Chương 1 Nghị định 90/2009/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 90/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2009 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2009 |
Ngày công báo: | 01/11/2009 | Số công báo: | Từ số 501 đến số 502 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, bao gồm:
a) Vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh hóa chất;
b) Vi phạm quy định về vận chuyển hóa chất nguy hiểm;
c) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
d) Vi phạm quy định về khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển quá cảnh hóa chất;
e) Vi phạm quy định xử lý, thải bỏ hóa chất tồn dư, chất thải và dụng cụ chứa hóa chất;
g) Vi phạm quy định về quảng cáo hóa chất;
h) Vi phạm quy định về phân loại, ghi nhãn hóa chất;
i) Vi phạm quy định về bao gói hóa chất;
k) Vi phạm quy định về phiếu an toàn hóa chất;
l) Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất cho thí nghiệm, nghiên cứu khoa học;
m) Vi phạm quy định về cất giữ, bảo quản hóa chất nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh hóa chất;
n) Vi phạm quy định về xử lý hóa chất bị thải bỏ trong sử dụng;
o) Vi phạm quy định về xây dựng biện pháp phòng ngừa, kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất;
p) Vi phạm quy định về khai báo hóa chất;
q) Vi phạm quy định về đăng ký hóa chất mới;
r) Vi phạm quy định về điều kiện của người có liên quan tới các hoạt động hóa chất nguy hiểm;
s) Vi phạm quy định về công tác bảo vệ khu vực có hoạt động hóa chất nguy hiểm;
t) Vi phạm quy định về cung cấp, bảo mật thông tin hóa chất;
u) Vi phạm quy định về báo cáo sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp; quản lý hóa chất Bảng thuộc Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và chất phóng xạ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất không quy định trực tiếp tại Nghị định này thì áp dụng theo các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam; trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản xuất hóa chất là quá trình chế tạo ra hóa chất.
2. Sử dụng hóa chất là quá trình đưa hóa chất ra dùng trong thực tế nhằm đạt được mục đích nhất định trong các hoạt động kinh tế (sản xuất, xây dựng, điều tra cơ bản, đào tạo, nghiên cứu khoa học …) theo một quy trình công nghệ đã được xác định.
3. Mua bán, cung ứng hóa chất là quá trình thực hiện hợp đồng mua bán, vận chuyển hóa chất.
4. Bảo quản hóa chất là quá trình cất giữ hóa chất tại kho chứa, các thùng, bồn chuyên dụng chứa hóa chất tại địa điểm cất giữ.
5. Nghiên cứu chế thử hóa chất là quá trình chế tạo ra sản phẩm hóa chất mới. Nghiên cứu chế thử có thể bao gồm toàn bộ quá trình tạo ra sản phẩm hoặc chỉ một trong những bước của quá trình để xác định thành phần, quy trình công nghệ, dây chuyền thiết bị…
Nguyên tắc xử phạt; tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for sanctions against administrative violations in chemical operation, including:
a) Violations of regulations on chemical production and business;
b) Violations of regulations on dangerous chemical transport;
c) Violations of regulations on storage and preservation of dangerous chemicals in chemical production and business;
d) Violations of regulations on safe distance applicable to the facilities of dangerous chemical production and business;
dd) Violations of regulations on export, import, temporary import for re-export, transport of transit chemicals
e) Violations of regulations on treating, eliminating chemical residues, waste and instruments containing chemicals;
g) Violations of regulations on chemical advertisement;
h) Violations of regulations on classification and labelling of chemicals;
i) Violations of regulations on packaging of chemicals;
k) Violations of regulations on the chemical safety slip;
l) Violations of regulations on using chemicals for laboratory and science research;
m) Violations of regulations on storage and preservation of dangerous chemicals during chemical production and business;
n) Violations of regulations on handling of chemicals that are eliminated during use.
o) Violations of regulations on elaborating preventive measures, plans for preventing and responding chemical incidents
p) Violations of regulations on the chemical declaration;
q) Violations of regulations on registration of new chemicals;
r) Violations of regulations on conditions for persons involving the dangerous chemical activities;
s) Violations of regulations on protecting areas involving dangerous chemical operation;
t) Violations of regulations on provision and keeping in secret of chemical information;
u) Violations of regulations on production, import and use reportsof chemicals in List of prohibited chemicals.
2. Acts of administrative violations in industrial explosive management, scheduled chemical managgement under the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP dated August 03, 2005 on the implementation of the Convention of the prohibition of the development, production, stockpiling and use of chemical weapons and on their destruction, and radioactive materials are not subject to the governing scope of this Decree.
3. Acts of administrative violations in chemical operation that are not directly provided in this Decree shall comply with other relevant Government’s Decrees on handling administrative violations in state management.
Article 2. Subjects of application
1. Vietnamese organizations and individuals that conduct acts of administrative violations specified in this Decree.
2. Foreign organizations and individuals that conduct acts of administrative violations specified in this Decree on Vietnam’s territory; except for case of international treaties to which the Vietnam is a contracting party otherwise provides.
3. Minors conducting acts of administrative violations specified in this Decree shall be sanctiones according to provisions at the 2002 Ordinance of handling administrative violations.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Chemical production means the process of manufacturing chemicals.
2. The chemical use means the course of bringing chemicals into actual use so as to reach a definite purpose in economic activities (production, construction, basic survey, training, researching science, and so on) according to a defined technological process.
3. Chemical purchase and provision means the process of performing contracts of chemical purchase and transport.
4. The chemical preservation means the course of storing the chemicals in warehouses, barrels and tanks specialized in containing chemicals at the storing locations.
5. Research for experimental chemical preparation means the process of manufacturing new chemical products. Research for experimental preparation may include whole process of manufacturing product or only one of steps of process so as to define components, technological process, equipment chains, and so on.
Article 4. Provision on sanctioning administrative violations
Sanction principles, mitigating or aggravating circumstances; statute of limitations and time limit for sanction; time limit for being considered not yet administratively sanctioned; method for calculation of time limit and statute of limitations; appliction of forms of sanctioning administrative violations and remedial measures; responsibilities of competent persons in sanctioning administrative violations shall comply with provisions of the 2002 Ordinance on handling administrative violations and the 2008 Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on handling administrative violations.