Chương 2 Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới: Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bình đảng giới
Số hiệu: | 70/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 03/07/2008 |
Ngày công báo: | 18/06/2008 | Số công báo: | Từ số 353 đến số 354 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn thực hiện bình đẳng giới - Ngày 04/6/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới. Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới (BĐG) trong phạm vi cả nước. UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về BĐG trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. BND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lồng ghép vấn đề BĐG vào việc xây dựng và tổ chức chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về BĐG cho nhân dân địa phương. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp khi thực hiện quản lý nhà nước về BĐG, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện một hoặc một số công việc trên nguyên tắc: Nội dung phối hợp phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp; bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp; bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng, thời hạn, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động phối hợp. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa nội dung về giới và BĐG vào các chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo. Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành phổ biến, giáo dục kiến thức và chính sách về BĐG cho đồng bào dân tộc ít người, vận động các đồng bào dân tộc ít người phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu BĐG. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp đó.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm - pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đăng giới.
5. Hướng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bình đẳng giới.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
9. Thống kê và công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
10. Thục hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bình đằng giới và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.
11. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
2. Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
3. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành.
4. Hướng dẫn và tổ chúc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học về bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
8. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá theo định kỳ về thực trạng bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới trong lĩnh vực phụ trách.
1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới của địa phương nhằm cụ thể hoá chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
3. Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
6. Xây dựng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới ở địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học trong lĩnh vục giới và bình đẳng giới; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
7. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
8. Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
4. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
5. Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
4. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
5. Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
RESPONSIBILITY FOR STATE MANAGEMENT OF GENDER EQUALITY
Article 3.- Responsibility of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1 To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation national strategies, policies, programs, plans and targets on gender equality, and measures to promote gender equality, assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and central socio-political organizations in, organizing the implementation of those strategies, policies, programs, plans, targets and measures.
2. To submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on gender equality, and organize their implementation.
3. To take part in assessing the integration of gender equality issues in the drafting of legal documents.
4. To popularize, disseminate and educate about gender equality policies and law.
5. To guide gender equality activities-skills of integration of gender equality issues in the organization of operations of agencies and organizations.
6. To assume the prime responsibility for. and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in. building, training and fostering a contingent of gender equality activists.
7. To organize scientific research and
application of scientific advances in the domain of gender equality.
8. To conduct preliminary and final reviews, make annual and periodical reports and assessments on the situation of gender equality across the country.
9. To make statistics and publicize information and data on gender equality throughout the country according to law.
10. To enter into international cooperation on gender equality within the ambit of state management in accordance with law; to propose the conclusion of or accession to treaties on gender equality, and organize the implementation of gender equality treaties to which Vietnam is a contracting party.
11. To supervise and inspect the implementation of the law on gender equality, settle complaints and denunciations about, and handle violations of the law on gender equality.
Article 4.- Responsibilities of ministries and ministerial-level agencies
1. To scrutinize current legal documents for amendment, supplementation or annulment; to promulgate according to their competence or submit to competent agencies for amendment, supplementation, annulment or promulgation legal documents to ensure gender equality in sectors or domains under their charge.
2. To study, propose competent state agencies for promulgation measures for promoting gender equality.
3. To integrate gender equality issues in the formulation and implementation of sectoral programs and plans of action.
4. To guide and organize the application of measures to promote gender equality in sectors or domains under their charge.
5. To direct and guide the integration of gender equality issues in sectors or domains under their charge.
6. To popularize and disseminate gender equality policies and law in sectors or domains under their charge.
7. To organize scientific research and application of scientific advances on gender equality in sectors and domains under their charge.
8. To conduct preliminary and final reviews, make annual and periodical reports on the situation of gender equality in sectors or domains under their charge. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, regularly assessing the situation of gender equality in sectors or domains under their charge.
9. To supervise, inspect and handle violations of law and settle complaints and denunciations related to gender equality in domains under their charge.
Article 5.- Responsibilities of provincial/ municipal People's Committees
1. To formulate and submit to competent agencies for promulgation or promulgate according to their competence and organize the implementation of local policies, programs and plans on gender equality so as to concretize national strategies, policies and targets on gender equality.
2. To elaborate and submit to People's Councils of the same level for promulgation or promulgate according to their competence and organize the implementation of legal documents on gender equality in their respective localities.
3. To organize the integration of gender equality issues in the formulation and organization of implementation of local socio-economic development strategies, plannings and plans.
4. To direct and organize the implementation or measures to promote gender equality in conformity with local socio-economic conditions.
5. To organize and direct the popularization, dissemination and education about gender as well as gender equality policies and law to local people.
6. To build organize training and fostering of a contingent of local gender equality activists; organize scientific research and application of scientific advances in the domain of gender and gender equality; formulate mechanisms and policies to mobilize manpower and funds for the realization of gender equality in localities.
7. To collect and process information and data on gender equality in localities. To conduct preliminary and final reviews, make annual and periodical reports and assessments on the situation of gender equality in localities.
8. To supervise and inspect the implementation of the law on gender equality, settle complaints and denunciations about, and handle violations of the law on gender equality in localities.
Article 6.- Responsibilities of People's Committees of rural districts, urban districts, provincial towns and cities
1. To formulate and submit to People's Councils of the same level for promulgation or promulgate according to (heir competence and organize the implementation of policies, programs and plans on gender and gender equality in localities.
2. To direct and organize the implementation or measures to promote gender equality in conformity with local socio-economic conditions; to mobilize, manpower and fund for the realization of gender equality in localities.
3. To organize and direct the popularization, dissemination of and education about gender as wellas gender equality policies and law co local people. 4. To collect and process information and data on gender equality in localities. To conduct preliminary and final reviews, make annual and periodical reports and assessments on the local situation of gender equality.
5. To supervise and inspect the implementation of the law on gender equality, settle complaints and denunciations about and handle violations of the law on gender equality in localities.
Article 7.- Responsibilities of commune/ward/ township People's Committees
1. To formulate and submit to People's Councils of the same level for promulgation or promulgate according to their competence and organize the implementation of policies, programs and plans on gender, and gender equality in localities.
2. To organize the implementation of measures to promote gender equality in conformity with local socio-economic conditions; to mobilize manpower and fund for the realization of gender equality in localities.
3. To popularize, disseminate policies and law on gender and gender equality to local people and educate them about these policies and law.
4. To collect and process information and data on gender equality in localities. To conduct preliminary and final reviews, make annual and periodical assessment reports on the local situation of gender equality.
5. To supervise the implementation of the law on gender equality, settle complaints and denunciations about and handle violations of the law on gender equality in localities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực