Chương 2 Nghị định 76/2006/NĐ-CP: Hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong lĩnh vực tư pháp
Số hiệu: | 76/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 31/08/2006 |
Ngày công báo: | 16/08/2006 | Số công báo: | Từ số 59 đến số 60 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/09/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
a) Cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, quyết định của Toà án;
b) Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
a) Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay theo quyết định thi hành án;
b) Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Toà án theo quyết định thi hành án;
c) Có điều kiện thi hành án nhưng không thực hiện nghĩa vụ thi hành án mà không có lý do chính đáng;
d) Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng;
đ) Không thực hiện đúng cam kết đã thoả thuận theo quyết định công nhận sự thoả thuận của Toà án.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;
b) Sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Phá huỷ niêm phong hoặc huỷ hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tiền từ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung của bản chính để làm thủ tục yêu cầu công chứng, chứng thực.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dùng giấy tờ giá hoặc dùng các thủ đoạn gian dối khác để làm thủ tục yêu cầu công chứng, chứng thực;
b) Làm giả văn bản công chứng, chứng thực, giả mạo chữ ký của người thực hiện công chứng, chứng thực;
c) Sửa chữa văn bản công chứng, chứng thực.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả mạo để được ký hợp đồng địch thuật với phòng công chứng;
b) Cố ý dịch sai lệch nội dung bản dịch so với tài liệu nhận dịch;
c) Tiết lộ thông tin các tài liệu nhận dịch mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để ký hợp đồng dịch thuật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng, chứng thực hợp đồng, giao địch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bản, giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để được công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu văn bản, giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi môi giới cho người yêu cầu công chứng, chứng thực.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho trẻ em không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người làm chứng cố tình làm chứng sai sự thật trong đăng ký khai sinh; người đi khai sinh cam đoan không đúng sự thật về việc sinh;
b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Huỷ bỏ Giấy khai sinh đã cấp và buộc đăng ký khai sinh theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Các hành vi gian dối khác khi đăng ký kết hôn.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị Toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai tử cho người đã chết không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai tử.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố ý đăng ký khai tử cho người đang sống nhằm mục đích vụ lợi.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Huỷ bỏ Giấy chứng tử đã cấp và buộc đăng ký khai tử theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Hủy bỏ Giấy chứng tử đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố tình làm chứng sai sự thật;
b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Huỷ bỏ giấy tờ đã cấp đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy chứng nhận mất quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam, xin nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục về quốc tịch.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đã cấp chưa quá 05 năm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để yêu cầu làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để yêu cầu làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ phiếu lý lịch tư pháp đã cấp đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người giám định tư pháp có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng;
b) Không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;
c) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện giám định tư pháp khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
c) Không giữ bí mật về kết quả, thông tin và tài liệu liên quan đến giám định;
d) Không lưu văn bản ghi nhận quá trình giám định vào hồ sơ giám định;
đ) Sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch kết quả giám định;
e) Cố tình thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định;
g) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người giám định tư pháp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc thực hiện giám định của mình để vụ lợi;
b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ giám định viên trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu đã có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy chứng nhận hoặc văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp; giả mạo xác nhận của cơ quan đăng ký tại phần ghi của cơ quan đăng ký trong đơn yêu cầu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ, tài liệu giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xoá đăng ký về đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai thác trái phép thông tin trong sổ đăng ký;
b) Tẩy xoá hoặc sửa chữa làm sai lệch hoặc huỷ hoại các thông tin được lưu giữ trong sổ đăng ký;
c) các hành vi khác vi phạm quy định về khai thác thông tin trong sổ đăng ký.
2. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong việc khai thác thông tin về giao dịch bảo đảm và hợp đồng cho thuê tài chính trong cơ sở dữ liệu điện tử được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hành nghề không theo đúng các hình thức, phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Đồng thời thành lập hoặc tham gia thành lập hai hay nhiều tổ chức hành nghề luật sư;
c) Cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam để hành nghề luật sư;
d) Sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam của người khác để hành nghề luật sư;
đ) Hành nghề trong trường hợp giấy phép hành nghề tại Việt Nam đã hết hạn mà không được gia hạn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Không ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về mức thù lao đã thoả thuận với khách hàng;
b) Ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, từ sáu tháng đến một năm trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với tổ chức hành nghề luật sư thành lập quá số lượng quy định;
c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam từ sáu tháng đến một năm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư có một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Cục thuế và Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép;
b) Không thông báo cho Sở Tư pháp địa phương nơi đăng ký hoạt động về việc mở chi nhánh ở ngoài địa phương sau khi chi nhánh được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
c) Không có trụ sở, không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;
d) Không thông báo cho Sở Tư pháp và Đoàn luật sư địa phương nơi đăng ký hoạt động, không đăng báo theo quy định khi thành lập, tạm ngưng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc hoạt động trở lại;
đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình tổ chức, hoạt động theo quy định;
e) Không thông báo trước cho Sở Tư pháp và Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Tự ý tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;
b) Thay đổi tên gọi, lĩnh vực hành nghề, Trưởng Chi nhánh, Giám đốc công ty luật, thay đổi địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi chưa được chấp thuận;
c) Cho người không phải là luật sư thực hiện hoạt động hành nghề dưới danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư của mình;
d) Hoạt động ngoài lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thù lao luật sư không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động của mình để tiến hành hoạt động hành nghề luật sư;
c) Để cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động hành nghề luật sư tại Văn phòng giao dịch của mình.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Yêu cầu thực hiện các quy định về báo cáo, thông báo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết danh sách cộng tác viên pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không niêm yết danh sách tư vấn viên pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng những người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động;
b) Thực hiện tư vấn pháp luật ngoài phạm vi hoạt động theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này; tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng các quy định về niêm yết danh sách tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật có một trong các hành vi sau:
a) Cố ý tư vấn trái pháp luật;
b) Đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí mà Trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm thu lợi cho riêng mình hoặc để tiến hành các hoạt động khác trái pháp luật.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng hoặc xóa tên khỏi danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, việc trưng bày, xem tài sản bán đấu giá;
b) Có hành vi gian dối để tham gia hoặc cho phép người khác tham gia cuộc bán đấu giá trái với quy định về người không được tham gia đấu giá.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp thiếu chính xác, thiếu trung thực các thông tin, giấy tờ cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về giám định tài sản bán đấu giá trong trường hợp tài sản phải được giám định theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai, việc trưng bày, xem tài sản bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật;
b) Huỷ bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp người tham gia bán đấu giá trái quy định mua được tài sản;
c) Buộc thực hiện việc xác định giá khởi điểm của tài sản, việc giám định tài sản đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.00 đồng đối với hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Huỷ bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng Thẻ đấu giá viên của mình để điều hành cuộc bán đấu giá;
b) Sử dụng Thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ đấu giá viên trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định điểm a khoản 1 Điều này; tước quyền sử dụng không thời hạn Thẻ đấu giá viên trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm,
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không thực hiện việc báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm, doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của mình.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cơ quan, tổ chức không có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không có đấu giá viên mà vẫn tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản;
b) Thu các chi phí khác ngoài phí không đúng quy định của pháp luật;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Yêu cầu thực hiện các quy định về báo cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Có hành vi gian dối làm sai lệch hồ sơ thành lập Trung tâm trọng tài;
b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Trung tâm trọng tài mà không được sự phê chuẩn của Bộ Tư pháp;
b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài;
c) Không thực hiện các quy định thông báo công khai việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà trọng tài viên giải quyết gây thiệt hại cho các bên tham gia tố tụng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đề nghị cơ quan cấp giấy phép huỷ bỏ giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu tiến hành các thủ tục về đăng ký bổ sung, thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau :
a) Dùng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc lợi dụng danh nghĩa cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi;
b) Mượn, cho mượn Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm mục đích vụ lợi;
c) Nhận tiền hoặc đòi hỏi lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý dưới bất cứ hình thức nào.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cố tình cung cấp chứng cứ giả; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai sai sự thực hoặc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện không có căn cứ hoặc trái pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý trái phép.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã nhận đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi cho hoặc nhận con nuôi mà không làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho hoặc nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;
b) Tự ý tẩy xoá hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
c) Sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;
d) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
đ) Lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi;
e) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Huỷ bỏ quyết định nuôi con nuôi (hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ) đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về trụ sở, người đứng đầu của văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm;
c) Không tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục cho hoặc nhận con nuôi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tài liệu để được cấp giấy phép hoạt động;
b) Khai báo gian đối để làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động;
c) Hoạt động không đúng phạm vi, nội dung và địa bàn hoạt động ghi trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hoạt động khi giấy phép đã quá hạn hoặc chưa được cấp giấy phép đã hoạt động;
b) Thực hiện hoạt động về nuôi con nuôi nhằm mục đích vụ lợi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy phép đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về phí và lệ phí trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để được làm thủ tục theo quy định trong lĩnh vực tư pháp hoặc để trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Việc xử phạt đối với cá nhân có hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ hoặc chống lại người thi hành công vụ; xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; gây rối, làm mất trật tự hoặc hoặc lôi kéo, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc có hành vi gây rối hoặc cản trở khác gây trở ngại cho các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hình thức xử phạt bổ sung :
Tịch thu toàn bộ số tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực