Chương 1 Nghị định 83/2013/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 83/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2013 | Số công báo: | Từ số 455 đến số 456 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xóa nợ thuế cho cá nhân, doanh nghiệp
Theo quy định tại Nghị định 83/2013/NĐ-CP, các đối tượng sau sẽ được xóa nợ tiền thuế phát sinh trước ngày 1/7/2007:
- Hộ gia đình, cá nhân đã ngừng kinh doanh còn nợ tiền thuế, tiền phạt gặp khó khăn, không thanh toán được tiền thuế nợ.
- Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã giải thể còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
- DNNN đã cổ phần hóa và được cấp giấy chứng nhận kinh doanh thành lập pháp nhân mới có khoản tiền thuế nợ, tiền phạt chưa bị xử lý giảm vốn khi xác định giá trị DN hoặc khi chuyển thành công ty cổ phần.
- DNNN thực hiện giao, bán và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nợ tiền thuế, tiền phạt đã không được tính vào giá trị DN để giao, bán.
Các khoản nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của khoản thuế nợ gốc được xóa tương ứng cũng đồng thời được xóa.
Nghị định 83/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế, áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế; phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Người nộp thuế quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật về đầu tư và không thực hiện chế độ kế toán Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân;
c) Tổ chức làm đại lý tàu biển, đại lý cho các hãng vận tải nước ngoài có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển từ các cảng biển Việt Nam ra nước ngoài hoặc giữa các cảng biển Việt Nam;
d) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
đ) Đại lý làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế;
g) Tổ chức tín dụng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh nộp thuế cho tổ chức, cá nhân nộp thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu, trừ một số trường hợp ủy nhiệm thu đối với các khoản thu nhập có tính chất không thường xuyên theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Bên được ủy nhiệm thu thuế có trách nhiệm: Thông báo và đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo hợp đồng ủy nhiệm thu; cấp chứng từ thu tiền cho người nộp thuế khi thu tiền thuế; nộp tiền thuế đã thu được vào tài khoản của cơ quan quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước; quyết toán số tiền thuế thu được và chứng từ thu tiền thuế với cơ quan quản lý thuế; theo dõi và báo cáo với cơ quan quản lý thuế các trường hợp phát sinh người nộp thuế mới hoặc có thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn ủy nhiệm thu.
4. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm: Thông báo công khai các trường hợp ủy nhiệm thu thuế để người nộp thuế biết và thực hiện; cung cấp chứng từ thu thuế, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thu, nộp tiền thuế của cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế quy định tại Điều này được hưởng kinh phí ủy nhiệm thu trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan quản lý thuế. Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích và sử dụng kinh phí ủy nhiệm thu quy định tại khoản này.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế của cơ quan thuế
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Ban hành quy định quản lý rủi ro về thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
- Ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro theo các chức năng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ.
b) Cơ quan thuế các cấp:
- Sử dụng thông tin về người nộp thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý rủi ro về thuế;
- Quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để đánh giá rủi ro trong quản lý thuế; đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và xác định, lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng quản lý rủi ro của cơ quan hải quan trong quản lý thuế.
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Ban hành quy định quản lý rủi ro về lĩnh vực hải quan;
- Ban hành bộ tiêu chí đánh giá rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Quy định đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế;
b) Tổng cục Hải quan xây dựng, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung liên quan đến người nộp thuế để đánh giá rủi ro phục vụ:
- Kiểm tra điều kiện đăng ký hồ sơ khai thuế;
- Xác định hình thức kiểm tra hồ sơ khai thuế;
- Xác định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xác định, lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan, kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của pháp luật;
- Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
c) Cơ quan hải quan các cấp tổ chức áp dụng thống nhất các quy định về quản lý rủi ro, tiêu chí đánh giá rủi ro và quy định đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Article 1. Scope of regulation
This Decree elaborates the implementation of a number of articles of the Law on Tax administration and the Law on amendments to the Law on Tax administration, applicable to the management of taxes, fees, land rent, water surface rent, land levy; revenues from resource extraction, and other revenues classified as government revenues collected by tax authorities in accordance with law.
Taxpayers in this Decree include:
1. Organizations, households, and individuals that pay tax, fees, and other revenues classified as government revenues managed and collected by tax authorities in accordance with law.
2. The organizations assigned to collect fees classified as government revenues.
3. The organizations and individuals that deduct tax; the organizations and individuals that follow taxation procedures on behalf of taxpayers, including:
a) Vietnamese organizations and individuals that sign contracts with foreign organizations and individuals doing business in Vietnam that do not follow Vietnam’s laws on investment and accounting regime;
b) The organizations and individuals that deduct tax when paying the people whose incomes incur personal income tax;
c) Shipping agencies and agents of foreign shipping lines that deduct corporate income tax on transportation of goods by ship from Vietnam’s ports to abroad or among Vietnam’s ports;
d) Providers of taxation services;
dd) Customs brokerage agents for exported and imported goods;
e) Organizations and individuals that provide postal services and express mail services to serve the payment of tax on behalf of the taxed organizations and individuals;
g) The credit institutions that guarantee tax payment of taxed organizations and individuals in accordance with the Law on credit institutions.
Article 3. Delegating tax collection
1. Tax authorities shall delegate other organizations and individuals to collect some taxes decided by the Ministry of Finance.
2. The delegation of tax collection must be made into a contract between the head of the tax authority and the delegated organization or individual, except for some cases in which the revenues are not regular as defined by the Ministry of Finance.
3. The party delegated to collect tax shall notify and urge the taxpayer to pay tax in accordance with the delegation contract, issue receipts to taxpayers when collecting tax, remit the tax collected to accounts of the tax authority at State Treasuries; report the amount of collected tax and issued receipts to the tax authority; send reports to the tax authority on new taxpayers or changes in the business lines or business scale of the local taxpayers.
4. The tax authority shall announce the delegation of tax collection for taxpayers to know, provide receipts, provide guidance, instruct and supervise the tax collection of the organizations and individuals delegated to collect tax.
5. The organizations and individuals delegated to collect shall be provided with funding deducted from the budget of the tax authority. The Ministry of Finance shall provide guidance on the deduction and use of funding mentioned in this Clause.
Article 4. Application of risk management to tax administration
1. Application of risk management to tax administration of tax authorities
a) The Ministry of Finance shall;
- Issue regulations on risk management for taxation to raise the efficiency of tax administration and prevent violations legislation on taxation;
- Establish risk assessment criteria that meet the tax administration demand in each period.
b) Tax authorities shall;
- Use information about taxpayers to build a database serving risk management for taxation;
- Manage, apply information technology, information systems, and the database about taxpayers to assessment of risk to tax administration; assess the conformity with law of taxpayers to serve tax administration, identify and select subjects of tax inspection in accordance with law.
2. Application of risk management to tax administration of the customs
a) The Ministry of Finance shall:
- Issue regulations on risk management for customs;
- Establish risk assessment criteria that meet the tax administration demand in each period. Assess the conformity with law of taxpayers;
b) The General Department of Customs shall develop, manage and apply concentrated information systems related to taxpayer to serve risk assessment and:
- Inspect the conditions for registering tax declarations;
- Decide method of inspecting tax declarations;
- Decide the method and level of inspection of exported and imported goods;
- Identify and select subjects of post-customs clearance inspections and tax inspections in accordance with law;
- Assess the conformity with law of taxpayers.
c) The customs authorities shall adhere with regulations on risk management, criteria for assessing risk and conformity with law of taxpayers.