Chương 1 Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998: Những quy định chung
Số hiệu: | 09/1998/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 25/12/1998 | Ngày hiệu lực: | 05/01/1999 |
Ngày công báo: | 08/02/1999 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.
Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân.
Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động hoà giải, các hình thức hoà giải ở cộng đồng dân cư.
1- Việc hoà giải được tiến hành đối với những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm:
a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau;
b) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình;
c) Những việc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính.
2- Các vụ, việc sau đây không hoà giải :
a) Tội phạm hình sự, trừ trường hợp mà người bị hại không yêu cầu xử lý về hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính;
c) Vi phạm pháp luật và các tranh chấp mà theo quy định của pháp luật thì không được hoà giải.
3- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng việc hoà giải để trốn tránh xử lý bằng biện pháp hình sự, hành chính.
Việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1- Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;
2- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hoà giải;
3- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
4- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hoà giải ở cơ sở; tham gia hoà giải theo quy định của pháp luật.
1- Nội dung quản lý nhà nước về công tác hoà giải bao gồm:
a) Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải;
b) Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải;
c) Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;
d) Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải.
2- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác hoà giải trong phạm vi cả nước.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở; chỉ đạo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở địa phương.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Reconciliation at the grassroots is the act of guiding, assisting and persuading the parties to reach agreement and voluntarily settle among themselves law breaking acts and minor disputes with the aim of preserving solidarity within the population, prevent and limit law violations, ensure social order and safety within the population communities.
Article 2.- Forms of reconciliation
Reconciliation at the grassroots shall be achieved through the activities the Reconciliation Group or other appropriate organizations of the population at hamlets, villages, street dwellers groups and other population groups in conformity with law, social ethics and the fine customs and practices of the people.
The State shall create conditions for and encourage reconciliation activities and various forms of reconciliation at the population communities.
Article 3.- Scope of reconciliation
1. Reconciliation shall be performed for minor law breaking acts and disputes among the population communities. These include:
a/ Quarrel or dispute between individuals;
b/ Disputes of rights and interests arising from civil, marriage and family relationships;
c/ Other law-breaking acts which, as prescribed by law, have not reached the extent which warrants handling by criminal or administrative measures.
2. The following acts and cases shall not be subject to reconciliation:
a/ Criminal offenses, except where the victim does not request criminal jurisdiction and which are not dealt with by the competent State authority through administrative jurisdiction a prescribed by law;
b/ Law-breaking acts subject to administration sanction;
c/ Law-breaking acts and disputes which shall not be subject to reconciliation as prescribed by law.
3. All acts of misusing reconciliation to evade handling by criminal or administrative measures are strictly forbidden.
Article 4.- Principles of reconciliation
Reconciliation shall have to be performed on the following principles:
1. Conformity with the line and policies of the Party, the law of the State, the social ethics and the fine customs and practices of the people;
2. Respect for the voluntariness of the parties; not to oblige or coerce the disputing parties to accept reconciliation;
3. Objectiveness, transparency, conforming to reason and sentiments, keeping secrecy of information on private life of the disputing parties, respect for the legitimate rights and interests of others, non-infringement upon the interests of the State and public interests;
4. To act promptly, with initiative and consistence aimed at preventing law violations, limiting possible bad consequences and achieving the aim of reconciliation.
Article 5.- Role of the Vietnam Fatherland Front Committee, the member organizations of the Front, and other social organizations, economic organizations, State agencies, people�s armed force units and citizens in the reconciliation work.
The Vietnam Fatherland Front Committee, the member organizations of the Front, other social organizations, economic organizations, State agencies, people’s armed force units, and citizens have the responsibility to closely coordinate with the concerned State agencies, encourage the people in the building and consolidation of the Reconciliation Group and other reconciliation organizations of the people in the population communities, assist and create conditions for the reconciliation activities at the grassroots, and take part in reconciliation as prescribed by law.
Article 6.- State management of reconciliation work
1. State management over reconciliation work consists of the following:
a/ To issue legal documents on the organization and activities of reconciliation;
b/ To guide the organization and activities of reconciliation;
c/ To organize the training in the line and policies of the Party and the law of the State, and raise the professional skill in reconciliation for those engaged in reconciliation work;
d/ To preliminarily sum up and make a general review of reconciliation work.
2. The Government exerts unified State management over reconciliation work in the whole country.
The Ministry of Justice is answerable to the Government in exercising State management over reconciliation at the grassroots; guiding and directing the People’s Committees of various levels to conduct State management over reconciliation work in the localities.