Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Số hiệu: | 66/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/05/2008 | Ngày hiệu lực: | 20/06/2008 |
Ngày công báo: | 05/06/2008 | Số công báo: | Từ số 335 đến số 336 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
16/08/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định hình thức, nội dung hỗ trợ pháp lý, điều kiện bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Nghị đình này bao gồm:
1. Các Bộ;
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các hiệp hội, hội, câu lạc bộ của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là các tổ chức đại diện của doanh nghiệp);
4. Doanh nghiệp;
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
1. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý được thực hiện bằng các hình thức phù hợp. Các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được xây dựng căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, ngành, lĩnh vực và nhu cầu của từng đối tượng được hỗ trợ.
3. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện trên nguyên tắc có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp;
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.
2. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật.
2. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý theo quy định tại Nghị định này.
1. Các Bộ tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng miễn phí thông tin đăng tải trên trang thông tin điện tử được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật mà chưa được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì doanh nghiệp có quyền đề nghị Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cập nhật văn bản đó.
1. Các Bộ biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biên soạn tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến tài liệu giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật cho doanh nghiệp tại địa phương.
1. Các Bộ tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp thực hiện việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp tại địa phương.
1. Doanh nghiệp có quyền yêu cầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải đáp pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
2. Trong trường hợp việc giải đáp pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nêu tại khoản 1 Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền yêu cầu các Bộ có liên quan giải đáp.
3. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a) Giải đáp bằng văn bản;
b) Giải đáp thông qua mạng điện tử;
c) Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ có trách nhiệm trả lời yêu cầu giải đáp pháp luật trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin có liên quan đến yêu cầu giải đáp pháp luật.
Đối với các trường hợp có nội dung phức tạp hoặc liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước trong nhiều ngành, lĩnh vực thì thời hạn trả lời là 30 ngày làm việc.
5. Trong trường hợp không giải đáp pháp luật thì cơ quan được yêu cầu giải đáp phải nêu rõ lý do.
6. Việc giải đáp pháp luật quy định tại Điều này không áp dụng đối với các yêu cầu giải đáp pháp luật của doanh nghiệp về những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Tổ chức pháp chế thuộc Bộ, Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp kết quả tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện các quy định pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý cho Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Mục tiêu của chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhằm thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế doanh nghiệp.
2. Căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:
a) Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tại các vùng, ngành, lĩnh vực và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế;
b) Chương trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.
3. Xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
a) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, địa phương.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý.
b) Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành:
- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương do mình quản lý gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;
- Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu của doanh nghiệp là thành viên tổ chức mình gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành;
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đần tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Sau khi chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tổ chức đại diện của doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý được khuyến khích tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các chương trình hỗ trợ.
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi cả nước.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
b) Chủ động tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này;
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và hướng dẫn kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
d) Phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ động tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này; tổ chức tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức pháp chế thuộc Bộ là đầu mối tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ.
4. Sổ Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương và làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
1. Kinh phí bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được huy động, sử dụng kinh phí tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Nghị định này thì kinh phí thực hiện chương trình được dự toán trong ngân sách hàng năm của các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 của Nghị định này, kinh phí thực hiện chương trình được dự toán trong ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
1. Tổ chức pháp chế thuộc các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được củng cố, kiện toàn để làm đầu mối triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm biên chế đáp ứng yêu cầu củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế thuộc Bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cán bộ pháp chế thuộc các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, chế độ, chính sách để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định chế độ, chính sách cán bộ đối với người làm công tác pháp chế tại các Bộ và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 66/2008/ND-CP |
Hanoi, May 28. 2008 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25. 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26. 2003 Law on Organization of People's Councils and People's Committees:
At the proposal of the Minister of Justice.
DECREES:
Article 1- Scope of regulation
This Decree provides for forms and contents of legal aid. conditions for ensuring the provision of legal aid for enterprises and business organizations and individuals (below collectively referred to as enterprises); and responsibilities of ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministries) and People's Committees of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) for providing legal aid for enterprises.
Article 2.- Subjects of application Subject to this Decree are:
1. Ministries:
2. Provincial-level People's Committees;
3. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, the Vietnam Union or Cooperatives and business associations, societies and clubs (below collectively referred to as institutional representatives of enterprises):
4. Enterprises:
5. Other agencies, organizations and individuals defined by law.
Article 3.- Principles of providing legal aid for enterprises
1. Legal aid for enterprises referred to in this Decree is provided for all enterprises, regardless of their ownership and organizational forms, business scales and domains of operation.
2. Legal aid is provided in appropriate forms. Programs on legal aid for enterprises shall be formulated based on socio-economic conditions of the country and of each region, branch or domain and needs of each legal aid beneficiary
3. Legal aid is provided for enterprises on the principle of coordination between state agencies and institutional representatives of enterprises.
Article 4.- Responsibilities of ministries and provincial-level People's Committees in providing legal aid for enterprises
Within the ambit of their functions, tasks and powers, ministries and provincial-level People's Committees shall:
1. Direct specialized agencies in taking the initiative in grasping enterprises' needs for legal aid:
2. Organize the provision of legal aid for enterprises under this Decree.
Article 5.- Responsibilities of institutional representatives of enterprises in. providing legal did
1. To take the initiative in organizing the provision of legal aid for enterprises within the ambit of their respective functions and tasks.
2. To coordinate with state management agencies and other concerned organizations in providing legal aid for enterprises under this Decree.
Article 6. - Responsibilities of enterprises
1 To take the initiative in studying laws, appoint staff members to take charge of corporate legal affairs, or hire attorneys at law to provide consultancy on their observance of law.
2. To coordinate with state management agencies and their institutional representatives in providing legal aid under this Decree.
FORMS AND CONTENTS OF LEGAL AID FOR ENTERPRISES
Article 7.- Development and exploitation of law databases in service of operation of enterprises
1. Ministries shall organize the development, maintenance and updating of databases on legal documents relevant to operation of enterprises within branches or domains under their management, and publish these documents on their official websites, except those on the list of state secrets as prescribed by law.
2. Provincial-level People's Committees shall organize the development, maintenance and updating of databases on legal documents relevant to operation of enterprises issued by local competent state agencies, and publish these documents on their official websites, except those on the list of suite secrets as prescribed by law.
3. Enterprises may get access to and use free of charge information posted on websites specified in Clauses 1 and 2 of this Article. If legal documents which have taken effect but have not yet been posted or websites of ministries or provincial-level People's Committees, enterprises may request these ministries or provincial-level People's Committees to post these documents on their websites.
Article 8.- Compilation of documents introducing or disseminating legal documents
1. Ministries shall compile documents introducing or disseminating legal documents newly issued within branches or domains under their management and relevant to operation of enterprises.
2. Provincial-level People's Committees shall compile documents introducing or disseminating legal documents issued by local competent state agencies and relevant to operation of enterprises.
3. Provincial-level People's Committees shall direct their specialized agencies to coordinate with institutional representatives of enterprises in working out plans on and organizing the distribution of documents introducing legal documents to enterprises in their localities.
Article 9.- Training in law know ledge for enterprises
1. Ministries shall organize the compilation of documents for training in law knowledge relevant to operation of enterprises within branches or domains under their management, and coordinate with provincial-level People's Committees and institutional representatives of enterprises in providing law knowledge training for enterprises.
2. Provincial-level People's Committees shall direct their specialized agencies to coordinate with institutional representatives of enterprises in working out plans on and organizing training in law knowledge for enterprises in their localities.
Article 10.- Answering of law inquiries of enterprises
1. Enterprises may request specialized agencies of provincial-level People's Committees to answer their law inquiries concerning their operation within branches or domains under these agencies' management.
2. In case the answers of specialized agencies of provincial-level People's Committees specified in Clause 1 of this Articles do not satisfy inquiring enterprises, these enterprises may request concerned ministries to answer.
3. The answering of law inquiries is made in the following forms:
a/ Written answers:
b/ Online answers:
c/ Face-to-face or phone answers:
d/ Other forms of communication as specified by law.
4. Specialized agencies of provincial-level People's Committees and ministries shall answer law inquiries within 15 working days after enterprises fully supply information relating to ■their law inquiries. For law inquiries which are complicated or related to the state management of more than one branch or domain, the time limit for answering is 30 working days.
5. In case of refusal to answer law inquiries, requested agencies shall give reasons for their refusal.
6. The answering of law inquiries specified in this Article is not applicable to enterprises' law-inquiries about specific cases related to their production and business activities.
Article 11.- Receipt of enterprises proposals for improvement of laws
1. Ministries and provincial-level People's Committees shall organize the receipt and summing up of enterprises' proposals concerning legal provisions so as to amend, supplement or issue new legal documents according to their competence or submit to competent state agencies for consideration and decision amendments or supplements to current legal documents or issuance of new ones.
2. Legal departments of ministries and Justice Sen. ices of provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned units in. assisting ministries and provincial-level People's Committees in. performing the tasks specified in Clause 1 of this Article.
3. Before December 31 every year, ministries and provincial-level People's Committees shall send sum-up reports on receipt and handling of enterprises' proposals for improvement of legal provisions within branches, domains or localities under their respective management to the Ministry of Justice for summing up and reporting to the Prime Minister.
Article 12.- Formulation and organization of implementation of programs on provision of legal aid for enterprises
1. Objectives of programs on provision of legal aid for enterprises are to supply legal information for enterprises: to disseminate and train knowledge about business law among enterprise managers; and to train in professional skills in dealing with corporate legal affairs.
2. Bases for formulation of programs on provision of legal aid for enterprises:
a/ Enterprises' needs for legal aid in each period and in different regions, branches or domains, and requirements of international economic integration:
Law and resolution-making programs of the National Assembly: ordinance- and resolution-making programs of the National Assembly Standing Committee, and plans on promulgation of legal documents of the Government, centra! and local state agencies.
3. Formulation of programs on provision of legal aid for enterprises
a/ For programs on provision of legal aid for enterprises within branches or localities:
Ministers or presidents of provincial-level People's Committees shall organize the formulation and approval of programs on provision of legal aid for enterprises within branches, domains or localities under their respective management.
b/ For inter-branch legal aid programs:
Ministries or provincial-level People's Committees shall propose activities of providing legal aid for enterprises within branches, domains or localities under their respective management to the Ministry of Justice for incorporation in inter-branch legal aid programs:
Institutional representatives of enterprises shall propose activities of providing legal aid at the request of their member enterprises to the Ministry of Justice for incorporation in inter-branch legal aid programs:
-The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in. planning and organizing the formulation of inter-branch legal aid programs before submitting them to the Prime Minister for approval.
4. After programs on provision of legal aid for enterprises are approved by competent state agencies, ministries and provincial-level People's Committees shall organize the implementation of these programs within the scope of their respective functions and tasks. Institutional representatives of enterprises and organizations and individuals having the function of providing legal services are encouraged to participate in providing legal aid for enterprises under legal aid programs.
ORGANIZATION OF PROVISION OF LEGAL AID FOR ENTERPRISES
Article 13.- Responsibilities to organize the implementation
1. The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the state management of the provision of legal aid for enterprises nationwide.
Within the ambit of its responsibility, the Ministry of Justice has the following tasks and powers:
a/ To assume the prime responsibility for or take part in elaborating and submitting to competent authorities for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on legal aid for enterprises;
b/ To take the initiative in organizing or coordinating with other agencies in conducting the provision of legal aid for enterprises under this Decree;
c/ To organize the provision of law knowledge training and professional guidance for legal aid workers:
d/ To coordinate with other ministries and provincial-level People's Committees in directing and inspecting the provision of legal aid for enterprises:
e/ To assume the prime responsibility for. and coordinate with other ministries and provincial-level People's Committees in. reviewing the provision of legal aid for enterprises and annually reporting it to the Prime Minister.
2. Ministries and provincial-level People's Committees shall take the initiative in organizing or coordinating with one another in conducting the provision of legal aid for enterprises under this Decree: organize reviews of the provision of legal aid for enterprises and notify them to the Ministry of Justice on an annual basis or at the latter's request for summing up and reporting to the Prime Minister.
3. Legal departments of ministries shall assume the prime responsibility for organizing the provision of legal aid for enterprises under these ministries' management.
4. Provincial-level Justice Services shall advise provincial-level People's Committees on the provision of legal aid for enterprises in their localities and assume the prime responsibility for coordinating with other specialized agencies of provincial-level People's Committees in providing legal aid for enterprises under this Decree.
Article 14.- Funds for the provision of legal aid
1. Funds for the provision of legal aid are incorporated in estimates of regular budget expenditures of ministries and provincial-level People's Committees under the Law on the State Budget and relevant legal documents.
2. Ministries and provincial-level People's Committees may mobilize and use financial aid or supports of domestic and foreign organizations and individuals for the provision of legal aid for enterprises in accordance with law.
3. For programs on provision of legal aid for enterprises implemented by ministries and provincial-level People's Committees specified at Point a. Clause 3. Article 12 of this Decree, funds for their implementation are incorporated in annual budge: estimates of ministries and provincial - level People's Committees. For inter-branch legal aid programs specified at Point b. Clause 3. Article 12 of this Decree, funds for their implementation are incorporated in annual budget estimates of agencies in charge of these programs.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Justice in. guiding the estimation, management and use of support funds from the state budget for the provision of legal aid for enterprises.
Article 15.- Organization of legal affairs apparatuses and improvement of qualifications of legal affairs officers in ministries and provincial-level People's Committees
1. Legal affairs apparatuses of ministries and specialized agencies of provincial-level People's Committees shall be consolidated and strengthened to take charge of organizing the provision of legal aid for enterprises under this Decree.
2. Ministers and presidents of provincial-level People's Committees shall ensure sufficient personnel for consolidating and strengthening the organization and operation of legal affairs apparatuses of their ministries and specialized agencies of their provincial-level People's Committees.
3. Legal affairs officers of ministries and specialized agencies of provincial-Ievel People's Committees will be trained and retrained to improve their professional qualifications and skills and enjoy favorable conditions regarding material foundations, working equipment entitlements and preferential policies so as to fulfill their assigned tasks.
The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for. and coordinate with he Ministry of Justice the Ministry of Finance and the Ministry of Labor. War invalids and Social Affairs in. providing for entitlements and personnel policies toward legal affairs officers in ministries and specialized agencies of provincial-level People's Committees.
Article 16.- implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 17.- Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |