Số hiệu: | 67-VNVNT | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Lê Viết Lượng |
Ngày ban hành: | 30/01/1958 | Ngày hiệu lực: | 30/01/1958 |
Ngày công báo: | 05/03/1958 | Số công báo: | Số 7 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Không còn phù hợp |
– Ngân hàng kiểm tra sử dụng vốn cho vay tiến hành dưới hai hình thức:
1) Kiểm tra qua các báo cáo, chứng từ, bản cân đối.
2) Kiểm tra trực tiếp tận nơi sản xuất.
Để Ngân hàng có thể kiểm tra việc sử dụng vốn vay được tốt, Bộ, Sở chủ quản và các xí nghiệp hàng tháng, hàng quý và cuối năm phải gửi đến Ngân hàng (Bộ và Sở chủ quản gửi cho Ngân hàng trung ương, xí nghiệp gửi cho Chi nhánh Ngân hàng nơi giữ tài khoản thanh toán và cho vay) các tài liệu sau đây:
1) Bản cân đối (bản quyết toán), hàng quý, hàng năm (bao gồm các bản phụ và bản giải thích kèm theo).
2) Bản báo cáo giá thành (6 tháng và cuối năm hoặc sau vụ thu hoạch các sản phẩm chính).
3) Bản báo cáo thu chi tài vụ hàng tháng.
4) Bản báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (ít nhất là những loại sản phẩm chính) và kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Nông trường khi gửi báo cáo lên Bộ, Sở chủ quản đồng gửi cho Ngân hàng một bản.
– Ngân hàng tiến hành kiểm tra:
1) Trên cơ sở các tài liệu báo cáo nghiệp vụ về tình hình sản xuất, tình hình dự trữ vật tư của các nông trường gửi đến cho Ngân hàng hàng tháng.
2) Theo số liệu của bản cân đối hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
3) Theo số liệu báo cáo kế toán, số liệu kho tăng của Nông trường.
Ngoài ra Ngân hàng kiểm tra trực tiếp tận nơi sản xuất:
a) Sử dụng có mặt thực sự vật tư tồn kho, sản phẩm đang sản xuất, sản phẩm đang chế biến.
b) Sử dụng vốn vay vào các chi phí sản xuất, vào dự trữ vật tư theo kế hoạch định trước và việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất.
c) Nội dung báo cáo của xí nghiệp gửi đến đối chiếu với sự có mặt của vật tư (so sánh báo cáo với thực tế).
d) Quá trình sản xuất.
e) Các thanh toán khi xảy ra những nợ nần và nợ quá hạn.
– Ngân hàng căn cứ vào các tài liệu báo cáo trên để kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tách tình hình. Nếu thấy số dư vật tư, hay số dư chi phí sản xuất (các sản phẩm đang sản xuất) ít hơn số tiền cho vay về đối tượng đó (nghĩa là thiếu vật tư đảm bảo) Ngân hàng sẽ thu hồi vốn về bằng cách trích ở tài khoản thanh toán của xí nghiệp. Nếu xí nghiệp thanh toán không có tiền sẽ chuyển sang tài khoản nợ quá hạn.
Tình trạng hiệu lực: Không còn phù hợp