Số hiệu: | 67-VNVNT | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Lê Viết Lượng |
Ngày ban hành: | 30/01/1958 | Ngày hiệu lực: | 30/01/1958 |
Ngày công báo: | 05/03/1958 | Số công báo: | Số 7 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
– Các xí nghiệp vay tiền của Ngân hàng quốc gia đến hạn đã quy định phải trả lại số tiền đã vay cả vốn lẫn lãi. Nếu đến hạn xí nghiệp không trả, Ngân hàng sẽ chủ động thu hồi vốn về bằng cách trích từ tài khoản thanh toán để trừ vào khoản cho vay. Nếu cho vay sửa chữa lớn Ngân hàng sẽ trích tài khoản sửa chữa lớn, nếu trong tài khoản sửa chữa lớn không có tiền thì Ngân hàng sẽ trích tài khoản thanh toán để trừ nợ cho vay sửa chữa lớn. Nếu tài khoản thanh toán không có tiền để trả nợ Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ chuyển các khoản cho vay nói trên sang tài khoản "Nợ quá hạn" và áp dụng lợi suất gấp rưỡi đối với số tiền cho vay đó, trong thời gian quá hạn.
– Trong trường hợp nông trường không gửi kịp thời các tài liệu cần thiết, như bản kê vật tư, bản cân đối quyết toán, bản thu chi tài vụ thì Ngân hàng sẽ bảo chính thức và tạm thời đình chỉ cho vay thêm về tất cả các loại cho vay, cho đến khi nhận được các tài liệu nói trên thì mới tiếp tục cho vay.
Trong các trường hợp do Ngân hàng có quyền đòi trước hạn một phần nợ, nhưng phải báo cho nông trường biết trước 10 ngày.
Ngân hàng còn có thể áp dụng các hình thức kỷ luật đối với những nông trường làm công tác xấu để xảy ra tình trạng như:
1) Sổ sách giấy tờ kế toán không phù hợp với vật tư.
2) Vật tư thừa bị ứ động (mua vào nhiều không dùng hết) và không có kế hoạch thanh toán vật tư thường để vật tư ứ đọng trên mức tiêu chuẩn ngoài kế hoạch.
3) Không thực hiện kế hoạch bán hay cung cấp thành phẩm và sản phẩm phụ.
4) Tự ý sản xuất không theo kế hoạch cấp trên đã quy định.
5) Vi phạm chế độ và kỷ luật tài chính thanh toán, trả nợ, như sử dụng vốn cơ bản (cố định) làm vốn luân chuyển (lưu động) hay ngược lại, không thực hiện kế hoạch tích lũy, khấu hao, nộp lợi nhuận, nộp thuế, không thực hiện kế hoạch giá thành, để tiền đọng lại quỹ nhiều, sử dụng lao động không đúng, dây dưa không thanh toán nợ nần v.v...
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp