Chương 4 Nghị định 72/2006/NĐ-CP: Quản lý nhà nước đối với hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh
Số hiệu: | 72/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 25/07/2006 | Ngày hiệu lực: | 14/08/2006 |
Ngày công báo: | 30/07/2006 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/03/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
2. Hướng dẫn việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.
3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý của các Sở Thương mại về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi cả nước.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi toàn quốc.
6. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo thẩm quyền.
1. Chỉ đạo Sở Thương mại thẩm định, cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
2. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.
3. Chỉ đạo Sở Thương mại thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi thấy cần thiết hoặc tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo đề nghị của các cơ quan chuyên môn của địa phương.
1. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
2. Thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi thấy cần thiết theo quy định của pháp luật hoặc tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Thương mại về tình hình cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại địa phương.
4. Cung cấp thông tin, báo cáo để Bộ Thương mại xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
1. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện và Chi nhánh phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 của Nghị định này và các cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải bảo đảm thực hiện đúng chức năng, đứng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này hoặc có hành vi vi phạm cụ thể sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời nội dung, thay đổi trong hồ sơ để nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
b) Không hoạt động trong thời hạn quy định sau khi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
c) Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn quy định về thời điểm mở cửa để hoạt động;
d) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
đ) Không thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh với cơ quan cấp Giấy phép theo quy định;
e) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép theo quy định của Nghị định này;
h) Tẩy xoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép được cấp;
i) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ghi trong Giấy phép;
k) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định của Nghị định này;
l) Vi phạm các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của Nghị định này;
m) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
n) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
3. Người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy đinh của pháp luật.
4. Thương nhân nước ngoài tổ chức hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện, Chi nhánh mà không có Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh thì bị chấm đứt hoạt động tại Việt Nam và bị xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo đối với việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh, các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của công chức, cơ quan nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
STATE MANAGEMENT OVER OPERATION OF REPRESENTATIVE OFFICES, BRANCH
Article 24: Ministry of Trade has the following responsibilities:
1. Presiding over, coordinating with other Ministries and sectors to compile and submit to the agencies in charge of promulgation legal documents on representative office, branch in accordance within scope of their power.
2. Providing guidelines on issuance, re-issuance, modification, supplement, renewal and revocation of Licence for establishment of representative office; doing the jobs of issuance, re-issuance, modification, supplement, renewal and revocation of Licence for establishment of branch.
3. Inspecting management of Departments of trade over representative offices, branches all over the country.
4. Presiding over, coordinating with relevant Ministries, sectors and localities to inspect operation of representative offices, branches if needed or as requested by Ministries, sectors and localities.
5. Presiding over, coordinating with Ministries, sectors and localities to set up database on representative offices, branches all over the country.
6. Handling violations of representative offices, branches within the scope of its power.
Article 25: Provincial People’s Committees have the following responsibilities:
1. Directing provincial Departments of Trade to consider issuance, issue, re-issue, amend, modify, renew and revoke Licence for establishment of representative office in accordance with Article 3.
2. Managing operation of representative offices, branches and heads of representative offices, branches in their localities within their scope of power.
3. Directing Departments of Trade to inspect representative offices, branches if needed or organize inter-ministerial groups of inspectors as requested by local functional agencies.
Article 26: Departments of Trade have the following responsibilities:
1. Issuing, re-issuing, amending, supplementing, renewing, revoking Licence for establishment of representative office in accordance with Article 3.
2. Inspecting representative offices, branches if needed in accordance with the law or sending cadres to join interministerial inspectorate in accordance with decision of provincial People’s Committee.
3. Annually reporting to the Ministry of Trade situation of issuance, re-issuance, modification, supplement and revocation of Licence for establishment of representative office, branch at their localities.
4. Providing information, reporting to the Ministry of Trade for establishment of database on representative offices, branches.
1. During their operation, representative offices, branches must be under inspection of competent agencies as specified in Articles 24, 25 and 26 above and other competent agencies in accordance with the law of Vietnam. Inspection on operation of representative offices, branches must follow regulations on the laws on inspection.
2. People who issues inspection decisions that are not in accordance with the law or abuse inspection as a tool to cause difficulties against operation of representative offices, branches will face penalties in accordance with the law.
1. Representative offices, branches which break regulations of the Decree or have violations as listed below will be fined in accordance with the law:
a. Providing dishonest, inaccurate, late declarations in files applying for issuance, re-issuance, modification, supplement and revocation of Licence for establishment of representative offices, branches;
b. Not operating during the period of time for operation as specified in Licence for representative offices, branches;
c. Not reporting to the Licencing agency the time of opening within the allowed period of time;
d. Not having any locations for representative offices, branches or leasing out offices for representative offices, branches;
e. Not regularly reporting on operation of representative office, branch to licencing agency in accordance with regulations;
f. Not reporting, providing documents or explaining issues related to operation of representative office, branch as required by State agencies;
g. Not proceeding to modifying, supplementing, re-issuing Licence in accordance with the Decree;
h. Changing Licence;
i. Operating differently from contents on operation of representative, branch as specified in Licence;
k. Not following formalities on operation ending as specified in the Decree;
l. Violating obligations of representative offices, branches and head of representative offices, branches in accordance with the Decree;
m. Keeping operating after foreign business already finishes its operation.
n. Keeping operating after competent State agencies revoke licence.
2. Representative offices, branches have their licence revoked in the following cases:
a. Not coming into operation within 6 months since being granted Licence;
b. Not operating in consecutive 6 months without reporting to licencing agency;
c. Not regularly reporting on operation of representative offices, branches for 2 consecutive years;
d. Not reporting as required by competent agencies within 6 months since the requirement is issued;
e. Not operating with the right functions of representative offices, branches in accordance with the law.
3. Heads of representative office, branch violating the Decree shall face penalties depending on the levels of their violations.
4. Foreign businesses operating in Vietnam in the form of representative offices, branches without licence shall be ended and face penalties in accordance with the law of Vietnam.
Article 29: Complaint and denouncement
Foreign businesses can complain on issuance of or refusal to issue Licence for establishment of representative offices, branches; decisions by State staff that are not in accordance with the law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực