Chương I Nghị định 71/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 71/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/07/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2014 |
Ngày công báo: | 05/08/2014 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới xử lý vi phạm về Cạnh tranh
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 71/2014/NĐ-CP hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, theo đó:
Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm kiểm soát hạn chế cạnh tranh xác định theo tỷ lệ % doanh thu mua vào hoặc doanh số bán ra của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm.
Trường hợp không xác định được thì tính theo tỷ lệ % tổng doanh thu của DN trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
Mức tiền phạt về vi phạm đối với hành vi về cạnh tranh không lành mạnh hoặc các hành vi vi phạm khác, phạt tối đa là 100.000.000đ đối với cá nhân và 200.000.000 đối với tổ chức.
Ngoài ra, Nghị định còn quy đinh mức tiền phạt cụ thể với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định với hành vi đó, có thể tăng nặng hoặc giảm nhẹ nhưng không được vượt quá mức tối đa hoặc tối thiểu của khung hình phạt.
Văn bản này có hiệu lực từ ngày 15/9/2014, thay thế Nghị định 120/2005/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh;
b) Hành vi vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
c) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam (sau đây gọi chung là hiệp hội) được quy định tại Điều 2 của Luật Cạnh tranh.
2. Tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi được quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định này.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
b) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
c) Buộc cải chính công khai;
d) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
đ) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
e) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
g) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
h) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
i) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
k) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
1. Tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh được xác định theo tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm.
2. Trong trường hợp không thể xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiền phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.
3. Khi xác định tiền phạt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào các thông tin, số liệu trong sổ sách tài chính, kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, số liệu không đúng, cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào các thông tin, số liệu tự thu thập hoặc các thông tin, số liệu sẵn có.
4. Tỷ lệ phần trăm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền xác định căn cứ vào một hoặc một số yếu tố sau đây:
a) Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra;
b) Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;
c) Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm;
d) Thời gian thực hiện hành vi vi phạm;
đ) Phạm vi thực hiện hành vi vi phạm;
e) Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
g) Các yếu tố cần thiết khác trong từng vụ việc cụ thể.
5. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
6. Trong mọi trường hợp, mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh không được vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với hành vi đó được quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 3 Chương II của Nghị định này.
1. Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối với tổ chức.
3. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
4. Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.
2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.
Thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh, thời hiệu ra quyết định điều tra trong trường hợp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree regulates the imposition of penalties for the organizations and individuals committing violations against the law on competition.
2. The violations against the law on competition under the regulations of this Decree include:
a) Violations against regulations on control of anti-competitive practices;
b) Violations against regulations on unhealthy competition;
c) Other violations against regulations of the law on competition.
This Decree applies to:
1. Business organizations and individuals (hereinafter referred to as enterprise) and industry associations in Vietnam (hereinafter referred to as association) that are prescribed in Article 2 of the Law on Competition.
2. Other organizations and individuals committing violations prescribed in the regulations of Section 5 Chapter II of this Decree.
Article 3. Penalties for violations against law on competition
1. Any organization or individual committing violations against the law on competition shall be penalized by either:
a) warnings;
b) fine.
2. Depending on the nature and severity of the violations, any organization or individual committing violations against the law on competition may face the additional penalties such as:
a) revocation of Certificate of Enterprise registration; suspension of practice certificate and license;
b) confiscation of exhibits and means used for activities breaching the law on competition including the confiscation of profit from the violations.
3. In addition to the penalties prescribed in the regulations in Clause 1 and Clause 2 this Article, any enterprise committing violations may be liable to some remedial measures as follows:
b) The enterprise abusing firms' dominant market positions must be re-structured;
b) The acquirer or consolidated enterprise must be separated; the contributed capital must be resold;
c) The rectification must be published;
d) The illegal clauses must be removed from the agreement;
dd) The unused inventions, useful remedies and industrial designs must be used or resold;
e) The obstacles preventing other enterprises from participating in the market or developing their business must be removed;
g) The conditions for the development of technology that are prevented by the enterprise must be restored;
h) The disadvantages to the customers must be deleted;
i) The contract clauses changed without legitimate reasons must be restored;
k) The contract that is rescinded without legitimate reasons must be restored.
Article 4. Determination of fines for violations against regulations on control of anti-competitive practices
1. The fines for the violations against regulations on the control of the anti-competitive practices shall be determined according to the percentage of the turnover or value of the goods and services related to the violations within the time each enterprise commits violations.
2. In case the turnover or value of the goods and services related to the violations prescribed in the regulations in Clause 1 this Article cannot be determined, the fines shall be determined according to the percentage of the turnover of the enterprises committing violations of the financial year before the year in which the violations are committed.
3. The competent authorities shall determine the fines in accordance with the regulations in Clause 1 and Clause 2 this Article according to the information and figures recorded in the accounting books provided by the enterprises. In case the information and figures provided by the enterprises are incorrect, the competent authorities shall use the information and figures that they collect themselves or the available information and figures.
4. The competent authorities shall determine the percentage prescribed in Clause 1 and Clause 2 according to:
a) Anti-competitive decree of the violations;
b) Extend of damage caused by the violations;
c) Anti-competitive potential of the wrongdoers;
d) The time when the violations are committed;
dd) Scope of violations;
e) Profits from the violations;
g) Other essential factors related to each specific case.
5. In case of any mitigating circumstance or aggravating circumstance prescribed in Article 85 of the Decree No. 116/2005/ND-CP detailing the implementation of some articles of the Law in Competition, the fine prescribed in Clause 1 this Article might be correspondingly reduced or raised by 15%.
6. In any circumstance, the fine for each violation against the regulations on the control of anti-competitive practices must not exceed the maximum fine of such violation as prescribed in Sections 1, 2 and 3 Chapter II of this Decree.
Article 5. Rates of fines for violations against regulations on unhealthy competition and other violations against law on competition
1. The maximum fine for a violation against the regulations on the unhealthy competition or violation against the law on competition is VND 100 million with regard to an individual and VND 200 million with regard to a organization.
2. The fine for any violation prescribed in Section 4 and Section 5 Chapter II of this Decree shall apply to such violation committed by an organization. The fine given to any individual committing the same violation shall be the half of the fine of an organization.
3. The specific fine for a violation against the regulations on unhealthy competition or another violation against the law on competition is the average of the prescribed fine bracket for such violation; the fine can be reduced but not lower than the minimum fine in the fine bracket in case of mitigating circumstances; the fine can be raised but not higher than the maximum fine in the fine bracket in case of aggravating circumstances.
4. In case of each mitigating circumstance or aggravating circumstance prescribed in the Article 85 of the Decree No. 116/2005/ND-CP detailing the implementation of some articles of the Law on competition, the fine determined according to the regulations in Clause 3 this Article might be correspondingly reduced or raised by 15%.
Article 6. Compensation for damage caused by violations against law on competition
1. Any organization or individual committing violations against the law on competition must compensate for the damage to the interests of the State and lawful rights and interests of other entities.
2. The compensation mentioned in Clause 1 this Article is prescribed in the regulations of the civil law.
Article 7. Time limit for filing complaints about competitions cases, time limit for issuance of decision on investigation in case of entities suspected of committing violations against law on competition
The time limit for filing any complaint about competitions cases and the time limit for the issuance on investigation in case of any entity suspected of committing violations against the law on competition are 2 years from the day on which such entity is suspected of committing violations against the law on competition as prescribed in Clause 2 Article 65 of the Law on Competition.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực