Chương 2 Nghị định 83/2013/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 83/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2013 | Số công báo: | Từ số 455 đến số 456 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xóa nợ thuế cho cá nhân, doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP, các đối tượng sau sẽ được xóa nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 1/7/2007:
- Hộ gia đình, cá nhân đã ngừng kinh doanh còn nợ tiền thuế, tiền phạt gặp khó khăn, không thanh toán được tiền thuế nợ.
- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã giải thể còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
- DNNN đã cổ phần hóa và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh thành lập pháp nhân mới có khoản tiền thuế nợ, tiền phạt chưa bị xử lý giảm vốn khi xác định giá trị DN hoặc khi chuyển thành công ty cổ phần.
- DNNN thực hiện giao, bán và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nợ tiền thuế, tiền phạt đã không được tính vào giá trị DN để giao, bán.
Các khoản nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của khoản thuế nợ gốc được xóa tương ứng cũng đồng thời được xóa.
Nghị định 83/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Người nộp thuế có trách nhiệm tính, xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước do mình kê khai, trừ trường hợp cơ quan quản lý thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại các Điều 37, 38 và 39 Luật quản lý thuế.
2. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung, điều chỉnh hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung, điều chỉnh được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra; nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh; việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.
3. Trường hợp người nộp thuế tự tính thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế đã tính và khai với cơ quan quản lý thuế theo thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các Điều 32, 33 của Luật quản lý thuế và các khoản 9, 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.
4. Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế hoặc quyết định thu thuế của cơ quan quản lý thuế.
5. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh có văn bản đề nghị gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì không phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh trước khi hết thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải có văn bản thông báo gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
6. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (sau đây viết tắt là APA) được thực hiện theo nguyên tắc giao dịch độc lập phản ánh giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế mà Việt Nam đã ký và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tổng cục Thuế căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế hoặc đề nghị của cơ quan thuế nước ngoài để quyết định đàm phán APA.
1. Trước khi làm thủ tục hải quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, chứng từ liên quan cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi sẽ làm thủ tục hải quan và có văn bản đề nghị xác định trước mã số, hoặc xác định trước trị giá hải quan, hoặc xác nhận trước xuất xứ cho hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là xác định trước).
Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết việc xác định trước của tổ chức, cá nhân.
2. Căn cứ quy định của pháp luật, cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan và hồ sơ do tổ chức, cá nhân cung cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo bằng văn bản về kết quả xác định trước trong thời hạn 25 (hai mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan.
Trường hợp hàng hóa phức tạp cần phải phân tích, giám định, xác minh làm rõ trước khi xác định trước thì thời hạn thông báo kết quả xác định trước có thể kéo dài hơn, nhưng tối đa không quá 90 (chín mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần xác minh làm rõ tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài thì thời hạn xác minh thực hiện theo thỏa thuận đã ký với nước ngoài.
Trường hợp không đủ cơ sở, thông tin để xác định trước, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung thêm thông tin, tài liệu.
3. Văn bản thông báo kết quả xác định trước có giá trị sử dụng trong thời hạn tối đa 03 (ba) năm để khai hải quan và làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, tài liệu mà tổ chức, cá nhân cung cấp.
Trường hợp hết thời hạn 03 (ba) năm, nếu không có thay đổi về thông tin, tài liệu và căn cứ ban hành văn bản thông báo kết quả xác định trước, Tổng cục Hải quan xem xét gia hạn văn bản thông báo kết quả xác định trước theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
4. Trường hợp phát hiện văn bản thông báo kết quả xác định trước chưa phù hợp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.
5. Văn bản thông báo kết quả xác định trước chấm dứt hiệu lực trong trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ để ban hành thông báo kết quả xác định trước thay đổi. Thời gian chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả xác định trước thay đổi có hiệu lực thi hành.
6. Văn bản thông báo kết quả xác định trước không có hiệu lực áp dụng trong trường hợp hàng hóa hoặc hồ sơ thực tế nhập khẩu, xuất khẩu khác với hàng hóa hoặc hồ sơ đề nghị xác định trước.
1. Người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí sau đây được áp dụng biện pháp ưu tiên trong thủ tục quản lý thuế:
a) Không bị các cơ quan thuế, hải quan xử lý về hành vi gian lận, trốn thuế, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong thời gian 2 năm liên tục trở về trước, kể từ ngày Tổng cục Hải quan nhận được văn bản của người nộp thuế đề nghị được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên;
b) Thực hiện thanh toán các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng;
c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử với cơ quan hải quan, thủ tục thuế điện tử với cơ quan thuế;
d) Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về kế toán trong thời gian 2 năm liên tục trở về trước;
đ) Đáp ứng mức kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm hoặc quy mô đầu tư do Bộ Tài chính quy định.
2. Người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này và được Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên được áp dụng biện pháp ưu tiên là được hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
3. Doanh nghiệp ưu tiên của nước đã ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng các biện pháp ưu tiên theo thỏa thuận đã ký.
4. Tạm đình chỉ, đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên:
a) Doanh nghiệp đã được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên bị tạm đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên trong trường hợp vi phạm 01 (một) trong các tiêu chí quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
b) Doanh nghiệp bị đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn tạm đình chỉ áp dụng biện pháp ưu tiên quy định tại điểm a khoản này mà doanh nghiệp không khắc phục được các vi phạm;
- Doanh nghiệp có văn bản đề nghị không thực hiện biện pháp ưu tiên đã được công nhận;
- Hết thời hạn được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên mà không có văn bản đề nghị gia hạn.
5. Thời hạn, thẩm quyền công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên:
a) Thời hạn áp dụng biện pháp ưu tiên lần đầu là 3 năm;
b) Thời gian gia hạn là từ 3 năm đến 5 năm;
c) Thời hạn tạm đình chỉ biện pháp ưu tiên là từ 2 tháng đến 6 tháng;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, quản lý doanh nghiệp ưu tiên.
1. Khi có thay đổi, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi, bổ sung thông tin.
Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của người nộp thuế đã mở tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung, thời hạn chậm nhất ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Người nộp thuế trong quá trình sản xuất kinh doanh, định kỳ hàng quý khi có thay đổi, bổ sung số tài khoản tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thì phải thông báo cho cơ quan thuế tại tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.
2. Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn nợ; đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa (trừ thuế thu nhập cá nhân), thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết thuộc diện hoàn thuế theo quy định (hoặc đề nghị cơ quan thuế xác nhận số tiền thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết để làm căn cứ chuyển cơ quan thuế quản lý mới tiếp tục theo dõi) trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế, trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm theo quy định của pháp luật. Đối với thuế thu nhập cá nhân, trường hợp người nộp thuế có số thuế nộp thừa được bù trừ với số thuế phải nộp tại cơ quan thuế chuyển đến.
3. Trường hợp thông tin trong giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.
4. Trường hợp thực hiện đăng ký thuế theo trình tự, thủ tục một cửa liên thông theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh thì thực hiện thay đổi, bổ sung đăng ký thuế theo trình tự, thủ tục đó.
1. Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế.
2. Tờ khai thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên loại, mã hiệu tờ khai thuế;
b) Kỳ tính thuế hoặc thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế;
c) Thông tin về người nộp thuế: Tên, mã số thuế, địa chỉ giao dịch;
d) Các thông tin về căn cứ để tính số thuế phải nộp;
đ) Chữ ký của người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế;
Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế thông qua đại lý thuế thì ngoài các thông tin quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản này, tờ khai thuế có các nội dung sau: Tên, mã số thuế, địa chỉ giao dịch của đại lý thuế; hợp đồng đại lý; nhân viên đại lý thuế; chữ ký nhân viên đại lý thuế.
3. Hồ sơ khai thuế điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử.
1. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế gồm:
a) Tờ khai thuế và các tài liệu khác có liên quan hồ sơ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung, điều chỉnh;
b) Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật quản lý thuế và khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Khai thuế giá trị gia tăng (trừ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) quy định như sau:
a) Khai theo tháng, trừ trường hợp khai theo quý, khai theo từng lần phát sinh và khai thuế theo phương pháp khoán;
b) Khai theo quý áp dụng đối với người nộp thuế đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống:
- Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý;
- Việc khai theo quý được ổn định theo chu kỳ 3 năm dương lịch, chu kỳ khai theo quý đầu tiên được thực hiện ổn định từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết năm 2016;
- Người nộp thuế thuộc diện khai thuế theo quý muốn thực hiện khai thuế theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế biết. Việc khai thuế theo tháng hay theo quý được ổn định trọn năm dương lịch.
c) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ do người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh ngoại tỉnh); trường hợp việc khai thuế phát sinh nhiều lần trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan quản lý thuế để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
2. Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng:
a) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý gồm:
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;
- Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ;
- Các tài liệu khác liên quan đến số thuế phải nộp.
b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh.
1. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
a) Khai tạm tính theo quý;
b) Khai theo từng lần phát sinh đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
c) Khai theo quý đối với đơn vị sự nghiệp;
d) Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.
2. Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý;
b) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng bất động sản là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng bất động sản và các tài liệu liên quan;
c) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý;
d) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
đ) Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu); đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được tiêu thụ trong nước thì khai theo từng lần phát sinh.
2. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt gồm:
a) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng gồm:
- Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tháng;
- Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
- Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có).
b) Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lần phát sinh đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được tiêu thụ trong nước là tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điều này bao gồm: Khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường.
2. Việc khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo từng lần phát sinh.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần theo quy định của pháp luật về hải quan thì việc khai thuế, tính thuế thực hiện theo từng lần thực tế xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc đã được miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc đã được áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, theo hạn ngạch thuế quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, theo hạn ngạch thuế quan thì người nộp thuế phải thực hiện đúng các quy định về quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật khi có sự thay đổi; thực hiện thông báo với cơ quan hải quan nơi đã làm thủ tục hải quan các lô hàng này để thực hiện đăng ký lại tờ khai hải quan mới phù hợp với việc thay đổi.
Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư đã được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư theo quy định của pháp luật liên quan nhưng sau đó chuyển nhượng cho đối tượng khác mà người nhận chuyển nhượng tiếp tục thực hiện dự án tại địa bàn, lĩnh vực được ưu đãi thì tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật và người chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng không phải thực hiện kê khai nộp thuế nhập khẩu.
4. Hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hồ sơ hải quan.
5. Việc khai thuế bổ sung và hồ sơ khai thuế bổ sung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Khai thuế tài nguyên quy định như sau:
a) Khai theo tháng áp dụng với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này, trường hợp khai thuế và xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán;
b) Khai theo từng lần phát sinh đối với trường hợp người thu mua tài nguyên nộp thuế thay cho người khai thác; tổ chức giao bán tài nguyên thiên nhiên bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên; trường hợp trong tháng phát sinh nhiều hơn một lần thu mua tài nguyên, người nộp thuế thay có thể lựa chọn khai thuế theo tháng;
c) Khai quyết toán năm hoặc đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp.
2. Hồ sơ khai thuế tài nguyên:
a) Hồ sơ khai thuế tài nguyên theo tháng hoặc theo từng lần phát sinh là tờ khai thuế tài nguyên và bảng kê thu mua tài nguyên;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên là tờ khai quyết toán thuế tài nguyên và các tài liệu có liên quan.
1. Khai thuế bảo vệ môi trường quy định như sau:
a) Khai thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế bảo vệ môi trường (trừ xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu của công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Khai thuế bảo vệ môi trường theo tháng đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường sản xuất (hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sẵn hàng hóa mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm) bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng, cho.
2. Hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu của công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối) thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này;
b) Đối với hàng hóa sản xuất (hoặc bao bì thuộc loại để đóng gói sẵn hàng hóa mà người mua không sử dụng để đóng gói sản phẩm) bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho và xăng dầu của các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là tờ khai thuế bảo vệ môi trường. Công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai thuế đối với khối lượng xăng dầu xuất, bán tại địa phương nơi kê khai thuế giá trị gia tăng.
1. Khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm và khai theo từng lần phát sinh.
2. Các trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý, theo năm và khai theo từng lần phát sinh thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế thu nhập cá nhân và tài liệu khác liên quan.
3. Khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
a) Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập là tờ khai quyết toán thuế và tài liệu khác liên quan;
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế đối với cá nhân là tờ khai quyết toán thuế và tài liệu khác liên quan của cá nhân.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế quy định tại Điều này.
1. Khai thuế môn bài như sau:
a) Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Khai thuế môn bài theo năm trong trường hợp có sự thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.
2. Hồ sơ khai thuế môn bài là tờ khai thuế môn bài.
1. Khai các khoản thu từ đất quy định như sau:
a) Khai theo năm áp dụng đối với:
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước của các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê mặt nước theo hình thức trả tiền hàng năm.
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với:
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước của các tổ chức, cá nhân thuê đất, thuê mặt nước theo hình thức trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê.
2. Hồ sơ khai thuế, các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước về đất đai:
a) Hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật;
b) Hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp là tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp;
c) Hồ sơ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước bao gồm:
- Tờ khai tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Các giấy tờ liên quan đến việc nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh thuộc diện hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (nếu có);
- Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật (nếu có).
d) Hồ sơ khai tiền sử dụng đất bao gồm:
- Tờ khai tiền sử dụng đất;
- Các giấy tờ liên quan đến việc được nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh thuộc diện không phải nộp hoặc được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (nếu có);
- Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật (nếu có).
1. Khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định như sau:
a) Khai theo tháng áp dụng đối với các loại phí, lệ phí trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với lệ phí trước bạ;
c) Khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Khai lệ phí hải quan thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ khai phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này là tờ khai phí, lệ phí hoặc tờ khai quyết toán phí, lệ phí, khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và tài liệu khác có liên quan.
1. Khai thuế của nhà thầu nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % tính trên doanh thu (hoặc thuế thu nhập cá nhân):
a) Khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài là tổ chức nước ngoài:
- Khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh. Trường hợp khai thuế phát sinh nhiều lần trong một tháng thì người nộp thuế có thể đăng ký với cơ quan quản lý thuế để chuyển sang khai thuế theo tháng, hoặc theo quý;
- Khai quyết toán thuế khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.
b) Khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài là cá nhân nước ngoài:
Khai thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điều này, khai thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại điều 17 Nghị định này.
c) Hồ sơ khai thuế nhà thầu nước ngoài:
- Hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai thuế nhà thầu nước ngoài;
+ Bản chụp hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ và bản tóm tắt hợp đồng bằng tiếng Việt Nam liên quan đến số thuế kê khai (đối với lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng nhà thầu).
- Hồ sơ khai quyết toán thuế bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài;
+ Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ tham gia thực hiện hợp đồng nhà thầu;
+ Bảng kê chứng từ nộp thuế;
+ Bản thanh lý hợp đồng (nếu có).
2. Khai thuế liên quan hồ sơ áp dụng Hiệp định thuế và các thỏa thuận quốc tế khác
Người nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ có thu nhập thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế theo (quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì khai, nộp hồ sơ không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế theo điều ước quốc tế cùng với hồ sơ khai thuế.
Bộ Tài chính quy định thủ tục áp dụng đối với trường hợp không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế theo các điều ước quốc tế. Các cơ quan nhà nước liên quan có trách nhiệm xác nhận phạm vi, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế theo các điều ước quốc tế mà cơ quan mình đã ký kết.
1. Đối với hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên
a) Khai thuế đối với hoạt động khai thác và xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên như sau:
- Khai thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dầu thô thực hiện theo từng lần xuất bán;
- Khai thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên thực hiện theo tháng;
- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khí thiên nhiên thực hiện theo tháng hoặc theo quý;
- Khai quyết toán thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dầu thô, khí thiên nhiên theo năm hoặc khi kết thúc, chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí.
b) Hồ sơ khai thuế:
- Hồ sơ khai thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dầu thô, khí thiên nhiên là tờ khai thuế tạm tính;
- Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dầu thô, khí thiên nhiên là tờ khai quyết toán thuế tài nguyên, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và các bảng kê, tài liệu có liên quan đến số thuế phải nộp.
c) Bộ Tài chính quy định việc khai thuế, nộp thuế đối với hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên phù hợp với giao dịch, thanh toán tiền dầu thô, khí thiên nhiên xuất bán.
2. Đối với hoạt động sản xuất thủy điện:
a) Khai, nộp thuế giá trị gia tăng: Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và nộp thuế giá trị gia tăng vào kho bạc địa phương nơi có nhà máy sản xuất thủy điện (nơi có tuabin, đập thủy điện và những cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện). Trường hợp nhà máy thủy điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì thuế giá trị gia tăng do cơ sở sản xuất thủy điện nộp ngân sách các tỉnh thực hiện theo tỷ lệ tương ứng giá trị đầu tư của nhà máy nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty thủy điện hạch toán độc lập có các cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa bàn nơi công ty thủy điện đóng trụ sở chính thì thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và nơi có cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; các cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc các tổng công ty phát điện thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt là EVN) (bao gồm các công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc và các nhà máy thủy điện phụ thuộc) đóng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đóng trụ sở chính của EVN, các tổng công ty phát điện thì số thuế thu nhập doanh nghiệp được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và nơi có các cơ sở sản xuất thủy điện hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp nhà máy sản xuất thủy điện (nơi có tuabin, đập thủy điện và những cơ sở vật chất chủ yếu của nhà máy thủy điện) nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh của nhà máy thủy điện nộp ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo tỷ lệ giá trị đầu tư nhà máy nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng;
c) Khai, nộp thuế tài nguyên: Cơ sở sản xuất thủy điện thực hiện khai, nộp thuế tài nguyên tại địa phương nơi đăng ký kê khai nộp thuế. Trường hợp thuế tài nguyên của cơ sở sản xuất thủy điện được phân chia cho các địa phương khác nhau thì cơ sở sản xuất thủy điện nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kê khai thuế (hoặc nơi đóng trụ sở) và sao gửi hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế địa phương nơi được hưởng nguồn thu thuế tài nguyên, thực hiện nộp thuế tài nguyên cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở diện tích lòng hồ thủy điện; kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư; số hộ dân phải di chuyển tái định cư và giá trị đền bù thiệt hại ở lòng hồ;
d) Việc xác định nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên quy định tại các điểm a, b, c khoản này áp dụng đối với các nhà máy thủy điện bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh từ ngày Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ có hiệu lực thi hành. Bộ Tài chính hướng dẫn việc khai thuế, nộp thuế phù hợp với hoạt động sản xuất thủy điện.
1. Khai thuế theo năm áp dụng đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
2. Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức doanh thu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng và có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Cơ quan thuế thực hiện công khai danh sách hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện không phải nộp theo phương pháp khoán và công khai số thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán đầy đủ, kịp thời trên trang thông tin điện tử của ngành thuế.
Bộ Tài chính quy định việc công bố công khai mức thuế các hộ, cá nhân kinh doanh nộp ngân sách nhà nước quy định của điều này.
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định tại các Điều 32, 33 Luật quản lý thuế và các khoản 9, 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế.
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với lệ phí trước bạ là khi người nộp thuế đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền sử dụng đất chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất
4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước về đất đai:
a) Đối với trường hợp khai lần đầu: Thời hạn nộp hồ sơ là 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với từng khoản thu cụ thể theo quy định của pháp luật, Ngày phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp khai bổ sung: Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi người nộp thuế hoặc số tiền thuế phải nộp thì người nộp thuế phải khai bổ sung trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày phát sinh sự thay đổi;
c) Trường hợp khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày 31 tháng 3 của năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.
5. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai phí, lệ phí và khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.
2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; hồ sơ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp; hồ sơ khai lệ phí trước bạ; hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh và hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán được nộp tại Chi cục Thuế địa phương nơi phát sinh các loại thuế này.
3. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản mà người nộp thuế có trụ sở chính ở cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nơi cơ sở có hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản là tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế) nơi có hoạt động khai thác tài nguyên, nơi chuyển nhượng bất động sản. Trường hợp người nộp thuế có trụ sở chính tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này nhưng có hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan quản lý thuế (Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế) nơi phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên, chuyển nhượng bất động sản.
Riêng địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đóng trụ sở chính là nơi có cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo trình tự, thủ tục một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo trình tự, thủ tục đó.
1. Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước:
a) Thông qua tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật;
d) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế mở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng để tập trung các nguồn thu về thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của người nộp thuế (sau đây gọi là khoản thu ngân sách), trừ trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước. Cuối ngày làm việc, tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế ở tài khoản chuyên thu tại tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng phải chuyển nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính quy định cụ thể việc nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước vào ngân sách nhà nước; việc mở tài khoản chuyên thu của cơ quan quản lý thuế tại tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, kế toán tiền thuế của người nộp thuế và việc chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật, Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức thu tiền thuế) có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt kịp thời vào ngân sách nhà nước.
4. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế.
5. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt vào ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính quy định.
6. Trường hợp cơ quan, tổ chức thu tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế nhưng không chuyển số tiền đã thu vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải nộp tiền chậm nộp kể từ thời điểm hết hạn chuyển tiền vào ngân sách nhà nước đến trước ngày số tiền thuế đó được chuyển vào ngân sách nhà nước.
Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tại điểm 1 khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Trường hợp trong cùng thứ tự thanh toán có nhiều khoản phát sinh có thời gian khác nhau thì thực hiện theo trình tự thời gian phát sinh khoản thu, khoản nào phát sinh trước được thanh toán trước.
Bộ Tài chính quy định cụ thể thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại Điều này.
1. Đối với việc nộp thuế bằng tiền mặt, chuyển khoản cho cơ quan, tổ chức thu tiền thuế: Ngày nộp tiền thuế là ngày cơ quan, tổ chức thu tiền thuế xác nhận trên chứng từ người nộp thuế đã nộp thuế.
2. Đối với hình thức nộp thuế qua hình thức giao dịch điện tử: Ngày nộp tiền thuế là ngày người nộp thuế thực hiện giao dịch trích tài khoản của mình tại ngân hàng để nộp thuế và được hệ thống thanh toán của ngân hàng phục vụ người nộp thuế (CoreBanking) xác nhận giao dịch nộp thuế đã thành công.
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 Luật quản lý thuế;
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân.
2. Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo các cách sau:
a) Bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ;
b) Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Hoàn trả kiêm bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa nếu người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của các loại thuế khác hoặc hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
3. Người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự được cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều này.
4. Bộ Tài chính quy định thủ tục bù trừ, thứ tự thanh toán bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nêu tại khoản 2 Điều này.
5. Tổ chức chi trả thu nhập tiền lương, tiền công được cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp, trả cho cá nhân nộp thừa khi quyết toán thuế. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thực hiện khoản này.
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số thuế do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đó và tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) theo quy định, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số thuế đã nộp lớn hơn số thuế xác định theo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo của loại thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó hoặc được hoàn trả số thuế tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền lãi tính trên số thuế nộp thừa.
a) Thời gian tính trả lãi được tính từ ngày người nộp thuế nộp tiền đến ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế;
b) Lãi suất để tính tiền lãi là lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế.
1. Trường hợp được gia hạn:
Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế, tính được bằng tiền như: Máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, tiền, các giấy tờ có giá trị như tiền.
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh;
c) Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;
d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày; các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác.
2. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế còn nợ tính đến thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, nhưng tối đa không quá trị giá vật chất bị thiệt hại trừ phần được bồi thường do cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ tính đến thời điểm người nộp thuế bắt đầu ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không vượt quá chi phí thực hiện di dời và thiệt hại do phải di dời cơ sở sản xuất kinh doanh gây ra;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này là số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ đến thời điểm đề nghị gia hạn. Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được gia hạn tối đa không vượt quá số vốn ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh do người nộp thuế gặp khó khăn đặc biệt khác.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế:
a) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 02 (hai) năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
4. Thẩm quyền gia hạn nộp thuế:
a) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này.
b) Thủ trưởng cơ quan hải quan quyết định số tiền thuế được gia hạn nộp, thời gian gia hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Việc gia hạn nộp thuế đối với trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác phải đảm bảo không điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định, trong đó:
- Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với trường hợp hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn chung cho sản xuất kinh doanh;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế đối với từng trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Quyết định gia hạn nộp thuế được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.
1. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt:
a) Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
b) Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt;
c) Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không thuộc trường hợp nêu tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
- Cơ quan quản lý thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Các trường hợp xóa nợ nêu tại khoản 1 Điều này khi xem xét xóa nợ gốc thì cũng đồng thời được xóa khoản tiền chậm nộp của khoản nợ gốc đó.
3. Phạm vi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa nợ
Các khoản tiền thuế được xóa bao gồm tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Riêng việc xóa nợ đối với tiền sử dụng đất và tiền thuê đất được thực hiện theo luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai.
4. Báo cáo số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã xóa hàng năm
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hàng năm theo thẩm quyền quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật quản lý thuế gửi Bộ Tài chính khi báo cáo Bộ Tài chính quyết toán ngân sách nhà nước của tỉnh, thành phố;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính tổng hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xóa hàng năm theo thẩm quyền quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật quản lý thuế;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa hàng năm theo quy định tại các điểm a, b khoản này để Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
1. Người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
a) Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 Luật quản lý thuế;
b) Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;
c) Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;
d) Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;
đ) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;
e) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;
g) Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.
2. Đối với một số ngành nghề, hoạt động kinh doanh qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc kê khai, tính thuế không đúng với thực tế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập tính trên doanh thu theo quy định của pháp luật.
3. Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
b) Từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
c) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;
đ) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền ấn định thuế quy định tại khoản này.
Người nộp thuế bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Qua kiểm tra hồ sơ khai thuế, cơ quan quản lý thuế có căn cứ cho rằng người nộp thuế khai chưa đủ hoặc chưa đúng các yếu tố làm cơ sở xác định số thuế phải nộp, đã yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung nhưng người nộp thuế không khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Qua kiểm tra sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, cơ quan quản lý thuế có cơ sở chứng minh người nộp thuế hạch toán không đúng, không trung thực các yếu tố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Hạch toán giá bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với giá thực tế thanh toán làm giảm doanh thu tính thuế hoặc hạch toán giá mua hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh không theo giá thực tế thanh toán phù hợp thị trường làm tăng chi phí, tăng thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.
4. Người nộp thuế không giải trình hoặc không chứng minh được tính trung thực, chính xác về các nội dung liên quan đến việc xác định số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá tính thuế, mã số, mức thuế suất hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế nhưng không xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế hoặc có xác định được các yếu tố làm cơ sở xác định căn cứ tính thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.
Cơ quan quản lý thuế ấn định thuế đối với các trường hợp quy định tại các Điều 34 và 35 Nghị định này căn cứ vào một trong các thông tin sau:
1. Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế thu thập từ:
a) Hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp của các kỳ, lần khai thuế trước;
b) Thông tin về các giao dịch kinh tế giữa người nộp thuế với tổ chức, cá nhân có liên quan;
c) Thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp;
d) Thông tin khác do cơ quan quản lý thuế thu thập được.
2. Các thông tin về:
a) Người nộp thuế kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về mặt hàng, ngành nghề, quy mô kinh doanh của người nộp thuế thì lấy thông tin về mặt hàng, ngành nghề, quy mô của người nộp thuế tại địa phương khác;
b) Số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương. Trường hợp tại địa phương không có thông tin về một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng của người nộp thuế thì lấy số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, mặt hàng tại địa phương khác.
3. Tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.
1. Đối tượng áp dụng APA
Người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng nộp thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện khai thuế theo phương pháp được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (so thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất), có giao dịch kinh doanh hàng hóa, dịch vụ với các bên có quan hệ liên kết.
2. APA được áp dụng để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ khai thuế năm của các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Thỏa thuận APA bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên liên kết tham gia trong APA;
b) Mô tả các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA;
c) Phương pháp xác định giá tính thuế, cách thức xác định, tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất sinh lời làm cơ sở xác định trị giá tính thuế có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc diện áp dụng APA;
d) Các giả định quan trọng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu, tác động đến quá trình thực hiện APA (bao gồm cả các nội dung phân tích, dự báo);
đ) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế;
e) Các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan thuế (bao gồm cả các quy định về thủ tục thỏa thuận song phương giữa các cơ quan thuế có liên quan khi cần thiết);
g) Quy định về hiệu lực áp dụng;
h) Các quy định khác về việc thực hiện nghĩa vụ thuế có liên quan đến cam kết APA;
i) Các phụ lục (nếu có).
3. Tổng cục Thuế tiếp nhận đề nghị ký kết APA, trao đổi, đàm phán với người nộp thuế hoặc cơ quan thuế nước ngoài có liên quan; tổ chức giám sát thực hiện APA.
4. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc áp dụng APA trong quản lý thuế, phê duyệt và giao Tổng cục Thuế ký kết APA.
5. APA đã ký có hiệu lực trong thời gian tối đa 05 năm và có thể được gia hạn không quá 05 năm tiếp theo. Thời điểm bắt đầu hiệu lực không trước ngày người nộp thuế nộp đơn xin áp dụng APA.
6. APA có thể được dừng đàm phán hoặc chấm dứt hiệu lực tại bất kỳ thời điểm nào trước khi hết hiệu lực chính thức theo yêu cầu của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
Trường hợp vì lý do khách quan không thể tiếp tục thực hiện APA hoặc cần phải điều chỉnh, bổ sung APA đã ký, hoặc ký kết APA mới, người nộp thuế có văn bản đề nghị chấm dứt thực hiện hoặc bổ sung thông tin, tài liệu, hoặc lập hồ sơ theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này để chấm dứt hoặc sửa đổi, bổ sung APA đã ký, hoặc ký kết APA mới.
Khi APA bị dừng đàm phán hoặc chấm dứt hiệu lực trước thời hạn quy định tại khoản 5 Điều này thì các thông tin, dữ liệu do người nộp thuế cung cấp sẽ không được cơ quan thuế sử dụng làm chứng cứ hay chứng từ để phục vụ các mục đích kiểm tra, thanh tra hay ấn định thuế của người nộp thuế.
1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, cụ thể như sau:
a) Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; lệ phí trước bạ, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo nộp thuế (hoặc thông báo nộp tiền) của cơ quan thuế;
b) Đối với trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán, thời hạn nộp thuế do Bộ Tài chính quy định;
c) Đối với trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế do người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế;
d) Đối với trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế theo biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thời hạn nộp thuế là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan thuế ký quyết định ấn định thuế, trừ trường hợp số tiền thuế ấn định từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên thì thời hạn nộp thuế tối đa là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định ấn định thuế.
1. Người nộp thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người nộp thuế có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất hai năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
Trong thời gian 02 (hai) năm trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu người nộp thuế không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại;
c) Người nộp thuế không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
d) Người nộp thuế không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực kế toán trong 2 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước;
đ) Người nộp thuế thực hiện thanh toán hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng.
2. Trường hợp không trực tiếp nhập khẩu, người nộp thuế phải có hợp đồng ủy thác nhập khẩu, doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng đủ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.
Trường hợp công ty mẹ, công ty thành viên nhập khẩu, cung ứng hàng hóa nhập khẩu cho các công ty con, công ty thành viên khác để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này.
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nhưng không có khả năng nộp đủ số thuế nợ trong một lần thì được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nếu có bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về số tiền thuế nợ đề nghị nộp dần và cam kết tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
Người nộp thuế phải thực hiện cam kết chia đều số tiền nợ để nộp dần tiền thuế theo tháng.
Riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài các điều kiện trên, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế của lô hàng đang làm thủ tục hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
2. Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ.
a) Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp;
Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.
b) Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.
3. Thẩm quyền giải quyết nộp dần tiền thuế:
a) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ của người nộp thuế;
b) Thủ trưởng cơ quan hải quan giải quyết đề nghị nộp dần tiền thuế nợ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người nộp thuế.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ và trình tự giải quyết nộp dần tiền thuế nợ quy định tại Điều này.
1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế bằng văn bản khi người nộp thuế có yêu cầu.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc xuất cảnh của cá nhân khi có thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử từ cơ quan quản lý thuế về việc người dự kiến xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trước khi xuất cảnh.
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau theo quy định của pháp luật về thuế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế:
a) Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
c) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế;
Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, hoặc hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế và khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế. Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế, gian lận về thuế quy định tại khoản 33, khoản 34 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Điều 108 Luật quản lý thuế thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn thuế sau theo đúng thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.
d) Hàng hóa dịch vụ trong bộ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định trừ hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng;
đ) Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
e) Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng. Quy định này không áp dụng đối với phần hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện và thủ tục hoàn thuế theo quy định;
g) Người nộp thuế còn nợ chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế;
h) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, hàng hóa nhập khẩu phải đảm bảo các quy định quản lý nhà nước về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa;
i) Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
a) Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định tại các điểm 2, 4 khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế áp dụng đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Trường hợp này, đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, khoảng thời gian kể từ ngày cơ quan quản lý thuế phát hành thông báo đề nghị giải trình, bổ sung đến ngày cơ quan quản lý thuế nhận được văn bản giải trình, bổ sung của người nộp thuế không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
b) Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế áp dụng đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế nộp thừa đã có xác nhận nộp thừa của cơ quan thuế kết luận số tiền thuế nộp thừa; hồ sơ đề nghị hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo quy định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm và thời gian chậm hoàn thuế; lãi suất để tính lãi thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Nguồn trả tiền lãi được lấy từ Quỹ hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Thời hạn kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau được thực hiện theo quy định tại điểm 3 khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của :uật quản lý thuế:
a) Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với các trường hợp sau:
- Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ hai năm liên tục liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu tính đến năm liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế. Số lỗ được xác định theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp có biên bản kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì số lỗ được xác định theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản; kinh doanh thương mại, dịch vụ. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tổng hợp không tách riêng được số thuế được hoàn từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ thì áp dụng kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ hai lần trở lên trong vòng mười hai tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
- Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường giữa doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước.
b) Đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a khoản này, việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn, xét miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn, xét miễn, giảm thuế gửi cho cơ quan quản lý thuế, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý thuế xác định và ra quyết định hoặc thông báo miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ không có khả năng nộp thuế theo quy định của pháp luật; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, lệ phí trước bạ cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc miễn, giảm thuế quy định tại điểm này;
Trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ địa chính kèm theo giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất và các văn bản liên quan để xác định số tiền sử dụng đất được miễn, giảm, số tiền sử dụng đất phải nộp. Cơ quan thuế không ban hành quyết định miễn, giảm thuế mà xác định rõ số tiền sử dụng đất được miễn, giảm trên tờ thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan thuế.
b) Miễn thuế cho hộ gia đình kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán theo quy định của pháp luật thuế;
c) Miễn thuế tài nguyên đối với sản phẩm rừng tự nhiên do dân cư trên địa bàn xã có rừng được phép khai thác theo quy định của pháp luật thuế tài nguyên;
d) Các trường hợp thuộc diện xét miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế:
a) Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thông tin, cơ sở dữ liệu cần thu thập từ người nộp thuế, từ cơ quan quản lý thuế, từ bên thứ ba và từ cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài; chuẩn hóa mẫu biểu thu thập thông tin, thống nhất mẫu biểu với các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin hoặc thu thập thông tin theo định dạng sẵn có của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin và thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền tải, khai thác sử dụng, kiểm soát thông tin trong cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế như sau:
a) Xây dựng cơ chế sử dụng thông tin về người nộp thuế để phục vụ công tác quản lý thuế;
b) Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, cơ chế cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Quản lý cơ sở dữ liệu và bảo đảm duy trì hệ thống tin về người nộp thuế.
Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế như sau:
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động, cơ quan cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin về nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản của người nộp thuế trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép thành lập và hoạt động, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh, các quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế về số tiền thuế đã nộp, đã hoàn của người nộp thuế.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất có trách nhiệm cung cấp thông tin thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, sở hữu nhà của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến quản lý thuế theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
4. Cơ quan công an có trách nhiệm cung cấp trao đổi thông tin về đấu tranh phòng, chống tội phạm kinh tế; thông tin về cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh, tạm trú, tạm vắng; thông tin về hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; thông tin về đăng ký, quản lý phương tiện giao thông theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
5. Cơ quan thanh tra cung cấp thông tin liên quan đến việc chấp hành pháp luật thuế của đối tượng bị thanh tra là người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế.
6. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về chính sách quản lý đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa của Việt Nam và nước ngoài, các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
7. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế cung cấp thông tin về người nộp thuế, tổ chức bảo lãnh thuế cho cơ quan quản lý thuế.
8. Các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế xây dựng và thực hiện việc cung cấp thông tin về người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế.
9. Cơ quan quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng truyền thông có trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin liên quan đến các địa bàn có đủ cơ sở hạ tầng về truyền thông để thực hiện giao dịch thông qua phương tiện điện tử với cơ quan quản lý thuế.
1. Tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế:
a) Hồ sơ, thông tin giao dịch qua tài khoản ngân hàng của người nộp thuế; thông tin về số tiền bảo lãnh cho người nộp thuế của ngân hàng theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
b) Hồ sơ, chứng từ, số tài khoản thanh toán, bản sao sổ kế toán chi tiết tài khoản thanh toán, bản sao bộ chứng từ thanh toán quốc tế, bộ chứng từ thanh toán nội địa, thanh toán biên mậu qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế;
c) Các thông tin khác phục vụ cho hoạt động thu thập xử lý thông tin, kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
2. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế, dịch vụ kế toán, công ty kiểm toán độc lập có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
3. Các tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh hoặc khách hàng của người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài; thông tin về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
5. Các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
6. Thông tin cung cấp, trao đổi giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý thuế không phải thông báo cho người nộp thuế biết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Cơ quan quản lý thuế tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ quản lý thuế, bao gồm:
a) Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu chuẩn, phẩm cấp của hàng hóa;
b) Xác định tính hợp pháp của các chứng từ giao dịch liên quan để tính thuế;
c) Xác minh vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật về thuế;
d) Xác minh các thông tin khác liên quan đến người nộp thuế.
2. Thông tin được thu thập ở nước ngoài từ các nguồn sau:
a) Từ cơ quan quản lý thuế, các cơ quan quản lý khác của nhà nước và vùng lãnh thổ cung cấp theo hiệp định hợp tác hỗ trợ trao đổi, cung cấp thông tin giữa các quốc gia;
b) Từ các tổ chức quốc tế có liên quan cung cấp theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Từ nhà sản xuất hàng hóa, người xuất khẩu, nhập khẩu cung cấp do cơ quan quản lý thuế đề nghị được thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
d) Từ tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thông tin ở nước ngoài theo pháp luật quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
3. Các thông tin quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này có xác nhận của người cung cấp phù hợp với quy định của pháp luật nhà nước sở tại là một trong những căn cứ ấn định thuế và xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý thuế.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thu thập thông tin ở nước ngoài quy định tại Điều này.
Cơ quan quản lý thuế được công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trong các trường hợp sau:
1. Trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp, làm mất hóa đơn, vi phạm pháp luật về thuế rồi bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh, tiếp tay cho hành vi trốn thuế, không nộp tiền thuế đúng thời hạn sau khi cơ quan quản lý thuế đã áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế thu nợ thuế.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác.
3. Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật, như: Từ chối không cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan quản lý thuế; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra và các yêu cầu khác của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
4. Chống, ngăn cản công chức thuế, công chức hải quan thi hành công vụ.
5. Các thông tin khác được công khai theo quy định của pháp luật.
1. Người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Khi thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế được quyền lựa chọn các thiết bị và dịch vụ giao dịch điện tử của các đơn vị cung cấp dịch vụ hợp pháp.
2. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm xây dựng, triển khai hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng việc khai thuế, nộp thuế, giao dịch bằng phương thức điện tử.
1. Kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm c, d khoản 3 Điều 77 của Luật quản lý thuế.
2. Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Các trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
4. Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro về thuế.
Đối với các trường hợp kiểm tra quy định tại các khoản 2, 4 Điều này do Thủ trưởng cơ quan thuế quyết định nhưng không quá một lần trong năm.
1. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan về thuế:
a) Kiểm tra đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 77 của Luật quản lý thuế;
b) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;
c) Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
d) Kiểm tra theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên quyết định trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro quản lý về hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 80 Luật quản lý thuế.
3. Thời hạn Kiểm tra sau thông quan về thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không quá 15 ngày làm việc; trường hợp kiểm tra đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, d khoản 1 Điều này thời hạn kiểm tra không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra được gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản này.
4. Trường hợp người nộp thuế không chấp hành quyết định kiểm tra hoặc quá thời hạn mà không giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, cơ quan hải quan quyết định ấn định thuế và xử phạt theo quy định.
1. Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý thuế được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;
b) Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
c) Quyết định hoàn thuế; quyết định không thu thuế;
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
đ) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
e) Các quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
3. Hành vi hành chính là việc hành động hay không hành động khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế.
4. Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
2. Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
a) Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
1. Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại, tố cáo về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi theo lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này tính trên số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng của người nộp thuế, của bên thứ ba trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Article 5. Principles of calculating, declaring, and paying tax
1. Taxpayers shall calculate the tax payable to the state budget, except for the cases in which tax authorities impose or calculate tax (in Article 37, Article 38, and Article 39 of the Law on Tax administration).
2. Taxpayers must provide accurate and truthful information in the tax form, submit all documents specified in the tax declaration to tax authorities.
If the taxpayer finds that the tax declaration submitted to the tax authority is incorrect after the deadline for submitting the tax declaration, the taxpayer may make adjust the tax declaration. The adjusted tax declaration may be submitted to the tax authority on any working days, regardless of the deadline for submitting the next tax declaration, but before the tax authority or competent authority announces the decision on tax inspection.
When the tax authority or a competent authority makes a conclusion or a decision on post-inspection actions, if the taxpayer finds that the tax declaration that was submitted and inspected is still incorrect, the taxpayer may make adjustments; the actions shall depend on the regulations, the objective and subjective reasons of the errors that need adjusting.
3. If the tax is calculated by the taxpayer, the amount of tax calculated must be paid by the deadline for submitting the tax declaration specified in Article 32 and Article 33 of the Law on Tax administration, Clause 9 and Clause 10 of Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration.
4. If the tax is calculated or imposed by the tax authority, the deadline for tax payment is the deadline written on the tax notification or decision of tax collection made by the tax authority.
5. If the taxpayer suspends the business and send a written request the tax authority, the taxpayer may not submit the tax declaration during the suspension period. If the taxpayer resumes the business ahead of schedule, a written notification and tax declaration shall be submitted to the tax authority.
6. The advance pricing agreements (APRIL) shall be made on the basis of independent transactions which reflect market prices in accordance with Vietnam’s law and agreements on double taxations and tax avoidance to which Vietnam is a signatory.
The General Department of Taxation shall decide to enter into APA based on requests of taxpayers or foreign tax authorities.
Article 6. Advance determination of classifications, customs values, and advance certification of origins of exported goods and imported goods
1. Before following customs procedures, organizations and individuals shall provide relevant information and documents to the provincial Customs Department, and submit an application for advance determination of classifications, custom values or advance certification of origins of the goods intended to be exported or imported (hereinafter referred to as advance determination).
Within 05 working days from the day on which the sufficient documents are received, the Customs Departments shall request the Director of the General Department of Customs in writing to consider the application for advance determination.
2. Pursuant to law, the database of the customs authority, and the documents provided by the organization or individual, the Director of the General Department of Customs shall send a written notice of the advance determination within 25 working days from the day on which sufficient documents are received, and announce it on the website of the General Department of Customs.
For the complicated goods that need analyzing, and verifying before the advance determination, the deadline may be extended but shall not exceed 90 days from the day on which sufficient documents are received. If the verification is carried out by a competent authority overseas, the deadline shall depend on the agreement with the competent authority overseas.
If the information and basis for advance determination is not sufficient, the Director of the General Department of Customs shall request additional documents or information in writing within 05 working days from the day on which the documents sent by the provincial Customs Department is received.
3. The notice of advance determination is valid for no more than 03 years and is used for making customs declaration when the exported goods and imported goods are consistent with the information or documents provided.
If the information, documents and basis for advance determination are not changed after 03 years, the General Department of Customs shall consider extending the advance determination at the request of the organization or individual.
4. If the notice of advance determination is found unconformable, the Director of the General Department of Customs shall make an adjustment or replacement.
5. The notice advance determination shall be invalidated when the laws being the basis for the advance determination are changed. The invalidation begins from the effective date of the changed laws being the basis for the advance determination.
6. The notice of advance determination is not effective if the goods or the actual export/import documents are inconsistent with the goods or the documents that request the advance determination.
Article 7. Giving incentives during tax administration of exported and imported goods.
1. Any taxpayer that meets the criteria below shall be given incentives in tax administration:
a) No tax fraud, tax avoidance, smuggling, illegal transportation of goods across the border is discovered by tax authorities and customs authorities over the previous 2 years from the day on which the General Department of Customs receives the application for incentives from the taxpayer;
b) The payment for shipments of exported goods and imported goods are made by bank transfer;
c) The taxpayer follows electronic customs procedures and electronic taxation procedures;
d) No violations against legislation on accounting are found by competent authorities over the previous 2 years;
dd) The annual target of export or import turnover or investment scale set by the Ministry of Finance is met.
2. The taxpayers that meet the criteria in Clause 1 of this Article and have the enterprises recognized as privileged enterprises are eligible for “refund first, inspect later” regime.
3. Privileged enterprises of the countries that sign mutual recognition agreements on privileged enterprises with Vietnam are eligible for the incentives in accordance with the signed agreements.
4. Suspending and terminating incentives:
a) The enterprises recognized as privileged enterprises shall have the incentives suspended or terminated if any of the criteria mentioned in Points a, b, c and d Clause 1 of this Article is not met.
b) Incentives shall be terminated when:
- The enterprise fails to meet the criteria after the suspension period in Point a of this Clause is over;
- The enterprise makes a written request for the revocation of incentives;
- The enterprise does not apply for an extension after the incentive period is over.
5. The deadline and power for recognizing, extending, suspending, terminating, and managing privileged enterprises:
a) The duration of the first provision of incentives is 3 years;
b) The duration of extension is 3 - 5 years;
c) The incentive suspension period is 2 - 6 months;
d) The Director of the General Department of Customs shall decide the recognition, suspension, termination, and management of privileged enterprises.
Article 8. Adjusting tax registration information
1. When changing information in the application for tax registration submitted, the taxpayer shall notify the tax authority (written on the tax registration certificate, Certificate of Business registration, or Certificate of Enterprise registration) within 10 working days from the day on which the information is changed.
If the taxpayer has applied for tax registration but has not notified the tax authority of the accounts opened at commercial bank and credit institutions before this Decree takes effect, such accounts must be notified by December 31, 2013.
During the operation, if the account numbers are changed, the taxpayer shall report such changes to the tax authority in the quarterly preliminary corporate income tax form.
2. If the change in location of the head office of the taxpayer leads to the change in the tax authority in another central-affiliated city or province (hereinafter referred to as province), the taxpayer is responsible for settled the unpaid tax, request the refund of overpaid tax (minus personal income tax), and residual VAT after deduction, which is refundable (or request the tax authority to certify the residual VAT after deduction as the basis for the new tax authority to monitor) before moving, and is exempt from making the finalized tax declaration, unless the relocation takes place when annual finalized tax declaration is made. The overpaid personal income tax shall be offset against the tax payable at the new tax authority.
3. When the information in the tax registration certificate is changed, the tax authority shall withdraw the tax registration certificate and issue a new tax registration certificate to the taxpayer.
4. Where the application for tax registration follows the single-window procedure, the adjustment or additional registration shall also follow such procedure.
1. The tax declaration includes the tax forms
2. The tax forms must specify:
a) The type and code of the tax form;
b) The tax period or the time tax liability arises;
c) Information about the taxpayer: name, tax code, business address;
d) Information for calculating tax payable;
dd) The signature of the taxpayer or the legal representative of the taxpayer;
If the taxpayer makes tax declaration via a tax agent, the tax form must specify the name, tax code, business address of the tax agent; the agent contract; employees of the tax agent, and signatures of employees of the tax agent.
3. The electronic tax declaration shall comply with legislation on electronic customs procedures and electronic taxation procedures.
Article 10. Additional tax declaration
1. The additional tax declaration contains:
a) The tax form and relevant documents;
b) The explanation for the adjustment.
2. The deadline for submitting the additional tax declaration is specified in Article 34 of the Law on Tax administration and Clause 2 Article 5 of this Decree.
1. VAT declarations (except for VAT on exported goods and imported goods) shall be made as follows:
a) VAT declarations shall be made monthly, except for the cases in which taxpayers make quarterly declarations, ad hoc declarations, or presumptive declaration;
b) Declarations shall be made quarterly by the taxpayers whose revenue in the previous year is 20 billion VND or lower:
- If the business has just begun, VAT declarations shall be made monthly. After 12 months, VAT declarations shall be made every month or every quarter depending on the revenue from sale of the previous year.
- Quarterly tax declarations shall be made steadily for 3 calendar years, from the effective date of this Decree until the end of 2016;
- The taxpayers who make quarterly tax declarations shall notify the tax authority if they wish to make monthly tax declarations. The monthly or quarterly tax declarations shall be made steadily for the whole calendar year.
c) Ad hoc declarations shall be made when selling the goods and services that are built, installed, or sold by taxpayers in other provinces than the province where the head office is located without establishing a subsidiary (hereinafter referred to as inter-provincial business); if tax liabilities are incurred many times in a month, the taxpayer may register at the tax authority for making monthly VAT declarations.
2. VAT declaration:
a) A monthly or quarterly VAT declaration contains:
- The VAT form;
- The manifest of sale invoices;
- The manifest of purchase invoices;
- Other documents related to the amount of tax payable.
b) The ad hoc VAT declaration is the ad hoc VAT form.
Article 12. Declaring corporate income tax
1. Declarations of corporate income tax shall be made in the form of:
a) Preliminary quarterly declarations;
b) Ad hoc declarations of corporate income tax on real estate transfer and other operations defined by legislation on corporate income tax;
c) Quarterly declarations shall be made by public service providers;
d) Annual finalized declarations or declarations shall be made when the enterprise undergoes division, splitting, consolidation, merger, conversion, dissolution, or shutdown.
2. Corporate income tax declaration:
a) Preliminary corporate income tax declaration is the quarterly preliminary corporate income tax form;
b) The declaration of corporate income tax on real estate transfer consists of the tax form reporting the income from real estate transfer and relevant documents.
c) Preliminary corporate income tax declaration is the quarterly corporate income tax form;
d) The finalized corporate income tax declaration consists of:
- The finalized corporate income tax form;
- The annual financial statement or financial statement made when the enterprise undergoes division, splitting, consolidation, merger, conversion, dissolution, or shutdown.
- Other documents related to finalized tax declaration.
dd) Ad hoc corporate income tax declaration is the ad hoc corporate income tax form.
Article 13. Declaring excise duty
1. Excise duty on goods and services shall be made monthly (except for declaration of excise duty on imported goods). Ad hoc declarations of excise duty shall be made when the goods that are purchased to export are eventually sold domestically.
2. The excise duty declaration:
a) A monthly excise duty declaration consists of:
- A tax form reporting the monthly excise duty;
- The manifest of invoices of the sale of goods and services on which excise duty is levied;
- The manifest of deductible excise duty ((if any).
b) The ad hoc declaration of excise duty on the goods that are purchased to export but eventually sold domestically is the tax form reporting the excise duty.
Article 14. Declaring tax on exported goods and imported goods
1. Declarations of exported goods and imported goods in this Article include: declarations of VAT, excise duty, export duties, import duties, environment protection tax.
2. The declaration of tax on exported goods and imported goods shall be made when tax is incurred.
If one customs declaration is registered for multiple exports or imports, tax declarations shall be made when following customs procedures for exporting or importing.
3. For exported goods and imported goods exempt from export duties, import duties, excise duties, VAT, environmental protection tax, or are exempt from tax, or are eligible for preferential tax rates, incentives, but then the subjects or purposes of tax exemption of incentives are changed, the taxpayer shall comply with legislation on such changes, notify the customs authority where the shipments are registered to make a new customs declaration that matches the changes.
When the imported goods for forming fixed assets of preferential projects, which are eligible for preferential import duties in certain fields or localities, are transferred to another person who keeps executing the projects in the privileged locality or field, the tax incentives are still provided in accordance with the laws. The transferee shall not declare and pay import duties.
4. The declaration of tax on exported goods and imported goods is the customs dossier.
5. Additional tax declarations shall be made in accordance with regulations of the Ministry of Finance.
Article 15. Declaring severance tax (except for severance tax on crude oil and natural gas)
1. Declarations of severance tax shall be made in the form of:
a) Monthly declarations shall be made by organizations and individuals that extract resources, except for the cases in Point b of this Clause and the cases in which presumptive tax declarations are made;
b) Ad hoc declarations shall be made when the resource buyer pays tax on behalf of the extractor, or when selling the confiscated natural resources, on which severance tax is levied. If resources are purchased many times in a month, the delegated taxpayer may make monthly tax declarations.
c) Finalized declarations shall be made annually or when the resource extraction is finished, or the enterprise is converted, restructured, or shut down.
2. Severance tax declaration:
a) The monthly or ad hoc severance tax declaration consists of the severance tax form and the manifest of resource purchases;
b) The finalized severance tax declaration consists of the finalized severance tax form and relevant documents.
Article 16. Declaring environmental protection tax
1. Environmental protection tax declarations shall be made as follows:
a) Declarations of environmental protection tax on imported goods, on which environmental protection tax is levied (except for gasoline and grease imported by oil wholesalers), shall be made in accordance with Article 14 of this Article;
b) Declarations of environmental protection tax on the goods (or packages used for prepacking goods) that are produced, sold, exchanged, internally used, or donated shall be made monthly.
2. Environmental protection tax declaration:
a) The declarations of environmental protection tax on imported goods (except for imported gasoline and grease of oil wholesalers) shall be made in accordance with Clause 4 Article 14 of this Decree;
b) The declaration of environmental protection tax on goods (or packages used for prepacking good) that are produced, sold, exchanged, internally used, or donated, oil or gas of oil wholesalers is the environmental protection tax form. Oil wholesalers shall declare tax on the oil and gas exported or sold in the locality where VAT declarations are made.
Article 17. Declaring personal income tax
1. Declarations of personal income tax include monthly declarations, quarterly declarations, annual declarations, and ad hoc declarations.
2. The monthly, quarterly, annual, and ad hoc declarations of personal income tax shall be made under legislation on personal income tax.
The tax declaration is the personal income tax form and relevant documents.
3. Finalized personal income tax declarations shall be made under legislation on personal income tax.
a) The finalized tax declaration made by the wage payer is the finalized tax form and relevant documents.
a) The finalized tax declarations made by the income earner is the finalized tax form and relevant documents of the individual.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on making tax declarations and finalized tax declarations.
Article 18. Declaring license tax
1. License tax declarations shall be made as follows:
a) License tax declaration shall be made once on not later than the last day of the month in which the operation is commenced. If the business is not commenced though the business establishment has been established, the license tax declaration must be made within 30 days from the day on which the Certificate of business registration and tax registration or the Certificate of Enterprise registration is issued;
b) License tax declaration shall be made in the year if the amount of license tax payable is changed.
2. The license tax declaration is the license tax form.
Article 19. Declaring tax and government revenues from land
1. The declarations of revenues from land shall be made in the form of:
a) Annual declarations, applicable to:
- Tax on non-agricultural land;
- Tax on agricultural land;
- Land rent and water surface rent paid by renters annually.
b) Ad hoc declarations, applicable to;
- Land levies;
- Lump sum payments of land rent and water surface rent paid by renters.
2. Declarations of tax and revenues from land classified as government revenues:
a) The declaration of tax on non-agricultural land is the tax form reporting taxes on non-agricultural land and relevant papers;
b) The declaration of tax on agricultural land is the tax form reporting taxes on agricultural land;
c) The declaration of land rent or water surface rent consists of:
- The declaration sheet of land rent or water surface rent;
- The papers related to the State leasing land or water surface;
- The paper proving the eligibility for exemption or reduction of land rent or water surface rent (if any);
- papers related to compensation and support (if any).
d) The declaration of land levies consists of:
- The declaration sheet of land levy;
- The papers related to the land location or permission for changing land purposes;
- paper proving the eligibility for exemption or reduction of land rent or water surface rent (if any);
- papers related to compensation and support (if any).
Article 20. Declaring fees, charges, and other government revenues
1. Declarations of fees, charges, and other government revenues shall be made in the form of:
a) Monthly declarations, applicable to fees and charges, except for the cases in Point b of this Clause;
b) Ad hoc declarations, applicable to registration fee;
c) Annual finalized declarations or declarations when shutting down, applicable to the cases in Point a of this Clause;
d) Declarations of customs fees shall comply with regulations of the Ministry of Finance.
2. The declaration of fees, charges and other revenues classified as government revenues in Clause 1 of this Article are the declaration sheet or finalized declaration sheet of fees, charges, other revenues classified and government revenues, and relevant papers.
Article 21. Declaring VAT, corporate income tax (or personal income tax) incurred by foreign organizations and individuals that do business in Vietnam or earn incomes in Vietnam (hereinafter referred to as foreign contractors); declaring taxes related to the application international agreements on taxation and other international agreements.
1. Tax declarations made by foreign contractors that pay VAT by directly calculating VAT, or that pay corporate income tax based on percentage of revenue (or personal income tax)
a) Tax declarations made by foreign contractors being foreign organizations:
- Ad hoc declarations of VAT or corporate income tax. If tax liabilities are incurred many times in a month, the taxpayer may register at the tax authority for making monthly or quarterly tax declarations;
- Finalized tax declarations when contracts are finished.
b) Tax declarations made by foreign contractors being foreign individuals:
Declarations of VAT in accordance with this Article; declarations of personal income tax in accordance with Article 17 of this Article.
c) Tax declarations made by foreign contractors:
- A tax declaration consists of:
+ The tax form made by the foreign contractor;
+ Photocopies of contracts, sub-contracts, and their summaries in Vietnamese related to the tax declared (for the first tax declaration of the contract).
- The finalized tax declaration consists of:
+ The finalized tax form made by the foreign contractor;
+ The list of contractors and sub-contractors engaged in the execution of the contract;
+ The list of tax payment receipts;
+ The note of contract finalization (if any).
2. Declaration of taxes that related to the application of international agreements on taxation and other international agreements.
The applications for exemption or reduction of tax on goods and services eligible for tax exemption or reduction according to International Agreements, to which Vietnam is a signatory, shall be submitted together with the tax declaration.
The Ministry of Finance shall specify the procedures for tax exemption and reduction in accordance with International Agreements. The relevant state agencies are responsible for certifying the goods and services eligible for tax exemption or reduction according to the International Agreements they signed.
Article 22. Declaring severance tax and corporate income tax on the extraction and export of crude oil (including condensate) and natural gas (including associated gas, coal gas); declaring VAT, corporate income tax, and severance tax on hydropower generation:
1. For the extraction and export of crude oil and natural gas
a) Declarations of tax on extraction and export of crude oil and natural gas shall be made in the form of:
- Declarations of severance tax and corporate income tax on every export of crude oil;
- Monthly declarations of severance tax on natural gas;
- Monthly or quarterly declarations of corporate income tax on natural gas;
- Finalized declarations of severance tax or corporate income tax on crude oil and natural gas made annually or when the petroleum extraction contract is finished or terminated.
b) Tax declaration
- The declaration of severance tax and corporate income tax on crude oil and natural gas is the preliminary tax form;
- The finalized declarations of severance tax or corporate income tax on crude oil and natural gas is the finalized tax form reporting severance tax or corporate income tax, the manifests and documents related to the tax payable.
c) The Ministry of Finance shall decide the declaration and payment of tax on the extraction and export of crude oil and natural gas in accordance with the transactions and payment for exported crude oil or natural gas.
2. For hydropower generation:
a) Declarations and payment of VAT: the hydroelectric power producer shall make VAT declarations in the locality where its head office is situated and pay VAT to the State Treasury where the hydroelectric power plant (turbines, hydroelectric dams, and essential infrastructures of the hydroelectric plant) is situated. If the hydroelectric power plants are located in multiple provinces, the VAT paid by the hydroelectricity producer to provincial budget shall be proportional to its investments in such provinces.
b) Declaring and paying corporate income tax: If an independent hydroelectric power company has affiliated hydroelectric power producers in other provinces that the province where the head office of the hydroelectric power company is situated, the corporate income tax shall be calculated and paid in the provinces where the head office and the affiliated hydroelectric power producers are situated in accordance with the Law on Corporate income tax; the affiliated hydroelectric power producers and electricity corporations affiliated to EVN (including affiliated hydroelectric power companies and affiliated hydroelectric power plants) in other provinces that the province where the head offices of EVN and electricity corporations are situated, the corporate income tax shall be calculated and paid in the provinces where such head offices and the affiliated hydroelectric power producers are situated under legislation on corporate income tax. If the hydroelectric power plants are located in multiple provinces, the corporate income tax paid by such hydroelectric power plants to the provincial budget is proportional to the investment in such provinces;
c) Declaring and paying severance tax: hydroelectric power producers shall declare and pay severance tax in the locality where tax is registered. If severance tax incurred by the hydroelectric power producer is distributed to various localities, the hydroelectric power producer shall submit the declaration of severance tax to the local tax authority where tax declaration is registered (or where the head office is situated) and send the photocopy of the severance tax declaration to the tax authority of the province where the severance tax is levied, and pay severance tax to the provincial budgets based on the areas of hydroelectric reservoirs, the compensation for land clearance, resettlement, the number of households being resettled, and the compensation for damage to the reservoir;
d) The sources on which VAT, corporate income tax, and severance tax are levied in Point a, b, c, are applicable to the hydroelectric power plants that commence their operation from the effective date of the Government's Decree No. 106/2010/NĐ-CP dated October 28, 2010. The Ministry of Finance shall provide guidance on the declaring and paying tax on hydropower generation.
Article 23. Declaring presumptive tax
1. Annual tax declarations shall be made by business household and business individuals that pay presumptive taxes on their regular operation.
2. Business individuals and business households that pay presumptive taxes shall make declarations and pay VAT, excise duty, severance tax, environmental protection tax, and personal income tax. If the business household or individual that pay presumptive taxes earns revenues, which do not incur VAT according to the Law on Value-added tax, and earns incomes, which do not incur personal income tax according to the Law on Personal income tax, the VAT and personal income tax shall not be paid.
Tax authorities shall post the list of business households and individuals exempted from paying presumptive taxes and the amount of tax payable by business households and individuals that pay presumptive taxes on the websites of tax authorities.
The Ministry of Finance shall specify the announcement of tax payable to the state budget by business households and individuals as prescribed in this Article.
Article 24. Deadlines for submitting tax declarations
1. The deadlines for submitting tax declarations are specified in Article 32 and Article 33 of the Law on Tax administration, Clause 9 and Clause 10 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration.
2. The deadline for submitting the declaration of registration fee is the day on which the taxpayer registers the right to ownership or enjoyment of property with competent authorities.
3. The deadline for submitting the declaration of tax on the lump sum payment of land rent or land levy is the 30th day from the day on which the decision to allocate land or to lease out land is made.
4. The deadline for submitting the declaration of tax and government revenues related to land:
a) The deadline for the first declaration is the 30th day from the day on which the liability to the state budget is incurred;
b) If the taxpayer or the amount payable is changed, the additional declaration must be submitted within 30 days from the day on which the change happens.
c) The declaration of tax on non-agricultural land is March 31 of the next calendar year.
5. The deadlines for submitting the declaration of tax on exported goods and imported goods are specified by legislation on customs.
Article 25. Places where tax declarations are received
1. Taxpayers shall submit declarations of tax, fees and charges, and other government revenues at the tax authority, except for the cases in Clause 2, Clause 3, Clause 4, and Clause 5 of this Article.
2. The declarations of tax on non-agricultural land, agricultural land, declarations of registration fee, VAT on inter-provincial business, and presumptive tax declarations shall be submitted at local sub-departments of taxations where such taxes are incurred.
3. The declarations of severance tax on resource extraction and corporate income tax on real estate transfers, which takes place in the same province where the head office of the taxpayer is situated, shall be submitted at the local tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation). If the head office of the taxpayer is located in another province than the province where the resource extraction or real estate transfer takes place, the tax declaration shall be submitted at the tax authority (Department of Taxation or Sub-department of taxation) where the resource extraction or real estate transfer takes place.
The places where declarations of severance tax on extraction of crude oil and natural gas shall be specified by the Ministry of Finance.
4. The taxpayers that have their goods, on which excise duties are levied, produced at other provinces than the province where the head office is situated shall submit the declarations of excise duty in the province where such goods are produced.
5. The declarations of import and export duties shall be submitted at the customs authority where the customs declaration is made. The submission of electronic declarations of export and import duties shall be specified by the Ministry of Finance.
6. If the tax declarations are submitted under the single-window procedure, the place where tax declarations are submitted shall also follow such procedure.
Article 26. Places and methods for paying tax
1. Taxpayers shall pay tax, late payment interest, and fines to the state budget:
a) Via credit institutions, according to the Law on Credit institutions, and other service providers;
b) At State Treasuries;
c) At tax authorities;
d) Via organizations authorized by tax authorities to collect tax.
2. Tax authorities shall open accounts at credit institutions in accordance with the Law on credit institutions to concentrate the revenues from tax, late payment interest, fines, and other payments made by taxpayers (hereinafter referred to as government revenues) at State Treasuries. At the end of a working day, the tax, late payment interest, and fines paid by taxpayers to the accounts at the credit institutions must be remitted to the state budget.
The Ministry of Finance shall specify the remittance of tax, late payment interest, fines, and other government revenues to the state budget; the accounts of tax authorities at credit institutions shall be opened in accordance with the Law on credit institutions,
3. Credit institutions - according to the Law on credit institutions, service providers, State Treasuries, tax authorities, the organizations delegated by tax authorities to collect tax (hereinafter referred to as tax collectors) are responsible for arrange places, equipment, and personnel to collect tax and ensure the convenience for taxpayers to pay tax, late payment interest, and fines to the state budget.
4. When receiving tax, late payment interest, fines, or deducting tax, the tax collector shall issue tax payment receipts to taxpayers.
5. The Ministry of Finance shall set deadlines for remitting tax, late payment interest, and fines, which are collected in cash in remote areas, islands, or inconvenient areas, to the state budget.
6. The tax collectors that fail to remit the tax, late payment interest, and fines paid by taxpayers to the state budget shall pay late payment interest on the period from the deadline to the day on which those amounts are remitted to the state budget.
Article 27. Payment of tax, late payment interest, and fines under the management of tax authorities.
The order of paying tax, late payment interest, and fines is specified in Point 1 Clause 12 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration. The amounts shall be paid in chronological order.
The Ministry of Finance shall specify the order for paying tax, late payment interest, and fines mentioned in this Clause.
Article 28. Determining date of tax payment.
1. The date of tax payment in cash or by bank transfer to the tax collector is the day certified by the tax collector on the tax payment receipt.
2. The date of tax payment by electronic means is the date on which the taxpayer draws an amount from their bank account to pay tax, and the successful tax payment is certified by the core banking system.
Article 29. Settling overpaid tax, late payment interest, and fines.
1. Tax, late payment interest, and fines are considered overpaid when:
a) The tax, late payment interest, and fines paid by the taxpayer is higher than the tax, late payment interest, and fines payable for ten years from the day on which those amounts are paid to the state budget, except for the cases in Clause 2 Article 111 of the Law on Tax administration;
b) The taxpayer receives a tax refund under legislation on VAT, excise duty, export duties, import duties, environmental protection tax, and personal income tax.
2. The taxpayer is entitled to request the tax authority to settle the overpaid tax, late payment interest, and fines in the following forms:
a) Offsetting the overpaid tax, late payment interest, and fines against the tax, late payment interest, and fines that are unsettled;
b) Offset the overpaid amounts against the tax payable in the next period, except for the cases in Point b Clause 1 of this Article;
c) Refund an offset the overpaid amounts against other taxes, late payment interest, and fines that are unsettled, or refund the overpaid amounts if no tax, late payment interest, and fines are unsettled.
3. The taxpayer is dead, missing, incapable of civil acts shall have their overpaid tax, late payment interest, and fines settled by the tax authority in accordance with the Civil Code and Clause 2 of this Article.
4. The Ministry of Finance shall specify the procedure for offsetting overpaid tax, late payment interest, and fines mentioned in Clause 2 of this Article.
5. Wage payers that are authorized by taxpayers to make personal income tax declarations shall offset the overpaid tax against the tax arrears, and refund the overpaid tax to the taxpayers. The Ministry of Finance shall specify the implementation of this Clause.
Article 30. Paying tax during settlement of complaints and lawsuits
1. During the settlement of the complaint or lawsuit filed by a taxpayer against the amount of tax calculated or imposed by the tax authority, the taxpayer still has to pay the tax, late payment interest, and fine (if any), unless the competent authority decides to suspend the decision on tax calculation or tax imposition made by the tax authority.
2. If the paid tax is higher than the tax determined after the complaint is settled by the competent authority or a judgment of the court, the taxpayer may offset it against the tax in the next, or shall receive a refund of the overpaid amounts and the interest on the overpaid tax.
a) The interest shall be charged for the period from the date of payment till the day on which the tax authority makes a decision on tax refund;
b) The interest rate is the fundamental rate announced by the State bank and takes effect when the tax authority makes a decision on tax refund.
1. Cases eligible for tax deferral:
The tax deferral shall be considered based on the requests made by the taxpayer in one of the cases below:
a) The taxpayer suffers from physical damage caused by natural disasters, fire, unexpected accidents, which affect the business;
Physical damage is damage done to property of the taxpayer, which can be converted into cash, such as machinery, equipment, supplies, goods, workshops, offices, money, and valuable papers.
b) The operation is suspended when moving the premises at the request of competent authorities, which affect the business;
c) The fundamental construction capital, which is written in the state budget estimate, is not paid;
d) The taxpayer is not able to pay tax on schedule since the production or preservation cycle of materials and supplies imported to produce exports is longer than 275 days; the taxpayer faces other special difficulties.
2. The deferrable tax, late payment interest, and fines:
a) The deferrable tax, late payment interest, and fines in the cases specified in Point a Clause 1 of this Article are the outstanding tax, late payment interest and fines up to the time when the natural disaster, fire, or unexpected accident occurs. The deferrable amount must not exceed the difference between the value of physical damage incurred by the taxpayer and the compensation provided.
b) The deferrable tax, late payment interest, and fines in the cases specified in Point b Clause 1 of this Article are the outstanding tax, late payment interest and fines up to the time when the operation is suspended. The deferrable amount must not exceed the expenditure on moving and the damage done by the move.
c) The deferrable tax, late payment interest, and fines in the cases on specified in Point c Clause 1 of this Article are the outstanding tax, late payment interest, and fines when the deferral is requested. The total amount of deferrable tax, late payment interest, and fines eligible must not exceed the capital that has not been paid by the state budget;
d) The deferrable tax, late payment interest, and fines in the cases on specified in Point c Clause 1 of this Article are the outstanding tax, late payment interest, and fines incurred by the taxpayer due to other special difficulties.
3. Duration of tax deferral:
a) The duration of tax deferral shall not exceed 02 years from the deadline for paying tax, applicable to the cases in Point a Clause 1 of this Article;
b) The duration of tax deferral shall not exceed 01 years from the deadline for paying tax, applicable to the cases in Points b, c, and d Clause 1 of this Article.
4. The power to decide tax deferral:
a) Based on the application for tax deferral, the head of the tax authority shall decide the deferrable amount and duration of tax deferral in the cases in Points a, b, c Clause 1 of this Article.
b) The head of the customs authority shall decide the deferrable amount and duration of tax deferral in the cases in Points a, b, c Clause 1 of this Article, and in the cases in which the production or preservation cycle of the materials and supplies imported for producing export is longer than 275 days according to Point d Clause 1 of this Article;
c) The tax deferral in other special difficult cases must ensure that the government revenue estimated by the National Assembly is not changed, in particular:
- The Government shall decide the tax deferral when providing support for the market and resolving common economic difficulties;
- The Prime Minister shall decide the tax deferral in other special difficult cases at the request of the Minister of Finance.
5. The decisions on tax deferral shall be posted on websites of tax authorities.
Article 32. Writing off outstanding tax, late payment interest, and fines.
1. Cases in which outstanding tax, late payment interest, and fines are written off:
a) The enterprise that has declared bankrupt has no property to pay tax, late payment interest, and fines after making the payments under legislation on bankruptcy;
b) The individual is considered dead, missing, incapable of civil acts, and has no property to pay tax, late payment interest, and fines;
c) The outstanding tax, late payment interest, and fines that are not mentioned in Point a, b Clause 1 of this Article and meet the conditions below:
- It is more than 10 years from the deadline for paying tax, late payment interest, and fines;
- The tax authority fails to collect sufficient tax, late payment interest, and fines after taking all measures to enforce administrative decisions on taxation.
2. When the principal is written off in the cases in Clause 1 of this Article, the interest on late payment of such principal shall be also written off.
3. Range of writing off outstanding tax, late payment interest, and fines
The taxes written off include taxes, late payment interest, fines, and other government revenues managed and collected by tax authorities.
Outstanding land levy and land rent shall be written off in accordance with the Law on land and its guiding documents.
4. Reporting outstanding tax, late payment interest, and fines written off annually
a) Presidents of provincial People’s Committees shall summarize the tax, fines for late payment, and fines that are written off every year in accordance with Clause 22 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, and send reports to the Ministry of Finance when reporting the provincial budget finalization;
b) The Minister of Finance shall summarize the tax, fines for late payment, and fines that are written off every year in accordance with Clause 22 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration;
c) The Minister of Finance shall send the Government reports on the tax, fines for late payment, and fines that are written off every year according to Points a and b of this Clause. The Government shall then request the National Assembly to approve the State budget finalization.
5. The Ministry of Finance shall provide guidance on the documentation and procedure for writing off tax, late payment interest, and fines.
1. The taxpayer shall have the tax payable imposed by tax authorities in the following cases:
a) They fail to apply for tax registration according to Article 22 of the Law on Tax administration;
b) The taxpayer fails to submit the tax declaration within 10 days from the deadline or extended deadline for submitting the tax declaration;
c) The taxpayer fails to complement the tax declaration at the request of the tax authority, or the tax declaration is not sufficiently complemented, the basis for calculating tax payable is not truthful or accurate;
d) The taxpayer fails to present accounting documents and papers related to the determination of basis for tax calculation after tax inspection at the taxpayer’s premise.
dd) The tax inspection proves that the taxpayer does bookkeeping improperly, the data in accounting books is insufficient, inaccurate, or untruthful which leads to inaccurate determination of basis for tax calculation;
e) The taxpayer is suspected of making a getaway or dispersing assets to avoid tax liabilities;
g) The taxpayer has submitted the tax declaration to the tax authority but fails to calculate the tax payable.
2. For some lines of business, if the tax inspector finds inadequate accounting books or invoices, or tax are not accurately declared or calculated, the tax authority shall impose a ratio of value added and ratio of income to revenue in accordance with law.
3. The taxpayer shall have the tax on exported goods and imported goods imposed by tax authorities when:
a) The taxpayer calculate and declare tax based on illegitimate documents; fails to make declarations or to declare sufficiently and accurately the information related to tax liabilities;
b) The taxpayer avoids or delays the provision of relevant documents at the request of the customs authority to determine the tax payable; fails to prove or explain the information related to the determination of tax liabilities by the deadline; fails to comply with the decision on inspection of the customs authority.
c) The customs authority has proved that the customs value declared by the taxpayer is not consistent with actual value;
d) The taxpayer fails to calculate the tax payable.
dd) Other cases in which the customs authority or other authorities find that the tax declaration or tax calculation is not conformable with law;
The Director of the General Department of Customs, Directors of provincial Departments of Customs, and Directors of Sub-departments of customs are entitled to impose tax as prescribed in this Clause.
Article 34. Imposition of relevant factors related to tax calculation
The taxpayer shall have the factors related to tax calculation imposed in the following cases:
1. After examining the tax declaration, the tax authority suspects that the taxpayer does not sufficiently or accurately declare the factors for tax calculation, and the taxpayer fails to make a supplementary at the request of the tax authority.
2. After examining the accounting books and invoices related to the tax payable, the tax authority can prove that the taxpayer does not accurately or truthfully record the factors related to tax calculation.
3. The sale prices of goods and services recorded are not consistent with the actual prices with reduce the taxable revenue, or prices of goods and materials serving the business are not consistent with the actual prices with increase the expense and deductible VAT, and reduce tax liabilities.
4. The taxpayer fails to explain or prove the accuracy of the information related to the quantity, categories, origins, taxable values, codes, tax rates, or the amount of tax exempted, reduced, or refund of exported goods and imported goods.
5. The taxpayer has submitted the tax declaration but fails to determine the factors for tax calculation, or the factors for tax calculation are determined by the taxpayer fails to calculate the tax payable.
Article 35. Basis for tax imposition
The tax authority shall impose tax in the cases mentioned in Article 34 and Article 35 of this Decree based on one of the information below:
1. The database of the tax authority which is collected from:
a) The tax declarations and the amount of tax paid in previous periods;
b) Information about business transactions between the taxpayer and relevant organizations and individuals;
c) The information provided by state authorities;
d) Other information collected by the tax authority.
2. The information about:
a) The local taxpayers that trade in the same articles, engage in the same business line, or have the same business scale. If the information about the articles, business line, and scale of the taxpayer is not available in the locality, such information shall be obtained in other localities.
b) The average tax payable by some local businesses that engaged in the same business line or trade in the same articles. If the information about local businesses that engaged in the same business line or trade in the same articles is not available, such information shall be obtained in other localities.
3. Effective inspection results and documents.
Article 36. Advance pricing agreement
1. Subjects of application:
The taxpayers defined in the Law on Corporate income tax that make tax declarations using the methods in Clause 1 Article 11 of the Law on Corporate income tax (corporate income tax payable = assessable income multiplied (x) by tax rate) and make transactions with the parties involved.
2. APA is used for determining corporate income tax in the tax year of the enterprises involved. An APA shall contain:
a) The names and addresses of the parties that enter into APA;
b) Descriptions of transactions within APA;
c) The method of calculating taxable prices, prices, gross profit margin, and profitability as the basis for calculating taxable prices related to APA transactions;
d) The important presumptions that may significantly affect the implementation of APA (including analyses and forecasts);
dd) Responsibilities and obligations of taxpayers;
e) The responsibilities and obligations of tax authorities (including regulations on bilateral agreements between relevant tax authorities);
g) The effect;
h) Other regulations on tax liabilities related to APA;
i) Appendixes (if any).
3. The General Department of Taxation shall accept offer of APA, discuss and negotiate with taxpayers or foreign tax authorities involved; supervise the implementation of APA.
4. The Ministry of Finance shall specify the application of APA to tax administration; approve the APA and assign the General Department of Taxation to sign it.
5. The validity period of an APA is not longer than 05 years, and may be extended for no more than 05 more years. The APA shall not take effect before the taxpayer requests the application of APA.
6. The APA may be suspended or terminated any time before the official expiration at the request of taxpayers or tax authorities.
If the APA must be terminated due to objective reasons, or the APA must be amended, or a new APA must be signed, the taxpayer shall Send a written request for the termination, supplementation of information or documents, or compilation of dossiers in accordance with Clause 2 of this Article to terminate or amend the signed APA, or to sign a new APA.
When an APA is terminated ahead of schedule according to Clause 5 of this Article, the information provided by taxpayers must not be used by tax authorities as evidence serving the tax inspection or tax imposition.
Article 37. Deadline for paying tax calculated or imposed by the tax authority
1. Deadline for paying tax calculated or imposed by the tax authority is the deadline written in the notification made by the tax authority, in particular:
a) The deadline for paying tax on non-agricultural land, agricultural land, land levy, land rent, water surface rent, and registration fees is the deadline written on the tax notices (or bills) made by the tax authority;
b) The deadline for paying presumptive taxes shall be decided by the Ministry of Finance;
c) For the cases in which tax is imposed by the tax authority because of late submission of the tax declaration, the deadline for paying tax is 10 days from the day on which the tax authority signs the decision on tax imposition;
d) For the cases in which tax is imposed by the tax authority based on tax inspection records, the deadline for paying tax is 10 days from the day on which the tax authority signs the decision on tax imposition. If the tax imposed is 500,000,000 VND or higher, the deadline is 30 days from the day on which the tax authority signs the decision on tax imposition.
Article 38. Conditions for application of the deadline for paying tax on materials and supplies imported for producing exports
1. The taxpayer may apply the deadline of 275 days according to Clause 11 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration when all conditions below are satisfied:
a) The taxpayer has factories, where exports are produced, in Vietnam;
b) The taxpayer has engaged in export and import for at least 02 consecutive years by the day on which the customs declaration of materials and supplies imported for producing exports is made.
b) The taxpayer does not have any record for smuggling, illegal transportation of goods across the border, tax avoidance, or trade fraud over the last 02 years from the day on which the customs declaration of materials and supplies imported for producing exports is made.
c) The taxpayer does not have overdue tax arrears, late payment interest, and fines for exported goods and imported goods when the customs declaration is registered;
d) The taxpayer has not incurred any penalties for administrative violations against legislation on accounting over the last 02 years from the day on which the customs declaration is registered;
dd) The taxpayer makes payment for the import of goods for producing exports by bank transfer.
2. If the import is authorized, the taxpayer must present the import authorization contract. The enterprise authorized to import must comply with Points b, c, d, dd Clause 1 of this Article.
If the parent company or associate company imports or provide imported goods to other subsidiary companies or associate companies to produce exports, the conditions in Points b, c, d, dd Clause 1 of this Article must be satisfied.
Article 39. Paying tax arrears in installments
1. The taxpayer is not able to pay the tax arrears one time may pay them in installments over no more than 12 months from the effective day of the decision on taxation enforcement, provided that taxpayers has the tax arrears guaranteed by a credit institution, and a commitment to pay tax arrears and late payment interest to the state budget is made.
The taxpayer must comply with the commitment to evenly divide the tax arrears to pay them in installments every month.
For exported goods and imported goods, the taxpayer must pay the tax on the shipment that is undergoing customs procedures before customs clearance, or must be guaranteed by a credit institution, apart from the aforesaid conditions.
2. Obligations of taxpayers that pay tax arrears in installments.
a) While paying the tax arrears in installments, the taxpayer still have to pay late payment interest at 0.05% of the tax arrears per day;
The taxpayer must pay the tax and late payment interest in full.
c) If the taxpayer fails to pay tax arrears and late payment interest on schedule, the guaranteeing organization shall pay them on behalf of the taxpayer, including the tax arrears, late payment interest at 0.05% of tax arrears per day and late payment interest at 0.07 % of late payment interest per day.
3. The power to decide tax payment in installments:
a) The head of the tax authority shall decide the payment of tax arrears in installments;
b) The head of the customs authority shall decide the payment of tax arrears on exported goods and imported goods of taxpayers.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on the documentation and procedure for paying tax arrears in installments specified in this Article.
Article 40. Discharging tax liabilities when exiting.
1. The Vietnamese people that leave Vietnam to reside abroad, the Vietnamese people that reside abroad and foreign must discharge tax liabilities before exiting Vietnam.
2. The taxpayers mentioned in Clause 1 of this Article must be have the discharge of tax liabilities certified by tax authorities before exiting Tax authorities shall certify the discharge of tax liabilities in writing at the request of taxpayers.
3. The immigration agencies shall suspend the exit of an individual when receiving a written notice or email from the tax authority about the undischarged tax liabilities.
Article 41. Obligations of tax authorities to processing tax refund applications
1. Tax authorities shall refund first, inspect later under legislation on taxation, except for the cases in Clause 2 of this Article.
2. Cases of tax inspection before tax refund:
a) Refunding tax in accordance with International Agreements to which Vietnam is a signatory;
b) The taxpayer makes a claim tax refund for the first time, except for the claims for refund of personal income tax. Where the taxpayer sends a tax refund application to the tax authority for the first time but is not eligible for tax refund, the next claim for tax refund is considered the first claim for tax refund;
c) The taxpayer makes a claim for the tax refund within 02 years from the day on which tax avoidance or tax fraud was penalized;
If no false declaration, which leads to a reduction in tax payable or increase tax refund according to Clause 33 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, is made, or no tax avoidance or trade fraud, according to Article 108 of the Law on Tax administration and Clause 34 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, is committed when making the first claim for tax refund during the aforesaid 2-year period, the tax refund application shall not be subject to tax inspection before refund. If the taxpayer is found to make false declarations, commit tax avoidance or tax fraud, according to Clause 33 and Clause 34 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration and Article 108 of the Law on Tax administration, when making the next claims for tax refund, the taxpayer shall be subject to tax inspection before refund until the end of the 2-year period.
d) Payments for goods and services in the application for tax refund are not made via bank transfer, except for applications of VAT refund;
dd) The enterprise is undergoing merger, amalgamation, division, dissolution, bankruptcy, conversion, shutdown; the state-owned enterprise is transferred, sold, or leased;
e) The taxpayer fails to provide explanation or supplement the application for tax refund by the deadline, or fails to prove the accuracy of the tax declaration after providing explanation and supplementation. This regulation is not applicable to the goods and services eligible for tax refund;
g) The taxpayer has not provided bank transfer receipts when submitting the application for tax refund;
h) The licensed imported goods must comply with the regulations on quarantine, food safety and hygiene, and goods quality inspection;
i) The imported goods subject to inspection before tax refund as defined by the Ministry of Finance.
3. Deadline for processing tax refund applications
a) The deadlines for processing tax refund applications are specified in Point 2 and Point 5 Clause 18 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration, except for the cases in Point b of this Clause;
In this case, the tax refund applications are eligible for tax refund before inspection. The period from the day on which the tax authority requests the explanation or supplementation to the day on which the tax authority receives the explanation or supplementation is not included in the time limit for processing the tax refund application.
b) The deadlines for processing tax refund applications in Clause 13 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration is applicable to the applications for refund of overpaid tax, which is certified by the tax authority, the applications for refund of overpaid tax, late payment interest, and fines of exported goods and imported goods;
The heads of tax authorities shall issue decisions on tax refund. If the late processing of the tax refund application is on account of tax authority, the taxpayer shall receive interest on the late refund apart from the tax refund; the interest shall be calculated in accordance with Point a, b Clause 2 Article 30 of this Decree. The interest shall be deducted from the fund for tax refund as prescribed by the Ministry of Finance.
4. The deadline for post-refund inspection according to Point 3 Clause 13 Article 1 of the Law on the amendments to the Law on Tax administration;
a) The tax authority shall carry out the post-refund inspection within 01 year from the day on which the decision on tax refund is made, except for the cases below:
- The business suffers from a loss for 02 consecutive years preceding the year in which the decision on tax refund is made, or the loss exceeds the equity up to the year exceeding the year in which the decision on tax refund is made. The loss is determined based on the finalized declaration of corporate income tax or the inspection conclusion made by a competent authority.
- Businesses shall receive refunds of tax on real estate business, goods sale, or service provision. If a business fails to separate the tax on real estate, goods sales, or service provision, the post-refund inspection shall be carried out within 01 year from the day on which the decision on refunding tax on the entire business is made.
- The business changes its premises twice within the previous 12 months from the day on which the decision on tax refund is made;
- The business undergoes an unusual change in the taxable revenue and refundable tax within the previous 12 months from the day on which the decision on tax refund is made.
b) In the cases not being mentioned in Point a of this Clause, the post-refund inspection shall be carried out in accordance with risk management principles within 10 years from the day on which the decision of tax refund is made.
Article 42. Calculating exempted and reduced tax
1. Taxpayers shall calculate exempted and reduced tax in the tax declaration or application for tax exemption or reduction sent to tax authorities, except for the cases in Clause 2 of this Article.
2. Tax authorities shall calculate and decide tax exemption or reduction in the following cases:
a) Exemption and reduction of excise duty, severance tax, personal income tax incurred by taxpayers that suffer from natural disasters, fire, unexpected accidents, who are not able to pay tax in accordance with law; exemption of tax on non-agricultural land, tax on agricultural land, land rent, water surface rent, registration fees incurred by taxpayers. The Ministry of Finance shall specify the tax exemption or reduction in this Point;
The exemption or reduction of land levy depends on cadastral documents enclosed with the papers proving the eligibility for exemption or reduction of land levy, and relevant documents. Tax authorities shall not issue decisions on tax exemption or reduction, but only indicate the amount of exempted or reduced land levy on the land levy notice.
b) Tax exemption for business households and individuals that pay presumptive taxes under legislation on taxation;
c) Exemption of severance tax on natural forest products that are legally extracted by local residents under legislation on severance tax;
d) Other cases in which exemption and reduction of export duties or import duties are considered under legislation on export duties, import duties, or International Agreements to which Vietnam is a signatory;
dd) Other cases defined by legislation on taxation.
Article 43. The obligations and entitlements of tax authorities to the construction and management of taxpayers’ information system
1. Tax authorities are responsible for developing taxpayers’ information system:
a) Develop a system of criteria for information and database to be collected from taxpayers, tax authorities, third parties, and overseas competent authorities; standardize the forms or collect information in the form provided by information providers and information provided for overseas competent authorities in accordance with International Agreements to which Vietnam is a signatory;
b) Develop a communication system that meet the demand for collecting, processing, storing, transmitting, using, and controlling information within tax authorities.
2. Tax authorities are responsible for managing the taxpayers’ information system, in particular:
a) Formulate a mechanism for using information about taxpayers to serve tax administration;
b) Formulate a mechanism for providing information for state authorities serving state management, a mechanism for providing information for overseas competent authorities in accordance with the International Agreements to which Vietnam is a signatory;
c) Manage the database and maintain the taxpayers’ information system.
Article 44. Responsibility to provide information of state authorities
State authorities are responsible for providing information about taxpayers to tax authority, in particular:
1. The authorities that issue certificates of business registration, licenses for establishment and operation, certificates of investment incentives, and certificates of investments shall provide information about certificates of business registration, licenses for establishment and operation, certificates of investment incentives, and certificates of investments, or certificates of changes in business registration, decisions on merger, division, separation, dissolution, and bankruptcy of taxpayers within 07 working days from the day on which such certificates, licenses, and decisions are issued, and other information at the request of tax authorities.
2. State Treasuries shall provide information about the tax paid and refunded to tax authorities.
3. Every month or at the request of tax authorities, state authorities in charge of housing and land shall provide information about changes in the use of land and ownership of houses of the organizations, households, and individuals related to tax administration.
4. The police shall provide information about prevention and suppression of financial crimes; information about individuals that enter/exit Vietnam, temporary residents; information about hotels, motels, guesthouses; information about vehicle registration at the request of tax authorities.
5. Inspection authorities shall provide information about the conformity with legislation on taxation of taxpayers at the request of tax authorities.
6. State authorities in charge of trade shall provide information on management policies on international trading, including, export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, transit, import/export authorizations, agents, processing, transit of goods of Vietnam and other countries, and other information at the request of tax authority.
7. The State bank shall cooperate with the Ministry of Finance in providing a mechanism for providing information about taxpayers, tax guarantors for tax authorities.
8. Other state authorities shall cooperate with tax authorities in providing information about taxpayers for tax authorities.
9. State authorities in charge of telecommunications infrastructure shall announce and provide information about the localities, where telecommunications infrastructure is adequate to make transactions via electronic means, to tax authorities.
Article 45. Responsibility to provide information of relevant organizations and individuals
1. The credit institutions defined by the Law on credit institutions shall provide information at the request of tax authorities, including:
a) The documents and information about transactions via bank accounts of taxpayers; information about the guarantee for taxpayers of the bank at the request of tax authorities;
b) Documents, payment account numbers, copies of accounting books of payment accounts, copies of international payment receipts, domestic payment receipts, and bank transfer receipts at the request of tax authorities;
c) Other information serving information processing and tax inspection of tax authorities at the request of tax authorities.
2. Providers of taxation services, accounting services, and independent audit companies shall provide information at the request of tax authorities.
3. The organizations and individuals that are partners or clients of taxpayers shall provide information about taxpayers at the request of tax authorities.
4. Vietnam Chamber of Commerce and Industry shall provide information about the issuance of Certificates of Origin for exported goods; information about registration and protection of intellectual property rights and technology transfers in Vietnam and overseas at the request of tax authorities.
5. Other organizations and individuals providing information at the request of tax authorities.
6. The information shall be provided or exchanged between tax authorities and organizations/individuals in writing or electronic data. Taxpayers shall not be notified when their information is provided for tax authorities, unless otherwise prescribed by law.
Article 46. Collecting overseas information about tax administration
1. tax authorities shall collect overseas information to serve tax administration, including:
a) Origins, trading values, standards, and quality of goods;
b) Legitimacy of documents used for tax calculation;
c) Violations against legislation on customs and taxation;
d) Verification of other information about taxpayers.
2. Overseas information shall be collected from:
a) Tax authorities, other authorities of the state according to agreements on support for information provision and information exchange among countries.
b) Relevant international organizations in accordance with International Agreements to which Vietnam is a signatory;
c) From producers, exporters, importers indicated by tax authorities in accordance with the International Agreements to which Vietnam is a signatory;
d) Information service providers oversea in accordance with the international laws to which Vietnam is a signatory.
3. The information stated in Points a, b, c Clause 2 of this Article must be conformable with the law of the home countries, and is one of the basis for impositions of tax and penalties for violations against the law on tax administration.
4. The Ministry of Finance shall provide guidance on collecting information overseas.
Article 47. Disclosing information about taxpayers
Tax authorities may disclose information about violations against legislation on taxation committed by taxpayers, in particular:
1. Avoiding tax, appropriating tax, illegally trading invoices, losing invoices, committing violations legislation on taxation then feeing, abetting tax avoidance, failing to pay tax on time after tax authorities has imposed penalties or enforced tax payment.
2. The violations against legislation on taxation committed by taxpayers, which affect the interests and obligation to pay tax of other organizations and individuals.
3. Failing to comply with the request of tax authorities in accordance with law, such as: refusing to provide information and documents for tax authorities, not complying with decisions on inspection and other requests made by tax authorities.
4. Obstructing tax officials and customs officials from performing their duties.
5. Other information that is disclosed in accordance with law.
Article 48. Making declaration, tax payment and transactions by electronic means
1. The taxpayers that are businesses in localities with information technology infrastructure must declare, pay tax, and make transactions with tax authorities by electronic means under legislation on electronic transactions.
When making electronic transactions, taxpayers may use electronic transaction equipment and services of lawful services providers.
2. Tax authorities shall develop and run the information technology system for making declaration, tax payment and transactions by electronic means
Article 49. Cases of tax inspection at the premises of taxpayers
1. The cases defined in Point c and Point d Clause 3 Article 77 of the Law on Tax administration.
2. The taxpayer is suspected of violating laws after analyzing and assessing the conformity with law of taxpayers.
3. The cases of inspections before tax refund and post-refund inspections.
4. The cases selected according to the plans decided by heads of superior tax authorities based on risk management for taxation.
Heads of tax authorities shall decide the inspections in the cases in Clause 2 and Clause 4 of this Article not exceeding once per year.
Article 50. Post-clearance tax inspections at the premises of taxpayers
1. Post-clearance tax inspections shall be carried out the following cases:
a) The cases defined in Point d Clause 3 Article 77 of the Law on Tax administration;
b) There are signs of violations against legislation on taxation;
c) Scheduled inspections to assess the conformity with law of taxpayers;
d) Thematic inspections decided by heads of superior tax authorities based on risk management for taxation.
2. The Director of the General Department of Customs, Directors of provincial Departments of Customs, and Directors of Sub-department of Post-Clearance Inspection shall decide tax inspections at the premises of taxpayers, perform the tasks and exercise the entitlements specified in Article 80 of the Law on Tax administration.
3. Post-clearance tax inspections at the premises of taxpayers shall be carried out within 15 working days in the cases in Point c Clause 1 of this Article, or within 05 working days in the cases in Point a, Point b, and Point d Clause 1 of this Article from the day on which the decision on inspection is announced. The decision on inspection may be extended once where necessary. The extension shall not exceed the time limit in this Clause.
4. If the taxpayer fails to comply with the decision on inspection, or fails to provide explanation or documents at the request of the inspectorate, the customs authority shall impose tax and penalties.
Article 51. The right to make complaints and denunciation of taxpayers, organizations and individuals
1. Taxpayers, organizations and individuals are entitled to request tax authorities or competent authorities to reconsider administrative decisions and administrative acts of tax authorities and tax officials when there is proof that such decisions or acts are illegal and infringe their lawful rights and interests.
2. Administrative decisions are written decisions made by tax authorities or competent persons in tax authorities, and are applicable once to one or some subjects, on a particular issue during the tax administration. Administrative decisions made by tax authorities include:
a) The decision on tax imposition; notice of taxation;
b) Decisions on tax exemption or reduction;
c) Decisions on tax refund; decisions on tax cancellation;
d) Decisions on penalties for administrative violations of legislation on taxation;
dd) Decisions to enforce the implementation of administrative decisions on taxation;
e) Other administrative decisions on taxation defined by law.
3. Administrative acts are the performance or failure to performance of tax administration tasks of tax authorities and tax officials, who are assigned to perform tax administration tasks.
4. Citizens are entitled to denounce the violations against legislation on taxation committed by taxpayers, tax authorities, tax officials, or other organizations and individuals in accordance with law.
Article 52. The power of tax authorities to settle complaints and denunciation
1. Directors of Sub-departments of Taxation, directors of Sub-department of Customs are entitled to settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or administrative decisions and administrative acts of the persons under their management.
2. Directors of Departments of Taxation, Directors of Departments of Customs, Directors of Departments of Post-clearance Inspection, and Directors of Departments of Smuggling Investigation are entitled to:
a) Settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or administrative decisions and administrative acts of the persons under their management;
b) Settle complaints that are not completely settled by Directors of Sub-departments of Taxation, directors of Sub-department of Customs.
3. The Director of the General Department of Taxation and the Director of the General Department of Customs are entitled to:
a) Settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or administrative decisions and administrative acts of the persons under their management;
b) Settle complaints that are not completely settled by Directors of Departments of Taxation, Directors of Departments of Customs, Directors of Departments of Post-clearance Inspection, and Directors of Departments of Smuggling Investigation.
4. The Minister of Finance is entitled to:
a) Settle complaints against their administrative decisions and administrative acts, or administrative decisions and administrative acts of the persons under their management;
b) Settle complaints that are not completely settled by the Director of the General Department of Taxation and the Director of the General Department of Customs.
5. The power to settle denunciations shall comply with legislation on denunciations.
Article 53. Responsibility and powers of tax authorities to settle complaints and denunciations of taxation
1. When receiving complaints and denunciations of taxations, tax authorities shall consider settling them by the deadline specified by legislation on complaints and denunciations.
2. When receiving complaints of taxation, tax authority shall request the complainer to provide documents related to the complaint. If the complainer refuses to provide documents, the tax authority is entitled to refuse to settle the complaints
3. Tax authorities shall refund the tax, late payment interest and fines that are improperly collected, and pay interest on those amounts at the rates specified in Clause 2 Article 30 of this Article within 15 days from the day on which the decision to settle complaint/denunciation is made, or the day on which the decision on settlement made by a competent authority is received.
4. If the tax payable in the decision on settlement is higher than that in the complained administrative decision, the taxpayer must pay the tax arrears within 10 days from the day on which the decision on settlement is received.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực