Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Số hiệu: | 90/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 23/11/2001 | Ngày hiệu lực: | 08/12/2001 |
Ngày công báo: | 31/12/2001 | Số công báo: | Số 48 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/08/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2001/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2001 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 90/2001/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
Nhà nước khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách ưu đãi theo pháp luật hiện hành. Nghị định này quy định thêm các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên.
Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về Đăng ký kinh doanh.
Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước (gọi tắt là Chương trình trợ giúp) là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành và các địa bàn cần khuyến khích. Chương trình trợ giúp này được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Chương trình trợ giúp gồm: mục tiêu, đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp, nguồn lực, kế hoạch và biện pháp về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Chú trọng ưu tiên chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do doanh nhân nữ quản lý.
1. Chính phủ trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn cần khuyến khích.
2. Chính phủ khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và thể nhân góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng đề án tổ chức và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng sản xuất phù hợp; chỉ đạo dành quỹ đất và thực hiện các chính sách khuyến khích để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất hoặc di dời từ nội thành, nội thị ra, bảo đảm cảnh quan môi trường.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
1. Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
2. Các địa phương trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tạo điều kiện mở rộng thị trường.
3. Chính phủ tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước; các Bộ, ngành và địa phương có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất hàng hoá và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu.
4. Chính phủ khuyến khích phát triển hình thức thầu phụ công nghiệp, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp khác về hợp tác sản xuất sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng, nhận thầu xây dựng..., nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường ở nước ngoài. Chi phí trợ giúp được bố trí trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
2. Các Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các chương trình xuất khẩu của Nhà nước.
1. Chính phủ, các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân địa phương cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng in-tơ-nét cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) phối hợp với các cơ quan liên quan và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Chính phủ trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chương trình trợ giúp đào tạo. Kinh phí trợ giúp về đào tạo được bố trí từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo.
3. Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
4. Chính phủ khuyến khích việc thành lập các "vườn ươm doanh nghiệp nhỏ và vừa" để hướng dẫn, đào tạo doanh nhân trong bước đầu thành lập doanh nghiệp.
Thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư định hướng công tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa: xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình cấp có thẩm quyền ban hành; tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp, lập danh mục các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt.
2. Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong việc xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua cân đối nguồn lực và kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài để trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xúc tiến trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp.
6. Định kỳ sáu tháng một lần, tổng hợp báo cáo về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề cần giải quyết để Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ.
7. Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
1. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Biên chế và kinh phí hoạt động của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định sau khi thoả thuận với Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính trên tinh thần sử dụng nhân sự trong quá trình sắp xếp tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí bộ máy của Cục gọn nhẹ, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tình hình mới.
2. Kinh phí hoạt động của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Thành lập Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các thành viên của Hội đồng hoạt động kiêm nhiệm. Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ và thành viên Hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.
2. Thành phần của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
Chủ tịch Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thư ký thường trực của Hội đồng: Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thương mại, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp.
Đại diện ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nẵng.
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, một số hiệp hội doanh nghiệp.
Một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ và đào tạo.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
4. Kinh phí hoạt động của Hội đồng được tổng hợp trong kinh phí của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa) tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp nhỏ và vừa là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng tư vấn cho Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và là đầu mối tư vấn về công nghệ và kỹ thuật, cải tiến trang thiết bị, hướng dẫn quản lý kỹ thuật và bảo dưỡng trang thiết bị, tạo điều kiện tiếp cận công nghệ trang thiết bị mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập đề án tổ chức và ban hành Quy chế hoạt động của các trung tâm này, sau khi thoả thuận với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và các cơ quan liên quan.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Định hướng công tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng hoặc tham gia xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương. Tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt.
Định kỳ sáu tháng một lần, tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp về sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề cần giải quyết.
Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức liên quan thực hiện việc xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương theo quy định hiện hành.
1. Chính phủ khuyến khích việc thành lập và củng cố các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhằm thực hiện các chương trình trợ giúp một cách thiết thực và có hiệu quả.
2. Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các hiệp hội doanh nghiệp đã có và thành lập các hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, nhằm triển khai các hoạt động kể cả thu hút các nguồn lực từ nước ngoài để trợ giúp một cách thiết thực, trực tiếp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dịch vụ về thông tin, tiếp thị mở rộng thị trường, đào tạo, công nghệ..., nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân địa phương có trách nhiệm thường xuyên gặp gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức lấy ý kiến tham gia của hiệp hội doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Các hiệp hội và câu lạc bộ doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ, ngành các cơ quan liên quan triển khai các công việc tiếp theo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 90/2001/ND-CP |
Hanoi, November 23, 2001 |
ON SUPPORT FOR DEVELOPMENT OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
With a view to encouraging and creating favorable conditions for development of small- and medium-sized enterprises;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Developing small- and medium-sized enterprises (SMEs) is an important task in the strategy for socio-economic development and acceleration of the national industrialization and modernization.
The State encourages and creates favorable conditions for SMEs to bring into play their activeness and creativeness, raise their managerial capability, develop sciences, technologies and human resources, expand their cooperative ties with enterprises of other forms and increase the business results as well as competitiveness on the market; develop production and business, create jobs and improve the laborers life.
Article 2.- Scope of regulation
SMEs shall enjoy preferential treatment policies according to current legislation. This Decree prescribes more support policies for SMEs and SME development promotion organizations to meet the socio-economic development requirements and accelerate the national industrialization and modernization.
Article 3.- Definition of SMEs
SMEs are independent production and business establishments, which make business registration according to the current law provisions, each with registered capital not exceeding VND 10 billion or annual labor not exceeding 300 people.
On the basis of the concrete socio-economic situation of each branch or locality, in the course of implementing the support measures and programs, both or either of the above-mentioned criteria on capital and labor may be applied in a flexible manner.
Article 4.- Subjects of application
This Decree shall apply to SMEs, including:
- Enterprises set up and operating under the Enterprise Law;
- Enterprises set up and operating under the State Enterprise Law;
- Cooperatives set up and operating under the Cooperative Law;
- Business households making registration under the Government’s Decree No.02/2000/ND-CP of February 3, 2000 on business registration.
The State’s program on support for SMEs (called support program for short) is a target program for SMEs, based on the orientation of prioritizing the socio-economic development and the development of branches and localities which need encouragement. This support program shall be incorporated in the annual and five-year plans to be decided by the Prime Minister or presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.
The support program covers: objectives, categories of SMEs classified according to their business lines and operation fields and locations, contents and sources of support, plans and measures on mechanisms and policies, and organization of implementation. To attach importance and give priority to support for those SMEs managed by businesswomen.
Article 6.- Investment encouragement
1. The Government shall encourage investment by applying financial and credit measures in a certain period of time to those SMEs which invest in a number of trades and branches, including the traditional ones, and in localities which need the encouragement.
2. The Government encourages financial institutions, enterprises and entities to contribute investment capital to SMEs.
Article 7.- Establishment of credit guarantee fund for SMEs
To set up a credit guarantee fund for SMEs in order to provide them guarantee when they fail to acquire enough properties for mortgage or pledge to borrow capital from credit institutions.
The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with concerned agencies in drawing up a scheme on organization and the Regulation on operation of the credit guarantee fund for SMEs and submit them to the Prime Minister for decision.
Based on the socio-economic development planning as well as planning and plans on the use of land in the provinces and cities, already approved by the Prime Minister, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall create favorable conditions for SMEs to have proper production ground; direct the reservation of land fund and implementation of promotion policies for the construction of industrial parks and clusters for SMEs to have grounds to build their production establishments or move from urban centers to outlying regions, ensuring the environmental landscape.
SMEs shall enjoy preferential treatment policies regarding land lease, transfer and mortgage as well as other land use-related rights prescribed by law.
Article 9.- Markets and raising of competitiveness
1. The ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct and create conditions for SMEs to gain access to information on markets and goods prices and assist them to expand markets and sell their products.
2. Localities shall assist SMEs in exhibiting, introducing, advertising and marketing their potential products, thereby creating conditions for them to expand the markets.
3. The Government shall create conditions for SMEs to participate in goods supply and service provision under the plans on goods procurement with State budget sources; the ministries, branches and localities shall work out plans to give priority on goods ordering and quota-regulated goods orders to SMEs which produce goods and/or provide services, ensuring the quality and meeting their requirements.
4. The Government encourages the development of industrial sub-contracting form and the enhancement of the relationship between SMEs and other enterprises in cooperation on the production of goods, components, accessories and spare parts as well as construction contracting..., in order to promote technological transfer, expand product outlets and raise the competitiveness of SMEs.
5. Through the support programs, the Government shall create conditions for SMEs to renovate technologies, equipment and machinery, develop new products and modernize management, with a view to raising the quality of their commodity products and competitiveness on the market.
Article 10.- On export promotion
1. The State encourages SMEs to boost export and creates conditions for them to cooperate with foreign partners, expand goods and service export markets. Through the export promotion-support program, the State shall partially support SMEs’ expenses for survey, study, exchange and cooperation activities and participation in fairs and exhibitions to introduce their products and probe foreign markets. Such financial support shall be covered by the Export Support Fund.
2. The ministries and branches shall create favorable conditions for SMEs to take part in the State�s export programs.
Article 11.- On information, consultancy and human resource training
1. The Government, ministries, branches and local People’s Committees shall supply necessary information on publications and Internet to SMEs and, through the Ministry of Planning and Investment (the Department for SME Development), coordinate with relevant agencies and socio-professional organizations in supporting SMEs.
2. The Government shall provide financial support for consultancy and human resource training to SMEs through training support programs. The fund in support of training shall be covered by the State budget portion for education and training.
3. The Government encourages domestic and overseas organizations to support SMEs with the provision of information, consultancy and human resource training.
4. The Government encourages the establishment of "SME nurseries" in order to guide and train businessmen in the initial steps of setting up enterprises.
SME DEVELOPMENT PROMOTION ORGANIZATIONS
Article 12.- Establishment of the Department for SME Development
To set up the Department for SME Development under the Ministry of Planning and Investment, which shall assist the Minister of Planning and Investment in performing the function of State management over SME development promotion.
Article 13.- The Department for SME Development shall have the following major tasks and powers:
1. To assist the Minister of Planning and Investment in orientating the SME promotion work: elaborating or participating in the elaboration of policies and legal documents on SME development promotion, and submitting them to the competent levels for promulgation; summing up the elaboration of support programs, making detailed lists of SMEs according to their business lines and operation fields and locations and contents of support; coordinating, guiding and inspecting the implementation of support programs after they are approved.
2. To organize training so as to improve the capabilities of personnel in SME support organizations and foster their operational skills in the promotion of SME development.
3. To effect international cooperation on SME development promotion through balancing resources and calling for outside capital sources to support SMEs.
4. To coordinate with relevant agencies and organizations in supplying necessary information to SMEs.
5. To coordinate with relevant SME-support promotion agencies and organizations in providing technical consultancy, approaching advanced technologies and equipment, guiding and organizing training courses on technical operation and management as well as enterprise management.
6. To submit biannual sum-up reports on development of SMEs as well as on to be-solved matters to the Minister of Planning and Investment for further submission to the Prime Minister.
7. To perform the task of standing secretary of the SME Development Promotion Council.
8. To carry out other State management activities regarding the SMEs development promotion, assigned by the Minister of Planning and Investment.
Article 14.- Organizational structure and operation regulation of the Department for SME Development
1. The Minister of Planning and Investment shall specify tasks, powers and organizational apparatus of the Department for SME Development. The staff and fund for operation of the Department for SME Development shall be decided by the Minister of Planning and Investment after reaching agreement with the Minister-Chairman of the Government Commission for Organization and Personnel and the Finance Minister in the spirit of employing staff of the Ministry of Planning and Investment in the course of its reorganization, ensuring that the Department’s apparatus is simple, efficient and meets the requirements of speeding up the SME development promotion in the new situation.
2. The fund for operations of the Department for SME Development shall be allocated by the State budget and incorporated in the Ministry of Planning and Investment�s annual State budget estimates.
Article 15.- Establishment of the SME Development Promotion Council
1. To set up the SME Development Promotion Council, which shall advise the Prime Minister on mechanisms and policies to encourage development of SMEs. The Council’s members shall operate on a part-time basis. The Prime Minister shall decide on the Council’s functions, tasks and membership at the proposal of its chairman.
2. The membership of the SME Development Promotion Council includes:
- Its chairman being the Minister of Planning and Investment.
- Its Standing Secretary being the director of the Department for SME Development.
- Representatives of the Ministries of: Planning and Investment; Industry; Finance; Agriculture and Rural Development; Construction; Communications and Transport; Trade; Science, Technology and Environment; Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; and Justice.
- Representatives of the People’s Committees of Hanoi, Ho Chi Minh City, Hai Phong and Da Nang cities.
- Representatives of Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Central Council of the Union of Vietnamese Cooperatives and a number of enterprise associations.
- A number of economic, scientific, technological and training experts.
3. The Council’s working regulations shall be decided by its chairman.
4. The fund for operation of the Council shall be incorporated in the fund of the Department for SME Development.
Article 16.- Establishment of the SME Technical Support Centers
The Ministry of Planning and Investment shall set up the SME Technical Support Centers (under the Department for SME Development) in Hanoi, Ho Chi Minh City and Da Nang city.
The SME Technical Support Centers are the public-service units with revenues, which have the function of advising the Department for SME Development and at the same time acting as the major consultants on technological and technical matters, renovation of equipment, guidance for technical management and maintenance of equipment, creating conditions for SMEs to approach new technologies and equipment.
The Ministry of Planning and Investment shall elaborate a scheme on organization and issue the Regulation on operation of these centers after reaching agreement with the Government Commission for Organization and Personnel and relevant agencies.
Article 17.- Promotion of SMEs in localities
The People�s Committees of the provinces and centrally-run cities shall promote the development of SMEs in their respective localities with the following major tasks:
- Orientating the SME promotion work; elaborating or participating in the elaboration of legal documents guiding the implementation of the Government’s, the Prime Minister’s and the Ministry of Planning and Investment�s regulations on the promotion of SMEs in localities. Summing up and elaborating the SME support programs; coordinating, guiding and inspecting the implementation of support programs after the approval thereof.
- Once every six months, making and sending the sum-up reports to the Ministry of Planning and Investment on situation of development of SMEs as well as problems to be settled.
- Coordinating with relevant ministries, branches and organizations in promoting the development of SMEs in their respective localities according to current regulations.
Article 18.- SME-supporting organizations
1. The Government encourages the establishment and consolidation of SME-supporting organizations under the agencies, socio-political organizations and socio-professional organizations in order to practically and efficiently implement the support programs.
2. The Government encourages and creates conditions for SMEs to join the existing enterprise associations and set up new associations and clubs of enterprises with a view to carrying out activities, including the attraction of overseas resources in order to provide practical and direct support with services on information, marketing for market expansion, training, technologies... to SMEs, thereby raising their production and business efficiency.
3. The ministries, branches and local People’s Committees shall have to regularly meet with SMEs and handle problems arising in their production and business activities; organize the collection of opinions of enterprise associations in the course of drafting legal documents related to SMEs.
4. The enterprise associations and clubs shall be organized and operate according to law provisions.
Article 19.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its signing.
Article 20.- Implementation responsibility
1. The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the relevant ministries, branches and agencies in carrying out the follow-up jobs, guiding, monitoring and urging the implementation of this Decree and reporting to the Prime Minister on the implementation situation as well as newly-arising problems for settlement.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực