Chương I Pháp lệnh 10/2014/UBTVQH13: Những quy định chung
Số hiệu: | 10/2014/UBTVQH13 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 23/12/2014 | Ngày hiệu lực: | 05/06/2015 |
Ngày công báo: | 11/01/2015 | Số công báo: | Từ số 43 đến số 44 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã cập nhật Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Ngày 05/01/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh 01/2015/L-CTN công bố Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.
Theo đó, Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng:
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường;
- Chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.
Đồng thời, Pháp lệnh quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường, đơn cử như sau:
- Tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường;
- Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật…
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/06/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Pháp lệnh này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát môi trường; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Pháp lệnh này áp dụng đối với Cảnh sát môi trường, cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên và an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
1. Nhà nước xây dựng Cảnh sát môi trường cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp, giúp đỡ Cảnh sát môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
3. Cảnh sát môi trường được ưu tiên tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1. Đối với Cảnh sát môi trường:
a) Các hành vi không được làm theo quy định của Luật Công an nhân dân;
b) Cố ý bỏ lọt tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
c) Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường để gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát môi trường thi hành công vụ;
b) Giả danh Cảnh sát môi trường;
c) Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc Cảnh sát môi trường thực hiện hành vi trái với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường;
d) Trả thù, đe dọa trả thù, cản trở người làm chứng, người tố giác, người tố cáo hoặc người thân thích của họ trong việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
Chapter I
GENERAL REGULATIONS
Article 1. Governing scope
This Ordinance prescribes the functions, duties, authority, organization, operation, and policies applied to environmental police forces; responsibilities of related agencies, organizations and individuals.
Article 2. Applied entities
This Ordinance is applied to environmental police forces, Vietnamese agencies, organizations and citizens and foreign organizations and individuals residing and/or operating in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3. Position and functions of environmental police forces
Environmental police is a branch of the police specialized in preventing, detecting, fighting against criminal and administrative offenses related to environment; proactively and cooperatively preventing, fighting against crimes and violations of law related to natural resources and food safety related to environment.
Article 4. Organizational structure and operation of environmental police forces
1. Under the general leadership of the Communist Party Committee of the National Public Security and management of the Minister of Public Security.
2. Adhering to the Constitution and laws; respecting and protecting the interests of the Government, human right, legitimate entitlements and interests of agencies, organizations and individuals; facilitating socio-economic development and social security assurance.
3. Proactively preventing, detecting timely, interdict and strictly handling crimes and violations of law in accordance with their functions and duties.
4. Closely cooperating with related agencies, organizations preventing, fighting against crimes and violations of law in accordance with their functions and duties.
5. Relying on the people, promoting the power of the people and being supervised by the people.
Article 5. Establishment of environmental police forces
1. The State shall establish revolutionary, professional, elite and modern environmental police forces.
2. All agencies, organizations, individuals shall contribute themselves to the reinforcement of, cooperation with and support towards environmental police forces in the implementation of their functions, duties, authority in accordance with the related laws.
3. Environmental police forces have the preemptive right to recruitment and training of personnel, investment in facilities, equipment, technical and professional equipment to fulfill the assigned duties.
Article 6. Prohibited acts
1. Environmental police forces are prohibited to:
a) Commit prohibited acts as prescribed by the Law of the People’s Public Security forces;
b) Deliberately ignore criminal and administrative offenses related to environment, natural resources, food safety;
c) Take advantage of the duties and/or authority assigned to the Environmental police to cause harassment or infringe upon the interests of the Government, human right, legitimate rights and interests of other entities.
2. Other entities are prohibited to:
a) Resist or obstruct environmental police officers from performing their duties;
b) Impersonate environmental police officers;
c) Bribe or incite, force environmental police officers to act against their functions, duties, and authority;
d) Revenge, threaten to revenge, obstruct the witnesses, accusers, denouncers or their relatives from making the accusation, denouncement, reporting and taking actions against criminal and/or administrative offenses related to environment, natural resources, food safety.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực