Chương I: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2011/BCT Quy định chung
Số hiệu: | QCVN01:2011/BCT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | Năm 2011 | Ngày hiệu lực: | *** |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
ICS: | *** |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quy chuẩn này quy định các biện pháp bảo đảm an toàn trong khai thác than hầm lò.
Quy chuẩn này áp dụng bắt buộc đối với những tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khai thác than hầm lò trên lãnh thổ Việt Nam.
Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:
1. Khoáng sàng than: Là sự tích tụ tự nhiên của khoáng vật than ở thể rắn với khối lượng lớn trong lòng đất dưới dạng vỉa hoặc ổ và có sự khác biệt về tính chất và không gian so với đất đá xung quanh;
2. Mỏ hầm lò: Là khu vực của khoáng sàng than được khai thác than bằng phương pháp hầm lò.
Mỏ hầm lò bao gồm các bộ phận khai thác, đào chống lò, thông gió, cơ điện, vận tải và các bộ phận phục vụ khai thác khác;
3. Giám đốc điều hành mỏ: Là người do tổ chức, cá nhân được phép khai thác than cử, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác, chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Công tác mỏ: Là công tác liên quan đến hoạt động khai thác hầm lò. Công tác mỏ được chia thành các công tác chính sau:
a) Công tác mở vỉa than: Là công việc đào các đường lò từ mặt đất tới khoáng sàng than. Các đường lò được đào phục vụ cho mục đích mở vỉa than gọi là các đường lò mở vỉa;
b) Công tác đào lò chuẩn bị: Là công việc đào các đường lò từ các đường lò mở vỉa để phân chia khoáng sàng than thành các khu khai thác, lò chợ và gương khai thác. Các đường lò này được gọi là các đường lò chuẩn bị;
c) Công tác khai thác: Là những công việc liên quan trực tiếp đến khai thác, bao gồm khấu, vận chuyển, chống giữ khoảng không gian đã khai thác.
5. Giếng mỏ: Là đường lò đào theo phương thẳng đứng hoặc theo chiều nghiêng từ mặt đất tới khoáng sàng than phục vụ cho công tác mở vỉa; Một mỏ hầm lò thường có giếng chính, giếng phụ.
a) Giếng chính: Là giếng phục vụ cho công tác thoát nước, thông gió, vận tải than khai thác từ hầm lò lên mặt đất.
b) Giếng phụ: Là giếng phục vụ cho công tác thông gió, thoát nước, cung cấp năng lượng, vận chuyển người, vật liệu, thiết bị ra vào hầm lò.
6. Sân ga giếng: Là hệ thống các đường lò bằng tiếp giáp xung quanh giếng, phục vụ cho công tác nâng hạ người, vật tư, vật liệu, thiết bị, than qua giếng.
7. Ruộng mỏ: Là toàn bộ hoặc một phần khoáng sàng than dành cho một mỏ hầm lò;
8. Điều khiển đá vách: Là tổ hợp các công việc thực hiện nhằm cân bằng áp lực mỏ xuất hiện trong những khoảng rỗng do khai thác tạo ra, để đảm bảo khai thác an toàn và chống sụt lún bề mặt địa hình. Căn cứ vào tính chất cơ lý đất đá bao quanh vỉa hoặc ổ than và điều kiện sản xuất, có các phương pháp điều khiển đá vách:
a) Phương pháp phá sập toàn bộ đá vách (hay còn gọi là phương pháp điều khiển đá vách bằng phá hoả toàn phần): Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng cách phá sập đá vách;
b) Phương pháp điều khiển hạ từ từ đá vách: Khoảng rỗng trong lòng đất sau một thời gian khai thác nhất định được lấp đầy do đá vách có tính chất uốn võng hạ từ từ dưới tác động của áp lực mỏ;
c) Phương pháp điều khiển đá vách bằng chèn lò: Khoảng rỗng trong lòng đất ngay sau khi khai thác được lấp đầy bằng vật liệu đưa từ ngoài mặt đất vào trong hầm lò.
9. Áp lực mỏ: Là lực hình thành trong địa khối do khai thác tạo ra những khoảng rỗng, gây nên sự biến dạng đất đá xung quang những khoảng rỗng đó.
10. Độ kiên cố của đất đá: Là khả năng chịu nén, kéo, uốn tức thời trên một đơn vị diện tích của đất đá. Theo thang phân chia của Giáo sư Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga, đất đá được phân chia thành 10 cấp kiên cố, được xác định bằng công thức:
f = б/100, KG/cm2
Trong đó: f là độ kiên cố của đất đá; б là khả năng chịu nén, kéo, uốn tức thời trên một đơn vị diện tích của đất đá
11. Cú đấm mỏ: Là hiện tượng động lực học được hình thành có liên quan đến khoảng không gian khai thác, tạo ra bởi khối lượng lớn đất đá sập đổ đột ngột xuống khu vực đang hoạt động khai thác, gây thiệt hại cho người, thiết bị và công trình mỏ.
12. Công trình mỏ: Là toàn bộ hệ thống đường lò, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải, hệ thống thông gió và các công trình khác ngoài mặt bằng mỏ phục vụ cho công tác khai thác.
13. Hệ thống khai thác: Là tổng thể các đường lò chuẩn bị, gương khấu trong giới hạn ruộng mỏ, liên quan mật thiết với nhau về không gian và thời gian.
14. Gương lò: Là nơi tiến hành trực tiếp công tác chuẩn bị hay khai thác; tại vị trí khấu than gọi là gương lò chợ, còn tại vị trí đào lò chuẩn bị gọi là gương lò chuẩn bị.
15. Thùng trục: Là cơ cấu dùng để nâng hạ người hoặc vật liệu trong giếng đứng.
16. Thùng cũi: Là cơ cấu dùng để nâng hạ người, vật liệu hoặc goòng chất tải trong giếng đứng.
17. Skip: Là cơ cấu tự dỡ tải dùng để nâng hạ than, đá, vật liệu rời trong lò nghiêng hoặc lò đứng.
18. Phanh dù: Là cơ cấu tự động phanh hãm thùng trục, thùng cũi, giếng mỏ trong trường hợp cáp nâng thùng trục, thùng cũi trùng hoặc đứt.
19. Cáp điện phòng nổ: Là cáp điện có vỏ bọc không cháy khi cáp bị sự cố ngắn mạch, quá tải và có màn dẫn dòng điện rò bao quanh vỏ bọc cách điện của các lõi dẫn điện.
20. Thiết bị điện phòng nổ: Là thiết bị khi hoạt động không làm cháy nổ bầu không khí bên ngoài.
21. Các ký hiệu dưới đây được hiểu như sau:
ExI - Thiết bị điện mỏ thông thường.
ExdI - Thiết bị điện có cấu tạo vỏ không xuyên nổ.
ExeI - Thiết bị điện có cấu tạo tằng cường độ tin cậy phòng nổ .
ExdsI - Thiết bị điện có cấu tạo bảo vệ phòng nổ đặc biệt.
22. Cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền: Là cơ quan quản lý mỏ cấp trên trực tiếp.
1. Quy định về hồ sơ mỏ hầm lò
a) Mỗi mỏ hầm lò phải có hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý đầu tư và xây dựng, các tài liệu trắc địa, địa chất, kế hoạch phát triển mỏ được cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
b) Định kỳ theo quy định, mỏ hầm lò phải thực hiện chế độ cập nhật kịp thời các hồ sơ sau đây:
- Bản đồ địa chất thuỷ văn;
- Sơ đồ bố trí các đường lò trong mỏ;
- Sơ đồ cập nhật các gương lò chuẩn bị, gương lò khai thác;
- Sơ đồ hệ thống thông gió trong hầm lò;
- Sơ đồ hệ thống vận tải trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ;
- Sơ đồ bố trí thiết bị trạm kiểm soát khí tự động;
- Sơ đồ hệ thống thoát nước;
- Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ;
- Sơ đồ hệ thống cung cấp điện, thuỷ lực, khí nén ngoài mặt bằng mỏ và trong hầm lò;
- Kế hoạch Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn (ƯCSC-TKCN), phương án phòng chống cháy nổ;
- Số liệu quan trắc môi trường.
2. Việc mở vỉa chuẩn bị các khu vực khai thác, mức khai thác, sửa chữa lớn giếng đứng, giếng nghiêng, lò ngầm, lò thượng trung tâm và việc lắp đặt thiết bị cố định phải thực hiện theo thiết kế được cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc khấu than, đào chống lò, vận tải than và đất đá, điều khiển đá vách, thông gió, đào và sửa chữa lớn các đường lò phải thực hiện theo hộ chiếu. Việc lắp đặt thiết bị phải theo sơ đồ bố trí thiết bị. Các hộ chiếu và sơ đồ nói trên do Giám đốc điều hành mỏ duyệt, không trái với các quy định của Quy chuẩn này.
Hướng dẫn chi tiết việc lập hộ chiếu đào chống lò, khai thác thực hiện theo Phụ lục I của Quy chuẩn này.
4. Phải bố trí khám chờ đợi ở các sân ga giếng đứng, giếng nghiêng dùng để vận chuyển người lên - xuống. Các khám chờ đợi phải được thông gió, chiếu sáng và có ghế ngồi.
5. Cấm đưa các máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp; Các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào hầm lò sử dụng khi chưa được kiểm tra, kiểm định các điều kiện an toàn theo quy định.
6. Mỏ hầm lò chỉ được sử dụng các máy mỏ, thiết bị cơ giới, trang thiết bị điện, khí cụ, vật liệu chuyên dùng trong hầm lò. Việc lắp đặt, sửa chữa, vận hành phải tuân theo các Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
7. Phải thành lập Hội đồng nghiệm thu do Giám đốc điều hành mỏ hoặc người được uỷ quyền chủ trì trước khi đưa mỏ mới, mỏ cải tạo hoặc một mức khai thác mới vào sản xuất; Trong thành phần Hội đồng nghiệm thu phải có sự tham gia của cán bộ về kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp.
8. Cấm đưa vào sản xuất những mỏ mới, mỏ cải tạo, khu khai thác, mức khai thác, gương khấu, đường lò và các hạng mục công trình khác khi chưa được nghiệm thu theo quy định và không đảm bảo các điều kiện an toàn theo Quy chuẩn này.
9. Phải che chắn các bộ phận chuyển động của máy móc, thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người, trừ các bộ phận nếu che chắn sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bộ phận đó như các đầu khấu than, các hệ thống truyền động của các máy làm việc ở gương lò, băng tải, ru lô, xích, cáp kéo v.v. Các bộ phận này phải được trang bị các tín hiệu cảnh báo trước khi khởi động. Các tín hiệu này phải là tín hiệu âm thanh, có thể kết hợp với ánh sáng được phát liên tục ít nhất trong 5 giây, đảm bảo nghe được trong phạm vi vùng nguy hiểm.
Người lao động phải được kiểm tra và đảm bảo sức khoẻ theo đúng các quy định của Bộ Y tế trước khi được nhận vào làm việc tại mỏ hầm lò.
Người lao động làm việc trong hầm lò phải được đào tạo nghề mỏ theo chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền phê duyệt trước khi được nhận vào làm việc lần đầu hay chuyển từ nghề này sang nghề khác.
1. Việc thực hiện công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) cho người sử dụng lao động, người lao động, người làm công tác AT-VSLĐ; hướng dẫn cho các đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực tập; thống kê, theo dõi, báo cáo công tác AT-VSLĐ phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chỉ những người đã được huấn luyện, hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra về AT-VSLĐ đạt yêu cầu mới được phép làm việc tại mỏ hầm lò.
Sổ theo dõi huấn luyện AT-VSLĐ quy định tại mẫu sổ 14, Phụ lục VII của Quy chuẩn này.
2. Mỗi năm một lần, mỏ hầm lò phải tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức về kỹ thuật an toàn (KTAT) cho cán bộ kỹ thuật các phòng, ban, phân xưởng liên quan đến những công việc sau đây:
a) Thông gió và kiểm soát khí mỏ;
b) Phòng chống cháy nổ mỏ;
c) Thoát nước và phòng chống bục nước;
d) Công tác kiểm định cột chống thuỷ lực sử dụng trong hầm lò;
e) Công tác khấu, chống gương khai thác và đào lò chuẩn bị;
g) Công tác Cơ điện - Vận tải mỏ.
3. Hai năm một lần, Lãnh đạo mỏ, cán bộ quản lý phòng, ban, phân xưởng đều phải được huấn luyện, kiểm tra về những quy định tại Quy chuẩn này phù hợp với nhiệm vụ, công việc được giao.
4. Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) xây dựng chương trình, nội dung huấn luyện, tổ chức thực hiện và kiểm tra sát hạch. Chỉ những Lãnh đạo mỏ, cán bộ quản lý phòng, ban, phân xưởng đã được huấn luyện và kiểm tra đạt yêu cầu mới được tiếp tục thực hiện những công việc quy định tại khoản 2 Điều này
1. Hàng quý, mỏ hầm lò phải lập phương án Ứng cứu sự cố - Tìm kiếm cứu nạn (sau đây gọi tắt là phương án ƯCSC - TKCN) theo quy định và thoả thuận với đơn vị Cứu hộ - Cứu nạn (CH - CN) chuyên trách.
2. Trong thời gian xây dựng, cải tạo hoặc khai thác, mỏ hầm lò phải lập đội CH - CN bán chuyên trách và phải được một đơn vị CH - CN chuyên trách phụ trách, ứng cứu kịp thời khi có sự cố.
3. Mỗi quý một lần, Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức phổ biến cho người lao động Phương án ƯCSC - TKCN và làm quen với các lối thoát hiểm khi có sự cố. Khi thay đổi lối thoát hiểm hoặc người được chuyển sang làm việc ở khu vực khác, chậm nhất sau một ngày - đêm phải tổ chức cho họ làm quen với lối thoát hiểm mới. Việc làm quen với các lối thoát hiểm được thực hiện bằng cách dẫn những người này đi từ vị trí làm việc đến các lối thoát hiểm đó. Mỗi lần phổ biến phương án ƯCSC - TKCN và làm quen với lối thoát hiểm khi có sự cố phải được ghi vào sổ theo dõi.
1. Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ghi chép và theo dõi để bất kỳ lúc nào cũng nắm được vị trí và số người đang làm việc trong hầm lò.
2. Cấm ngủ, uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích, ma tuý đối với tất cả những người làm việc trong dây chuyền sản xuất của mỏ (trong hầm lò cũng như ngoài mặt bằng mỏ).
3. Khi vào làm việc trong hầm lò, cấm mang theo vật sinh lửa, chất dễ cháy, chất nổ và phụ kiện nổ (trừ những người được giao nhiệm vụ thực hiện công tác nổ mìn trong hầm lò).
1. Cấm hút thuốc và sử dụng ngọn lửa trần trong các khu vực sau:
a) Trong hầm lò;
b) Trong các nhà xung quanh miệng giếng, nhà đèn ắc quy, nhà phân loại than;
c) Ở ngoài mặt băng mỏ trong phạm vi 30m đối với các cửa lò có gió thải ra mặt đất hay các công trình thoát, tháo khí, các ống thải gió của trạm quạt thông gió.
2. Trường hợp bắt buộc phải thực hiện các công việc có sử dụng ngọn lửa trần trong các khu vực thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này, phải có các biện pháp đảm bảo an toàn do Giám đốc điều hành mỏ phê duyệt.
1. Người lao động phải được trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) theo quy định đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành và phù hợp với điều kiện làm việc, như: mũ lò, đèn ắc quy chiếu sáng cá nhân, bình tự cứu cá nhân, quần áo BHLĐ, ủng BHLĐ. Quần áo BHLĐ phải có dải phản quang để dễ nhận biết khi ở trong hầm lò.
2. Mỗi mỏ hầm lò phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò; Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức huấn luyện cho người lao động cách sử dụng và kiểm tra chất lượng bình tự cứu cá nhân theo quy định sau:
a) Khi hành trình rút lui đến vị trí an toàn mất trên 90% thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân, 6 tháng một lần trước khi thoả thuận phương án ƯCSC - TKCN, Giám đốc điều hành mỏ phải tổ chức một nhóm nhân viên kỹ thuật đeo bình tự cứu cá nhân đi theo hành trình này để kiểm tra.
b) Khi vị trí làm việc ở xa so với thời gian bảo vệ của bình tự cứu cá nhân không đủ đảm bảo cho người lao động rút lui đến nơi an toàn, trên đường rút lui phải đặt các trạm đổi bình tự cứu cá nhân. Việc đặt các trạm này phải thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chuẩn này.
c) Quản đốc công trường, phân xưởng có trách nhiệm kiểm tra, tổ chức huấn luyện lại cách sử dụng bình tự cứu cá nhân cho người lao động thuộc bộ phận mình.
d) Việc định kỳ kiểm tra chất lượng của các bình tự cứu cá nhân do đơn vị CH - CN chuyên trách hoặc tổ chức có đủ năng lực và thẩm quyền thực hiện theo quy định của nhà chế tạo, nhưng ít nhất một lần trong năm.
Công tác huấn luyện phải được theo dõi, ghi chép theo mẫu sổ 14, Phụ lục VII của Quy chuẩn này.
Phải lắp đặt các biển báo, tín hiệu theo quy định tại nơi làm việc và trên đường đi lại trong hầm lò, cũng như ngoài mặt bằng mỏ. Mọi người làm việc trong hầm lò và ngoài mặt bằng mỏ phải nắm vững hệ thống biển báo và tín hiệu đó.
Tiêu chuẩn, trình độ, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2009 quy định tiêu chuẩn, trình độ, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ; Các Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất, an toàn, cơ điện phải có trình độ từ Đại học trở lên hoặc Cao đẳng kỹ thuật mỏ, có trình độ và năng lực quản lý về khai thác mỏ.
1. Tất cả các mỏ hầm lò phải được đánh giá, xếp loại mỏ theo khí Mêtan theo quy định.
2. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác than hầm lò, hàng năm Bộ Công Thương quyết định xếp loại loại mỏ theo khí Mêtan trên cơ sở kết quả đo đạc, tính toán theo quy định tại Phụ lục III của Quy chuẩn này
1. Phải phân công tối thiểu 2 người có kinh nghiệm trong nghề thực hiện công tác đo khí trong những ngày nghỉ sản xuất. Chỉ được vào hầm lò làm việc sau khi đã kiểm soát khí và thông gió an toàn.
2. Việc phục hồi các đoạn lò sập đổ phải do Quản đốc phân xưởng hoặc người được uỷ quyền trực tiếp chỉ huy theo biện pháp đã được Giám đốc điều hành mỏ duyệt. Người được phân công nhiệm vụ phục hồi các đoạn lò sập đổ phải có kinh nghiệm làm việc trong nghề ít nhất một năm.
3. Ít nhất một lần trong ca, Trưởng ca hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra vị trí làm việc của những người ở xa và khó liên lạc.
4. Cấm vào hay làm việc ở những vị trí lò có nguy cơ mất an toàn đối với người, trừ những người được phân công nhiệm vụ xử lý các nguy cơ mất an toàn đó; Phải đặt rào kín và biển báo “cấm vào” trước các lối vào những vị trí đó.
5. Bất cứ ai làm việc trong hầm lò hay ngoài mặt bằng mỏ đều phải có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp có thể để loại trừ nguy cơ mất an toàn đối với người, công trình mỏ khi phát hiện và báo ngay cho Trưởng ca hoặc bộ phận điều hành chỉ huy sản xuất mỏ.
6. Cấm thực hiện mọi công việc ở bên trong, bên trên các phễu, bunke chứa than, giếng miệng hở không có song chắn đảm bảo an toàn, bên cạnh những vị trí dễ sụt lở hoặc có nguy cơ bị ngã từ trên cao xuống khi không sử dụng dây an toàn.
1. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn được quy định như sau:
a) Giám đốc điều hành mỏ một lần trong tháng; Phó Giám đốc an toàn mỏ, Phó Giám đốc Cơ điện mỏ hai lần trong tháng, Trưởng phòng an toàn một lần trong tuần phải kiểm tra kỹ thuật an toàn, đặc biệt đối với các thiết bị, dụng cụ có liên quan đến thùng cũi, skip, giếng mỏ và các công trình xây dựng thuộc miệng giếng.
b) Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải kiểm tra kỹ thuật an toàn ít nhất một lần trong ca ở các khu vực mình quản lý.
c) Trưởng ca phải kiểm tra kỹ thuật an toàn ít nhất 2 lần trong ca.
2. Người chỉ huy sản xuất phải ra lệnh cho mọi người rút lui đến nơi an toàn theo phương án ƯCSC - TKCN và báo cáo ngay cho Phó giám đốc an toàn mỏ và bộ phận điều hành chỉ huy sản xuất khi phát hiện mỏ hay khu vực có nguy cơ mất an toàn đối với người và công trình mỏ. Người chỉ huy sản xuất của mỏ tại thời điểm đó phải nhanh chóng cử đội CH - CN bán chuyên trách của mỏ đến kiểm tra xem xét, xử lý hiện trường, đồng thời thông báo đơn vị CH - CN chuyên trách gần mỏ nhất và báo cáo cho cơ quan quản lý mỏ có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, trước tiên phải thực hiện biện pháp loại trừ các nguy cơ mất an toàn đối với người và ghi chép chính xác về tình trạng mỏ.
3. Chỉ được sản xuất trở lại sau khi sự cố đã được khắc phục và có lệnh của Giám đốc điều hành mỏ.
1. Trước khi bắt đầu làm việc, Quản đốc hoặc người được uỷ quyền ghi sổ nhật lệnh; Phó quản đốc ghi vào sổ ca lệnh, sổ giao - nhận ca về: Tình trạng vì chống so với hộ chiếu được duyệt, tình trạng chống giữ các gương khấu, đường lò, tình trạng thông gió cũng như các trang thiết bị, các phương tiện kiểm tra khí, chống bụi, chống cháy, các thiết bị bảo vệ, mạng điện, phương tiện thông tin liên lạc, tín hiệu trong phạm vi mình quản lý.
Các mẫu sổ thực hiện theo mẫu số 08, phụ lục VII của Quy chuẩn này.
2. Quản đốc hoặc người được uỷ quyền phải áp dụng ngay các biện pháp khắc phục các nguy cơ mất an toàn được phát hiện trước khi bắt đầu làm việc và trong thời gian làm việc. Nếu không thể khắc phục được các nguy cơ mất an toàn đó, người chỉ huy sản xuất phải tạm đình chỉ công việc, cho người rút lui đến nơi an toàn và thông báo ngay bộ phận điều hành và chỉ huy sản xuất mỏ. Phải đặt rào kín và biển báo “nguy hiểm cấm vào” ở vị trí gần đó.
1. Các trường hợp sự cố, tai nạn lao động có liên quan đến sản xuất của mỏ phải được ghi chép, khai báo, điều tra, đánh giá, thống kê, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại tài sản, lưu giữ và báo cáo với cơ quản lý cấp trên theo quy định. Trên cơ sở điều tra, phân tích, phải xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố, đưa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa để tránh xảy ra các tai nạn tương tự.
2. Định kỳ 6 tháng và một năm, các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác than hầm lò phải lập báo cáo Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) về việc thực hiện chương trình, biện pháp quản lý kỹ thuật an toàn đã được thực hiện, tình hình tai nạn, sự cố. Trong báo cáo, phải đánh giá hiệu quả công tác quản lý kỹ thuật an toàn và các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy ra sự cố, tai nạn lao động.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực