Chương 2 Quyết định 19/2007/QĐ-BGTVT: Chức danh, nhiệm vụ, giấy phép và chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không
Số hiệu: | 19/2007/QĐ-BGTVT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 04/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 13/05/2007 |
Ngày công báo: | 28/04/2007 | Số công báo: | Từ số 284 đến số 285 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
04/02/2012 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chức danh nhân viên hàng không bao gồm:
a) Thành viên tổ lái;
b) Giáo viên huấn luyện bay;
c) Tiếp viên hàng không;
d) Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
đ) Nhân viên không lưu;
e) Nhân viên thông báo tin tức hàng không;
g) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;
h) Nhân viên khí tượng hàng không;
i) Nhân viên điều độ, khai thác bay;
k) Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay;
l) Nhân viên an ninh hàng không;
m) Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
2. Nhân viên hàng không phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cấp;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo quy định;
c) Đủ thời gian thực tập và huấn luyện theo quy định;
d) Có đủ sức khoẻ, độ tuổi theo quy định.
1.Thành viên tổ lái thực hiện nhiệm vụ điều khiển tàu bay, đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay thực hiện nhiệm vụ huấn luyện thực hành bay
cho thành viên tổ lái.
3. Tiếp viên hàng không thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho hành khách trong chuyến bay, phục vụ trên tàu bay theo sự phân công của người khai thác tàu bay hoặc người chỉ huy tàu bay nhưng không được thực hiện nhiệm vụ của thành viên tổ lái.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Nhân viên không lưu thực hiện các nhiệm vụ sau đây đối với chuyến bay:
a) Điều hành bay bao gồm: kiểm soát mặt đất, kiểm soát tại sân bay, kiểm soát tiếp cận, kiểm soát đường dài;
b) Thông báo bay;
c) Tư vấn không lưu;
d) Báo động.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý cung cấp, trao đổi dịch vụ thông báo tin tức hàng không cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác thiết bị truyền tin mạng viễn thông cố định hàng không (AFTN), khai thác thiết bị thông tin sóng cao tần không - địa (HF A/G), khai thác thiết bị thông tin sóng cực ngắn (VHF), kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không, thực hiện việc bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không thực hiện nhiệm vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị khí tượng; thu thập, phân tích, xử lý số liệu khí tượng, lập bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết; cung cấp thông tin khí tượng cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bay.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bay của người khai thác tàu bay và thực hiện công việc trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện chuyến bay.
10. Nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay thực hiện nhiệm vụ điều khiển, vận hành các phương tiện, trang bị, thiết bị phục vụ các chuyến bay đi, đến trong khu bay tại các cảng hàng không, sân bay.
11. Nhân viên an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an ninh hàng không tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay; duy trì trật tự tại khu vực công cộng tại cảng hàng không, sân bay; tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay.
12. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và làm thủ tục vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá tại cảng hàng không, sân bay; cân bằng trọng tải tàu bay, kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi đưa lên tàu bay; vệ sinh tàu bay; xếp dỡ hành lý, hàng hoá lên, xuống tàu bay.
1. Những nhân viên hàng không sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép:
a) Nhân viên hàng không quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, k và l khoản 1 Điều 2 của Quyết định này;
b) Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Quyết định này làm việc ở các vị trí: khai thác thiết bị truyền tin AFTN, khai thác thiết bị thông tin HF A/G, khai thác thiết bị thông tin VHF, kiểm tra hiệu chuẩn thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không và bảo dưỡng các thiết bị thông tin, dẫn dường, giám sát hàng không.
2. Tiêu chuẩn cấp giấy phép nhân viên hàng không bao gồm:
a) Đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quyết định này;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép.
1. Các nhân viên hàng không không phải là đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quyết định này khi thực hiện nhiệm vụ phải có chứng chỉ chuyên môn do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cấp.
2 Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không bao gồm:
a) Được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn tại cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không hoặc công nhận;
b) Tham dự và đạt kết quả của kỳ thi tốt nghiệp do cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không tổ chức.
3. Thủ tục cấp chứng chỉ chuyên môn nhân viên hàng không thực hiện theo quy định của Pháp luật về giáo dục và đào tạo.
1. Người đề nghị cấp giấy phép phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;
c) Văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp;
d) Chứng chỉ chuyên môn phù hợp;
đ) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
2. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng kiểm tra cấp giấy phép phù hợp với chức danh nhân viên hàng không khi có nhu cầu kiểm tra (sau đây gọi là Hội đồng kiểm tra).
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người đề nghị cấp giấy phép, Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả với Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
4. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định việc cấp giấy phép cho nhân viên hàng không trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả của Hội đồng kiểm tra.
1. Hội đồng kiểm tra thực hiện việc kiểm tra để cấp mới, cấp lại giấy phép và cấp năng định cho nhân viên hàng không.
2. Thành phần Hội đồng kiểm tra bao gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng.
3. Hội đồng kiểm tra có các nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng quy chế làm việc của Hội đồng;
b) Xây dựng nội dung kiểm tra, đề kiểm tra và đáp án trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt;
c) Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quyết định này.
4. Hội đồng kiểm tra làm việc theo nguyên tắc đa số; cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 thành viên có mặt; kết luận của Hội đồng có giá trị khi có ít nhất 70% số thành viên có mặt đồng ý.
1. Thời hạn hiệu lực của giấy phép tối đa 5 năm và có thể được cấp lại.
2. Giấy phép chỉ có giá trị sử dụng trong trường hợp năng định và chứng nhận đủ điều kiện về sức khoẻ còn hiệu lực.
1. Năng định là chứng nhận về năng lực chuyên môn của nhân viên hàng không đáp ứng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo chức danh ghi trong giấy phép nhân viên hàng không.
2. Thời hạn hiệu lực của năng định được quy định như sau:
a) 36 tháng đối với giáo viên huấn luyện bay;
b) 24 tháng đối với tiếp viên hàng không; nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; nhân viên điều độ, khai thác bay; huấn luyện viên không lưu;
c) 12 tháng đối với các nhân viên hàng không khác.
3. Người đề nghị cấp năng định phải gửi hồ sơ cho Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp năng định bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp năng định;
b) Giấy phép nhân viên hàng không còn hiệu lực;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
4. Cục Hàng không Việt Nam cấp năng định cho nhân viên hàng không theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quyết định này.
1. Giấy phép bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Cơ quan cấp giấy phép;
c) Tên giấy phép;
d) Số giấy phép;
đ) Ngày cấp, thời hạn của giấy phép;
e) Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, quốc tịch của người được cấp giấy phép;
g) Quyền và nghĩa vụ của người được cấp giấy phép;
h) Điều kiện thực hiện của giấy phép;
i) Năng định và chứng nhận khác có liên quan;
k) Chữ ký của người cấp giấy phép và dấu của cơ quan cấp giấy phép;
l) Các yêu cầu khác.
2. Mẫu giấy phép theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp giấy phép được cấp đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hư hỏng.
2. Người đề nghị cấp lại giấy phép phải gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép về Cục Hàng không Việt Nam 30 ngày trước ngày giấy phép hết thời hạn hiệu lực bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương;
c) Kết quả huấn luyện phù hợp;
d) Giấy chứng nhận sức khoẻ phù hợp.
3. Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép mới cho người đề nghị theo thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 6 của Quyết định này, đồng thời thu hồi giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực.
4. Trong trường hợp giấy phép đã cấp bị mất, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị kèm theo xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chính quyền địa phương.
1. Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện hoặc không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép.
2. Giấy phép bị tẩy xoá, sửa chữa.
3. Người được cấp giấy phép sử dụng giấy phép không đúng mục đích.