Nghị định 93/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thư viện
Số hiệu: | 93/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 05/10/2020 |
Ngày công báo: | 29/08/2020 | Số công báo: | Từ số 841 đến số 842 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thư viện cộng đồng phải có ít nhất 1500 bản sách
Ngày 18/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thư viện.
Theo đó, quy định điều kiện thành lập thư viện cộng đồng được như sau:
- Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật;
Có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
- Có ít nhất 1.500 bản sách (bao gồm tài liệu số).
- Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;
+ Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
- Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Nghị định 93/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/10/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 93/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THƯ VIỆN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
Nghị định này quy định chi tiết về thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư tại điểm a khoản 1 Điều 5; về tài liệu cổ, quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học được Nhà nước đầu tư tại điểm c khoản 1 Điều 5; về không gian đọc, phòng đọc cơ sở tại khoản 1 Điều 6; về điều kiện thành lập thư viện tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18; về trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện tại khoản 5 Điều 22; về liên thông thư viện tại Điều 29 của Luật Thư viện.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động thư viện hoặc có liên quan đến hoạt động thư viện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Có đủ điều kiện, khả năng thực hiện nhiệm vụ quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 và chủ trì xây dựng, chia sẻ, khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này; triển khai kết nối, hợp tác với các thư viện cùng nhóm, chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi quốc gia, lĩnh vực, ngành hoặc vùng, miền, địa phương.
2. Cơ sở vật chất, tiện ích, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu phục vụ người sử dụng thư viện và khả năng mở rộng liên thông, liên kết thư viện trong lĩnh vực, ngành hoặc vùng, miền, địa phương:
a) Có ít nhất 500.000 đơn vị bảo quản, trong đó có ít nhất 200.000 bản sách và ít nhất 5.000 đầu tài liệu số; cơ sở dữ liệu dùng chung đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, tuân thủ quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ và an ninh mạng;
b) Tài nguyên thông tin được lưu trữ, bảo quản và quản lý bằng hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại: Thư viện có phần mềm tiên tiến ứng dụng trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý thư viện; có cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử cung cấp tra cứu mục lục trực tuyến và các dịch vụ cung cấp tài liệu số; có dịch vụ tư vấn trực tuyến cho người sử dụng; sử dụng máy tính và các trang thiết bị hiện đại để triển khai phục vụ người sử dụng thư viện;
c) Không gian đọc thân thiện, bảo đảm khả năng tiếp cận thư viện cho mọi đối tượng người sử dụng; bảo đảm vệ sinh môi trường, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
d) Có ít nhất 50 máy vi tính phục vụ người sử dụng thư viện;
đ) Đã thực hiện liên thông thư viện ở phạm vi vùng, miền, địa phương hoặc lĩnh vực, ngành hoặc quốc tế.
3. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phần mềm quản lý thư viện theo yêu cầu vị trí việc làm, thực hiện liên thông thư viện; hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.
4. Hiệu quả hoạt động thư viện bình quân hằng năm:
a) Đạt ít nhất 6.000 người đăng ký sử dụng thư viện, mượn tài nguyên thông tin, sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số tại thư viện, ngoài thư viện và trên không gian mạng; đạt ít nhất 1.000.000 lượt người đến thư viện và truy cập trang thông tin điện tử của thư viện;
b) Đạt ít nhất 2.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ tại thư viện và phục vụ lưu động; đạt ít nhất 1.000.000 lượt tài nguyên thông tin phục vụ trên không gian mạng;
c) Đạt ít nhất 80% các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ thư viện đã được ứng dụng khoa học và công nghệ; đã xây dựng cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của thư viện; tổ chức được mục lục điện tử trực tuyến (OPAC); có ít nhất 30% dịch vụ thư viện được cung cấp trực tuyến;
d) Tổ chức ít nhất 04 hội nghị, hội thảo, triển lãm chuyên đề; có ít nhất 01 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu đưa vào thực hiện trong thực tiễn hoặc có ít nhất 06 sản phẩm thông tin chuyên đề, thư mục được chia sẻ với các thư viện khác;
đ) Đạt ít nhất 56 giờ/tuần thư viện mở cửa phục vụ hoặc 24 giờ hằng ngày đối với thư viện phục vụ trên không gian mạng.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối với thư viện đại học, thư viện thuộc các cơ sở giáo dục khác sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Người đứng đầu ban, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương xác định đối với thư viện không thuộc khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tài liệu cổ là tài liệu có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Tài liệu quý hiếm phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
1. Là bản chính, bản gốc bản thảo viết tay hoặc có bút tích của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
2. Là tài liệu được tạo ra trong khoảng thời gian hoặc tại nơi diễn ra các sự kiện là dấu mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam; chứa thông tin về các sự kiện, biến cố và hiện tượng đặc biệt của tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, có ý nghĩa nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Được thể hiện trên vật mang tin độc đáo, tiêu biểu của thời kỳ lịch sử;
b) Chỉ có một hoặc lưu giữ được rất ít bản cùng loại mà không thể hoặc rất khó bổ sung, thay thế nếu bị mất hoặc hư hỏng;
c) Độc đáo về ngôn ngữ thể hiện, hình thức trình bày, kỹ thuật chế tác hoặc tiêu biểu đại diện cho khuynh hướng, phong cách, thời đại.
1. Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là tập hợp các tài liệu được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những tiêu chí chung về hình thức, nội dung để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tự nhiên và xã hội.
2. Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đặc sắc, có ý nghĩa đặc biệt về tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, địa phương, xã hội, dân tộc; có ý nghĩa văn hóa đặc biệt và nền tảng đối với quản lý nhà nước, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trật tự, an toàn xã hội, nghiên cứu khoa học, lịch sử, văn học;
b) Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian; đặc sắc về phương pháp tư liệu hóa, chất liệu vật mang tin.
1. Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:
a) Tiêu chí: Đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, khoản 2 Điều 7 Nghị định này và có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện;
b) Phương thức thực hiện bao gồm: Thu thập trong cộng đồng; mua của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao; trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân; các phương thức sưu tầm khác;
c) Trình tự thực hiện:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.
2. Việc bảo quản tài liệu thực hiện theo biện pháp bảo quản dự phòng, bảo quản phục chế, chuyển dạng tài liệu phù hợp với từng loại hình tài liệu.
3. Việc phát huy giá trị tài liệu được thực hiện như sau:
a) Số hóa hoặc hình thành bản sao để phục vụ theo quy chế của thư viện;
b) Hình thành phiên bản chữ tiếng Việt của tài liệu trên nguyên tắc chuyển ngữ đối với tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán - Nôm và các chữ khác.
4. Đối với việc sưu tầm, bảo quản, phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là di sản văn hóa, ngoài việc thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về lưu trữ.
1. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở là nơi đọc sách do cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập nhằm cung cấp cho người dân thông tin, kiến thức và dịch vụ văn hóa đọc trong khu vực sinh sống tại thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố mà chưa đủ điều kiện thành lập thư viện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này.
2. Khuyến khích thành lập không gian đọc, phòng đọc cơ sở đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Có ít nhất 300 bản sách;
b) Có đối tượng phục vụ phù hợp với mục tiêu hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
c) Có diện tích, hạ tầng bảo đảm việc bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan; bảo đảm trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
d) Có người quản lý không gian đọc, phòng đọc cơ sở;
đ) Có nội quy phù hợp với đối tượng phục vụ của không gian đọc, phòng đọc cơ sở.
1. Hoạt động của không gian đọc, phòng đọc cơ sở thực hiện theo nguyên tắc tự quản, tự chịu trách nhiệm.
2. Không gian đọc, phòng đọc cơ sở được hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và được tạo điều kiện tiếp nhận tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công cộng trên địa bàn.
3. Nhà nước khuyến khích không gian đọc, phòng đọc cơ sở có đủ điều kiện thành lập thư viện cộng đồng hoặc thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thực hiện việc thông báo thành lập thư viện theo quy định tại Điều 23 của Luật Thư viện.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Có ít nhất 200.000 bản sách với ít nhất 50.000 đầu sách, bao gồm tài liệu số, tài liệu nghe, nhìn và tài liệu phục vụ cho người khuyết tật; có ít nhất 50 đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có vị trí độc lập tại trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc giao thông thuận tiện;
b) Diện tích thư viện phải đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng đọc đa phương tiện, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;
c) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;
d) Bảo đảm ít nhất 100 m2 đối với không gian đọc tổng hợp dành cho người sử dụng thư viện; ít nhất 50 m2 dành cho khu vực phục vụ trẻ em và người khuyết tật;
đ) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;
e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy;
g) Tổ chức được dịch vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài nguyên thông tin phục vụ Nhân dân trên địa bàn đối với thư viện ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Có ít nhất 10.000 bản sách với ít nhất 1.000 đầu sách; ít nhất 10 đầu báo, tạp chí (bao gồm báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở trung tâm của cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
b) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;
c) Bảo đảm ít nhất 60 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
d) Bảo đảm cho người khuyết tật có thể di chuyển và tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện;
đ) Có phương tiện, thiết bị bảo đảm phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;
e) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
1. Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
b) Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
c) Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 12 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách, trong đó có ít nhất 500 đầu tài liệu số; có các đầu báo, tạp chí, bao gồm báo điện tử gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, bảo đảm phục vụ nhu cầu công tác, học tập, nghiên cứu của người sử dụng thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích thư viện đáp ứng yêu cầu về bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, kho, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và khu vệ sinh;
b) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với cơ quan, tổ chức của trung ương và 40 m2 đối với cơ quan, tổ chức của cơ sở;
c) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;
d) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện tiếp cận và khai thác thông tin, thư viện.
Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân thành lập theo quy định của Luật Thư viện và quy định riêng của Chính phủ.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.
2. Có tài nguyên thông tin bao gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, ấn phẩm báo, tạp chí phù hợp với mỗi chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện, đáp ứng yêu cầu phục vụ ít nhất 60% người học và người dạy.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng, đặc biệt đối với người khuyết tật;
b) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ, khu làm việc cho người làm công tác thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;
c) Bảo đảm không gian đọc, bao gồm phòng đọc tổng hợp và phòng đọc khác dành cho người sử dụng thư viện ít nhất 200 m2;
d) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện, triển khai liên thông thư viện, tổ chức các dịch vụ trực tuyến và các dịch vụ liên quan;
đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.
5. Thư viện của đại học quốc gia ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định này.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 15 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.
2. Có tài nguyên thông tin như sau:
a) Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục:
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Bảo đảm ít nhất 02 bản sách/học sinh và 03 bản sách/giáo viên;
- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học: Bảo đảm ít nhất 03 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo khối lớp;
- Đối với cơ sở giáo dục trung học cơ sở: Bảo đảm ít nhất 04 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;
- Đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông: Bảo đảm ít nhất 05 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;
b) Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, tài liệu nghe, nhìn, sách điện tử, các dạng tài liệu khác phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu tham khảo của giáo viên; bảo đảm tối thiểu các tài liệu có nội dung sát với chương trình giảng dạy và học tập của nhà trường theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng thư viện, đặc biệt đối với người khuyết tật;
b) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, triển khai các hoạt động thư viện, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của nhân viên thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;
c) Không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 50 m2; kết nối với các phòng nghe - nhìn, phòng máy tính của nhà trường, các tủ sách lớp học; khuyến khích tổ chức thư viện mở, không gian đọc thân thiện;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;
đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.
2. Bảo đảm có ít nhất 02 bản sách/người học và 01 bản sách/người dạy; có ấn phẩm, báo, tạp chí phù hợp với chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được bố trí ở trung tâm hoặc địa điểm thuận lợi cho người sử dụng thư viện của cơ sở giáo dục;
b) Diện tích đủ để lưu trữ tài liệu tham khảo, sách giáo khoa, giáo trình, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của cán bộ và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;
c) Bảo đảm không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 100 m2 đối với trường cao đẳng; ít nhất 50 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
d) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận tài nguyên thông tin;
đ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
b) Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; có năng lực trong việc hỗ trợ người học và người dạy tìm kiếm, khai thác và sử dụng tài nguyên thông tin trong và ngoài thư viện.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
4. Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người có trình độ nghiệp vụ thư viện hoặc đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật; có đối tượng phục vụ là người dân trong cộng đồng và các đối tượng khác phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
2. Có ít nhất 1.500 bản sách (bao gồm tài liệu số).
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
4. Người làm công tác thư viện phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên; có ít nhất 01 người đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 17 của Luật Thư viện, không trái với quy định của pháp luật Việt Nam; có đối tượng phục vụ là người Việt Nam phù hợp với mục tiêu hoạt động của thư viện.
2. Có ít nhất 2.000 bản sách (bao gồm tài liệu số).
3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Diện tích và hạ tầng bảo đảm bảo quản tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện với không gian đọc ít nhất 25 m2 dành cho người sử dụng thư viện;
b) Bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, trang thiết bị an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy; không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông trong khu vực.
4. Người làm việc trong thư viện có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, phải tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện. Người nước ngoài làm việc trong thư viện phải có lý lịch tư pháp và nơi cư trú rõ ràng tại Việt Nam.
1. Khi phát hiện thư viện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thu thập chứng cứ và gửi văn bản đề nghị người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 22 của Luật Thư viện xem xét, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Thư viện hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thư viện tiến hành đánh giá mức độ vi phạm và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đình chỉ, người có thẩm quyền đình chỉ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động thư viện có thời hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Trình tự, thủ tục tự chấm dứt hoạt động thư viện:
a) Thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật Thư viện;
b) Thực hiện chuyển giao tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện theo phương án quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật Thư viện.
2. Trình tự, thủ tục buộc chấm dứt hoạt động thư viện:
a) Chậm nhất 15 ngày làm việc, trước ngày hết hạn đình chỉ hoạt động, thư viện bị đình chỉ có trách nhiệm báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ (kèm tài liệu chứng minh) đến người ra quyết định đình chỉ trước đó.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thư viện không khắc phục hoặc không thể khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, người ra quyết định đình chỉ hoạt động thư viện trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện và gửi thông báo cho cơ quan, tổ chức thành lập thư viện (nếu có);
b) Hết thời hạn đình chỉ, thư viện bị đình chỉ không có báo cáo việc khắc phục nguyên nhân bị đình chỉ, người ra quyết định đình chỉ hoạt động thư viện trước đó ra quyết định chấm dứt hoạt động của thư viện;
c) Trường hợp có tiếp nhận tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện luân chuyển từ thư viện công lập, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận quyết định buộc chấm dứt hoạt động, thư viện bị chấm dứt hoạt động phải hoàn thành việc hoàn trả toàn bộ tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện cho thư viện được nhận luân chuyển.
1. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện.
2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.
3. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.
4. Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.
1. Xây dựng các nhóm thư viện để điều tiết, phối hợp bổ sung, cập nhật và chia sẻ tài nguyên thông tin. Các thư viện tham gia nhóm trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung; chỉ định một thư viện chủ trì là đầu mối liên kết các thư viện trong nhóm.
Thư viện tham gia nhóm đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đối tượng phục vụ tương đồng;
b) Có hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm và tương thích;
c) Có nhân lực để đáp ứng, vận hành, khai thác, chia sẻ;
d) Có kinh phí duy trì hoạt động với nhóm;
đ) Trường hợp hợp tác theo phương thức sản xuất kinh doanh, ngoài việc tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, còn phải tuân theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin bao gồm: Phối hợp trong xây dựng tài nguyên thông tin dưới dạng in ấn; liên kết, chia sẻ trong bổ sung tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số.
3. Tài nguyên thông tin chia sẻ phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Bảo đảm tính hợp pháp;
b) Được mô tả, lưu trữ, quản lý, khai thác theo cấu trúc đồng nhất, đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của ngành thư viện thế giới;
c) Bảo đảm tính thống nhất về quy trình khai thác và chính sách chia sẻ tài nguyên thông tin theo quy chế của nhóm;
d) Được quản lý bằng các phần mềm cho phép máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác có thể truy cập theo quy định của pháp luật.
1. Thư viện được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin bao gồm dữ liệu về tài nguyên thông tin và các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện được tổ chức theo cấu trúc nghiệp vụ thư viện (sau đây gọi là biểu ghi) với các thư viện khác trong nhóm theo quy định của pháp luật.
2. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, các thư viện trong nhóm có thể chia sẻ cơ sở dữ liệu biểu ghi; thiết lập mục lục phản ánh tài nguyên thông tin của từ 02 thư viện trở lên (sau đây gọi là mục lục liên hợp) theo các cấp độ sau:
a) Chỉ được tra cứu và xem dữ liệu về tài nguyên thông tin;
b) Được đọc trực tiếp;
c) Được tải về đọc theo quy định (đối với tài liệu số) hoặc xác định rõ loại hình và mức độ khai thác (đối với tài nguyên thông tin khác);
d) Phải trả giá dịch vụ theo quy định của thư viện, quy chế liên kết của nhóm và quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của thư viện chủ trì:
a) Duy trì và phát triển hệ thống dữ liệu dùng chung;
b) Hỗ trợ quản lý dữ liệu cho các thư viện trong nhóm; cấp quyền sử dụng và khai thác hệ thống;
c) Kiểm soát chất lượng biểu ghi; chỉ đạo sự thống nhất và chuẩn hóa các biểu ghi của các thư viện trong nhóm;
d) Hướng dẫn, hỗ trợ các thư viện trong nhóm về những vấn đề chuyên môn.
1. Liên kết triển khai dịch vụ liên thư viện bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Thực hiện mượn liên thư viện đối với tài nguyên thông tin dạng in, dạng số hoặc đa phương tiện giữa các thư viện phục vụ người sử dụng;
b) Liên kết, phối hợp trong cấp thẻ sử dụng thư viện cho người sử dụng trên cùng một địa bàn, trong cùng chuyên ngành, lĩnh vực hoặc hệ thống;
c) Phối hợp, trao đổi tài nguyên thông tin, sử dụng các tiện ích, trang thiết bị thư viện để cung cấp dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng;
d) Sử dụng các phương thức triển khai dịch vụ liên thư viện khác phù hợp với đặc thù của từng loại thư viện và quy định của pháp luật liên quan.
2. Mượn liên thư viện thực hiện theo quy định sau:
a) Tổ chức cho mượn tài nguyên thông tin giữa các thư viện theo quy định của thư viện tham gia liên thông và quy chế của nhóm;
b) Thời hạn và số lượng tài nguyên thông tin được mượn thực hiện theo quy định của thư viện có tài nguyên thông tin;
c) Người sử dụng thư viện đăng ký hoặc gửi yêu cầu mượn liên thư viện tại nơi cấp thẻ thư viện của mình; tiếp nhận tài nguyên thông tin thông qua thư viện nơi đăng ký làm thẻ hoặc trực tiếp tại thư viện có tài nguyên thông tin, qua bưu điện hoặc trên không gian mạng theo quy định của thư viện có tài nguyên thông tin.
1. Việc xây dựng, quản trị và phát triển mục lục liên hợp thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Xác định vai trò, quyền và nghĩa vụ của các thư viện thành viên tham gia xây dựng mục lục liên hợp; phân công thư viện chủ trì;
b) Thống nhất quy định thực hiện chuẩn hóa về quy trình, nghiệp vụ trong xây dựng các biểu ghi của các thư viện thành viên;
c) Thường xuyên cập nhật biểu ghi phản ánh thực trạng tài nguyên thông tin của thư viện;
d) Gắn việc xây dựng mục lục liên hợp với hoạt động hợp tác trong thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin, mượn liên thư viện.
2. Việc đóng góp biểu ghi để tích hợp dữ liệu trong mục lục liên hợp thực hiện theo cơ chế sau:
a) Các thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp gửi biểu ghi đến thư viện được phân công chủ trì;
b) Các thông tin, dữ liệu trong biểu ghi của thư viện tham gia xây dựng mục lục liên hợp bảo đảm các tiêu chuẩn chung, khi xuất ra đáp ứng đầy đủ các thông tin mô tả cơ bản về tài nguyên thông tin của thư viện gồm: Tên (nhan đề), tên tác giả, thông tin xuất bản, từ khóa, chủ đề, số đăng ký cá biệt, mã xếp giá và các thông tin khác theo yêu cầu đã được thống nhất trong nhóm;
c) Đồng bộ các biểu ghi với hệ thống mục lục liên hợp đối với liên thông trong nước hoặc hệ thống mục lục liên hợp toàn cầu đối với liên thông quốc tế.
3. Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh và các thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư có trách nhiệm phối hợp trong cập nhật, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phát triển mục lục liên hợp quốc gia.
1. Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư chủ trì xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện như sau:
a) Tạo lập, chia sẻ dữ liệu, kết quả xử lý, tài nguyên thông tin số theo quy định của pháp luật;
b) Biên soạn, xây dựng cơ sở dữ liệu, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thư viện dùng chung;
c) Xây dựng và hình thành hệ thống mục lục liên hợp; quản lý các thư viện trong nhóm, kiểm soát chất lượng cơ sở dữ liệu; giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ; bảo đảm an toàn, bảo mật và sao lưu hệ thống;
d) Là đầu mối trao đổi tài nguyên thông tin, cung cấp quyền truy cập tài liệu số; phục vụ các yêu cầu sử dụng cá biệt.
2. Các thư viện tham gia hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài như sau:
a) Tạo lập, xây dựng, chuẩn hóa dữ liệu kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung theo điều lệ, quy chế liên kết;
b) Tham gia xây dựng chính sách về mức độ chia sẻ, quyền truy cập của người sử dụng thư viện; chính sách thu phí, giá dịch vụ theo quy định hiện hành;
c) Tận dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các thư viện khác phục vụ người sử dụng;
d) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ và sử dụng có hiệu quả.
1. Liên thông giữa các thư viện theo khu vực địa lý trên phạm vi quốc tế, khu vực, quốc gia, vùng, miền, trên cùng địa bàn.
2. Liên thông theo nhóm giữa các thư viện có cùng chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ.
3. Liên thông giữa các thư viện có cùng lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ và các lĩnh vực khác.
4. Liên thông giữa các loại thư viện quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Thư viện.
1. Tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhưng chưa có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
2. Thư viện thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 phải kiện toàn để đáp ứng đủ điều kiện về thành lập thư viện trong thời hạn chậm nhất 02 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 10 năm 2020.
2. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện; Nghị định số 02/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng; quy định của khoản 5 Điều 2 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 93/2020/ND-CP |
Hanoi, August 18, 2020 |
DETAILING SEVERAL ARTICLES OF LAW ON LIBRARIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Libraries dated November 21, 2019;
Upon the request of the Minister of Culture, Sports and Tourism
The Government hereby promulgates the Decree that elaborates on several Articles of the Law on Libraries.
This Decree set out detailed regulations on public libraries of significance given investment priority by the State as provided in Point a, Clause 1, Article 5; ancient, precious and rare materials, and documentary collections of special historical, cultural and scientific value having access to the State investment as provided in Point c, Clause 1, Article 5; basic reading spaces and rooms prescribed in Clause 1, Article 6; eligibility conditions for setting up libraries stated in Points a, b, c and d, Clause 1, Article 18; processes and procedures for temporary suspension and closure of libraries prescribed in Clause 5, Article 22; library interconnection stipulated in Article 29 of the Law on Libraries.
Article 2. Subjects of application
This Decree shall apply to Vietnamese authorities, organizations and individuals, foreign entities and persons taking part in library activities or involved in library activities within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Section 1. PUBLIC LIBRARIES OF SIGNIFICANCE GIVEN INVESTMENT PRIORITY BY THE STATE (hereinafter referred to as prioritized important libraries)
Article 3. Criteria for determination of prioritized important libraries
1. Have sufficient facilities and capability for performing the tasks specified in Articles 25, 26, 27, 28 and taking the lead in building, sharing and exploiting information resources shared among libraries specified in Clause 1 of Article 29 herein; connecting and cooperating with libraries in the same group, specialization or sector within the country, sector, industry or region, region, or locality.
2. Have modern facilities, utilities and techniques, meeting the needs of serving library users and the ability to expand library interconnection and affiliation within domains, sectors or areas, regions or localities, including:
a) Having at least 500,000 preservation units, including at least 200,000 volumes and at least 5,000 titles of digital materials; having the shared database that meets national standards, complies with laws on intellectual property and cybersecurity;
b) Information resources that are stored, preserved and managed by means of modern technical infrastructure, equipment and technologies: libraries that have advanced software used in professional library services, operations and management activities; have information portals or websites that provide online cataloging and digital material services; provide online consulting services for users; use computers and other modern equipment to serve library users;
c) User-friendly reading spaces ensuring library accessibility for all types of users; guaranteeing environmental hygiene, provision of security, safety, fire prevention and fighting equipment;
d) Providing at least 50 computers meeting library users' needs;
dd) Having carried out interconnection between libraries within an area, region, locality or sector, industry or on an international scale.
3. Librarians must satisfy the following requirements:
a) Having professional information - library qualification according to the standards of their work positions as prescribed by law;
b) Having at least 70% of librarians who have already held at least higher education degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations;
c) Having capability of applying information technology to library activities or services, mastering library management software according to job and library interconnection requirements; guiding library users how to use modern library facilities to access and exploit information.
4. A library’s average annual performance:
a) It must accept at least 6,000 people to register their membership, borrow information resources, access electronic and digital materials inside or outside its premises and online; must attract at least 1,000,000 visits to its facility and online check-ins on its website;
b) It has at least 2,000,000 of check-ins for access to stationary and mobile information resource services; at least 1,000,000 of check-ins for access to online information resource services;
c) It has at least 80% of library operations and services that have already been powered by scientific and technological applications; successfully runs its information portal or website; succeeds in creating and managing online public access catalogues; provides at least 30% of its services online;
d) It has held at least 04 specialized conferences, seminars and exhibitions; has at least 01 technical innovation that passes the acceptance test and is put into practice, or has at least 06 thematic information and bibliographical products shared with other libraries;
dd) It must open at least 56 hours a week, or must be available 24 hours daily if it provides online library services.
Article 4. Authority to determine prioritized important libraries
1. The Minister of Education and Training and the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be accorded authority to determine libraries under the control of higher education institutions or those subordinate to other educational institutions after obtaining written consent from the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
2. Heads of committees, ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, and central authorities shall be vested with authority to determine the libraries other than those referred to in Clause 1 of this Article after obtaining written consent from the Minister of Culture, Sports and Tourism.
Section 2. ANCIENT, RARE, PRECIOUS MATERIALS, DOCUMENTARY COLLECTIONS OF SPECIAL VALUE
Ancient materials are documents that have a lifespan of 100 years or more.
Article 6. Rare and precious materials
Rare and precious materials must meet one of the following criteria:
1. They must be the principal or original copies of manuscripts or copies autographed by representative national heroes, celebrities or historical figures.
2. They must be documents created at the time and place of the events that mark important milestones in the Vietnamese history; containing information about special events, changes and phenomena of the physical world, social life and thought, having fundamental implications for state governance, economy, national defense, security, foreign affairs, social order, safety, scientific research, history, literature, and meeting at least one of the following criteria:
a) These materials are represented on unique and typical information carriers existing over the historical periods;
b) Only one or a few copies of the same sort of these materials may be kept, and can hardly be modified or replaced in case of loss or damage;
c) They must be unique in terms of the display language, working or crafting technology, or typical for a particular trend, style or time.
Article 7. Documentary collections of special historical, cultural and scientific value
1. Documentary collection of special historical, cultural and scientific value is a combination of documents which are gathered, preserved and systematically arranged according to the general criteria concerning the form and content thereof to meet the needs for learning history, nature and society.
2. Documentary collections of special historical, cultural and scientific value must meet the following criteria:
a) Being unique and having special meaning in terms of ideology, politics, economy - society, science, history and being of great significance to the nation, locality, society and nation; being of special cultural and fundamental significance for the state management, economics, defense, security, foreign affairs, social order, safety, scientific research, history and literature;
b) Being formed in a historical context which is special in terms of time and space; having special characteristics in terms of the documentation method and the material from which an information carrier is made.
Article 8.Collecting, preservation and upholding of the value of ancient, precious and rare materials and documentary collections of special historical, cultural and scientific value of public libraries
1. The collecting activity must conform to the criteria for collected materials and must be carried out according to the following method and procedures:
a) Criteria: The activity must meet the criteria specified in Article 5, Article 6, and Clause 2 of Article 7 in this Decree and must ensure the collected materials are of clear and legal origin, are not involved in any dispute or lawsuit; fit with the functions, tasks, objects and scope of activities of a library;
b) Collecting methods, including: These materials may be collected in the community; purchased from organizations and individuals; received from institutional or individual patrons, donators or transferors; exchanged between libraries, between libraries and authorities, organizations and individuals; acquired by employing any other collecting method;
c) Collecting procedures:
- Conduct surveys to collect information about the target materials; identify materials that satisfy the criteria specified at Point a of this Clause to develop a collecting plan and submit it to the relevant competent person to seek his/her approval;
- Prepare a file on materials to be collected, comprising the followings: List of these materials; report on evaluation of these materials and other relevant records (if any);
- Carry out collecting activities according to the approved plan;
- Take the register; file all materials created during the collecting process.
2. Each collected material shall be preserved according to the suitable preventive preservation, restoration preservation, and conversion method.
3. The upholding of the value of a material shall include the following activities:
a) Digitize or make copies of the material to serve user’s needs according to the library's regulations;
b) Develop a Vietnamese-language version of the material according to the principle of translation if that material exists in Chinese, Nom, Sino-Vietnamese and other languages.
4. With respect to the collecting, preservation and upholding of the value of ancient, precious and rare materials, or documentary collections of special historical, cultural and scientific value, which are cultural relics, in addition to compliance with regulations laid down in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, these activities must adhere to relevant provisions of laws on cultural heritage and laws on archival.
Section 3. BASIC READING SPACES OR ROOMS
Article 9. Criteria for determination of basic reading spaces or rooms
1. Basic reading space or room is a place for reading books established by a residential community, organization and individual of Vietnam to provide people with information, knowledge and reading cultural services in a living area, including mountain, remote or ethnic village, hamlet or quarter, which fails to meet the criteria for establishment of a library prescribed in Article 19 and 20 of this Decree.
2. Basic reading spaces or rooms meeting the following criteria should be established:
a) Having at least 300 volumes;
b) Serving target users according to operational objectives of basic reading spaces or rooms;
c) Providing adequate space and infrastructure to ensure the preservation of information resources and meet user’s needs; not to cause any adverse impact on traffic order and safety, guaranteeing conformance to environmental sanitation and landscape requirements; ensuring the furnishment of security, safety, fire fighting and prevention equipment;
d) Appointing persons in charge of basic reading spaces and rooms;
dd) Adopting rules and regulations relevant to target users.
Article 10. Operation of basic reading spaces and rooms
1. Basic reading spaces or rooms shall be operated according to the principle of self-management and self-responsibility.
2. Basic reading spaces or rooms must be provided with professional support and guidance, and facilitation to receive information resources and utilities circulated from public libraries within the same area.
3. The State encourages basic reading spaces or rooms meeting criteria for establishment of community or private libraries serving community to make library establishment announcements as per Article 23 of the Law on Libraries.
Section 4. LIBRARY ESTABLISHMENT REQUIREMENTS
Article 11. Requirements for establishment of provincial public libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Clause 1 and 2 of Article 11 in the Law on Libraries; accepting target users, including organizations or individuals wishing to use libraries within a province or centrally-run city.
2. Having at least 200,000 volumes with at least 50,000 titles of books, including digital materials, audiovisual materials and materials accessible to the disabled; having at least 50 titles of newspapers, magazines, including electronic newspapers that are processed according to the rules of operation of libraries.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) They are located independently at the centres of residential communities or at the places where traffic activities are facilitated;
b) Each library must be spacious enough to meet the dimensional requirements of information resource preservation activities, service areas, warehouses, multimedia reading rooms, professional and operational rooms and toilets;
c) Ensuring both easy mobility and accessibility for persons with disabilities to information resources and amenities of a library;
d) Saving at least 100 m2 of reading spaces for common library users; at least 50 m2 of areas intended for children and people with disabilities;
dd) Ensuring that information technology infrastructure, network connection equipment, security equipment, peripheral and auxiliary equipment, local area network, and wide area network can meet the professional and operational needs of librarians and serve library’s users; implementing library interconnection, providing online and related services;
e) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes;
g) Organizing the provision of mobile library services, rotating information resources to serve local people with respect to libraries located in border areas, islands, ethnic minority areas, regions faced with difficult or extremely difficult socio-economic conditions.
4. Librarians must satisfy the following requirements:
a) Having professional information - library qualification according to the standards of their work positions as prescribed by law;
b) Having at least 70% of librarians who have already held at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations;
c) Having the capability of applying information technology to library operations or services, carrying out the library interconnection; guiding library users how to use modern library facilities to access and exploit information.
Article 12. Requirements for establishment of district-level public libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Clause 3 of Article 11 in the Law on Libraries; accepting target users, including organizations or individuals wishing to use libraries within an urban/rural district, provincially-run city or city controlled by a centrally-affiliated city.
2. Having at least 10,000 volumes with at least 1,000 titles of books; having at least 10 titles of newspapers, magazines (including electronic newspapers) that are processed according to the rules of operation of libraries.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) They are located at the centres of residential communities or at the places where traffic activities are facilitated;
b) Each library must be spacious enough to meet the dimensional requirements of information resource preservation activities, service areas, warehouses, functional or operational rooms, and toilets;
c) Saving at least 60 m2 for reading spaces intended for library’s users;
d) Ensuring both easy mobility and accessibility for persons with disabilities to information resources and amenities of a library;
dd) Having facilities and equipment designed for operational and functional activities performed by librarians and meeting library users’ needs;
e) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians must hold at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations.
Article 13. Requirements for establishment of commune-level public libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Clause 3 of Article 11 in the Law on Libraries; accepting target users, including organizations or individuals, wishing to use libraries within a commune, ward or town.
2. Having at least 2,000 volumes and at least 02 titles of newspapers, magazines (electronic newspapers are optional, but encouraged) that are processed according to the rules of operation of libraries.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) They are located nearby residential communities or at the places where traffic activities are facilitated;
b) Library’s dimension must meet the requirements of preservation of information resources, service areas and toilets;
c) Saving at least 40 m2 for reading spaces intended for library’s users;
d) Having facilities and equipment designed for operational and functional activities performed by librarians and meeting library users’ needs; guaranteeing the provision of equipment and facilities designed for information resources preservation, security, safety, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians graduated high school or obtaining higher educational degrees must have already participated in training courses or received professional instructions related to library operations.
Article 14. Requirements for establishment of specialized libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Article 12 in the Law on Libraries; accepting target users, including public officials, servants and employees of authorities or organizations establishing these libraries, and other persons, wishing to use libraries according to library's rules and regulations.
2. Having at least 2,000 volumes, including at least 500 titles of digital materials; having newspapers and magazines, including electronic newspapers associated with the functions and tasks of agencies and organizations, which are processed according to the library's operational rules, ensuring they can meet work, study and research needs of library users.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) Each library must be spacious enough to meet the dimensional requirements of information resource preservation activities, service areas, warehouses, functional or operational rooms, and toilets;
b) Ensuring that the reading space for library users must be at least 100 m2 for central agencies and organizations and 40 m2 for grassroots—level agencies and organizations;
c) Ensuring that information technology infrastructure, network connection equipment, security equipment, peripheral and auxiliary equipment, local area network, and wide area network can meet the professional and operational needs of librarians and serve library’s users; implementing library interconnection, providing online and related services;
d) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians must satisfy the following requirements:
a) Having professional information - library qualification according to the standards of their work positions as prescribed by law;
b) Having at least 70% of librarians who have already held at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations;
c) Having the capability of applying information technology to library operations or services, carrying out the library interconnection; of guiding library users how to access and make best use of information and library’s services.
Article 15. Composition and tasks of libraries of the people's armed forces
Libraries of the people’s armed forces must be established in accordance with regulations of the Law on Libraries and the Government’s particular regulations.
Article 16. Requirements for establishment of university libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Article 14 in the Law on Libraries; accepting target users, including teachers, learners and employees of education institutions and other persons, wishing to use libraries according to library's rules and regulations.
2. Having information resources, including textbooks, teaching materials, reference materials, newspapers, magazines relevant to each training major of an educational institution, which are processed according to the library's operational rules, meeting the requirements concerning the capacity to serve at least 60% of learners and teachers.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) Being located at the center of an educational institution, providing facilitation for users, especially people with disabilities;
b) Having enough space for storing information resources, service areas, working zones for librarians and meeting other needs concerning processing of other library-related services;
c) Ensuring that the reading spaces, including general-purpose and other reading rooms for library users cover an area of at least 200 m2;
d) Ensuring that information technology infrastructure, network connection equipment, security equipment, peripheral and auxiliary equipment, local area network, and wide area network can meet the professional and operational needs of librarians and serve library’s users; implementing library interconnection, providing online and related services;
d) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians must satisfy the following requirements:
a) Having professional information - library qualification according to the standards of their work positions as prescribed by law;
b) Having at least 70% of librarians who have already held at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations;
c) Having the capability of applying information technology to library operations or services, having the competence in supporting learners and teachers to search, exploit and use information resources inside and outside of a library.
5. Libraries of national universities, in addition to meeting the conditions specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, must satisfy the conditions specified in Clauses 1, 2 and 3 of Article 3 of this Decree.
Article 17. Requirements for establishment of libraries of preschools and universal schools
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in clauses 1, 2 and 3 of Article 15 in the Law on Libraries; accepting target users, including teachers, learners and employees of education institutions and other persons, wishing to use libraries according to library's rules and regulations.
2. Having the following available information resources:
a) Textbooks, teachers’ specialized books and reference books, meeting the needs of learners and teachers at educational institutions:
- As for preschools: Ensuring at least 02 volumes/student and 03 volumes/teacher
- As for primary schools: Ensuring at least 03 volumes/student and 01 volumes/teacher, depending on grade levels;
- As for lower secondary schools: Ensuring at least 04 volumes/student and 01 volumes/teacher, depending on subject groups;
- As for upper secondary schools: Ensuring at least 05 volumes/student and 01 volumes/teacher, depending on subject groups;
b) Newspapers, magazines, educational maps and visual aids, audio and visual materials, e-books, and other types of documents, which are suitable for students' age, learning needs and teacher’s reference requirements; ensuring that, as a minimum requirement, materials providing information closely connected to the school's teaching and learning programs according to the list of materials approved by the Ministry of Education and Training must be processed according to the library's operational rules and regulations.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) Being located at the center of an educational institution, providing facilitation for users, especially people with disabilities;
b) Having enough space for storing information resources, implementing library operations, reading service areas, working zones for librarians and meeting other needs concerning processing of other library-related services;
c) The reading space for library users must be at least 50 m2; connected with audio-visual rooms, computer labs, classroom bookcases. Open libraries and friendly reading spaces are encouraged;
d) Having facilities and equipment designed for operational and functional activities performed by librarians and meeting library users’ needs;
dd) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians must hold at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations.
Article 18. Requirements for establishment of libraries of vocational education institutions and other educational institutions
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in clause 4 of Article 15 in the Law on Libraries; accepting target users, including teachers, learners and employees of education institutions and other persons, wishing to use libraries according to library's rules and regulations.
2. Ensuring the service capacity of at least 02 volumes/student and 01 volume/teacher; ensuring that publications, newspapers and magazines relevant to each training major of an educational institution are processed according to the library's operational rules and regulations.
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) Being located at the center of an educational institution or any places providing facilitation for users;
b) Having enough space for storing reference materials, textbooks, teaching materials, reading service areas, working zones for librarians and meeting other needs concerning processing of other library-related services;
c) Ensuring that the reading space for library users is at least 100 m2 for colleges; at least 50 m2 for vocational education centers, vocational education - continuing education centers;
d) Having facilities and equipment designed for operational and functional activities performed by librarians and meeting library users’ needs; enabling persons with disabilities to have access to information resources;
dd) Ensuring the installation of specialized equipment and means designed for information resources preservation, security, fire safety and prevention purposes.
4. Librarians must satisfy the following requirements:
a) Librarians must hold at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations;
b) Having the skills at applying information technology to library operations or services, having the competence in supporting learners and teachers to search, exploit and use information resources inside and outside of a library.
Article 19. Requirements for establishment of private libraries providing public services
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in clauses 2 and 3 of Article 16 in the Law on Libraries, and not in breach of legislative regulations; accepting target users, including the public and other persons, according to a library's operational objectives.
2. Shelving at least 2,000 volumes (including digital materials).
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) A library’s size and infrastructure must guarantee the preservation of information resources and library amenities with at least 25 m2 of reading spaces intended for library users;
b) Ensuring environmental sanitation, and providing landscapes, security, safety, and fire fighting and prevention equipment; avoiding any impacts on the traffic order and safety within the area where a library is located.
4. Librarians must graduate high school or more; at least one of the library’s staff must attain library service provision qualification or must have already participated in training courses or provided with professional instructions related to library operations.
Article 20. Requirements for establishment of community libraries
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in clauses 1 and 3 of Article 16 in the Law on Libraries, and not in breach of legislative regulations; accepting target users, including the public and other persons, according to a library's operational objectives.
2. Shelving at least 1,500 volumes (including digital materials).
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) A library’s size and infrastructure must guarantee the preservation of information resources and library amenities with at least 25 m2 of reading spaces intended for library users;
b) Ensuring environmental sanitation, and providing landscapes, security, safety, and fire fighting and prevention equipment; avoiding any impacts on the traffic order and safety within the area where a library is located.
4. Librarians must hold at least associate degrees in information - library or other majors provided that they manage to obtain certificates of completion of information – library professional training courses issued by competent authorities or organizations.
Article 21. Requirements for establishment of libraries of foreign organizations or individuals providing services for Vietnamese people
1. Setting the goals of organizing and operating a library which are appropriate and fit into the functions and tasks specified in Article 16 in the Law on Libraries, and not in breach of legislative regulations; accepting target Vietnamese users according to a library's operational objectives.
2. Shelving at least 2,000 volumes (including digital materials).
3. Having library facilities and amenities conforming to the following requirements:
a) A library’s size and infrastructure must guarantee the preservation of information resources and library amenities with at least 25 m2 of reading spaces intended for library users;
b) Ensuring environmental sanitation, and providing landscapes, security, safety, and fire fighting and prevention equipment; avoiding any impacts on the traffic order and safety within the area where a library is located.
4. Librarians must have full capacity in the civil law or civil act capacity and must graduate high school or more as well as must participate in training courses or receive professional instructions related to library operations. Librarians with foreign nationality must provide clear criminal records and residence addresses in Vietnam.
Section 5. PROCESSES AND PROCEDURES FOR SUSPENSION AND CLOSURE OF LIBRARIES
Article 22. Processes and procedures for suspension of libraries
1. When detecting any signs of law violation, agencies, organizations and individuals shall collect evidences and send written petitions to competent persons to suspend operations of the defaulting library according to the provisions of Point b of Clause 3 of Article 22 in the Library Law to seek their decision on administrative penalty.
2. When detecting any signs of violations specified in Clause 1 of Article 22 of the Library Law or at the request of agencies, organizations or individuals specified in Clause 1 of this Article, competent persons must suspend library operations and assessing the extent of violation and issue their decisions on administrative penalty in the form of suspension of library operations for a definite period in accordance with law. In case of refusal to force suspension, they must send written responses clearly stating reasons.
3. Procedures for fixed-term suspension of libraries shall comply with regulations of law on administrative penalties.
Article 23. Processes and procedures for closure of libraries
1. Processes and procedures for closure of a library:
a) Issue notices regulated in clause 3 of Article 23 in the Law on Libraries;
b) Transfer library information resources and utilities according to the plan specified in Clause 7 of Article 45 in the Library Law.
2. Processes and procedures for the forced closure of a library:
a) At least 15 working days before the suspension expiration date, the suspended library shall be responsible for reporting the remedy of the suspension cause (with supporting documents) to the person who has made the suspension decision.
Within 15 working days of receipt of complete and valid documentation, if the library fails to take remedial action or cannot remedy the cause of suspension, the suspension decision maker shall make a decision to terminate the operation of the library and notify the founding agencies or organizations (if any);
b) Upon expiration of the suspension duration, if the library fails to report on remedy to the suspension cause, the suspension decision maker shall make a decision to terminate the operation of that library;
c) If the affected library has received information resources and library utilities transferred from public libraries, within 15 working days from the date of receipt of the decision on forced closure, they must completely return all library resources and utilities to the transferor library.
Section 6. LIBRARY INTERCONNECTION
Article 24. Library interconnection principles
1. Ensuring the efficient use of investment resources of the State, organizations and individuals for library activities.
2. Meeting user’s needs for information resources, information products and library services.
3. Ensuring that the interconnection must be made on a basis of voluntariness and cooperation associated with agreement, task allocation or coordination amongst libraries.
4. Sharing and linking databases and information resources of which the development is funded by the state budget in accordance with regulations.
5. Complying with laws on intellectual property, science and technology, information technology, cybersecurity and other relevant laws.
6. Guaranteeing the management and use of information resources for the right purposes, effectively and in accordance with the regulations on interconnection.
Article 25. Cooperation in the collection, enrichment and use of information resources
1. Setting up library groups to regulate and cooperate in the enrichment, update and sharing of information resources. Libraries may opt to join groups on a voluntary basis, share and contribute library resources for use among group members; may designate a library as a liaison between group members.
In order to join a group, a library must meet the following requirements:
a) Targeting similar types of customers;
b) Having acceptable and compatible information technology infrastructure;
c) Assigning staff members to respond, operate, exploit and share information resources between member libraries;
d) Having funds for the continued operation of a group;
dd) In case of cooperation according to the production and business mode, in addition to complying with the provisions at Points a, b, c and d of this Clause, complying with relevant laws.
2. Cooperation in the collection, enrichment and use of information resources, including: Collaborating in developing published information resources; carrying out connection and sharing activities for the purpose of enrichment of information resources and right of access to databases and digital information resources.
3. Shared information resources must meet the following requirements:
a) They must ensure legitimacy;
b) They must be described, stored, managed, and exploited in a uniform structure, meeting the corresponding standards of the world's library industry;
c) Ensuring that the information exploitation process and sharing policy conform to the group's regulations;
d) They must be managed by software so that they can be accessed by computers, phones and other electronic devices in accordance with the law.
Article 26. Sharing of results obtained from the functional and professional processing, cataloging and library information products
1. State-funded libraries shall be responsible for sharing information resource processing results, including data on information resources and basic descriptions of the library's information resources which are organized in the particular structure in the library sector (hereinafter referred to as record forms), with other libraries in the group according to the provisions of law.
2. Depending on the specific conditions, libraries in the group may share a database of record forms; create a catalog reflecting information resources available at 02 or more libraries (hereinafter referred to as a combined catalog) according to the following modes:
a) Searching and viewing data about informational resources only;
b) Allowing direct reading;
c) Downloadability for personal reading (with respect to digital materials) or needing clear determination of the manner and degree of information exploitation (with respect to other information resources);
d) Requiring the payment of service charges under the regulations of each library, cooperation rules of each group and regulations of laws.
3. Responsibilities of the presiding or liaison library:
a) Maintaining and developing the commonly used database;
b) Providing data management support for libraries in the group; granting the right to use and exploit the system;
c) Controlling the quality of record forms; directing the consistency and standardization of record forms of libraries in the group;
d) Guiding and supporting member libraries in the group in terms of professional matters.
Article 27. Cooperation in provision of inter-library services
1. Cooperation in providing inter-library services shall include the following basics:
a) Inter-library borrowing of printed, digital or multimedia information resources between libraries to serve users;
b) Connection and cooperation in issuing library cards to users within the same area, in the same specialization, sector or system;
c) Coordination and exchange of information resources, using library facilities and equipment to provide library services for users;
d) Application of other methods of implementing inter-library services suitable to the characteristics of each type of library and relevant laws.
2. The inter-library borrowing shall be subject to the following regulations:
a) Implementing the lending of information resources between libraries according to the regulations of participating libraries and group’s regulations;
b) The borrowing time limit and the amount of information resources to be borrowed must be subject to the regulations of the lender library;
c) Library users may register or submit inter-library requests at the places where their library cards are issued; receive information resources through the libraries where the cards are registered or in person at the lending libraries, by post or online according to the regulations of the lender libraries.
Article 28. Creation of the combined catalog
1. The creation, administration and development of the combined catalog shall be subject to the following principles:
a) Defining the roles, rights and obligations of member libraries involved in building a combined catalog; appointing a presiding or liaison library;
b) Agreeing on regulations on the standardization of processes and operations in creating record forms of member libraries;
c) Regularly updating record forms reflecting the current condition of information resources of each library;
d) Associating the building of a combined catalog with cooperation in the collection, enrichment and use of information resources and inter-library borrowing.
2. The contribution of record forms to integrate data into a combined catalog must adhere to the following mechanism:
a) Libraries participating in developing a combined catalog send record forms to the library appointed as the presiding library;
b) Information and data included in the record forms of the library participating in creating a combined catalog must ensure conformance to common standards and, when being exported, fully including the basic description of information resources of each library, including: Name (title), author’s name, publication information, keywords, subjects, individualized registration numbers, shelving codes, and other information where required, which have been confirmed in the group;
c) Synchronizing record forms with combined catalog system with respect to the domestic interconnection, or the global combined catalog system with respect to the international interconnection.
3. The National Library of Vietnam, provincial public libraries and prioritized important public libraries shall be responsible for cooperating in updating and standardizing the national combined catalog development database.
Article 29. Library interconnection mechanism
1. Prioritized important libraries shall lead the construction, sharing and exploitation of information resources shared amongst libraries as follows:
a) Creating and sharing data, processing results and digital information resources in accordance with law;
b) Compiling and building databases, and providing shared library products and services;
c) Building and developing a combined catalog system; managing group libraries, controlling the database quality; solving technical problems related to library operations; ensuring the system safety, security and backup;
d) Acting as the liaison for exchanging information resources, providing access to digital materials; serving individual needs.
2. Libraries shall participate in the cooperation in supplementing, purchasing the access right, and sharing foreign information resources are as follows:
a) Create, build and standardize data to connect, share and contribute library resources for shared use within a group according to connection rules and regulations;
b) Get involved in developing policies on the levels of sharing and right of access of library users; policies for collection of service fees and charges according to current regulations;
c) Make use of information resources processing results, information products and services of other libraries to serve library users;
d) Ensure that state-funded information resources must be interconnected, shared and used efficiently.
Article 30. Library interconnection method
1. Interconnection between libraries which varies depending on geographical zones on the international scale, within regions, countries, national parts or divisions, or the same area.
2. Interconnection between groups of libraries with synchronous functions, tasks and service receivers.
3. Interconnection between libraries with the same sectors and types of information resources regarding social science and humanity, natural science and technology and other disciplines.
4. Interconnection between types of libraries prescribed in clause 1 of Article 9 in the Law on Libraries;
Article 31. Transitional provisions
1. Organizations and individuals that have submitted applications for registration for operation of private libraries serving communities before the effective date of this Decree, but have not yet obtained registration certificates, shall continue to comply with legislative regulations at the time of submission.
2. Libraries established before July 1, 2020 must be improved to satisfy all requirements for library establishment in 2 years following the effective date of this Decree.
1. This Decree shall take effect from October 5, 2020.
2. Decree No. 72/2002/ND-CP dated August 6, 2002 of the Government detailing the implementation of the Library Ordinance; Decree No. 02/2009/ND-CP dated January 6, 2009 of the Government, providing for the organization and operation of private libraries serving the community; provisions of Clause 5 of Article 2 in the Decree No. 01/2012/ND-CP dated January 4, 2012 of the Government, amending, supplementing, replacing, annulling or canceling regulations related to administrative procedures under the management of the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall expire on the effective date of this Decree.
Article 33. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, and other entities or persons involved, shall be responsible for enforcing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực