Số hiệu: | 89/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/08/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/09/2020 |
Ngày công báo: | 15/08/2020 | Số công báo: | Từ số 827 đến số 828 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đối với Bộ Y tế:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế;
b) Tham gia xác định mức đóng, phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế và cơ chế chi trả chi phí khám, chữa bệnh; giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế;
c) Kiến nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm y tế; tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm y tế.
3. Đối với Bộ Tài chính:
a) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và cơ chế tài chính áp dụng đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Tài chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
c) Báo cáo định kỳ hằng năm và báo cáo đột xuất về tình hình thu, chi và quản lý, sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, với các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm gia tăng đối tượng tham gia và bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế .
4. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và cơ quan nhà nước khác trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch đặt ra.
5. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức ở địa phương xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; trong trường hợp cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động.
6. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
7. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
8. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
9. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, một năm và báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình hình trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực