Chương IV Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Nhập ngũ và xuất ngũ trong thời bình
Số hiệu: | 74/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/09/2019 | Ngày hiệu lực: | 08/11/2019 |
Ngày công báo: | 05/10/2019 | Số công báo: | Từ số 805 đến số 806 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Theo đó, thời hạn vay vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa là 120 tháng (hiện hành thời hạn vay vốn tối đa chỉ là 60 tháng).
Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn.
Đối tượng vay vốn và mức vay vốn cụ thể như sau:
- Người lao động (NLĐ): tối đa là 100 triệu đồng (hiện hành tối đa là 50 triệu đồng).
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh: tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/01 NLĐ được tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm (hiện hành tối đa là 01 tỷ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/01 NLĐ);
Đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Nghị định 74/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 08/11/2019
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
1. Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lý lịch rõ ràng;
b) Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
d) Có trình độ văn hóa phù hợp.
2. Tiêu chuẩn công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.
Công dân đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Quân đội nhân dân, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, đang học tập tại nhà trường quân đội thì được công nhận là binh sĩ tại ngũ.
Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho đơn vị thuộc quyền ở từng địa phương cấp tỉnh.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
4. Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; chỉ đạo tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp xã và cơ quan, tổ chức trên địa bàn; quyết định danh sách công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cùng cấp.
6. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày.
1. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, đủ số lượng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, thời gian theo quy định của pháp luật; bảo đảm cho công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có mặt đúng thời gian, địa điểm.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức giao công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị nhận quân và tổ chức lễ giao nhận quân theo đúng quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm công khai số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức.
4. Đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh; trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến đúng thời gian, địa điểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập và báo cáo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp huyện.
1. Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
2. Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp:
a) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
b) Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp - hộ tịch, tài chính - kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
3. Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ, kế hoạch tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và thực hiện các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức bàn giao công dân được gọi nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho các đơn vị quân đội, cảnh sát biển và công an; tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nghĩa vụ quân sự; tổ chức cho công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe.
2. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện danh sách công dân được gọi nhập ngũ, tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
3. Tổ chức cho công dân thực hiện lệnh gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, lệnh kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, hướng dẫn cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội và quản lý công dân trong diện thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.
5. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng khám sức khỏe theo đề nghị của phòng y tế cùng cấp.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày.
3. Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện tổ chức khám sức khỏe cho công dân trong diện gọi nhập ngũ và gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trường hợp cần thiết, quyết định việc xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm xét nghiệm phát hiện ma túy, HIV; bảo đảm chính xác và chịu trách nhiệm về kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Kết quả phân loại sức khỏe phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ.
2. Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân.
3. Thời gian xuất ngũ phải được thông báo trước 30 ngày cho hạ sĩ quan, binh sĩ và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi giao quân hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập trước khi nhập ngũ.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ.
Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 15 ngày làm việc phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
ENLISTMENT AND DEMOBILIZATION IN PEACETIME
Article 30. Age subject to conscription
Citizens turning to 18 years old shall be conscripted into the army. Age subject to conscription is from 18 to under 26 years old. A citizen who enters university or college and postpones the conscription shall be subject to conscription until he/she turns to 28 years old.
Article 31. Requirements for conscription into the army and the police
1. A citizen shall be conscripted into the army if he/she satisfies the following conditions:
a) Have conformable profile;
b) Strictly comply with the lines and policies of Communist Party, policies and laws of the State;
c) Have full health for service on active duty according to the regulations;
d) Have appropriate education level.
2. Requirements for being conscripted into the police are specified in Article 7 of the Law on the People's Public Security Forces.
Article 32. Recognition of active duty enlisted soldiers
Any citizen turning to 17 years old and wishing to permanently serve in People’s Army who satisfies the requirements prescribed in the laws and is studying in a military academy shall be recognized active duty enlisted soldiers.
Article 33. Time of conscription into the police
Annually, citizens shall be conscripted and requested to perform military service in People’s Army or People’s Police in February or March; in case of necessity for defense purposes, the conscription shall be carried out the second time. Regarding areas with disaster or dangerous epidemic, time for conscription and service in People’s Army or People’s Police shall be adjusted.
Article 34. Competence in decision on request for conscription into the army and the police
1. The Prime Minister shall decide the time and quantity of citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police in provinces; give decision on request for the second request for conscription and service in People’s Army or People’s Police; give decision on adjustment of quantity and time of request for conscription and service in People’s Army in provinces according to the regulations in Article 33 of this Law.
2. Pursuant to the decision of the Prime Minister, the Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall give decisions on the quantity of citizens subject to conscriptions and service in People’s Army or People’s Police assigned to each affiliated unit in each province.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces shall give decision on assignment of enlisted soldiers to districts.
4. The Commanders of military agencies in provinces/districts, Director of Police department of provinces, Head of police department of the districts shall be responsible for consulting the President of the People’s Committees of the same level on the quantity of citizens who are enlisted for service in People’s Army or People’s Police; direct the selection of citizens for enlisting and performing service in People’s Army or People’s Police.
5. Presidents of People’s Committees of districts shall make decision on assignment of citizens who shall be enlisted for service in People’s Army or People’s Police in communes and local organizations; give decision on lists of citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police at the request of Board of military service at the same level.
6. The Commander of Military of districts shall send a call-up paper to each citizen requesting them to join the army; head of Police departments of districts shall send a call-up paper to each citizen requesting them to perform the service in People’s Army. The conscription and call-up for service in People’s Army shall be sent to the citizens at least 15 days before the time prescribed in the order.
Article 35. Responsibilities of agencies, organizations, and individuals in the selection and order for conscription and service in People’s Army or People’s Police
1. People’s Committees at all levels, regulatory agencies shall be responsible for the selection and request for conscription and performance of service in People’s Army or People’s Police, ensuring the democracy, justice, transparency and the conformity of quantity, objects, conditions and time with the law provisions; ensuring that citizens called up for military service and service in People’s Army/People’s Police attend at right time and right place.
2. People’s Committees of districts shall transferred the citizens subject to conscription and service in People’s Army or People’s Police to the agencies in charge of accepting enlisted people and direct the organization of soldier accepting ceremony according to the regulations.
3. People’s Committees of communes and relevant agencies/organizations shall publish at their head offices the quantity, entities and conditions for conscription; list of citizens liable for call-up and service in People’s Army; list of citizens receiving orders for enlistment for service in People’s Army or People’s Police; list of citizens getting their military service postponed or exempted.
4. Agencies in charge of accepting enlisted people shall cooperate with People’s Committees at all levels in carrying out the selection and call-up and performance of service in People’s Army or People’s Police.
5. Any citizen who has received order for conscription and performance of service in People’s Army or People’s Police shall attend at the time and place written in the order; any absence shall has good and sufficient reason and shall be approved by People’s Committee of commune where he/she lives or by the offices or institutions where he/she is working/studying and shall be reported to the Military Commander of districts/ Head of Police department of the district.
Article 36. Military Service Board
1. People’s Committees at all levels shall establish a Military Service Board to assist the People’s Committee at the same level to implement the law provisions on military service.
2. A Military Service Board shall include:
a) Regarding Military Service Boards of provinces/districts:
The President of Military Service Board shall be President of the People’s Committee of province/district;
The Standing Vice President of Military Service Board shall be the Commander of military agencies of provinces/districts;
The Vice President of Military Service Board shall be Director of Police Department of province/Head of Police department of district;
Members of the Military Service Board shall be heads of Committee of Vietnamese Fatherland Front, Vietnamese Confederation of Labor, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Women's Union, Vietnam Farmer’s Union, Vietnam War Veteran Union and a number of specialized agencies affiliated to People’s Committee decided the President of People’s Committee at the same level;
b) Regarding Military Service Boards of communes:
The President of Military Service Board shall be President of the People’s Committee of commune;
The Standing Vice President of Military Service Board shall be the Military Commander of commune;
The Vice President of the Military Service Board shall be Head of Police department of commune;
Members of the Military Service Board shall be heads of Committee of Vietnamese Fatherland Front, Vietnamese Confederation of Labor, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City, Vietnam Women's Union, Vietnam Farmer’s Union, Vietnam War Veteran Union, Healthcare organizations; justice – civil status officials, financial – accounting officials and others as prescribed by the President of People’s Committee.
3. The Military Service Board shall be operated on the principle of collectives; take responsibilities to People’s Committee of the same level for the performance of military service in local area; any Resolution of the Board shall be approved by more than a half of its members to come into effect.
Article 37. Responsibilities of Military Service Board of provinces
1. Assist People's Committees of provinces to monitor and expedite relevant organizations/agencies to organize the registration for military service and management of citizens subject to military service; prepare the military service in regulatory armed force, formulate plans on selection and order for conscription and service in People’s Army or People’s Police; provide training for reserve non-commissioned officers/enlisted soldiers and comply with the policies for non-commissioned officers/enlisted soldiers; steer and provide guidance for the operation of Military Service Boards of districts.
2. Assist Presidents of the People’s Committees of provinces to consider and decide the complaints and denunciations from citizens in the implementation of the law provisions on military service.
Article 38. Responsibilities of Military Service Board of districts
1. Assist People’s Committees of districts to carry out the selection of citizens for enlistment and performance of service in People’s Army or People’s Police; steer People’s Committees of communes to organize the implementation of law provisions on military service and direct the operation of Military Service Boards of communes.
2. Report to People’s Committees of districts the decision on list of citizens who are conscripted or eligible for postponement or exemption of conscription.
3. Assist People’s Committees of districts to organize the transfer of the citizens who are conscripted into the People’s Army or the People's Police; organize the accepting of demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers.
4. Assist People’s Committees of districts to supervise and direct relevant agencies/organizations in the implementation of policies for the rear and manage the citizens subject to military service in local areas.
5. Assist Presidents of the People’s Committees of districts to consider and decide the complaints and denunciations in the implementation of the law provisions on military service.
Article 39. Responsibilities of Military Service Board of communes:
1. Assist People’s Committees of communes to propagate and disseminate the law provisions on military service; organize the military service registration and pre-enlistment medical check-up.
2. Report to People’s Committees of communes and Military Service Boards of districts the list of citizens who are conscripted or eligible for postponement or exemption of conscription.
3. Facilitate the compliance with the order for enlistment and performance of service in People’s Army or People’s Police; order for concentrated training, practice, order for examination on the readiness for mobilization/fighting.
4. Assist People’s Committees of communes to supervise and direct relevant agencies/organizations in the implementation of policies for the rear and manage the citizens subject to military service in local areas.
5. Assist Presidents of the People’s Committees of communes to consider and decide the complaints and denunciations in the implementation of the law provisions on military service.
Article 40. Pre-enlistment medical check-up for conscripted citizens
1. Presidents of People’s Committees of districts shall issue the decision on establishment of Pre-enlistment check-up board at the request of Offices of Health of the same levels.
2. The Military Commander of district is in charge of issuing order for medical examination for citizens conscripted into the army; Head of Police department of the district is in charge of issuing order for medical examination for citizens conscripted into the police. The order for medical examination shall be sent to the citizens at least 15 days before the date of examination.
3. The Pre-enlistment check-up board of districts shall provide medical examination for citizens subject to conscription; in case of necessity, the Pre-enlistment check-up board of districts shall decide the subclinical examination, including examination for drugs, HIV; ensuring the accuracy and taking responsibilities for the result of pre-enlistment check-up.
4. The pre-enlistment check-up shall be conducted from November 01st to December 31st of every year. Time of the second pre-enlistment check-up shall be according to the regulations in Article 33 of this Law and decided by the Prime Minister.
5. The results of medical examination shall be posted at the head office of People’s Committees of communes and relevant organizations/agencies within 20 days.
Section 2: POSTPONEMENT AND EXEMPTION FROM CONSCRIPTION
Article 41. Postponement and exemption from conscription
1. These following citizens shall have conscription postponed:
a) Any citizen whose health is unsatisfactory for active duty military service according to the conclusion of pre-enlistment check-up board;
b) Any citizen being the sole earner who directly takes care of his/her relative who lost working capacity or under working age; any citizen being the sole earner in a family suffering serious damage to humans and properties due to dangerous accidents, disasters, epidemics certified by People’s Committees of communes;
c) Any citizen who is a child of sick soldiers, people infected with dioxin and suffering labor capacity reduction from 61% to 80%;
d) Any citizen whose full brother/sister is a non-commissioned officer/active duty enlisted soldier or a non-commissioned officer/enlisted soldier performing service in the police;
dd) Any citizen who is subject to emigration or evacuation in 03 first years to extremely disadvantaged communes according to the socio-economic development project of the State that is decided by People’s Committees of provinces or higher levels;
e) Any citizen who is official or youth volunteer assigned to extremely disadvantage socio-economic area according to the law provisions;
g) Any citizen who is studying at compulsory education institutions or receiving training of university level at higher education institutions or training of college level at vocational education institutions for a training course of a level.
2. These following citizens shall have conscription exempted:
a) Any citizen who is a child of revolutionary martyrs or grade 1 wounded soldiers;
b) Any citizen who is a brother of revolutionary martyrs;
c) Any citizen who is a child of grade 2 wounded soldiers; a child of sick soldiers suffering labor capacity reduction of 81% or above; a child of people infected with dioxin and suffering labor capacity reduction of 81% or above;
d) Any citizen carrying out essential tasks who is not a soldier or a police officer;
dd) Any citizen who is official or youth volunteer assigned to extremely disadvantaged socio-economic area according to the law provisions for 24 months or more;
3. Citizens eligible for postponement of conscription prescribed in clause 1 of this Article shall be called up for military service if the reason for postponement is no longer available.
Citizens eligible for postponement or exemption from conscription prescribed in clauses 1 and 2 of this Article who volunteer to join the army shall be consider selecting and calling up.
4. Lists of citizens eligible for postponement or exemption from conscription shall be posted publicly at head offices of People’s Committees of communes and/or relevant organizations/agencies for 20 days.
Article 42. Competence in giving decisions on postponement and exemption from conscription and recognition for completion of active duty military service
1. Presidents of People’s Committees of districts are in charge of giving decision on postponement/exemption from conscription for citizens specified in Article 41 of this Law.
2. The Military Commanders of districts are in charge of giving decision on postponement/exemption from conscription for citizens specified in clause 4 Article 4 of this Law.
Article 43. Conditions for demobilization
1. Any non-commissioned officers/enlisted soldiers who has performed the active duty military for the period of time specified in clauses 1 and 2 Article 21 of this Law shall be demobilized.
2. A non-commissioned officer/enlisted soldier may be demobilized before the regular date of demobilization in case the Medical Examination Council concludes that he/she does not have satisfactory health for continuing the active duty service or the cases specified in points b and c clause 1; points a, b and c clause 2 Article 41 of this Law.
Article 44. Competence and responsibilities for giving decision on demobilization
1. The Minister of National Defense is in charge of issuing annual decisions on demobilization for active duty non-commissioned officers/enlisted soldiers.
2. Commanders of regiment levels and higher are responsible for giving decision on demobilization for inferior non-commissioned officers/enlisted soldiers; organizing demobilization ceremonies for non-commissioned officers/enlisted soldiers who have finished military service in regular armed force and return them to People’s Committees of districts.
3. Time of demobilization shall be notified to non-commissioned officers/enlisted soldiers and the People’s Committees of districts assigning the soldiers or the offices/schools where such non-commissioned officers/enlisted soldiers have worked/studied before enlisting into the armed forces at least 30 days before the time of demobilization.
4. People’s Committees of districts/communes and relevant organizations shall organize the receipt of demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers.
Article 45: Responsibilities of non-commissioned officers/enlisted soldiers
Demobilized non-commissioned officers/enlisted soldiers; non-commissioned officers/soldiers having completed the service in People’s Police who come back to their offices/schools shall register for military service in reserve forces within 15 working days.