Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
Số hiệu: | 80/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 17/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2017 |
Ngày công báo: | 27/07/2017 | Số công báo: | Từ số 521 đến số 522 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường
Đây là nội dung quy định tại Nghị định 80/2017/NĐ-CP về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Theo đó, khi xảy ra bạo lực học đường, cơ sở giáo dục áp dụng các biện pháp can thiệp như sau:
- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại và đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
- Lập tức thực hiện các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người bị bạo lực; đồng thời theo dõi, đánh giá sự an toàn của người học bị bạo lực;
- Kịp thời thông báo với gia đình người học để phối hợp xử lý;
- Trường hợp vượt quá khả năng giải quyết thì cơ sở giáo dục kịp thời thông báo cho cơ quan công an, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan khác để phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.
Nghị định 80/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC AN TOÀN, LÀNH MẠNH, THÂN THIỆN, PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Nghị định này quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học.
2. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần.
3. Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
4. Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
1. Địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ em và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
2. Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện;
b) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học;
c) Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú;
d) Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
3. Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận.
1. Đối với cơ sở giáo dục:
a) Tài liệu, học liệu giảng dạy và học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục; bảo đảm tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mỹ; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người học; không chứa đựng các yếu tố kích động bạo lực, khiêu dâm; không trái với văn hóa, lịch sử Việt Nam; không có định kiến giới, phân biệt đối xử;
b) Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại;
c) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Đối với cơ sở giáo dục
a) Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai;
b) Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục có sự tham gia của người học;
c) Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin của người học; bảo mật cho người cung cấp thông tin;
d) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng, hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao an toàn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lý, tâm lý của người học;
đ) Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp người học;
e) Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học.
2. Đối với lớp độc lập: Tối thiểu phải đạt yêu cầu quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều này.
1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
3. Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn công an các cấp phối hợp với cơ sở giáo dục bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
2. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trường giáo dưỡng trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh cho người học.
1. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục, lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong cơ sở giáo dục, lớp độc lập; điều tra và xử lý vụ việc bạo lực học đường, gây mất an toàn cho cơ sở giáo dục, lớp độc lập theo phân cấp quản lý.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, lớp độc lập trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.
1. Giám sát, phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, đoàn viên, đội viên của tổ chức và toàn xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
1. Vận động thành viên của tổ chức và xã hội hỗ trợ, tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức xã hội và của người học chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 80/2017/ND-CP |
Hanoi, July 17, 2017 |
ON A SAFE, HEALTHY AND FRIENDLY EDUCATION ENVIRONMENT WHICH PREVENTS AND STOPS SCHOOL VIOLENCE
Pursuant to the Law on Organizing the Government, dated June 16, 2015;
Pursuant to the Children Law dated April, 05, 2016;
Pursuant to the Education Law dated June 14, 2005; the Law on amending certain articles of the Education Law dated November 25, 2009;
Pursuant to the Law on Vocational Education dated November 27, 2014;
At the request of the Minister of Education and Training;
The Government promulgates the Decree on a safe, healthy and friendly education environment which prevents and stops school violence.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides regulations on a safe, healthy and friendly education environment which prevents and stops school violence.
2. This Decree applies to pre-primary educational institutions, secondary educational institutions, continuing educational institutions, vocational training institutions, special education schools, foreign invested educational institutions and joint training educational institutions in Vietnam (hereinafter referred to as "educational institutions”), literacy classes, foreign language classes, computer classes, skill classes, classes for the gifted, cultural classes, classes for students under 18 having difficulties in going to school (hereinafter referred to as "independent classes"); related agencies, organizations and individuals.
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. The education environment has all the physical and mental conditions which can affect the education, learning, training and development activities of the students.
2. A safe education environment is an environment that protects the students from physical and mental damages.
3. A healthy education environment is an environment without social evils and violence; the students, managerial staff, teachers and employees in such environment have a healthy lifestyle and behave appropriately.
4. A friendly education environment is an environment where students are treated respectively, fairly, equally and compassionately; they are allowed to enhance democracy and provided with favorable conditions for developing their virtues and potential.
5. School violence includes torture, abuse and beating; physical abuse; verbal abuse, dignity and honor violations; isolation and other actions that damage the physical and mental health of students at the educational institutions or in the independent classes.
A SAFE, HEALTHY AND FRIENDLY EDUCATION ENVIRONMENT WHICH PREVENTS AND STOPS SCHOOL VIOLENCE
Article 3. Requirements for locations, facilities, teaching equipment, supplies and children’s toys
1. Locations of educational institutions and independent classes shall not violate the regulations in clause 13, Article 6 of the Children Law and shall not be listed as dangerous areas.
2. The facilities of an educational institution must include:
A campus, an entrance gate, an entrance sign board, fencing walls, fences, a garden and trees which satisfy the safety and hygiene requirements and the aesthetic principles; They are environmental friendly.
b. A play ground, a training ground and a parking lot which are friendly and appropriate for students.
c. Classes such as classes by subjects must satisfy the lighting and ventilation requirements and have appropriate tables and chairs for students. There must be a canteen and boarding rooms in boarding schools.
d. Restrooms and a clean water supply system; as well as other construction works which are safe, friendly, easily accessible and appropriate for the diverse needs of the users.
3. The teaching equipment, supplies and children's toys of the educational institution and independent classes must be appropriate for the psycho-physiological characteristics of the students; must be easily accessible and arranged and used safely and properly.
Article 4. Teaching documents and materials requirements.
1. As for the educational institution:
a. The teaching documents and materials must be appropriate for the purposes and contents of the education programs; must satisfy the scientific, teaching, humanity and aesthetic principles; must be appropriate for the psycho-physiological characteristics of the students; shall not have violent and pornographic contents; shall not distort the history of Vietnam and negatively affect its culture; shall not include prejudice and discrimination contents.
b. There must be documents and materials for teaching ethics, lifestyles, life skills, law obedience, sexuality education, and accident and abuse prevention.
c. There must be an IT system connecting to the Internet and websites which satisfy the teaching and learning requirements; such system and websites must be fully controlled to ensure that students are provided with safe and healthy contents which are appropriate with their age.
2. Independent classes must at least satisfy the requirements specified in point a, clause 1 of this Article.
Article 5. Activities for maintaining a safe, healthy and friendly education environment
1. The educational institution must:
a. Ensure public order and food safety; prevent and stop accidents and injuries, fire and explosion and natural disasters.
b. Develop, announce and implement the code of conduct properly, with the engagement of students.
c. Provide communication means such as suggestion box, hot line and other forms to receive and handle the information from students; keep the confidential information from the providers safe.
d. Organize creative activities, life skills activities, after school activities, social activities, charity activities, recreational activities, cultural activities and sport activities to develop a safe, healthy, friendly and equal education environment which is appropriate with the age and psycho-physiological characteristics of the students.
dd. Carry out health activities at the school, as well as counseling and support activities.
e. Regularly exchange information with the families of students and the community about the conditions for ensuring physical and life safety for such students, as well as the conditions for protecting their honor, dignity and private life.
2. Independent classes must at least satisfy the requirements specified in point a and point e, clause 1 of this Article.
Article 6. School violence prevention and control
1. School violence prevention measures:
Disseminate the information about the dangers and consequences of school violence to students, managerial staff, teachers and employees in the educational institution in order to enhance their awareness of such problems; of the responsibility to detect, notify and report the violent behaviors; to carry out timely intervention and prevent violent behaviors in an appropriate manner.
b. Educate and equip students, managerial staff, teachers and employees with knowledge and skills for preventing and responding to abuses, school violence and child abuse in the internet environment; educate and equip students with knowledge and skills for protecting themselves.
c. Announce the plan for prevention and control of school violence and the communication means used for reporting violent behaviors.
d. Carry out school inspection and supervision to collect and handle information about violent behaviors.
dd. Implement positive education methods without provoking violence.
2. Measures for supporting students who are at risk of school violence:
a. Timely detect any student who uses aggressive behavior and may cause school violence, as well as any student who is at risk of such violence.
b. Analyze the level of risk and predict the violent behaviors that may occur in order to develop specific prevention and support measures.
c. Counsel the student who is at risk of school violence and who may cause such violence in order to prevent and eliminate the risks of such behaviors.
3. Measures for responding to school violence:
a. Preliminary estimate the extent of damage happened to the student and make judgment about his/her current state.
b. Immediately implement supportive measures and provide medical attention and counseling for the abused student; observe and evaluate his/her safety conditions.
c. Immediately contact the student’s family and cooperate with them in handling the situation; if such situation is beyond the authority of the educational institution, notify the police office and People's Committee of the commune, ward and village immediately, as well as other related agencies, with the aim to cooperate with them in handling such situation according to the law.
RESPONSIBILITIES IN MAINTAINING A SAFE, HEALTHY AND FRIENDLY EDUCATIONAL ENVIRONEMNT TO PREVENT AND STOP SCHOOL VIOLENCE
Article 7. Ministry of Education and Training
1. Take charge and cooperate with the ministries, sectors, localities, social-political organizations, related organizations and individuals in maintaining a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence in the educational institutions and independent classes under their management.
2. Provide guidance on integrating the education contents that describe a safe, healthy and friendly education environment into the education plan of the educational institutions and independent classes under their management, with the aim to prevent and stop school violence.
3. Provide guidance on school counseling and school social activities.
4. Inspect the implementation of regulations on a safe, healthy and friendly education environment. Such implementation is carried out by the educational institutions and independent classes under their management.
Article 8. Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs (MOLISA)
1. Take charge and cooperate with the ministries, sectors, localities, social-political organizations, related organizations and individuals in maintaining a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence in the educational institutions and independent classes under their management.
2. Provide guidance on integrating the education contents that describe a safe, healthy and friendly education environment into the training programs of the educational institutions and independent classes under their management, legal action with sanction of forging title.
3. Inspect the implementation of regulations on a safe, healthy and friendly education environment. Such implementation is carried out by the educational institutions and independent classes under their management.
Article 9. Ministry of Information and Communications
Direct and guide the press agencies in disseminating the information about a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence.
Article 10. Ministry of Public Security
1. Direct and guide police officers at all levels to cooperate with the educational institutions in maintaining public order and safety in such institutions, with the aim to prevent and stop law violations and prevent and handle violent cases.
2. Direct the maintenance of a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence in the educational institutions under their management.
3. Inspect the implementation of regulations on a safe, healthy and friendly education environment at reform schools, with the aim to prevent and stop school violence.
Article 11. Ministry of Health
Cooperate with the Ministry of Education and Training in guiding and carrying out medical activities, with the aim to provide health care for students and prevent them from diseases and illness.
Article 12. Responsibilities of ministries and ministerial agencies
1. Direct the maintenance of a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence in the educational institutions and independent classes under their management.
2. Inspect the implementation of regulations on a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence in the educational institutions and independent classes under their management.
Article 13. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. Direct, as authorized, the implementation of the regulations on a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence.
2. Direct the agencies, sectors and localities in maintaining public order and safety at educational institutions and independent classes; inspect and handle violent cases that cause insecurity in such institutions and classes as authorized.
3. Inspect, as authorized, the implementation of the regulations on a safe, healthy and friendly education environment at the educational institutions and independent classes to prevent and stop school violence.
Article 14. Request the Vietnamese Fatherland Front and Front-affiliated organizations to
1. Monitor and criticize the maintenance of a safe, healthy and friendly education environment. Consult and propose such maintenance to the regulatory agencies.
2. Disseminate information about a safe, healthy and friendly education environment and mobilize the members of the organizations and the whole society to participate in creating such environment, with the aim to prevent and stop school violence.
Article 15. Request the social organizations
1. Mobilize the members of social organizations to support and participate in creating a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence.
2. Organize connection activities, collect information and requests from social organizations and students and send them to the regulatory agencies to provide suggestions and counseling about a safe, healthy and friendly education environment, with the aim to prevent and stop school violence.
This Decree shall take effect from September 05, 2017.
Article 17. Implementation responsibilities
Ministers and Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of People's Committees at all levels, and related agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
PP. THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực