receiving the enterprises' complete and valid dossiers, the provincial/municipal Customs Departments shall complete the evaluation and report the results thereof, enclosed with the proposals on the arrangement of officials and public servants within the Departments' payroll for meeting the requirements on operation of the newly set up sites, to the General Director of Customs.
1.3. Within 10 working days after receiving the complete dossiers and written evaluations of the provincial/municipal Customs Departments, the General Director of Customs shall submit them to the Finance Minister for decision on the setting up of the sites. In case of refusal, the Finance Ministry shall reply in writing to the enterprises and provincial/municipal People's Committees.
2. Once a year or when detecting signs of law violation, the provincial/municipal Customs Departments shall inspect the observance of the customs legislation by enterprises permitted to set up and deal in these sites. If enterprises are detected to have violated the customs legislation, depending on the seriousness of their violations, they shall be handled according to law provisions or proposed to the General Department of Customs for submission to the Finance Minister for withdrawal of the decisions to set up the sites.
3. The Finance Minister shall decide on the withdrawal of the decisions to set up the sites in the following cases:
- Enterprises request in writing the termination of operation;
- Past the time limit of 6 months as from the date of issuance of the setting up decisions, enterprises fail to put the sites into operation without plausible reasons;
- Enterprises dealing in the sites violate the customs legislation as prescribed in Clause 2 of this Article;
- Enterprises are permitted to operate but fail to maintain the conditions prescribed in Clause 3, Article 4 of this Regulation.
4. Basing themselves on the scale of import and export activities, enterprises' proposals, the suitability to the geographical positions and conditions of operation of the sites, after obtaining opinions of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities where the sites operate, the provincial/municipal Customs Departments' directors shall decide to permit the enterprises to narrow or expand the sites (to adjacent areas); the General Director of Customs shall permit the relocation or expansion of the sites ( to non-adjacent areas).
III. CONDITIONS AND PROCEDURES FOR SETTING UP OUTSIDE-BORDER GATE SITES FOR IMPORT AND EXPORT GOODS INSPECTION (hereinafter called the inspection sites for short)
Article 7.- Regarding concentrated goods inspection sites:
1. Conditions for the setting up:
1.1. Enterprises have business registration for import and export goods forwarding and transportation;
1.2. Areas for setting up the inspection sites must meet the conditions prescribed in Clause 3, Article 4 above.
2. Set of dossiers of application for the setting up: As prescribed in Article 5 above (except for the written requests of the provincial/municipal People's Committees).
3. Procedures for the setting up shall comply with the provisions of Article 6 above.
4. Competence to decide on the setting up: On the basis of the provincial/municipal Customs Departments' written evaluations and proposals, the General Director of Customs shall decide to set up the inspection sites.
Article 8.- For the inspection sites being works' sites or places of manufacture:
1. The directors of the provincial/municipal Customs Departments shall base themselves on the provisions of Clauses 3 and 4 of Article 3 above as well as relevant stipulations to issue decisions on recognition of such inspection sites.
The inspection sites being works' sites may operate only during the construction and formation of factories or works.
2. Procedures for recognition application:
- Enterprises shall file applications with the provincial/municipal Customs Departments. Such applications must clearly inscribe the particularities of goods, the volume of import and export goods, and time for recognition (for the inspection sites being works' sites).
- Within 3 working days after receiving the enterprises' valid applications, the provincial/municipal Customs Departments' directors shall issue documents to recognize the sites or reply to enterprises in case of refusal (clearly stating the reasons therefor).
IV. RESPONSIBILITIES OF ENTERPRISES, CUSTOMS OFFICES AND PEOPLE'S COMMITTEES OF THE PROVINCES AND CENTRALLY-RUN CITIES
Article 9.- Responsibilities of enterprises dealing in outside-border gate sites for customs clearance and sites for goods inspection:
1. To fully comply with the requirements on the setting-up conditions prescribed in Article 4 above;
2. To ensure goods status quo, customs sealing and shipping firms' sealing during the time the goods are kept at these sites;
3. To create favorable conditions for the customs offices to perform the function of State management over customs according to law provisions;
4. To fully observe the law provisions on customs procedures for import and export goods;
5. To take responsibility for the management of goods within the areas of the customs clearance sites and/or the goods inspection sites beyond the working time of the customs offices;
6. To take responsibility before the goods owners for the goods kept at the customs clearance sites and concentrated goods inspection sites;
7. To take responsibility before law if acts of smuggling or trade fraud of import and export goods occur within the areas of the customs clearance sites and/or goods inspection sites, which are managed and/or exploited by enterprises.
Article 10.- Responsibilities of the customs offices:
Areas inside the boundaries of the customs clearance sites and the goods inspection sites shall be the geographical areas of customs operation. The responsibilities of the customs offices are as follows:
1. In the working time, the customs offices shall have to:
a/ Carry out customs procedures for import, export, transshipped goods strictly according to law provisions;
b/ Conduct customs inspection, supervision and control of all activities related to import and export goods in such operation areas.
2. To coordinate with the functional agencies in performing the task of preventing and combating smuggling and trade fraud in areas other than the customs clearance sites and the goods inspection sites and outside the working time.
Article 11.- Responsibilities of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities:
1. To select enterprises qualified to deal in customs clearance sites and be answerable for such selection. Upon the selection, the economic efficiency as well as managerial, inspection and control capabilities of the customs offices and other State management agencies must be taken into account, not requesting the unplanned establishment thereof (except for the provinces and cities having large ports and many industrial parks, other localities shall set up one site each if conditions permit).
2. To manage the operation of enterprises dealing in customs clearance sites strictly according to law provisions.
3. To direct the functional agencies situated in their respective localities to closely coordinate with one another in preventing and combating smuggle and trade fraud outside the customs clearance sites and the goods inspection sites; to take measures to ensure security, social order and safety, and create favorable conditions for the operation of the enterprises dealing in customs clearance sites, the importing and exporting enterprises and the customs offices.
Article 12.- Customs clearance sites and goods inspection sites set up before the date of promulgation of this Regulation may continue their operation but shall, within 6 months after this Decision takes implementation effect, have to add all conditions as prescribed in this Decision. Past the above-said time limit, if the enterprises fail to meet the prescribed conditions, their sites must terminate their operation.
|
FOR THE FINANCE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực