Chương 1 Nghị định 76/2006/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 76/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 31/08/2006 |
Ngày công báo: | 16/08/2006 | Số công báo: | Từ số 59 đến số 60 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Vi phạm hành chính, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/09/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, giám định tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính, hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi (sau đây gọi chung là lĩnh vực tư pháp).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tư pháp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Đối với những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tư pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tư pháp hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Trong trường hợp phạt tiền thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt; đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (túc là kể từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực