Chương 3 Nghị định 78/2002/NĐ-CP: Cho vay
Số hiệu: | 78/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/10/2002 | Ngày hiệu lực: | 19/10/2002 |
Ngày công báo: | 31/10/2002 | Số công báo: | Số 54 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.
1. Đối với hộ nghèo; hộ sản xuất kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để :
a) Mua sắm vật tư, thiết bị; giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh;
b) Góp vốn thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.
2. Đối với các tổ chức kinh tế thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và các xã thuộc Chương trình 135, sử dụng vốn vay để chi phí cho sản xuất, kinh doanh theo chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện học tập và các chi phí khác phục vụ cho việc học tập tại trường.
4. Người vay là đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, sử dụng vốn vay để trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay.
5. Người vay là các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi được sử dụng theo các mục đích do bên ủy thác yêu cầu và được ghi trong hợp đồng ủy thác.
1. Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
2. Người vay phải trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Mức cho vay đối với một lần vay phù hợp với từng loại đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định và công bố trên cơ sở nhu cầu vay vốn và khả năng nguồn vốn có thể huy động được trong từng thời kỳ.
1. Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.
2. Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.
3. Trường hợp Người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, Người vay có khả năng trả khoản nợ đến hạn nhưng không trả thì chuyển nợ quá hạn. Tổ chức cho vay kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
4. Thời hạn cho vay, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.
1. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định này do Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định có phân biệt lãi suất giữa khu vực II và khu vực III.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
1. Người vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan gây ra như : thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường được giải quyết như sau:
a) Trường hợp xảy ra trên diện rộng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Trường hợp xảy ra ở diện đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ hoặc xử lý từ Quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và do Hội đồng quản trị quyết định.
2. Những thiệt hại do nguyên nhân chủ quan của Người vay, của tổ chức nhận ủy thác hoặc của cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội gây ra thì các đối tượng này phải bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Article 13.- Capital-borrowing conditions
1. For borrowers being poor households, they must have lawful residence addresses and be named on the lists of poor households, which shall be decided and certified by the commune-level People’s Committees according to the poverty standards promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs after they are discussed and selected by savings and capital-borrowing groups;
2. Borrowers being other policy beneficiaries shall comply with the State�s current regulations and the provisions of this Decree.
Article 14.- Loan capital shall be used for the following purposes:
1. Poor households; production and/or business households in islands, mountainous regions No.II and III and Program 135-covered areas, shall use loans for:
a/ Procuring materials and supplies, plant seeds and animal breeds; and paying for production and business services;
b/ Contributing capital to the execution of production and/or business cooperation projects already approved by competent authorities;
c/ Partly meeting their essential needs regarding accommodation, lighting, clean water and learning.
2. Economic organizations in islands, mountainous regions No.II and III and Program 135-covered communes shall use loan capital to cover expenses for production and business under the programs and projects already approved by competent authorities.
3. Difficulty-hit pupils and students shall use loan capital to buy learning equipment and cover expenses for their study at schools.
4. Borrowers being policy beneficiaries who go to labor abroad for definite terms shall use loan capital to pay training fees, service charges, deposits and airfares.
5. Borrowers being other subjects shall comply with decisions of the Prime Minister.
6. The entrusted preferential loan capital shall be used for purposes set by the entrusting party and inscribed in the entrustment contract.
Article 15.- Credit principles
1. Borrowers must use loan capital for the right purposes stated in their borrowing applications;
2. Borrowers must repay both debt principals and interests on schedule.
The lending level for each loan suited to each subject borrowing preferential credit capital shall be decided and announced by the Managing Board of the Social Policy Bank on the basis of the loan capital demands and capital sources likely to be mobilized in each period.
Article 17.- Lending terms, debt extension, overdue debt conversion
1. The lending terms shall be determined on the basis of the borrowers loan capital-use purposes and capital-retrieval time limits of the programs and projects with the borrowers debt-repayment capability also taken into account.
2. In cases where borrowers fail to repay debts on schedule as already committed due to objective causes, they shall be considered by the Social Policy Bank for debt extension.
3. In cases where borrowers use capital for wrong purposes or refuse to repay their due debts though they are capable to do so, their debts shall be converted into overdue ones. The lending organizations shall coordinate with local administrations and/or socio-political organizations in applying measures to recover debts.
4. The lending terms, debt extension and overdue debt conversion shall be stipulated by the Managing Board of the Social Policy Bank.
Article 18.- Lending interest rate
1. The preferential lending interest rate shall be decided by the Prime Minister in each period at the proposal of the Managing Board of the Social Policy Bank and applicable uniformly throughout the country, except for economic organizations being subjects defined in Clauses 3 and 5, Article 5 of this Decree, which may enjoy region-II or region-III interest rate under decision of the Managing Board of the Social Policy Bank.
2. The overdue debt interest rate shall be equal to 130% of the lending interest rate.
Article 19.- The Social Policy Bank shall stipulate the lending order and procedures for each borrower, ensuring the simplicity, clarity and easy implementation.
Article 20.- Credit risks and handling thereof
1. Borrowers who fail to repay their debts due to such objective causes as natural calamities, fires, epidemics, changes in State policies or market price fluctuations shall be handled as follows:
a/ In cases where such occur on a wide scale, they shall be decided by the Prime Minister.
b/ In cases where such occur singly or locally, the debts shall be extended or handled with the risk reserve fund of the Social Policy Bank under decision of the Bank’s Managing Board.
2. For damage caused subjectively by borrowers, entrusted organizations or officials or employees of the Social Policy Bank, these subjects shall have to pay compensations and take responsibility therefor before law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực