Chương III Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009: Tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí và trụ sở của cơ quan đại diện
Số hiệu: | 02/2024/NQ-HĐTP | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 24/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 18/06/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
Ngày 24/5/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự
Cụ thể, người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001 hoặc pháp luật khác có liên quan.
- Có thiệt hại xảy ra theo quy định tại một trong các khoản 1, 2 và 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
- Hành vi vi phạm phải có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm và ngược lại hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy khoản 4 Điều 313 của Bộ luật Hình sự
- Tình tiết "Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nếu không được ngăn chặn kịp thời” là hành vi vi phạm hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);
+ Đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
- Tình tiết “Ngăn chặn kịp thời” là trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay sau khi có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như: dập tắt đám cháy, di chuyển chất nguy hiểm về cháy ra khỏi nơi đông người, mang nguồn lửa, nguồn nhiệt ra khỏi nơi có quy định cấm,... để không xảy ra cháy hoặc đã xảy ra cháy nhưng thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật Hình sự.
Xem chi tiết tại Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 18/6/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan đại diện được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
2. Căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, trên cơ sở thỏa thuận với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và sau khi trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao trình Chính phủ quyết định việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện.
3. Sau khi Chính phủ quyết định, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện và hoàn thành thủ tục đối ngoại cần thiết.
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan hữu quan xây dựng đề án về tổ chức bộ máy và chỉ tiêu biên chế của cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án.
2. Biên chế của cơ quan đại diện bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Ngoại giao và căn cứ vào yêu cầu công tác, có cán bộ, công chức, viên chức của một số cơ quan hữu quan làm việc theo chế độ biệt phái phù hợp với quy định của pháp luật (sau đây gọi là cán bộ biệt phái).
3. Trên cơ sở đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ yêu cầu hoạt động và quan hệ đối ngoại, sau khi trao đổi thống nhất với các cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định cụ thể về cơ cấu tổ chức và nhân sự của từng cơ quan đại diện để phụ trách các lĩnh vực sau đây:
a) Chính trị;
b) Quốc phòng - an ninh;
c) Kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học - công nghệ;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí và giáo dục - đào tạo;
đ) Lãnh sự và công tác cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài;
e) Hành chính, lễ tân, quản trị.
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí cần thiết để cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
2. Kinh phí của cơ quan đại diện được cấp từ ngân sách nhà nước và được phân bổ như sau:
a) Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại diện;
b) Kinh phí hoạt động thường xuyên được cấp cho Bộ Ngoại giao để phân bổ cho cơ quan đại diện, trừ kinh phí dành cho lĩnh vực quốc phòng – an ninh;
c) Kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn đặc thù được cấp cho cơ quan hữu quan phụ trách hoạt động đó để phân bổ thực hiện. Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
3. Việc phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của cơ quan đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan đại diện có trụ sở tại quốc gia tiếp nhận hoặc tại quốc gia nơi đặt trụ sở của tổ chức quốc tế tiếp nhận. Trụ sở cơ quan đại diện phải treo quốc kỳ, quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có biển đề tên cơ quan đại diện.
2. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết để cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Cơ quan đại diện được trang bị và sử dụng hệ thống thông tin liên lạc riêng để duy trì liên lạc thường xuyên và bảo mật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
ORGANIZATIONAL APPARATUS, PAYROLL, FUNDS AND HEAD OFFICES OF REPRESENTATIVE MISSIONS
Article 13. Establishment, suspension and termination of operation
1. Representative missions are established by the Government and directly managed by the Ministry of Foreign Affairs.
2. Based on operational requirements and foreign relations, on the basis of the agreement with receiving countries and international organizations and after consulting concerned ministries, the Ministry of Foreign Affairs shall propose the Government to decide on the establishment, suspension or termination of operation of representative missions.
3. After obtaining the Government's decision, the Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in. organizing and completing necessary external formalities for the implementation of that decision.
Article 14. Organizational apparatus and payroll
1. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and relevant agencies in. formulating a scheme on the organizational apparatus and payroll norms of representative missions. The Minister of Foreign Affairs shall submit it to the Prime Minister for approval.
2. The payroll of a representative mission includes cadres, public employees and civil servants of the Ministry of Foreign Affairs and. based on working requirements, cadres, public employees and civil servants of some other relevant agencies who work under the secondment regime in accordance with law (below referred to as officials on secondment).
3. On the basis of the scheme approved by the Prime Minister and requirements for foreign activities and relations, after reaching agreements with relevant agencies, the Minister of Foreign Affairs shall decide on the organizational structure and personnel of each representative mission in charge of the following areas:
a/ Politics;
b/ Defense - security;
c/ Economy, trade, investment, tourism, labor and science and technology;
d/ Culture, information, press and education and training;
e/ Consular work and affairs of overseas Vietnamese communities;
f/ Administrative and protocol affairs,
1. The State shall ensure necessary funds for representative missions to perform their assigned functions, tasks and powers.
2. Funds for representative missions shall be allocated from the state budget as follows:
a/ Funds for capital construction investment shall be allocated to the Ministry of Foreign Affairs for subsequent allocation to representative missions:
b/ Funds for regular operations shall be allocated to the Ministry of Foreign Affairs for subsequent allocation to representative missions, except those for defense-security activities;
c/ Funds for specialized operations shall be allocated to relevant agencies in charge of these operations. The Government shall specify this Point.
3. The allocation, management, use and finalization of funds of representative missions comply with law.
Article 16. Head offices and material foundations
1. Representative missions have their head offices in receiving countries or countries where receiving international organizations are headquartered. The national flag and emblem of the Socialist Republic of Vietnam must be hung at head offices of representative missions, which also have their name plates.
2. The State shall ensure conditions regarding head offices, material and technical foundations and necessary equipment and facilities for representative missions and their members to perform their assigned functions, tasks and powers. Representative missions are equipped with separate information and communication systems for use to maintain regular and confidential communication with competent agencies and organizations.