Quyết định 4111/QĐ-BYT năm 2021 về tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 4111/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Trường Sơn |
Ngày ban hành: | 26/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/08/2021 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/10/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4111/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THEO MÔ HÌNH THÁP 3 TẦNG
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông/Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra; Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN
THIẾT LẬP CƠ SỞ THU DUNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 THEO MÔ HÌNH THÁP 3 TẦNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26 tháng 08 năm 2021)
DANH SÁCH BAN BIÊN SOẠN
“HƯỚNG DẪN THIẾT LẬP CƠ SỞ THU DUNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 THEO MÔ HÌNH THÁP 3 TẦNG”
Chỉ đạo biên soạn
PGs.Ts. Nguyễn Trường Sơn |
Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19-Trưởng Tiểu ban điều trị |
Chủ biên |
|
PGs.Ts. Lương Ngọc Khuê |
Cục trưởng Cục QLKCB - Bộ Y tế, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị COVID-19 |
Tham gia biên soạn và thẩm định |
|
Ths. Nguyễn Trọng Khoa |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Vương Ánh Dương |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
PGs.Ts. Trần Quý Tường |
Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin |
PGs.Ts. Nguyễn Tuấn Hưng |
Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ |
PGs.Ts. Phan Lê Thu Hằng |
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính |
PGs.Ts. Lương Mai Anh |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế |
BsCKII. Phan Văn Toàn |
Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế |
Ths. Đỗ Trung Hưng |
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế |
Ths. Nguyễn Anh Tú |
Phó Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế |
Gs.Ts. Nguyễn Văn Kính |
Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam |
Gs.Ts. Nguyễn Gia Bình |
Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu Việt Nam |
PGs.Ts. Nguyễn Viết Nhung |
Giám đốc Bệnh viện Phổi TW |
PGs.Ts. Đào Xuân Cơ |
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai |
BsCKII. Nguyễn Trung Cấp |
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Tham gia biên tập |
|
Ths. Nguyễn Trọng Khoa |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Vương Ánh Dương |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Nguyễn Đình Hưng |
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội |
Ths. Bùi Thế Bừng |
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang |
Ts. Lê Hồng Trung |
Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc |
BsCKII. Nguyễn Chí Hành |
Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh |
Bs. Nguyễn Trung Quý |
Phó trưởng Ban thực hiện Chính sách BHYT-BHXH Việt Nam |
Ts. Dương Huy Lương |
Trưởng phòng Quản lý chất lượng-Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Trần Ngọc Nghị |
Trưởng phòng PHCN-Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Phan Thị Hải |
Trưởng phòng Quản lý hành nghề khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Hà Thị Kim Phượng |
Trưởng phòng Điều dưỡng-Dinh dưỡng-KSNK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Ngọc |
Phó trưởng phòng Phụ trách phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Trương Lê Vân Ngọc |
Phó trưởng phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ts. Trần Tùng |
Chuyên viên Cục Công nghệ thông tin |
Ths. Phạm Quang Huy |
Chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính |
Ths. Trịnh Đức Nam |
Chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế |
Ths. Nguyễn Thanh Toàn |
Chuyên viên Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế |
Ths. Nguyễn Thị Thanh Tâm |
Phó trưởng phòng Quản lý môi trường cơ sở y tế, Cục Quản lý Môi trường y tế |
Ths. Nguyễn Thị Thúy Hà |
Chuyên viên Phòng Quản lý môi trường cơ sở y tế, Cục Quản lý Môi trường y tế |
Ths. Vũ Hoài Nam |
Chuyên viên Vụ Bảo hiểm Y tế |
CN. Hoàng Thị Thu Hương |
Chuyên viên Vụ Pháp chế |
Ts. Đỗ Ngọc Sơn |
Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Nguyễn Hữu Dũng |
Chủ tịch Hội Lọc máu Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Trương Anh Thư |
Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Bạch Mai |
PGs.Ts. Vũ Đăng Lưu |
Giám đốc Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Phạm Hồng Nhung |
Phó trưởng khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Phạm Thế Thạch |
Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai |
Ts. Văn Đình Tráng |
Phụ trách Khoa Vi sinh - Sinh học phân tử Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW |
Ts. Vũ Thị Thanh |
Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Bùi Văn San |
Viện sức khỏe Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Nguyễn Quốc Thái |
Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai |
Ths. Nguyễn Đình Toàn |
Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế tỉnh Bắc Giang |
Ths. Nguyễn Văn Trường |
Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y - Dược Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc |
BsCKII. Đỗ Đức Huy |
Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh |
BsCKII. Lê Anh Dũng |
Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh |
Ths. Cao Đức Phương |
Chuyên viên chính phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Lê Kim Dung |
Chuyên viên chính phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Ths. Lê Văn Trụ |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
Bs. Nguyễn Hải Yến |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: |
CN. Hà Thị Thu Hằng |
Chuyên viên phòng Nghiệp vụ-Thanh tra và BVSK, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
CN. Đỗ Thị Huyền Trang |
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
I. Thông tin chung
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh COVID-19 được chia thành 5 mức độ: Không triệu chứng, nhẹ, vừa, nặng, nguy kịch. Người bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không có triệu chứng, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm. Để hạn chế diễn biến nặng, nguy kịch người bệnh cần được theo dõi thường xuyên, chặt chẽ tiến triển của bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại nhà theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, trong khu vực và một số nước láng giềng đang rất phức tạp, khó lường; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; tình trạng khan hiếm vắc xin phòng chống COVID-19 trên toàn cầu, việc tiêm vắc xin phòng bệnh chưa đạt tỷ lệ bao phủ, tạo miễn dịch cộng đồng để có khả năng phòng chống ngăn chặn hiệu quả dịch COVID-19. Dịch được dự báo sẽ vẫn còn kéo dài, khó dự đoán. Việc nắm bắt, dự báo nguy cơ dịch bệnh tại địa phương để có phương án ứng phó là rất cần thiết. Tại các địa phương theo các cấp độ hành chính từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc, có tính tới các yếu tố khu vực liên xã, liên huyện, liên tỉnh cần nắm bắt chính xác tình hình, đánh giá và dự báo nguy cơ theo 4 mức “Nguy cơ rất cao”, “Nguy cơ cao”, “Nguy cơ”, “Bình thường mới” cho từng địa bàn. Trên cơ sở dự báo tình hình dịch của địa phương để có phương án thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cho phù hợp như: ở trạng thái “Bình thường mới”, “Nguy cơ” có thể áp dụng phương châm phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Khi dự báo chuyển sang trạng thái “Nguy cơ cao” và “Nguy cơ rất cao” cần nhanh chóng thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng.
Để công tác phòng, chống dịch COVID-19 đáp ứng kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch COVID-19, đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng gia tăng nhanh số lượng, tốc độ, phạm vi lan truyền và mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành tài liệu “Hướng dẫn thiết lập các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng”.
II. Mục đích
1. Hướng dẫn các Bộ, ngành; Sở Y tế các tỉnh, thành phố thiết lập, củng cố các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế và dự báo tình hình dịch tại địa phương.
2. Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng tại chỗ, phù hợp, hiệu quả theo cấp độ dịch tại địa phương, để cách ly, quản lý, điều trị COVID-19, hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp diễn biến nặng và tử vong, góp phần giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn của gia đình, cộng đồng và xã hội.
III. Nguyên tắc
1. Căn cứ dự báo mức độ nguy cơ, diễn biến dịch bệnh tại mỗi địa phương để xây dựng các phương án thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tương ứng với các trạng thái dịch bệnh tại địa phương ở mức “bình thường mới”, “nguy cơ”, “nguy cơ cao”, “nguy cơ rất cao”; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế; dự trữ, bố trí nguồn lực và tổ chức lực lượng để phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn;
2. Huy động toàn bộ hệ thống cơ sở y tế của ngành y tế, y tế bộ, ngành, các cơ sở khám, chữa bệnh của các trường đại học, cơ sở y tế tư nhân và các nguồn lực xã hội để kịp thời thiết lập đầy đủ cơ sở thu dung, điều trị COVID - 19 và sẵn sàng triển khai công tác điều trị theo từng phương án tương ứng hoặc cao hơn một mức so với các cấp độ dịch tại địa phương;
3. Thiết lập, củng cố các bệnh viện điều trị COVID-19 cho nhóm người bệnh mức độ vừa, nặng, nguy kịch cần cân nhắc tính bền vững và hiệu quả sử dụng trong dịch COVID-19 và khả năng có thể sử dụng sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát;
4. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thành lập trên cơ sở giao trách nhiệm cho một bệnh viện hiện có trên địa bàn để phụ trách về chuyên môn;
5. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hoạt động dưới sự điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương, giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức triển khai hoạt động, trong đó cơ quan y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn.
IV. Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng
1. Mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19
Hình 1. Mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19
2. Chức năng nhiệm vụ của từng tầng trong mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19
2.1. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 1 của mô hình tháp 3 tầng:
- Phân loại người bệnh theo mức độ lâm sàng để bảo đảm thu dung đúng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thu dung, cách ly, quản lý, khám chữa bệnh cho người nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm khẳng định và người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ.
- Phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển sang mức độ vừa và nặng.
- Duy trì điều trị bệnh kèm theo, bệnh nền theo đơn ngoại trú của người nhiễm và người bệnh.
- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.
- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2.2. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 của mô hình tháp 3 tầng:
- Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ vừa và nặng.
- Xử trí can thiệp điều trị hồi sức tích cực theo diễn biến của bệnh.
- Theo dõi sát diễn biến và thực hiện chế độ chăm sóc hộ lý cho người bệnh.
- Chuyển viện lên cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 3 khi có diễn biến nặng vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.
- Chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 1 khi bệnh ổn định.
- Bảo đảm thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng cho người bệnh.
- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.
- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2.3. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 3 của mô hình tháp 3 tầng:
- Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ nặng và nguy kịch.
- Chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 hoặc tầng 1 khi bệnh ổn định.
- Bảo đảm thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng cho người bệnh.
- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.
- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3. Các loại hình cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
3.1. Chuyển đổi công năng từ bệnh viện sẵn có
a) Cơ sở KB, CB được chuyển đổi một phần thành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
b) Cơ sở KB, CB được chuyển đổi toàn bộ thành cơ sở chuyên thu dung, điều trị COVID-19
Các cơ sở trên có thể có các tên gọi khác nhau: Bệnh viện hoặc Trung tâm hoặc bộ phận, khu hoặc cơ sở tùy theo phạm vi quy mô để lấy tên gọi cho phù hợp.
3.2. Xây mới hoặc thiết lập từ một cơ sở sẵn có không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có thể lấy tên cơ sở theo các tên gọi dưới đây)
a) Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19
b) Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19
c) Khu điều trị COVID-19
d) Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
4. Tổ chức thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
4.1. Khi diễn biến dịch tại địa phương (cấp tỉnh) ở trạng thái “Bình thường mới”, “Nguy cơ”, các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thiết lập tại chỗ theo phương châm điều trị 4 tại chỗ.
PHƯƠNG CHÂM 4 TẠI CHỖ |
||||
TẦNG 1 Ca bệnh COVID-19 nhẹ |
|
TẦNG 2 Ca bệnh COVID-19 vừa |
|
TẦNG 3 Ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch |
BV huyện * (ít nhất 50 GB)/BV |
BV huyện* (ít nhất 50 GB) hoặc BVĐK tỉnh có khoa truyền nhiễm, BV truyền nhiễm, BV Phổi |
BV truyền nhiễm, BVĐK tỉnh có khoa truyền nhiễm (ICU đủ năng lực kỹ thuật) |
Hình 2. Mô hình cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo phương châm điều trị 4 tại chỗ.
(*) Bệnh viện phải có hệ thống ô xy trung tâm, khí nén, bình chứa oxy lỏng
4.2. Mô hình cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thiết lập khi diễn biến dịch tại địa phương (cấp tỉnh) bắt đầu chuyển từ trạng thái “Nguy cơ” sang trạng thái “Nguy cơ cao”, khi đó phương châm điều trị 4 tại chỗ không đáp ứng được và cần thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng (hình 1). Cụ thể như:
a) Tầng 1:
- Theo phương châm điều trị 4 tại chỗ tại mỗi bệnh viện tuyến huyện, cần bố trí tối thiểu 50 giường bệnh để thu dung, điều trị ca bệnh nhẹ, không triệu chứng. Khi vượt quá năng lực của các cơ sở này hoặc khi xuất hiện rải rác ở nhiều huyện trong tỉnh cần thiết lập cơ sở thu dung, điều trị với quy mô ít nhất là 100 giường bệnh từ các Bệnh viện sẵn có (lựa chọn bệnh viện chuyên khoa: y học cổ truyền, phục hồi chức năng, da liễu...) của tỉnh hoặc bệnh viện quận, huyện. Khi vượt quá khả năng thu dung của các cơ sở trên sẽ thành lập các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 từ những địa điểm đã có sẵn cơ sở hạ tầng như Ký túc xá, Sân vận động, Nhà thi đấu,... để tiếp nhận quản lý, điều trị ca bệnh không có triệu chứng, nhẹ.
- Cơ cấu tổ chức, nhân lực (Phụ lục 1)
- Tầng 1 có thể bao gồm các cơ sở được giao quản lý người nhiễm COVID-19 theo Quyết định số 4038/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế khi số ca mắc COVID-19 vượt quá khả năng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 của địa phương.
b) Tầng 2:
- Theo phương châm điều trị 4 tại chỗ tại mỗi bệnh viện từ tuyến huyện trở lên cần chuẩn bị phòng hồi sức tích cực tối thiểu 50 giường bệnh để điều trị ca bệnh mức độ vừa và nặng (trong đó có bệnh nhân có chỉ định thở o xy). Khi vượt quá năng lực của mỗi huyện tại điểm (a) hoặc khi xuất rải rác ở nhiều huyện trong tỉnh cần thiết lập các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 cho ca bệnh nặng, nguy kịch từ các bệnh viện có sẵn hoặc từ cơ sở sẵn có không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó.
- Cơ cấu tổ chức, nhân lực (Phụ lục 2)
c) Tầng 3:
- Thiết lập cơ sở điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch ngay khi xuất hiện dịch trong cộng đồng và có ca bệnh được quản lý, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong tỉnh. Các cơ sở được giao nhiệm vụ tiếp nhận điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch do địa phương chỉ định trên cơ sở năng lực của bệnh viện như: Bệnh viện truyền nhiễm tỉnh, thành phố; BVĐK tỉnh có khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Phổi tỉnh, thành phố hoặc các Bệnh viện tư nhân, Bệnh viện trường Đại học, bệnh viện ngành trên địa bàn, bệnh viện huyện... có khoa Hồi sức tích cực có đủ năng lực cấp, cứu, điều trị bệnh nhân nặng. Khi số lượng ca bệnh nặng tăng cao vượt khả năng tiếp nhận các bệnh viện trên, mỗi địa phương cần thiết lập 1-2 BV từ những BV hiện có của tỉnh để bố trí tối thiểu 200 giường hồi sức tích cực để điều trị người bệnh COVID nặng của tỉnh theo các hình thức: Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19; Bệnh viện hồi sức tích cực COVID-19 của tỉnh; của vùng; của Trung ương hỗ trợ địa phương (Danh sách ban hành kèm theo Quyết định 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng").
- Cơ cấu tổ chức, nhân lực (Phụ lục 3)
d) Tùy từng địa phương, tình hình dịch bệnh và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực có thể thiết lập các cơ sở theo 3 tầng riêng biệt hoặc 1 cơ sở có đủ 3 tầng để điều trị người bệnh COVID-19.
đ) Căn cứ để ước tính số giường bệnh tương ứng với các tầng của mô hình tháp 3 tầng điều trị COVID-19:
- Phân loại mức độ lâm sàng người bệnh COVID-19 (dựa trên phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam): Người bệnh không triệu chứng, nhẹ: 83,6%; người bệnh mức độ vừa: 11,2%; người bệnh nặng, nguy kịch: 5,2%, riêng ECMO ước tính khoảng 0,05%. (tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng thời điểm hoặc tại mỗi địa phương)
- Ước tính số lượng người bệnh COVID-19 theo mức độ lâm sàng trong các tình huống: có 500, 1.000, 3.000, 10.000, 30.000... ca mắc, để làm cơ sở thiết lập hệ thống cơ sở điều trị COVID-19 (số giường bệnh) cho người không triệu chứng, nhẹ; vừa và nặng, nguy kịch.
e) Các điều kiện về trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc theo quy định chung của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19; Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế V/v ban hành danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người nhiễm COVID-19.
f) Điều kiện về nhân lực: Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cần bảo đảm đủ các loại chức danh nghề nghiệp tối thiểu: Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ,... số lượng và năng lực chuyên môn theo điều kiện thực tế của địa phương để huy động và người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẽ bố trí công việc phù hợp.
5.2. Thẩm quyền cho phép thành lập
- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” theo từng cấp độ đối với từng loại hình, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc các Bộ, ngành khác (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công An).
- Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành quyết định thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” theo từng cấp độ đối với từng loại hình, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Quốc phòng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Bộ trưởng Bộ Công An ban hành quyết định thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” theo từng cấp độ đối với từng loại hình, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Công An đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Công An.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” theo từng cấp độ đối với từng loại hình, trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh hoặc Sở Y tế. (Mẫu Quyết định thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” tại Phụ lục 01).
- Cơ quan ban hành quyết định cho phép thành lập “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” đồng thời giao cho một Bệnh viện để phụ trách quản lý, điều hành “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19”, đây là cơ sở 2 của Bệnh viện được giao phụ trách.
5.3. Giấy phép hoạt động, hạng bệnh viện, mã cơ sở điều trị, danh mục kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế
- Quyết định thành lập Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tại mục 5.2 phần IV hướng dẫn này đồng thời là Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo hình thức tổ chức là Bệnh viện.
- “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” được xếp hạng tương đương với hạng của Bệnh viện được giao phụ trách.
- Cấp mã cơ sở: mã của “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” do Cơ quan quản lý về y tế cấp.
- “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” sử dụng danh mục kỹ thuật, thuốc, vật tư y tế đã được phê duyệt của Bệnh viện được giao phụ trách và được bổ sung tạm thời các kỹ thuật phù hợp với năng lực hồi sức tích cực của bệnh viện.
5.4. Ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Bệnh viện được giao phụ trách “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19” chịu trách nhiệm vụ ký phụ lục hợp đồng và kết thúc hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mới với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định số 146/2018/NĐ-QĐ ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
5.5. Cơ chế tài chính
Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh.
5.6. Giải thể Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19
Kết thúc nhiệm vụ, Giám đốc Cơ sở thu dung thực hiện các nội dung sau:
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quyết định giải thể Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Thực hiện các thủ tục hoàn tất nhiệm vụ theo quy định của các cấp có thẩm quyền để trả lại hiện trạng ban đầu cho cơ sở; Hoàn thành các sổ sách chứng từ thanh quyết toán, báo cáo chuyên môn, bàn giao lại toàn bộ tài sản đã huy động (nếu có), bàn giao mặt bằng, nhận xét đánh giá cán bộ trước khi trả về đơn vị công tác; báo cáo và đề xuất với Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các Bộ, ngành các nội dung liên quan đến tài chính, bàn giao thiết bị y tế, lưu hồ sơ bệnh án và các vấn đề khác của Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sau khi giải thể.
- Thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường.
- Tiến hành khử trùng lần cuối khu vực cách ly bằng phun dung dịch khử trùng có chứa clo 0,1% Clo hoạt tính.
- Thực hiện rút kinh nghiệm, tổng kết hoàn tất nhiệm vụ thu dung điều trị.
- Tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan về kết quả thực hiện theo quy định.
V. Tổ chức thực hiện
a) Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm
- Căn cứ vào tình hình bệnh dịch tại địa phương kịp thời chỉ đạo và cho phép thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Chỉ đạo Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh (nếu có), các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trên địa bàn, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Bảo đảm các nguồn lực để thực hiện việc cách ly, điều trị bệnh nhân; tạo điều kiện, hỗ trợ để người bệnh yên tâm; tuân thủ yêu cầu cách ly trong suốt thời gian theo dõi chăm sóc y tế.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và theo dõi chăm sóc y tế.
- Bảo đảm thực hiện các chế độ đối với cán bộ y tế, người lao động tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được hưởng chế độ như nhân viên của các cơ sở điều trị COVID-19 khác trên địa bàn tỉnh.
b) Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh có trách nhiệm
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan bảo đảm cho nhân viên Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được hưởng chế độ thù lao và đãi ngộ như nhân viên của các cơ sở điều trị COVID-19 khác trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở được dùng làm Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo quy định.
- Chỉ đạo, tổ chức, huy động các nguồn lực để vận hành Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thống nhất về giá và bố trí kinh phí chi trả cho dịch vụ đối với các trường hợp cơ sở được dùng làm Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc sở hữu tư nhân theo quy định hiện hành.
- Thống nhất với cơ sở được dùng làm Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 về việc chuyển đổi mục đích sử dụng tạm thời trong thời gian cách ly phòng chống dịch COVID-19.
- Phân công cơ quan chuyên môn thực hiện việc kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 hoặc cơ sở cung cấp suất ăn cho Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
c) Ban Quản lý có trách nhiệm
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao phụ trách cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẽ cử người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (Giám đốc cơ sở) theo quyết định phân công của cơ quan chủ quản (Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Y tế đối với đơn vị trực thuộc Sở Y tế).
- Giám đốc cơ sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của Cơ sở.
- Tổ chức xây dựng quy trình chuyên môn, các nội quy, quy chế để bảo đảm các hoạt động của Cơ sở hiệu quả, thông suốt và bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế; Bố trí, sắp xếp các khu chức năng và chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho khu vực trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Cơ sở thu dung cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện chế độ giao ban hàng ngày giữa ban quản lý và các khu vực để nắm bắt, trao đổi chuyên môn và chỉ đạo điều hành chung toàn Cơ sở thu dung bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp qua công nghệ thông tin.
- Báo cáo tình hình hoạt động hàng ngày của Cơ sở thu dung, điều trị kịp thời báo cáo với cấp trên trực tiếp để được hỗ trợ khi có các khó khăn vướng mắc cho hoạt động của Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Chỉ đạo việc sàng lọc, cách ly, phòng và kiểm soát lây nhiễm tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo Hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2021 của Bộ Y tế “về việc hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”). Nghiêm túc thực hiện các biện pháp 5K đối với tất cả nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Cung cấp đầy đủ và sử dụng đúng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho nhân viên y tế. Có kế hoạch tổ chức cách ly cho nhân viên y tế sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại trong khuôn viên Cơ sở thu dung hoặc tại khách sạn, nhà khách.
- Triển khai đánh giá và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 đối với nhân viên y tế theo hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Tổ chức các ca làm việc hợp lý, hoạt động độc lập, giảm thiểu tối đa nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với nhau trong ca làm việc và giữa các ca với nhau. Hạn chế tối đa việc di chuyển của nhân viên y tế giữa các khu vực. Áp dụng hình thức họp, giao ban trực tuyến thay cho trực tiếp.
- Không bố trí phụ nữ mang thai, mắc bệnh mạn tính (hen phế quản, tim phổi mạn, suy thận, suy gan, suy tim, ung thư, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...) làm việc tại Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
- Khi giải thể, toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động chuyên môn, quản lý của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 bàn giao cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao phụ trách quản lý, lưu trữ./.
PHỤ LỤC 1
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 1 của mô hình tháp 3 tầng cần bố trí thành các khu sau:
(1) Khu phân loại người bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, buồng khám phân loại
(2) Khu điều trị nội trú
+ Khu điều trị người bệnh: phân khu theo yếu tố dịch tễ, ngày vào, ngày xét nghiệm
+ Khu điều trị cho người bệnh đã có kết quả SARS-CoV-2 âm tính
+ Khu chờ chuyển viện cho bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng
(3) Khu cận lâm sàng (nếu có): siêu âm xách tay, Xquang di động
(4) Khu cấp phát dược: thuốc thông thường
(5) Các khu vực chuyên môn khác tại cơ sở có thể được bổ sung tùy theo tình hình thực tế tại Cơ sở.
(6) Các bộ phận chức năng kế hoạch tổng hợp, kiểm soát nhiễm khuẩn, hành chính nhân sự và các phòng chức năng khác (nếu cần).
- Nhân lực
+ Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc và các Phó giám đốc
+ Số lượng nhân lực: Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương và khả năng huy động nhân lực tham gia phòng chống dịch tại bệnh viện để bố trí cho phù hợp, bảo đảm phục vụ 24/24 giờ, bao gồm các nhóm ngành nghề tối thiểu như sau: Bác sĩ; Dược sĩ; Điều dưỡng; Kỹ thuật viên; Nhân viên chuyên trách kiểm soát nhiễm khuẩn; Nhân viên xử lý dụng cụ, đồ vải, chất thải; Nhân viên vệ sinh. Nhân lực phục vụ khác: Thực hiện Theo quy định tại Quyết định 878/QĐ-BYT ngày 12/3/2020 về việc ban hành hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19.
PHỤ LỤC 2
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 2
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 của mô hình tháp 3 tầng cần bố trí thành các khu sau:
1. Giám đốc Bệnh viện: 01 Giám đốc
2. Phó Giám đốc Bệnh viện
a) Phó giám đốc bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm hoặc điều động từ cơ sở khác;
b) Phó giám đốc bệnh viện thực hiện các chức trách, nhiệm vụ do Giám đốc bệnh viện phân công.
3. Quy mô của Bệnh viện điều trị COVID-19
Số giường bệnh của Bệnh viện được xác định trên cơ sở:
- Tình hình dịch bệnh tại địa phương.
- Quy mô hiện có của bệnh viện được lựa chọn, nhưng phải bảo đảm tối thiểu từ 100 giường bệnh điều trị nội trú trở lên.
4. Cơ cấu khoa, phòng
a) Các phòng chức năng chính gồm: Theo cơ cấu phòng chức năng của Bệnh viện được giao nhiệm vụ
b) Các bộ phận chuyên môn điều trị COVID-19 bao gồm:
1. Bộ phận Khám sàng lọc người bệnh COVID-19
2. Bộ phận Điều trị cho người bệnh COVID-19 có bệnh nền
3. Bộ phận Hồi sức tích cực
4. Bộ phận Điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa
5. Bộ phận Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm
6. Bộ phận Dược - vật tư y tế
7. Bộ phận Dinh dưỡng - khu vực Nhà ăn
8. Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn
* Căn cứ vào điều kiện thực tế của Bệnh viện có thể bố trí các khoa hoặc khu vực sau:
1. Thận nhân tạo
2. Phẫu thuật - GMHS
3. Sản phụ khoa
4. Nhi
5. Lưu giữ, bảo quản tử thi
6. Khu nghỉ ngơi cho người phục vụ
5. Nhân lực
a) Căn cứ theo yêu cầu của từng khoa, phòng, phạm vi hoạt động chuyên môn của để bố trí nhân lực phù hợp trên cơ sở huy động nhân lực của địa phương, Trung ương.
b) Về nhân lực chung được xây dựng theo nguyên tắc:
- Phương án nhân lực gồm trưởng nhóm, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, tình nguyện viên, hỗ trợ hậu cần, chống nhiễm khuẩn, dược, dinh dưỡng, an ninh và trật tự theo từng ê kíp cho mỗi phiên làm việc 8h.
- Xây dựng theo đơn vị người bệnh (ví dụ: Số lượng nhân lực theo dõi, điều trị cho 20-40 người bệnh COVID-19); và theo tình hình dịch, trong đó chú ý phân công cụ thể chi tiết vị trí công việc, đảm bảo giãn cách giữa các thành viên.
- Có tính đến thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế.
c) Số lượng và cơ cấu nhân lực y tế trực tiếp điều trị COVID-19 được xác định trên cơ sở tỷ trọng người bệnh giữa các khu vực trong bệnh viện: điều trị cho người bệnh có bệnh nền; hồi sức cấp cứu (bệnh nhân nặng, nguy kịch); chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ vừa.
d) Ước tính nhân lực y tế cho một số Khoa như sau:
- Khoa tiếp đón và sàng lọc bệnh nhân: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp 1 Bác sĩ và 2 Điều dưỡng.
- Khoa điều trị cho người bệnh có bệnh nền: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác sĩ; 2 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01-40 bệnh nhân.
- Khoa hồi sức tích cực: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 7 người: 2 Bác sĩ (ít nhất 1 Bác sĩ được đào tạo, tập huấn về hồi sức cấp cứu); 5 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 05-15 bệnh nhân.
- Khoa chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ vừa: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 3 người: 1 Bác sĩ; 2 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 01-50 bệnh nhân.
(Trong tình huống dịch bùng phát nếu khó khăn về nhân lực chưa được đáp ứng được theo định mức trên Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí nhân lực theo thực tế hiện có).
PHỤ LỤC 3
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ COVID-19 THUỘC TẦNG 3
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 3 của mô hình tháp 3 tầng cần bố trí thành các khu sau:
1. Giám đốc Bệnh viện: 01 Giám đốc
2. Phó Giám đốc Bệnh viện
a) Phó giám đốc bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm hoặc điều động từ cơ sở khác;
b) Phó giám đốc bệnh viện thực hiện các chức trách, nhiệm vụ do Giám đốc bệnh viện phân công.
3. Quy mô của Bệnh viện điều trị COVID-19
Số giường bệnh của Bệnh viện được xác định trên cơ sở:
- Tình hình dịch bệnh tại địa phương.
- Quy mô hiện có của bệnh viện được lựa chọn, nhưng phải bảo đảm tối thiểu từ 100 giường bệnh điều trị nội trú trở lên.
4. Cơ cấu khoa, phòng
a) Các phòng chức năng chính gồm: Theo cơ cấu phòng chức năng của Bệnh viện được giao nhiệm vụ
b) Các bộ phận chuyên môn điều trị COVID-19 bao gồm:
1. Bộ phận Khám sàng lọc người bệnh COVID-19
2. Bộ phận Hồi sức tích cực
3. Bộ phận Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm
4. Bộ phận Dược - Vật tư y tế
5. Bộ phận Dinh dưỡng - Khu vực Nhà ăn
6. Bộ phận Kiểm soát nhiễm khuẩn
5. Nhân lực
a) Căn cứ theo yêu cầu của từng khoa, phòng, phạm vi hoạt động chuyên môn của để bố trí nhân lực phù hợp trên cơ sở huy động nhân lực của địa phương, Trung ương.
b) Về nhân lực chung được xây dựng theo nguyên tắc:
- Phương án nhân lực gồm trưởng nhóm, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, tình nguyện viên, hỗ trợ hậu cần, chống nhiễm khuẩn, dược, dinh dưỡng, an ninh và trật tự theo từng ê kíp cho mỗi phiên làm việc 8h.
- Xây dựng theo đơn vị người bệnh (ví dụ: Số lượng nhân lực theo dõi, điều trị cho 20-40 người bệnh COVID-19); và theo tình hình dịch, trong đó chú ý phân công cụ thể chi tiết vị trí công việc, đảm bảo giãn cách giữa các thành viên.
- Có tính đến thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên y tế.
c) Số lượng và cơ cấu nhân lực y tế trực tiếp điều trị COVID-19 được xác định trên cơ sở tỷ trọng người bệnh giữa các khu vực trong bệnh viện: điều trị cho người bệnh có bệnh nền; hồi sức cấp cứu (bệnh nhân nặng, nguy kịch); chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ vừa.
d) Ước tính nhân lực y tế cho một số bộ phận như sau:
- Bộ phận tiếp đón và sàng lọc bệnh nhân: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp 1 Bác sĩ và 2 Điều dưỡng.
- Bộ phận hồi sức tích cực: Cần tối thiểu 4 kíp, mỗi kíp gồm 7 người: 2 Bác sĩ (trong đó ít nhất 1 Bác sĩ được đào tạo về hồi sức cấp cứu); 5 Điều dưỡng phục vụ cho số lượng từ 05-15 bệnh nhân.
(Trong tình huống dịch bùng phát nếu khó khăn về nhân lực chưa được đáp ứng được theo định mức trên Sở Y tế chịu trách nhiệm bố trí nhân lực theo thực tế hiện có).