Chương 4 Pháp lệnh 06/2003/PL-UBTVQH11: Các biện pháp thực hiện công tác dân số
Số hiệu: | 06/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 09/01/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2003 |
Ngày công báo: | 05/03/2003 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhà nước đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm bảo đảm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên và môi trường.
2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
3. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đưa chỉ tiêu kế hoạch thực hiện công tác dân số vào kế hoạch hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ quan, tổ chức mình; định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.
Nhà nước thực hiện xã hội hoá công tác dân số bằng việc huy động mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số được hưởng quyền, lợi ích từ công tác dân số.
1. Nhà nước có chính sách và cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho công tác dân số.
2. Quỹ dân số được thành lập ở trung ương và do cơ quan quản lý nhà nước về dân số quản lý.
3. Quỹ dân số được hình thành từ các nguồn: hỗ trợ của ngân sách nhà nước; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
4. Việc huy động và sử dụng quỹ dân số phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp với từng cấp học, bậc học.
3. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình, giáo trình quy định.
1. Nhà nước có chính sách và biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.
2. Phạm vi hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực dân số;
b) Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực dân số;
c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực dân số;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số.
3. Nhà nước khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động dân số.
4. Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội về lĩnh vực dân số của nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp, chú trọng đối với cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác dân số, ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số ở cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài nâng cao chất lượng dân số, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
2. Nhà nước có chính sách để bảo hộ, phổ biến, ứng dụng kết quả đã nghiên cứu về dân số vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dân số.
3. Các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các đề tài nghiên cứu về dân số để ứng dụng trong thực tế đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
MEASURES TO IMPLEMENT THE POPULATION WORK
Article 26.- Population development plannings and plans
1. The State shall incorporate population development plannings and plans into the national socio-economic development plannings and plans in order to ensure the population size, structure, quality and distribution suitable to the socio-economic development conditions, natural resources and environment.
2. The People’s Councils and People’s Committees at all levels shall incorporate population development plannings and plans into their local socio-economic development plannings and plans.
3. Agencies and organizations shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to put planned norms for implementation of the population work into their operational, production and business development and/or service provision plans; periodically review and evaluate the implementation thereof.
Article 27.- Socialization of the population work
The State shall socialize the population work by mobilizing all agencies, organizations and individuals to actively take part therein. Agencies, organizations and individuals taking part in the population work shall enjoy rights and benefits from the population work.
Article 28.- Mobilization of resources for the population work
1. The State shall adopt policies and mechanisms to mobilize investment resources for the population work.
2. The population funds shall be set up at the central level and run by the State management agencies in charge of population.
3. The population funds shall be formed from the following sources: supports from the State budget, voluntary contributions from organizations and individuals inside and outside the country.
4. The mobilization and use of the population funds must comply with law provisions.
Article 29.- Implementation of the population education
1. Population education shall be provided at educational establishments within the national education system.
2. The Ministry of Education and Training shall coordinate with the Committee for Population, Families and Children in directing and elaborating programs and textbook contents on population suitable to each educational grade and level.
3. Schools and other educational establishments shall have to organize teaching and learning according to the prescribed programs and textbooks.
Article 30.- International cooperation in the population field
1. The State shall adopt policies and measures to expand international cooperation in the population field with other countries and international organizations on the basis of equality, respect for independence, sovereignty, mutual benefit and compliance with the law of each country and with international practices.
2. The scope of international cooperation covers:
a/ Formulating and implementing programs and projects in the population field;
b/ Participating in international organizations, signing and/or acceding to international agreements in the population field;
c/ Research into, application of sciences and transfer of modern technologies in the population field;
d/ Training, fostering, exchanging information and experiences in the population field;
3. The State shall encourage overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to participate in population activities.
4. International organizations and foreign associations engaged in the population work shall be allowed to operate in the territory of Vietnam according to the laws of Vietnam.
Article 31.- Enhancing the capability of the contingent of officials engaged in the population work
1. The State shall adopt policies to build, develop, and create conditions for enhancing the capability of, the contingent of officials engaged in the population work at all levels, attaching importance to full-time officials and population collaborators at the grassroots level.
2. The People’s Committees at all levels shall have to create favorable conditions for population officials, stabilize the contingent of full-time officials and population collaborators at the grassroots level, suitable to the socio-economic characteristics of each locality.
Article 32.- Scientific research into population
1. The State shall encourage and create favorable conditions for scientific research agencies, organizations and individuals to attach importance to research schemes to raise the population quality, especially in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions and with difficult socio-economic conditions.
2. The State shall adopt policies to protect, popularize and apply the results of population researches to the socio-economic development programs and use them as a basis for making policies, plans and organizing the implementation of the population work.
3. Scientific research agencies and State management agencies in charge of population shall have to apply scientific and technological advances, raise the quality and efficiency of research schemes on population for application to the country’s actual socio-economic life.